Giai nhân gây sóng gió
trong giới giang hồ Sài Gòn một thời
Sinh ra trong gia đình
quý tộc, sống trong nhung lụa từ nhỏ và tương lai xán lạn chờ đón nhưng ở cái
tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, Lệ Hải đã sa chân vào chốn giang hồ và làm bồ
nhí của ông “vua giang hồ không ngôi” Đại Cathay.
Cũng từ đây người phụ nữ
ấy làm mưa làm gió trên chốn giang hồ…
Dùng tình để mua địa vị
Những năm trước 1975, các đại ca có máu mặt trong giới du đãng Sài Gòn mỗi khi nhắc đến Lệ Hải (tên thật Vũ Thị Bảo) là mặt mày biến sắc, kiêng nể. Lệ Hải còn có tên là “yêu nữ”, bởi cô có thể sai khiến thủ lĩnh các băng nhóm chỉ bằng cái liếc nhìn, ngay cả Đại Cathay - "ông vua giang hồ không ngai" cũng bị ả làm chết mê chết mệt từ cái liếc nhìn đầu tiên.
Đường phố Sài Gòn nơi Lệ Hải cùng đồng bọn gây ra
hàng chục vụ cướp
Xuất thân trong gia đình có địa vị ở quận Gò Vấp, TP.HCM, từ nhỏ Lệ Hải được ba mẹ chuyển lên trường Couvent Des Oiseaux Đà Lạt để học chương trình của Pháp, sau đó trở về Sài Gòn và học trung học ở trường dòng các xơ Saint Paul và Trường Mari Curie - ngôi trường nổi tiếng thời bấy giờ.
Khi mới lớn, Lệ Hải đã làm hàng chục công tử, thiếu gia, các tay chơi lừng danh say đắm bởi cử chỉ nhã nhặn cùng vẻ đẹp mặn mà. Việc học ở trường đối với Lệ Hải như để đối phó với gia đình, thời gian còn lại cô dành hết cho ăn chơi ca múa, lân la với đám giang hồ hỗn loạn bên ngoài.
Học xong tú tài I, Lệ Hải tự ý bỏ học và kết thân với Đức Raymond, tay chơi khét tiếng và là bạn thân của Đại Cathay. Thấy con gái bỏ học tụ tập chơi bời với đám bạn xấu, gia đình lên phương án cho con đi du học ở Pháp nhưng Lệ Hải phản đối quyết liệt. Nhiều lúc thấy ba mẹ mình buồn chán vì đứa con gái “hư hỏng”, Lệ Hải cười nói trấn an: “Nếu cần tiền thì con chỉ cần ngồi với đám đại gia trong vũ trường là có đủ rồi. Nhan sắc của con thế này là đủ để con có quyền lực rồi”. Câu nói này của Lệ Hải như một sự so sánh mà cô đem ra ngụy biện nhằm miễn cưỡng với gia đình để khỏi bị “đày” qua trời Tây du học.
Trên thực tế, Lệ Hải không đẹp đến mức “hoa nhường nguyệt thẹn” nhưng cũng đủ để hàng trăm gã đàn ông lắm tiền nhiều của tiêu vài ba đời không hết ao ước sở hữu trái tim cô. Nhưng vốn bản chất thông minh, ăn nói nhỏ nhẹ lịch thiệp, mục đích của Lệ Hải là muốn ngoi lên làm trùm trong thế giới ngầm thời bấy giờ. Nghe danh Đại Cathay, thủ lĩnh tứ đại thiên vương Sài Gòn: Đại – Tỳ - Cái – Thế, nhưng chưa có dịp diện kiến; biết Đức Raymond là bạn thân với Đại Cathay, Lệ Hải dùng tình cảm chinh phục để Đức Raymond xếp cho mình được gặp thần tượng.
Đại Cathay
Một đêm đi dạo cùng Đức Raymond, Lệ Hải rót mật vào tai thế nào mà vị thiếu gia này lái thẳng chiếc xe Toyota vào nhà hàng Mỹ Cảnh nhậu nhẹt, Đại Cathay cũng có mặt tại đây. Ngay lần đầu tiên gặp thần tượng, Lệ Hải như giải tỏa được sự khao khát tận mắt chứng kiến ông trùm du đãng bằng xương bằng thịt. Tại buổi tiệc này, đôi mắt đa tình của cô thiếu nữ tuổi trăng tròn đã hớp hồn gã tướng cướp không ngai trong thế giới ngầm.
Tan buổi tiệc hôm đó, Lệ Hải vui vẻ tay trong tay với Đại Cathay đi hưởng “tuần trăng mật”. Khi ấy, Lệ Hải vừa tròn 17 tuổi. Nói về Đức Raymond, sau khi tan buổi tiệc thì chân thấp chân cao bước đi không nổi khỏi nhà hàng. Lúc này gã mới nhận ra con nhỏ ranh miệng còn hôi sữa và thằng bạn thân cắm sừng mình. Nhưng vì thế lực của Đại Cathay quá lớn nên gã đành nín lặng và chỉ biết trách mình ngu ngơ bị người tình lợi dụng.
Nhưng với vị thế của mình, Đại Cathay xem Lệ Hải cũng chỉ là khách qua đường, bởi trong tay gã có biết bao mỹ nhân khác. Lệ Hải cũng chỉ lợi dụng uy danh của Đại Cathay để ngoi lên làm trùm. Vì vậy, mối quan hệ hai người chỉ tồn tại một thời gian là rạn nứt, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để đám giang hồ Sài Gòn bấy giờ kiêng dè trước Lệ Hải.
Những vụ lấy số của Lệ Hải và hàng loạt vụ cướp rúng động Sài Gòn
Lúc này tên tuổi của Lệ Hải nổi như cồn trong giới giang hồ, cô tiếp tục cặp với công tử Bạch Tuyết. Vị thiếu gia này không phải là tay đâm thuê chém mướn nhưng cách tiêu tiền không khác gì công tử Bạc Liêu. Mỗi khi có chuyện rắc rối, Bạch Tuyết sẵn sàng rút hầu bao để giải quyết mâu thuẫn nên được giang hồ xếp chiếu trên.
Trong thời gian theo đuổi Lệ Hải, Bạch Tuyết phát hiện ra mối quan hệ phức tạp của người người tình và Đại Cathay cùng Đức Raymond. Giới giang hồ cho rằng, thời gian này tinh thần vị công tử này bị suy sụp hoàn toàn, nếu Đại Cathay và Đức Raymond là một người nào khác thì có lẽ chết không toàn thây, nhưng thế lực của Đại Cathay quá lớn, ngay cả chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ còn kiêng nể nên ý định trả thù của thiếu gia Bạch Tuyết gác lại.
Buồn chán, Bạch Tuyết lên Đà Lạt mua rất nhiều loại hoa về chất đầy trong phòng khách sạn Palace, sau đó đi uống rượu thật say. Tối về Bạch Tuyết uống một nắm thuốc ngủ và an giấc ngàn thu. Sau khi khám nghiệm, nhà chức trách phát hiện Bạch Tuyết để lại hiện trường một bức thư trong đó có câu: “Ta gọi tên em là yêu nữ”. Từ đây tên "yêu nữ" Lệ Hải ra đời, một thiếu nữ diễm lệ mới chân ướt chân ráo vào chốn giang hồ đã trở thành chiếu trên nhờ sự ma mị và lạnh lùng. Sau này Lệ Hải cặp bồ với nhiều nhận vật có thế lực khác, vừa có tiền vừa thỏa mãn tình.
Vũ nữ Sài Gòn đều phải đóng "hụi chết" cho
Lệ Hải.
Để lột xác trở thành nữ chúa có uy lực, Lệ Hải nhờ Đạt “ba thau” xăm hình một bông hồng dưới rốn và một con rắn phùng mang trợn mắt ở ngực trái. Từ đây ả bắt đầu lao vào những cuộc thanh trừng đối thủ để soán ngôi.
Khi địa vị và danh tiếng đang nổi, Lệ Hải liền tận dụng ngay cho phi vụ đầu tiên đề lấy số má. Ỷ mình giàu có và thế lực, Hoàng Kim Lân, biệt danh Âu Dương – con của ông "vua kẽm gai" kiêm thượng nghị sĩ, tỷ phú Hoàng Kim Quy, nếu phải lòng vũ nữ nào là hằng đêm vũ trường đó đóng cửa không tiếp khách mà chỉ tiếp công tử cùng vũ nữ đó. Tại vũ trường trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1), Hoàng Kim Lân đang ngồi thưởng thức điệu nhảy của mỹ nhân Thùy Châu thì bất ngờ Lệ Hải cùng đàn em xông thẳng vào. Biết Lệ Hải từng là người tình Đại Cathay nên nhóm bảo vệ không đám ngăn chặn mà lễ phép cúi đầu chào.
Vào bên trong thấy Thùy Châu đang hát, Lệ Hải đi tới giật chiếc micro vứt xuống sàn rồi nhảy tót lên bàn Hoàng Kim Lân ngồi nhếch môi cười đểu. Sau đó bắt quản lý vũ trường đưa hóa đơn tính tiền của công tử họ Hoàng ra để dằn mặt: “Tối mai mày không đưa tao gấp ba số tiền trong hóa đơn này thì xem như mày và con nhỏ này không còn tồn tại ở thành phố này nữa”. Nói xong thị ngoắt tay cùng đám lâu la rút lui.
Thùy Châu sợ hãi, mặt cắt không còn chút máu. Bản thân Hoàng Kim Lân phần sợ cái uy của Lệ Hải, phần thương Thùy Châu nên hôm sau nhờ Thanh “rỗ” và Mary Paul đem tiền đưa cho “nữ quái”. Sau phi vụ này, tiếng tăm Lệ Hải nổi như cồn. Từ đó danh sách các ca ve có tiếng hoạt động vũ trường ở Sài Gòn đều phải đóng hụi chết hằng tháng.
Ngoài ra, thủ đoạn dằn mặt của Lệ Hải với đối phương hết sức tàn bạo. Để bảo kê vũ trường này, Lệ Hải gặp mặt và yêu cầu Ngọc Hạnh - chủ vũ trường ở đường Trần Hưng Đạo, quận 5, hằng đêm phải đưa cho mình một số tiền trên trời. Nghe Ngọc Hạnh năn nỉ giảm bớt xuống vì mình không có khả năng thì Lệ Hải trợn mắt nói: “Vậy tối nay tao tặng mày món quà”. Nói là làm, ngay đêm đó, một chiếc xe hơi đời mới chầm chậm đỗ trước vũ trường đón Ngọc Hạnh thì bất ngờ hai thanh niên lao tới “tặng” cô nhiều vết dao lam trên mặt. Bạn trai của vũ nữ này cũng bị đàn em Lệ Hải dần cho một trận.
Từ đó mỗi khi Lệ Hải tới vũ trường nào là các "má mì", vũ nữ tự động đem tiền tới nhét vào túi thị. Lệ Hải còn bắt tay với Minh "đen" thực hiện vụ cướp 4 triệu tiền mặt, vàng (tương đương 200 cây vàng thời đó), 50 chiếc nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carar ở đền Sòng Sơn. Sau khi Minh "đen" sa lưới, Lệ Hải kết hợp với Bình Toyota thực hiện vụ cướp xe hơi táo tợn.
Bằng sắc đẹp của mình, Lệ Hải giả vờ làm quen với các đại gia rồi dụ họ lái xe hơi tới những nơi vắng vẻ để đồng bọn ra tay cướp. Theo giới giang hồ, sau ngày giải phóng 30.4.1975, Lệ Hải lấy một thiếu tá chế độ cũ rồi xuất cảnh, trong một lần ân ái, ông này bị thượng mã phong và Lệ Hải một mình lầm lũi trong chuỗi ngày cô độc ở Anh. Có giai thoại kể rằng, sau này Lệ Hải có về nước, nhắc lại chuyện xưa nàng cười: “Quá khứ, quên hết rồi!”.
Những mối tình từ phòng trà, vũ trường xưa
Phòng trà và vũ trường xưa không
chỉ là nơi thành danh của những giọng ca, đây còn là nơi nảy nở những mối
tình đình đám của tướng tá và các cô ca sĩ, vũ nữ.
Nhuốm mùi a-xit, lựu đạn
Những ai đã từng lui tới phòng trà- vũ trường của đất Sài
Gòn trước năm 1975, đều phải công nhận rằng: Dạo đó, vũ nữ chỉ đứng dưới ca
sĩ một nấc thang giá trị trong xã hội. Không ít tướng, tá, những chàng phi
công, sĩ quan hoa tiêu… một số luật sư, bác sĩ, kỹ sư trẻ, có được một người
tình ca sĩ, hay vũ nữ là lấy làm hãnh diện lắm, coi đó như là đẳng cấp của
một tay chơi thượng lưu, trí thức! Điều này cũng chẳng có gì làm lạ. Ngày
trước, ngay cả cựu hoàng Bảo Đại, ông vua cuối cùng của các triều đại phong
kiến Việt Nam, cũng một thời dính chặt với các vũ nữ Mộng Điệp, Lý Lệ Hà. Sau
này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn chết mê, chết mệt cô ca sĩ Kim Loan đến
quên ăn bỏ ngủ thì đã làm sao?
“Nhắc đến những chuyện tình nổi đình, nổi đám trong giới
ca sĩ và vũ nữ Sài Gòn trước năm 1975, người ta thường nghĩ đến bi kịch của
vũ nữ Cẩm Nhung và trung tá Trần Ngọc Thức. Thật ra, chuyện tình này được dân
gian truyền tụng nhiều là do sau khi bị trận đòn ghen, do vợ ông Thức thuê
người tạt nguyên một ca a-xit đậm đặc, tàn phá hết dung nhan. Vũ nữ Cẩm Nhung
đã phóng to tấm hình chụp chung với ông Thức một thuở mặn nồng, đeo trước
ngực để đi ăn xin khắp các tỉnh, thành miền Nam, kéo dài gần 3 thập kỷ. Trong
khi đó, có những chuyện tình khác, trong giới này, xem ra ly kỳ và tàn bạo
không kém, nhưng đã bị lãng quên theo năm tháng. Ví như, chuyện thiếu tá Minh
gài lựu đạn để giết chết vợ, được ngụy trang bằng một vụ ám sát, để tự do
chung sống với ca sĩ T.P. Hay trung tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ con để chạy theo ca
sĩ Minh Hiếu. Tệ hơn nữa là tướng quân Lê Văn Tư, phải chịu cảnh thân bại,
danh liệt chỉ vì mê mệt nhan sắc cô vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Văn Cảnh.
Trung tướng Vĩnh Lộc và ca sĩ Minh
Hiếu
Trung tướng Vĩnh Lộc có tên đầy đủ là Nguyễn Phước Vĩnh
Lộc, sinh năm 1926 tại Huế. Ông là anh em họ của Vĩnh Thụy, tức là vua Bảo
Đại. Vốn dòng dõi hoàng tộc, lại được sinh ra trong một gia đình giàu có nên
Vĩnh Lộc quen với nếp sống hưởng thụ, xa hoa. Từ nhỏ đã được ăn học tử tế,
ông nói tiếng Pháp chẳng thua gì tiếng mẹ đẻ. Tháng 6.1965, Vĩnh Lộc được cất
nhắc lên làm tư lệnh Quân đoàn 2, kiêm tư lệnh Vùng 2 chiến thuật. Lãnh thổ
do ông cai quản, bắt đầu từ đèo Bình Đê, giáp ranh hai tỉnh Quãng Ngãi-Bình
Định, chạy dọc duyên hải Nam Trung bộ, đến hết tỉnh Bình Thuận và cả một vùng
Tây Nguyên rộng lớn. Bản doanh của ông đặt tại Pleiku. Đến thời điểm này Vĩnh
Lộc đã có một vợ, 4 con, nhưng khi phải lòng ca sĩ Minh Hiếu, ông đã rũ bỏ
tất cả để rước nàng về dinh.
Theo hồi tưởng của ông Phán Ba, nguyên trưởng ty Kinh tế
tỉnh Bình Long thời đó, và là bác ruột của nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền, thì Minh
Hiếu tên thật là Đỗ Thị Lài, chào đời vào khoảng năm 1936, trong một gia đình
lao động nghèo tại vùng đất đỏ cao su nắng bụi mưa buồn này.
Thân sinh của Minh Hiếu làm chủ một quán hớt tóc xập xệ ở
dốc chợ cũ, gần ngã 3 Quản Lợi. Ông ta là người thích ca hát, nên tài sản quý
giá nhất trong quán chỉ là cây đàn guitar cũ kỹ treo trên vách, và Minh HIếu
bắt đầu sự nghiệp từ đó. Vốn được trời phú cho giọng hát khàn đục, khá đặc
biệt, nên nhiều khách đến hớt tóc thường yêu cầu Minh Hiếu hát một vài bài
theo nhịp đờn của cha. Trong số khách đó có nhạc sĩ Mạnh Giác, lúc bấy giờ là
trưởng ban văn nghệ của ty Thông tin Bình Long. Nghe Minh Hiếu hát cũng khá,
nhạc sĩ Mạnh Giác đã thu nạp làm đệ tử để luyện âm rồi tìm cách đưa về lập
nghiệp ở phòng trà Anh Vũ.
Ngoài Minh Hiếu ra, tại Bình Long, nhạc sĩ Mạnh Giác còn
đào tạo 2 học trò nữa, đều lấy nghệ danh có chữ Minh đứng đầu, nhưng không
mấy thành công. Đó là ca sĩ Minh Thanh của ban văn nghệ LLĐB ở Nha Trang và
ca sĩ Minh Trí của đoàn văn nghệ Chí Linh. Ca khúc đầu tiên đưa giọng ca Minh
Hiếu lên đài danh vọng là Mảnh tình thương của Mạnh Giác, chứ không phải là
bài Quen nhau trên đường về của Thăng Long sau này, như nhiều người lầm
tưởng.
Năm 1965, nhân một chuyến lên Pleiku biểu diễn, Minh Hiếu
đã gặp Vĩnh Lộc tại câu lạc bộ Phượng Hoàng của quân đoàn 2. Ngay lần đầu
tiên, thấy đôi mắt lẳng lơ của Vĩnh Lộc nhìn mình một cách say đắm, Minh Hiếu
biết ngay Vĩnh Lộc đã lọt vào bẫy tình. Quả nhiên, sau khi về Sài Gòn được
mấy hôm, Minh Hiếu đã thấy Vĩnh Lộc kéo theo một đám quần thần đến tận phòng
trà mà cô đang cộng tác. Ông ta tỏ ra là một tay chơi hào sảng, coi tiền như
giấy và hết mực ga lăng, đã làm cho Minh Hiếu rúng động tâm can.
Cuối đêm vui, Vĩnh Lộc đã đem quân đoàn của ông ta ra làm
quà tỏ tình bằng lời hứa như đinh đóng cột, sẽ phong cho Minh Hiếu cấp bậc hạ
sĩ danh dự của quân đội. Ông ta nói về Pleiku sẽ ký quyết định và thông báo
với Bộ Tổng tham mưu. Đồng thời yêu cầu Minh Hiếu chuẩn bị sẵn, khi nào được
thông báo sẽ lên Pleiku làm lễ gắn lon. Ông ta sẽ cho một máy bay C.47 đón.
Chỉ bấy nhiêu là Vĩnh Lộc đủ hạ gục Minh Hiếu ngay tối hôm
đó. Chưa kể trong đầu cô ta đang vẽ ra giấc mơ trở thành mệnh phụ với giàu
sang, phú quý đang chờ đợi ở ngày mai. Đúng như thế, sau đó Minh Hiếu là ca
sĩ đầu tiên được phong hàm hạ sĩ danh dự của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Không dừng lại ở đó Minh Hiếu không muốn mình chỉ là một thứ phòng nhì, mà đã
buộc Vĩnh Lộc phải bỏ vợ con để nâng mình lên vị trí chính thức là phu nhân tư
lệnh quân đoàn.
Tết Mậu Thân (1968) đánh hơi được tình hình bất ổn Nguyễn
Văn Thiệu đã ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị trên toàn lãnh thổ miền Nam không
được rời nhiệm sở để đề phòng bất trắc. Thế nhưng vì quá mê mệt Minh Hiếu,
Vĩnh Lộc đã bất chấp, ngang nhiên bay về Sài Gòn ăn tết với người đẹp. Giống
như hầu hết những đô thị khác, Pleiku cũng bị quân Giải phóng tấn công trong
chiến dịch này.
Sau mấy ngày ăn tết hả hê, Vĩnh Lộc quay trở lại Pleiku
trong mệt mỏi. Ông ta không vào ngay nhiệm sở mà về tư dinh dưỡng sức. Đang
ngon giấc, thì viên đại tá Mỹ J.W.Barnes, cố vấn trưởng Quân đoàn 2 cho người
đến mời Vĩnh Lộc vào để cùng giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Bị đánh thức,
Vĩnh Lộc đã nổi nóng, đuổi viên sĩ quan liên lạc ra ngoài và nói ông ta không
nghe lệnh ai hết ngoài tổng thống Thiệu. Nói thế, nhưng Vĩnh Lộc cũng vội
vàng chạy vào quân đoàn. Như chưa đã cơn giận, lại thấy đại tá Barnes không
chào hỏi mình trước, ông ta hằn học nói bằng tiếng Anh: “Tôi không phải là
một trung sĩ, tôi là tướng tư lệnh Quân đoàn 2”. Rồi đi thẳng lên lầu. Một
bản báo cáo đã được Barnes gởi lên Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam ngay
sau đó. Lập tức Vĩnh Lộc bị cách chức, cho về Sài Gòn làm Chỉ huy trưởng
trường Cao đẳng quốc phòng.
Năm 1973, Vĩnh Lộc lại bị Nguyễn Văn Thiệu tước sạch mọi
chức vụ vì trong một chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ ông ta đã tự ý bay sang Pháp
để liên hệ với người anh họ là cựu hoàng Bảo Đại.
Vũ nữ Ánh Hoa và chuẩn tướng Lê
Văn Tư
Năm 1971, khi mang hàm đại tá, Lê Văn Tư được giữ chức vụ
tỉnh trưởng Long An, nằm sát bên cạnh Sài Gòn hoa lệ. Sẵn tiền của trong tay,
không tuần nào Lê Văn Tư không về thành phố một hai hôm để du hí. Ông ta có
mặt ở hầu hết những vũ trường sang trọng, nơi tập trung những vũ nữ trẻ đẹp
nhất. Ở đâu, Lê Văn Tư cũng vung tiền ra như nước, lại có một vài quân lính
theo hầu, oai phong lẫm liệt, nên nhiều vũ nữ đã coi ông ta như thần tượng.
Ấy vậy mà cuối cùng Lê Văn Tư lại phủ phục dưới gót chân vũ nữ Ánh Hoa của vũ
trường Vân Cảnh đến nỗi thân bại danh liệt.
Dạo đó, Ánh Hoa vừa tròn 23 tuổi. Bên cạnh nhan sắc lộng
lẫy, cô ta còn có một thân hình bốc lửa, đầy quyến rũ. Ánh Hoa không chỉ là
đào nhất của Vân Cảnh mà còn được đồng nghiệp xếp loại vũ nữ hạng nhất của
Sài Gòn dạo đó. Kể ra thì Lê Văn Tư cũng đã rất dày công săn đón và lấy lòng
người đẹp bằng những món quà đắt giá mà những cô gái bình thường có nằm mơ
cũng không thấy.
Ví như, những chuyến du lịch Hong Kong, Tokyo, để rồi mang
về những vòng vàng, xuyến ngọc, hột xoàn không dưới 7 ly… Dĩ nhiên, Ánh Hoa
không tài nào thoát được cái mạng lưới vô hình nhưng đầy uy lực này. Có điều,
cô ta dám chơi trò bắt cá hai tay. Bên cạnh Lê Văn Tư là người tình chung chi,
Ánh Hoa còn có một người tình trẻ để tung tăng phố xá.
Tháng 1.1972, Lê Văn Tư được điều về làm tư lệnh sư đoàn
25 bộ binh, bản doanh đóng tại căn cứ Đồng Dù, bên cạnh Củ Chi, rồi được
thăng hàm chuẩn tướng. Bấy giờ, ông ta đã là vua một cõi. Ngang nhiên gạt vợ
con ra ngoài để rước vũ nữ Ánh Hoa về làm áp trại phu nhân. Biết mình được
tướng quân sủng ái, muốn gì cũng được đáp ứng, Ánh Hoa coi trời bằng vung.
Nhiều buổi chiều, Ánh Hoa thỏ thẻ với Lê Văn Tư muốn lên trực thăng bay một
vòng thư giãn. Ngay lập tức, tướng quân cho gọi viên phi công lái máy bay riêng
cho ông ta, luôn túc trực ngoài bãi, chở Ánh Hoa đi chơi.
Có lần, bay gần đến Tây Ninh, bị súng phòng không dưới đất
bắn lên viên phi công phải bay vòng trở lại. Từ đó, Ánh Hoa không còn dám
chơi trò này nữa. Đám lính hầu của Lê Văn Tư kể lại, lâu lâu Ánh Hoa thèm ăn
ngỗng quay Hong Kong, Lê Văn Tư vội cho người tháp tùng máy bay dân dụng sang
tận bên đó, chỉ để mua 2 con ngỗng quay mang về trong ngày. Nhiều đêm, không
ngủ được. Ánh Hoa thấy nhớ tô mì La-Cai ở Chợ Lớn mà trước đây, khi còn làm
vũ trường cô ta vẫn thường ghé ăn khuya. Thế là Lê Văn Tư lệnh cho một xe
quân cảnh lên đường ngay. Đi về hơn trăm cây số giữa khuya, nhưng khi mang
được mì về thì áp trại phu nhân đã say giấc nồng, đành bỏ vào tủ lạnh. Sáng
mai mang ra thì người đẹp lắc đầu: “Không muốn ăn mì La-Cai nữa mà chỉ thèm bồ
câu quay Thiên Nam”. Xe quân cảnh lại lên đường.
Một bước thành bà, vài ba tháng Ánh Hoa lại rủ bạn bè thân
thiết sang tận Paris mua sắm cho ngang tầm với đẳng cấp của mình. Tất nhiên
là mọi chi phí đã có Lê Văn Tư bao trọn gói. Để cung phụng cho người đẹp tiêu
xài còn hơn cả bà hoàng, Lê Văn Tư trượt dài trên con đường tha hóa. Ông ta
tổ chức lính ma, lính kiểng, có tên nhưng không có người để lãnh lương của
họ, đút túi riêng. Cho thuộc cấp bán quân trang, quân dụng và nhu yếu phẩm
(ăn chặn của lính) ra ngoài thị trường. Lê Văn Tư còn nhắm mắt cung cấp thuốc
tây, gạo, xăng nhớt…cho những đường dây mà ông ta biết chắc là tiếp tế cho
chiến khu.
Lê Văn Tư vơ vét quá lộ liễu. Bất cứ việc gì hái ra tiền
là tướng quân đều hăng hái tham gia. Cuối cùng Nguyễn Văn Thiệu đã đem Lê Văn
Tư ra làm vật tế thần. Tháng 11.1973, Lê Văn Tư bị cách chức và giáng cấp,
đành ngậm đắng nuốt cay nhìn vũ nữ Ánh Hoa ca bài từ biệt để ra đi không hẹn
ngày trở lại.
Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam
|
||||||||
|
I needed to thank you for this very good read!!
ReplyDeleteI definitely loved every little bit of it. I've got you book-marked to look at new stuff you post…
I do agree with all of the ideas you have offered to your post.
ReplyDeleteThey are really convincing and can certainly work.
Nonetheless, the posts are too quick for newbies.
May you please prolong them a little from next time?
Thanks for the post.