QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, April 14, 2014

Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam: Từ Chiến Lược Không “Đánh Thực”, “Không-Cốt-Thắng” Tới Ngày QUỐC HẬN

Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam: Từ Chiến Lược Không “Đánh Thực”, “Không-Cốt-Thắng” Tới Ngày QUỐC HẬN



Tại Sao Không Chọn Ngày Quốc Hội Mỹ Quyết Định Ngưng Viện Trợ Để Làm NGÀY NAM VN Hay Ngày VNCH?

Trở Lại Những Câu Trả Lời Lòng Vòng “LẠC ĐỀ” Của Thầy Bích. Thầy Cứ Than Là Khó Khăn Không Biết Chọn Ngày Nào Cho Cái Ông Mỹ Nào Đó. Việc Ông Mỹ, Với Góp Ý Của Thầy Bích, Chọn Ngày 30/4 QUỐC HẬN Là Một Xúc Phạm Đến TÂM HỒN Của Cả DÂN TỘC VIỆT NAM Đang Oán Hận Những Tội Ác Của CSVN Từ Hồ Chí Minh Cho Đến Nay. Mối Hận Này Làm NỀN TẢNG Cho DÂN TỘC Cùng Đứng Lên Quyết Loại Trừ Tội Ác. Chính Tôn Giáo Cũng Khuyên Phải Oán Hận Những Điều Ác Để Mới Thành Tâm Thực Hiện Điều Lành.

Thầy Bích Nói Rằng Ông Mỹ Bí Lối Không Biết Chọn Ngày Nào, Nên Đành Phải Chọn Ngày 30/4 Xúc Phạm Cả TÂM HỒN Của Một DÂN TỘC.

Tôi Xin Chỉ Cho Thầy Bích Và Ong Mỹ Một Ngày Rất Tượng Trưng Để Mà Chọn. Đó Là Chọn Ngày Mà QuỐc HỘi Mỹ Quyết Định Cắt Viện Trợ Cho VNCH Làm Ngày Nam Việt Nam Hay Ngày VNCH. Cái Ngày Này Không Những Không Xúc Phạm Đến TÂM HỒN HẬN Của Dân Tộc Việt Nam, Mà Còn Tăng Cuờng Cho MỐI HẬN Mà Dân Tộc Đang Mang Trong TÂM HỒN Vậy.

Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh Tế, Geneva, 17.04.2013 [Ref: Gs.Nguyễn Ngọc Bích trả lời những câu hỏi của những quý Vị đặt ra cho Giáo sư trong HỘI LUẬN VỀ NGÀY QUỐC HẬN 30/4.]

Căn Bản của Chủ Nghĩa Be-bờ

Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine][1]là nền tảng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ dùng áp lực quân sự và ảnh hưởng kinh tế để “ngăn chặn” sự bành trướng của chế độ Cộng sản trên thế giới, không khác mấy việc “kiểm dịch” [quarantine][2] ngăn cản việc lây nhiễm của một căn bệnh hiểm nghèo.  Chính sách này nhằm một mặt gia tăng an ninh cho Hoa Kỳ và mặt khác tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][3] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt.  Chủ nghĩa Be-bờ do nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan[4] khơi thuật từ năm 1947[5] và đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ thời Tổng Thống Harry S Truman.[6] 

Chủ Nghĩa Be-bờ căn cứ vào những nhận định sau:[7]
§  Xôviết cộng sản luôn luôn ở thế chiến đấu trường kỳ chống đối tư bản;
§  Xôviết cộng sản tìm mọi cách kết tác với thành phần cảm tình viên trong thế giới tự do;
§  Hiện tượng xâm lược của Xôviết cộng sản bắt nguồn từ truyền thống bài ngoại của Nga Xô;
§  Cơ cấu của XôViết cộng sản cắt đứt với thực tế nội bộ và ngoại tại.

Chủ Nghĩa Be-bờ đã hội nhập thành Chủ Nghĩa Truman [Truman Doctrine][8] để khẳng định nguy cơ của nguyên khối cộng sản chuyên chế sẵn sàng xâm nhập thế giới tự do trong cuộc “Chiến Tranh Lạnh” [Cold War].[9] Theo chiều hướng ngăn chặn tiềm lực đe doạ Xôviết cộng sản, Truman xếp đặt một loạt những biện pháp:

§  hỗ trợ như Kế hoạch Marshall [Marshall Plan][10], giúp tái dựng Tây Âu sau Thế chiến thứ 2,  song song với việc thành lập Ngân Hàng Thế Giới [World Bank] và Quý Tiền Tệ Quốc Tế [International Monetary Fund];
§  cảnh phòng giữa Hoa Kỳ và Tây âu dưới hình thức liên minh quân sự Bắc Âu  [NATO, North Atlantic Treaty Organization] với khẩu hiệu: “Nga ngoài, Mỹ trong, Đức dưới” ["to keep the Russians out, the Americans in, and the Germans down."][11]

§  Thu thập tin tức cẩn mật từ  quốc ngoại qua Cơ Quan Trung ương Tình Báo [Central Intelligence Agency/CIA] dưới sự điều động của Ủy Ban An Ninh quốc Gia [National Security Council].[12]

Về mặt quân sự, Chủ Nghĩa Be-bờ chỉ chú trọng tới hình thức “ngăn chặn, đề phòng” trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, hoặc nếu có xung đột, thì áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” [“limited war” policy].  Điển hình, tuy đã cho phép Douglas MacArthur vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Bắc Hàn, Truman vẫn khiển trách danh tướng này đã chủ động “quyết thắng” hơn là thi hành thuần Chủ Nghĩa Be-bờ, mà về mặt quân sự, MacArthur chê là một giải pháp nhì nhằng “Không-Cốt-Thắng” [“No-win policy”].[13] 

Khai mở Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam      
Chủ Nghĩa Be-bờ và Thuyết Domino lại được áp dụng qua chính sách đối ngoại của Hoa ky tại Việt Nam, trong nhiều giai đoạn.

TT Truman năm 1952 cấp viện 60 triệu Mỹ Kim cho Pháp [đồng minh NATO] trong việc chống du kích chiến cộng sản tại Việt Nam và mặt trận Đông Dương. 

TT Dwight D. Eisenhower [nhiệm kỳ 1953-61] đã nhấn mạnh vào “hiệu ứng domino” để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và cho rằng nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Việt Nam thì Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sẽ sụp đổ như quân bài domino và rơi vào khối cộng sản.[14] Do đó, Chính phủ Eisenhower tìm cách giúp đỡ[15] đồng minh [NATO] Pháp vào giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương với 3 điều kiện:
1.        tăng cường quân đội tác chiến nếu 3 thành phần Hoa Kỳ, Anh & Úc tham dự đồng đều;
2.        Chính quyền Pháp cam kết trả lại độc lập cho các quốc gia Đông Dương;
3.        Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố khai chiến.

Trước tiên Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chối tham dự, sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ muốn áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” tại Việt Nam, để tránh nguy cơ Thế chiến Thứ 3, nên cũng đã từ chối không giúp Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Điện Biên Phủ.  Hậu quả là Chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt, và với Hội Nghị Genève [tháng 7 năm 1954] Việt Nam chia đôi để sau đó tiếp tục cuộc chiến ý thức hệ, giữa Phe Tự do ở Miền Nam Việt Nam và Phe Cộng sản ở Miền Bắc.


Việt Nam Thành Thí Điểm Chủ Nghĩa Be-Bờ     
TT JF Kennedy [nhiệm kỳ 1960-63] bổ nhiệm học giả McGeorge Bundy vào chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia.  Sau khi Hoa Kỳ thất bại đổ bộ tại Vịnh Heo Cuba [Bay of Pigs Invasion][16] và bị khiêu khích bởi Tường Ngăn Berlin, TT Kennedy & Bundy coi Nam Việt Nam làthí-điểm-để-thực-hiện chiến lược Be-bờ tại Đông Nam Á và nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương thời TT Lyndon Johnson.

Do đó, chính phủ Kennedy để lại một số dấu ấn trên định mệnh Miền Nam Việt Nam:
Từ năm 1961, TT Kennedy tiếp tục sách lược “chiến tranh hạn chế” tại Miền Nam Việt Nam, đôn đốc một lực lượng tham chiến từ 800 tăng tới 16,300 binh sĩ Hoa Kỳ, với ý định rút quân khỏi mặt trận Việt Nam càng sớm càng tốt.

Trong khi TT Dwight D. Eisenhower nhiệt liệt ủng hộ sự thành lập đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, thì chính quyền Kennedy bắt đầu có triệu chứng “thất sủng” TT Ngô Đình Diệm vì chính thể của Ông lúc đó hạn chế mức độ dân chủ hoá Miền Nam Việt Nam vào trọng tâm ưu đãi của một thiểu số gồm có gia đình họ Ngô, các cựu quan lại và lực lượng quân, dân, cán chính thuộc Đảng Cần Lao, gốc Ky Tô giáo. 

 Hậu quả là gần 90% dân chúng tại Miền Nam Việt Nam, gồm một số đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng v.v., các nhà trí thức độc lập, tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo v.v.  đã mất cơ hội tham dự vào Cao trào Dân chủ mà Chủ nghĩa Be-bờ hứa hẹn đối với toàn dân của Chiến Tuyến này.  

Hậu quả của chính sách “biệt đãi/cô lập” dân chủ hoá trên đã tạo ra những xáo trộn trong khắp Miền Nam Việt Nam, một cách rất đáng tiếc.  Chúng ta đã mất một cơ hội hy hữu dựng nước toàn vẹn trong tay của rất nhiều người Việt, cũng yêu nước, cũng tôn trọng dân chủ tự do.


Sau hai cuộc đảo chính hụt, và sức chống đối của dân chúng, nhất là các cuộc Tranh đấu Phật giáo, TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị bắt và hạ thủ bởi thuộc hạ của Đại Tướng Dương Văn Minh và một số tướng lĩnh trẻ trong cuộc Đảo Chính tháng 11 năm 1963. 

Nhiều tài liệu lịch sử [mới được “giải mật”] đã xác định biến cố này có hậu thuẫn của CIA Lucien Conein, Đại sứ Cabot Lodge, Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ,[17] dù lúc xẩy ra cuộc ám sát trên, TT Kennedy & Cố vấn Bundy đã khôn khéo “vắng mặt” nơi nhiệm sở.  Riêng Maxwel Taylor, Tư lệnh Hội Đồng Tướng Lĩnh Hoa Kỳ ghi nhận trách nhiệm của Hoa Kỳ về cuộc đảo chính và  ám hại TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu.[18]

Từ góc nhìn của Hoa Kỳ, vấn đề loại bỏ TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu là do [a] tình trạng khiếm khuyết dân chủ thực sự tại Nam Việt Nam, [b] ảnh hưởng tai hại của vợ chồng Ngô Đình Nhu về chính sách tôn giáo, và [c] phần nào vì Ngô Đình Nhu “hù doạ” chủ trương trung lập, thay thế TT. Ngô Đình Diệm v.v. với ý định làm giảm sức ép của Hoa Kỳ.[19]
Biến Hoá Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam    
TT Lyndon Johnson [nhiệm kỳ 1963-69] tiếp tục nhưng biến hoá đường lối đối ngoại “Be-bờ” của cố TT JF Kennedy, bị ám sát vài tuần sau Anh Em họ Ngô.  Năm 1964, khi ứng cử viên Cộng hoà Barry Goldwater thách đố TT đương nhiệm: “Tại sao không nghĩ tới chiến thắng?”[20] thì TT Johnson lại trả lời một cách nước đôi: “Chỉ vào can thiệp tới mức đó thôi”.[21] Thật vậy, đường lối “Can thiệp giới hạn” này vừa tăng, vừa hãm, qua nhiều hình thức:

Thông qua Biểu quyết về Vịnh Bắc Việt [Gulf of Tonkin Resolution][22] để lấy cớ  trừng phạt vụ các phóng thủy lôi hạm Bắc Việt đụng độ với khu trục hạm USS Maddox & USS Turney;

Quyết định chuyển Không Đoàn 18 Tác Chiến từ Okinawa đáp xuống căn cứ Đà Nẵng và cho phép phản lực F-105 vượt vĩ tuyến 17 oanh tạc và thả bom các địa phận thuộc lãnh thổ Bắc Việt, cốt gây áp lực hao mòn địch vận để đưa tới thảo luận ngưng chiến;

Lần lượt đáp ứng số gia tăng quân lực chính quy [Quân Đội Nhân Dân] đột nhập từ Bắc Việt, phối hợp với quân lực địa phương của Giải Phóng Miền Nam [GPMN], Hoa Kỳ đã gia tăng quân lực từ 16,000 binh sĩ [năm 1963, cuối thời Kennedy] tới con số cao nhất là 537,000 binh sĩ [năm 1968, thời Lyndon Johnson], với sứ mạng duy nhất là canh phòng chung quanh các phi trường và các địa điểm “phòng thủ” trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.  

TT Lyndon Johnson không rút quân dưới áp lực đòi hoà bình của phe “Bồ Câu”, nhưng cũng không liều lĩnh tiến quân đánh ra Bắc Việt như các tướng lĩnh và phe chủ chiến “Diều Hâu” đòi hỏi, chỉ vì “sợ rằng” đó là những hành vi khiêu khích làm các Quốc gia chủ chốt [Nga Xô & Trung cộng]  phản ứng biến thành Đệ Tam Thế chiến Nguyên tử.  Đó là lý do tại sao TT Lyndon Johnson từ chối không cho Tướng William Westmoreland đem quân sang Lào cắt đứt đường tiếp liệu của Bắc Việt.  Đó cũng là ưu điểm bắt nọn của Nga xô, Trung Cộng và Bắc Việt Cộng sản “thừa thắng” xua hết quân lực xâm nhập Miền Nam mà không sợ ai dám phương hại nội tuyến. 

Về phía Việt Nam, Giai đoạn “Hậu Đệ Nhất Cộng Hoà” là một thời kỳ “quân quản” với 10 biến cố chính trị gồm những cuộc đảo chính hụt và những cuộc “chính lý” thay quyền, đổi thế giữa các tướng lãnh, thuộc Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm thời, Thượng Hội đồng Quốc gia, Hội Đồng quân Lực và cuối cùng là  Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia trước khi thanh lập Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó.  Sự bất ổn nội bộ gây thêm trở ngại trong việc xây dựng dân chủ và thực thi bình định tại các nơi sôi động.

Đặc biệt trong giai đoạn này, Biến Cố Mậu Thân 1968 có nhiều trạng thái về mặt quân sự và tâm lý chiến:

§  về mặt chiến thuật, CSVN lợi dụng ngày Tết để phát động một cuộc tổng công kích trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, đã thất bại vì không đem lại cuộc tổng nổi dậy chiếm chính quyền, với hậu quả trực tiếp là hạ tầng cơ sở nằm vùng đều bị tiêu diệt hoặc lộ diện phải rút khỏi nơi công tác dân vận phá hoại. 

§  Nhưng về mặt chiến lược, cuộc tổng công kích này đã đem một chiến thắng tâm lý cho CSVN.  Biến cố Tết Mậu Thân đã giúp báo chí và dân chúng thuộc Phe chủ hoà chống chiến tranh Việt Nam bên Hoa Kỳ tuyên truyền gây ấn tượng là Hoa Kỳ và VNCH thiếu khả năng tranh đấu hữu hiệu đến nỗi không đề phòng kịp cuộc công kích.  Một số chính khách và cả Phạm Văn Đồng đã cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”. 

 Thật vậy, Việt Nam đã mất vào tay CS ngay trong phòng sinh hoạt gia đình tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America--not on the battlefields of Vietnam].[23] 

 Thực tế đã cho thấy rõ, sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chủ thuyết Be-bờ tại Việt Nam đã bắt đầu bị coi là vô hiệu và vô ích, khi tới cuối nhiệm kỳ của TT Lyndon Johnson, Hoa Kỳ hy sinh hơn 30, 000 binh si tử thương, không kể tin tức, hình ảnh số binh sĩ bị thương xuất hiện hằng ngày trên Ti Vi Hoa Kỳ.   


Chấm Dứt Chủ nghĩa Be-bờ tại Việt Nam    
Khi thay thế Lyndon Johnson vào năm 1969, TT Richard Nixon bắt đầu tái xét Chủ Nghĩa Be-bờ một cách thực tế hơn, không nhất thiết nhằm chống cộng sản hoặc bênh vực dân chủ.  Với con số tử vong hơn 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ mỗi tháng trong suốt 10 năm từ 1963 tới 1972, TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger đếu thấy rõ cuộc chiến không thể thắng tại Miền Nam Việt Nam, và họ cũng không thể kéo dài tình trạng cầm cự này lâu dài thêm.


Do đó, theo “đường lối đối ngoại xả hơi” [“Détente”][24], Nixon một mặt gia tăng nỗ lực thương thuyết với Nga Xô về “Chiến Lược Giảm Thiểu Vũ Khí Nguyên Tử” [Strategic Arms Limitation Talks],[25] mặt khác, cử Kissinger giao hảo với Trung cộng để hứa hẹn những điều kiện căn bản nhằm chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”[26] tại Việt Nam đối với Hoa Kỳ.

Trong tinh thần đó, Nixon quyết định giảm thiểu quân số tác chiến từ  537,000 xuống 27,400 binh sĩ vào cuối năm 1972 để chuyển sang giai đoạn “Việt Nam hoá” cuộc chiến [Vietnamization], cũng gọi là “Chủ thuyết Nixon”,[27] bằng cách rút quân sĩ Hoa Kỳ về từng đợt và giao thêm trách nhiệm tác chiến cho Quân Đội VNCH.  Trong giai đoạn này đã xẩy ra những chiến cuộc ác liệt như sau:

§  Cuộc Hành Quân Lam Sơn tháng 2 năm 1971 [Lam Son Operation 719] sang Hạ Lào một mặt có thể coi là chiến thắng cho Quân lực VNCH vì trong cuộc hành quân nầy, QLVNCH đã phá hủy được phần lớn căn cứ hậu cần địch dọc theo hệ-thống đuờng mòn Hồ Chí Minh tại cứ điểm Tchépone. Nhưng mặt khác, cuộc hành quân này hao tốn nhiều xương máu của binh sĩ tham chiến.  Nhiều quân trang quân dụng cùng vũ khí đủ loại kể cả pháo binh và thiết giáp đem vào khi xung trận, lại phải hủy diệt tại chổ hay biếu không cho địch.  Chẳng có đơn vị nào còn nguyên vẹn trong cuộc lui binh rầm rộ, hỗn độn.  

§  Trận Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch “Mùa Hè đỏ Lửa” 1972.  Cuộc chiến khởi đầu từ trưa ngày 30 tháng Ba, 1972. Quân Bắc Việt [QBV] bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lần nầy QBV gần như đánh một trận đánh qui ước, với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất. QBV đã đạt nhiều thắng lợi lúc ban đầu. Sư đoàn 3 QLVNCH thoái lui và tan rã trước sức tấn công của 5 sư đoàn QBV và nhiều trung đoàn xe tăng, phòng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại.   Đến tháng 5 năm 1972 thì QBV chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa khởi sự phản công.  Sau 81 ngày đêm tranh đấu, các binh chủng Nhẩy Dù, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH đã chiếm lại Cổ Thành.

§  Cũng trong chiến dịch Mùa Hè 1972, sau 54 ngày giao tranh qua 7 cuộc tấn công tại An Lộc, Cộng quân đã thiệt hại khoảng 30 ngàn binh sĩ.  QLVNCH được coi là thắng trận vì Bộ binh và Biệt động quân đã ngăn cản được Cộng quân Bắc Việt khi họ mưu mô tiến đánh Thủ Đô Sài Gòn.  Trong trận An Lộc, Hoa Kỳ một mặt dùng không quân chiến thuật yểm trợ QLVNCH phía Nam An Lộc, mặt khác, sử dụng không quân chiến lược B-52 liên tiếp thả bom phía Bắc thị trấn này để phá hủy kho vũ khí đạn dược mà Cộng Sản Bắc Việt chuyển tới.


Sau nhiều cuộc thảo luận, thông đồng sau lưng đồng minh và nhiều điều cam kết với ý định lừa lọc, Hiệp Định Paris được ký kết vào năm 1973, giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam [thành lập năm 1969, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch].

Năm 1973, Tổng trưởng Quốc Phòng Schlesinger đề nghị Quốc Hội cho phép thả bom lại Bắc Việt nếu HàNội vi phạm Hiệp Định Paris trong trường hợp họ đem quân đánh lớn tại Miền Nam.  Thượng Viện lập tức ra Đạo luật Case-Church Amendment để cấm việc thả bom này.[28] Do đó, mọi cam kết bênh vực, mọi hứa hẹn ngon ngọt của TT Nixon đối với TT NVThiệu đều phải coi là hư ảo, nếu không muốn gọi là lừa đảo.

Trong khi đó,  QBV thao túng dùng đường mòn Hồ Chí Minh tiếp tục tải thêm đơn vị tác chiến, thêm súng ống, đạn dược đủ loại, với xe tăng, thiết giáp do Trung Cộng tiếp viện để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công dự tính từ 1975 tới 1976.  Nhưng cuộc Hành Quân 275 dưới quyền chỉ huy của tướng Trần Văn Trà đã đem lại những kết quả nhanh chóng hơn dự tính của Hà Nội.  Sau khi Ban Mê Thuột bị bao vây, TT NVThiệu ra lệnh Tướng Phú rút quân khỏi Pleiku và Kontum ngày 12 tháng 3 năm 1975.  Huế, rồi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3. Cuối cùng, Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt một cuộc chiến 20 năm nhiều hy sinh bẽ bàng.[29]  

§  hơn 3 triệu binh sĩ và dân sự Hoa Kỳ đã phục vụ tại chiến tuyến Việt Nam từ 1954 tới 1975, với tổng số 53,193 tử vong, 120,000 bị thương [trong đó hơn 20,000 người vĩnh viễn tàng tật]. 
§  khoảng 239,587 tử vong phía Việt Nam Cộng Hoà;

§  khoảng 680,000 quân chính quy Bắc Việt và 251,000 binh sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tổng cộng lên tới 931,000 tử vong;
§  Tổng số tử vong “bên lề chiến tranh” cả Nam lẫn Bắc Việt Nam được ước lượng từ 1 triệu 500 ngàn tới 2 triệu người dân vô tội.


Phản Diện Chủ nghĩa Be-bờ tại Việt Nam    
Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn: [1] Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower, [2] xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Co Vấn Bundy, [3] biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson, [4] để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[30] với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger.  

Sự thực cả bốn cảnh đó gom lại vẫn chỉ là “bề diện ngoài” của một ý đồ bền bỉ, vốn là cái tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ: quyền lợi của Tư bản.   Căn cứ vào chính ngôn từ của Chủ Nghĩa Be-bờ, cuộc chiến hạn chế ở nhiều mặt trận trên thế giới và tại Việt Nam nhằm :

§  vừa có tác động be-bờ bảo toàn an ninh cho từng khu vực,
§  vừa làm hao mòn đối tác của cuộc chiến hạn chế, kéo dài, chuyển hoá;[31]

§  Nhưng cũng có thể bị mắc kẹt vào cái nạn của đà vận chuyển guồng máy sản xuất do tư bản ứng vốn.  Cái tiềm lực phồn thịnh lên xuống, đôi khi mang tai ách của hiện tượng mà chính TT Eisenhower e ngại: trí tuệ, thiện tâm đôi khi bị chi phối và tận dụng bởi cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].[32] 

Cái phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà bình đôi khi quá đắt, quá đáng: “This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience…In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the military-industrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist. We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic process.” — President Dwight Eisenhower.[33]

Quyền lợi của các tài phiệt sản xuất nhu liệu chiến tranh mỗi lúc mỗi tăng trưởng, mỗi lúc mỗi phân hoá, biến thể làm hao hụt công quỹ và tài lực của dân chúng.  Tổng kinh phí của chiến tranh tại Việt Nam lên tới 111 Tỷ Mỹ Kim [khoảng hơn 700 tỷ Mỹ Kim theo vật giá năm 2008], dù hạn chế vừa đủ để nuối dưỡng cái lò cơ khí đạn dược siêu đẳng này, một lúc nào đó sẽ bị coi là quá đáng, quá mức chịu đựng của công quỹ Hoa kỳ.  Dân sẽ chống đối, vì thuế cao, đời sống đắt đỏ. Và khi tư bản Hoa Kỳ thấy hết lời, hết lợi ích đầu tư, họ rút vốn xoá bài, và mặt trận tiêu thụ nhu liệu đó chấm dứt cái một.

Với cái “tâm” của Chủ Nghĩa Be-bờ trên, chúng ta thấy rõ là lý do tại sao chính thể và quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến phòng thủ, vừa tiêu mòn, vừa luộm thuộm, vì không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực”, nhất là khi “đồng minh” Việt Nam không hề “thực sự” được giao quyền sở hữu cuộc chiến lẫn định mệnh sống còn. 

 Quân dân Miền Nam Việt Nam tranh đấu không khác gì những “con cờ người” đem nhiệt tình máu mủ vào một “bàn cờ chính trị quốc tế” viễn kiểm bằng trí tuệ và quyền lợi tài phiệt vô cảm.  Chúng ta biết cảm ơn những binh sĩ trẻ đã tới Miền Nam bảo vệ tính mạng dân chúng và những chính khách, chuyên viên có thiện chí thực sự thi hành công cuộc “be bờ” tạo dựng dân chủ non nớt.  Nhưng chúng ta vẫn ai oán khi “chính trị thực tế” [Real Politics] cho thấy chúng ta thực sự không có chủ quyền quyết định về vận mệnh của chúng ta, ngoài việc nhận lấy những việc đã rồi, xắp xếp sau lưng chúng ta, không một chút liêm sỉ và không mấy thướng xót cho kẻ đồng hành, đồng minh kém vế.

Ngay cả Quân đội và Nhân dân Bắc Việt cũng lâm vào cảnh ngộ không sáng sủa gì hơn, nếu không nói là khốn đốn, nguy ngập.  Quân đội và Nhân dân Bắc Việt đã thắng nhờ vào kỹ thuật chiến tranh có viện trợ của Nga Xô và nhất là của Trung cộng.  Họ là kẻ thắng trận, nhưng không hề thắng cuộc. Họ đã chiếm được Sài Gòn, nhưng ngay sau 1975 và tới ngày hôm nay họ đang thua trên toàn quốc Việt Nam vì đối nội thiếu khả năng quản trị Đất Nước trong “hoà bình”, khi mất cớ lừa bịp dân chúng với chiến tranh, và nhất là về mặt đối ngoại khi họ phải trả nợ hơn 50 năm viện trợ Trung Cộng bằng cách xoá bỏ ranh giới, cầm cố đất đai, rừng già, bán biển, bán đảo, bán dân.

Đó cũng là bài học chung cho những thế hệ sau: Đất nước là của chung, phải định đoạt với nhau, không thể nhờ vả ngoại nhân, vì họ có mục tiêu và quyền lợi của họ.  Cái khôn là biết hợp tác để trao đổi thế lực, trí tuệ và phẩm giá với nhau trong một cộng đồng nhân loại mở, nhưng việc sống chết vẫn là quyết định của từng dân tộc, từng  thể chế tác động nhân danh dân tộc họ, chứ không phải theo quyền lợi của đảng phiệt, của quân phiệt, của tài phiệt.  Không ai sống hộ chúng ta và cũng không ai chết thay chúng ta, ngoài chính chúng ta và con cháu chúng ta.  Cái vinh cùng hưởng, cái nhục cũng cùng chịu, khi theo đuổi, thực hiện trên căn bản quyền lợi và và trách nhiệm chung hay tương tự.

Chúng ta, con cháu chúng ta hãy tránh là nạn nhân lẫn tòng phạm của những cảnh khốn đốn luân phiên, luẩn quẩn bao vây, hủy hoại từng thế hệ này sang thế hệ khác.  Hãy lật ngược những trang bi sử đó và nhất quyết trở thành sáng lập viên chung của một vận nước cao đẹp, cởi mở, tử tế, vững bền, tích cực, trọng sinh, trọng nghĩa mà con người toàn diện được bảo trọng, thân thương.  

Việt Nam phải là của dân, do dân, vì dân một cách thực sự, nếu không muốn bị vĩnh viễn xoá bỏ.

Để tránh làm nạn nhân của những cuộc chiến ảo thuật bao vây ”be bờ” trong tương lai, toàn thể nhân dân Việt Nam, toàn thể Người Việt trong và ngoài nước, tất cả những Người Việt thực sự yêu Nước phải sớm thực hiện tại Việt Nam, ngay từ bây giờ và tiếp nối trong tương lai một Xã hội Chân chính Nhân bản, tự chủ, tự quyết và một Chính thể Cộng Hoà hiến-định-trọng-pháp-trọng sinh, đa nguyên đa đảng, không chuyên chế độc tài.

Dù là cộng sản hay không cộng sản, dù là phát xít, hay quân phiệt, tài phiệt, chủ trương và quyền lợi của một đảng không bao hàm đủ quyền lợi và nhu cầu của cả một dân tộc. Do đó, cứu cánh của quyền lực phải thuộc về dânXây dựng và bảo trọng một Xã Hội Nhân bản Pháp trị & một Chính thể Dân Chủ Chân Chính, Tự do Tự chủ, không bị ngoại xâm là giải pháp vậy.  

Trân trọng,
TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt
[cập nhật April 12, 2014]


Họp báo Dự Luật HR 4254 Chế Tài CSVN Vi Phạm Nhân Quyền

Linh Nguyễn 
April 12, 2014
0 Bình Luận
Giám Sát Viên Janet Nguyễn và Dân Biểu Liên Bang Ed Royce (Cộng Hòa-Địa Hạt 39), chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, họp báo lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Báo Chí (phía trong nhà hàng Zen), Westminster, để chính thức giới thiệu Dự luật HR 4254, dự luật có tác dụng chế tài giới chức cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và xin mọi người Việt ký vào thỉnh nguyện thư để gây áp lực ủng hộ.
GSV. Janet Nguyễn (trái) và Dân Biểu Liên Bang Ed Royce tại buổi họp báo về Dự Luật HR 4254. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
“Tôi rất mừng vì dự luật này sau hơn một năm làm việc, Dân Biểu Ed Royce giới thiệu trước Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 14 Tháng Ba và rất hy vọng được các dân biểu ủng hộ,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn, mở đầu cuộc họp báo.

“Chúng tôi trân trọng thông báo đến cộng đồng, Dự Luật HR 4254 là kết quả các nỗ lực của hai văn phòng chúng tôi, nhằm trừng phạt những thành phần có hành động vi phạm nhân quyền. Vấn đề hôm nay không phải chỉ cá nhân tôi quan tâm mà là vấn đề của cộng đồng, của cả đất nước Việt Nam,” vị giám sát Địa Hạt 1 nói thêm.

Tiếp lời GSV Janet Nguyễn, Dân Biểu Ed Royce thu hút người tham dự khi ông kể đến trường hợp ông Magnitsky, một luật sư người Nga chết trong tù năm 2009 vì điều tra hồ sơ gian lận thuế của một nhân vật chính quyền. Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành Đạo Luật Magnitsky Act năm 2012 nhằm trừng phạt viên chức Nga trách nhiệm đến cái chết của luật sư này.

“Từ ý kiến của Janet, chúng tôi nhận ra được cách trừng phạt những viên chức cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền. Họ cũng muốn đi du lịch và gởi con cháu họ du học tại Hoa Kỳ. Muốn thế họ phải ngừng bắt giữ, hành hạ những nhà tranh đấu cho dân chủ, cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Với dự luật này, họ sẽ bị chế tài về tài sản, không được cấp chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ!” vị dân biểu quen thuộc với cộng đồng Việt Nam bị ngắt lời bởi những tràng pháo tay của người tham dự.

Ông quay qua chào bà Trần Thị Minh Ngọc, thân mẫu của nhà tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh, ngồi trong hàng ghế của những người tham dự, trước khi ông nói thêm: “Sự kiện áp lực chế tài bằng tài sản, bằng tiền kinh doanh từng xảy ra ở miến Điện, ở Ba Lan từ lâu rồi. Việt Nam mới đây cầm tù 61 nhà tranh đấu chỉ vì họ muốn nói lên quan điểm của mình, chỉ vì họ muốn có tự do tôn giáo và muốn có nhân quyền. Hãy đòi hỏi cho một nước Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền!”


DB Ed Royce trình bày đại cương Dự Luật HR 4254. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
GSV. Janet Nguyễn khẳng định: “Không chỉ thông báo cho cộng đồng người Việt tị nạn mỗi khi có phái đoàn cộng sản Việt Nam đi qua thành phố Westminster, Garden Grove hay Santa Ana như những nghị quyết trong quá khứ, Dự Luật HR4254 nếu được thông qua, các viên chức cộng sản Việt Nam sẽ bị cấm tới Hoa Kỳ. Đơn giản chỉ có thế thôi!”

Bà kêu gọi mọi người Việt khắp nơi trên thế giới ký vào thỉnh nguyện thư ủng hộ Dự Luật HR 4254.

“Hãy vào trang mạng www.hr4254.com để ký tên vào thỉnh nguyện thư có tên ‘Không Dung Thứ Vi Phạm Nhân Quyền’ để cùng nhau tạo áp lực và tôi sẽ trình thỉnh nguyện thư này trước Quốc Hội Hoa Kỳ!” GSV. Janet Nguyễn nói.
Trong phần trao đổi ý kiến và giải đáp thắc mắc, Dân Biểu Ed Royce trả lời câu hỏi về xác suất thành công của dự luật này. Ông cho biết rất nhiều sẽ được thông qua. Ông cũng hứa tổ chức các cuộc họp vận động và mời GSV. Janet Nguyễn đến điều trần.

“Không phải chỉ có người Việt Nam lên tiếng đòi chế tài những ai vi phạm nhân quyền, mà còn có các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cộng đồng khác cũng có nhu cầu này,” vị dân biểu nói.

Nghị Viên Dina Nguyễn, phó thị trưởng Garden Grove, đề nghị biện pháp chế tài luôn cả thân nhân của những người vi phạm nhân quyền. Dân Biểu Ed Royce ghi nhận ý kiến này.

Nhân dịp này, bà Trần Thị Ngọc Minh cho biết lúc nào bà cũng sẵn sàng yểm trợ dự luật này.
Thành phần tham dự gồm những khuôn mặt đấu tranh quen thuộc trong cộng đồng và một số dân cử gốc Việt. Ông Trần Đình Thức điều khiển buổi họp báo và ông Hòa Nguyễn thông dịch phần tiếng Việt.

Linh Nguyễn/Người Việt
2014 APR 10 Edroyce_& Janet Ng 300

Dư luật  do Gíam Sát Viên Janet Nguyễn đề nghị cùng với DBLB Ed Royce.

Ngày hôm qua Hội Đồng Giám Sát Quận Hat Orange California (Board of Supervisors của Orange County) đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật này. Chúng ta cần vận động các Dân Biểu Liên Bang ở địa phương ủng hộ đề dự luật đưọc thông qua tại Hạ Viện sau đó sẽ chuyển qua Thượng Viện.


2014 APR 10 Edroyce_DuLuatNQ_640Hình scan thư của DB Ed Royce






Irvine quyết định không kết nghĩa với Nha Trang

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2014-04-10
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Irvine-NhaTrang.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Phiên họp của thành viên Hội Đồng Thành Phố và
 tổng quản trị thành phố Irvine ở toà thị Irvine ngày 8 htang1 4, 2014
Phiên họp của thành viên Hội Đồng Thành Phố và tổng quản trị thành phố Irvine ở toà thị Irvine ngày 8 htang1 4, 2014
Ngọc lan, RFA



Hội Đồng Thành Phố Irvine ở miền Nam California hôm tối Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014 đã bỏ phiếu 3-2 chấm dứt đề nghị kết nghĩa với ba thành phố ngoại quốc, trong đó có thành phố Nha Trang của Việt Nam.
Trong lá thư đề ngày 1 tháng 4, 2014, Nghị Viên Larry Agran của thành phố này yêu cầu đưa đề nghị kết nghĩa với Nha Trang vào nghị trình cuộc họp ngày Thứ Ba, 8 Tháng Tư, 2014, để Hội Ðồng Thành Phố và nhân viên thảo luận.
Nghị Viên Larry Agran viết trong thư rằng, “Là một cộng đồng 'giao điểm quốc tế,' việc kết nghĩa sẽ là một tấm thảm nhiều màu sắc văn hóa làm cho Irvine trở thành một thành phố đa dạng đặc biệt.”
Phản ứng của cộng đồng người Việt
Ngay sau khi biết tin này, cộng đồng người Việt khắp nơi ở Hoa Kỳ, đặc biệt là miền Nam California, đã phản ứng dữ dội.
Lý do cộng đồng Việt Nam chống đề nghị của Nghị Viên Larry Agran chủ yếu là vì Việt Nam chưa có nhân quyền, tự do ngôn luận, và tự do tôn giáo.
Hơn nữa, nhiều người cho rằng, kết nghĩa với một thành phố trong một chế độ độc tài như Việt Nam hiện nay trong Tháng Tư Đen là “một cái tát vào cộng đồng Việt Nam” và “đi ngược lại nguyên lý căn bản của Hoa Kỳ.”
Cựu dân biểu Trần Thái Văn nêu suy nghĩ:
Chúng tôi đã lên tiếng phản đối với lời đề nghị kết nghĩa giữa thành phố Irvine và với các đại diện của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Nha Trang. Chúng tôi muốn phân biệt rất rõ là cộng đồng người Mỹ gốc Việt và Việt Nam tại hải ngoại rất là thương mến và có tình nghĩa với người dân Nha Trang và người dân Việt Nam nói chung nhưng chắc chắn rằng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại không chấp nhận một thể chế được gọi là ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang, nói là đại diện người dân tại thành phố Nha Trang để kết nghĩa với các thành phố tại hải ngoại thì cộng đồng Việt Nam hải ngoại chắc chắn sẽ không công nhận những nhân vật này.”
Chúng tôi muốn phân biệt rất rõ là cộng đồng người Mỹ gốc Việt và VN tại hải ngoại rất là thương mến và có tình nghĩa với người dân Nha Trang và người dân VN nói chung nhưng chắc chắn rằng CĐVN tại hải ngoại không chấp nhận một thể chế được gọi là UBND thành phố Nha Trang, nói là đại diện người dân tại thành phố Nha Trang
Cựu dân biểu Trần Thái Văn
Hôm Thứ Bảy tuần trước, Ủy Viên Đặc Khu Vệ Sinh Midway City Tyler Diệp và Phó Thị Trưởng thành phố Garden Grove Dina Nguyễn lập trang mạng chongcsvnxamnhap.com để mọi người vào ký thỉnh nguyện thư gởi cho Hội Đồng Thành Phố Irvine, yêu cầu không kết nghĩa với Nha Trang. Đến ngày Thứ Ba, 8 tháng 4, thu được hơn 3,000 thỉnh nguyện thư.
Hôm Chủ Nhật, Giám Sát Viên Janet Nguyễn tổ chức một cuộc họp với Phó Thị Trưởng Jeff Lalloway và Nghị Viên Christina Shea của thành phố Irvine, có sự tham dự của hơn 20 người, bao gồm tôn giáo, tổ chức cộng đồng, và đảng phái.
Đông đảo đồng hương gốc Việt tập trung biểu tình tại sân trước của toà thị Irvine với một rừng cờ Việt và Mỹ, cùng các biểu ngữ được viết bằng tiếng Anh với nội dung phản đối sự kết nghĩa với CSVN
Đông đảo đồng hương gốc Việt tập trung biểu tình tại sân trước của toà thị Irvine với một rừng cờ Việt và Mỹ, cùng các biểu ngữ được viết bằng tiếng Anh với nội dung phản đối sự kết nghĩa với CSVN. RFA
Phản ứng của các vị dân cử ở Hoa Kỳ
Trả lời phỏngvấn của Đài Á Châu Tự Do, Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói:
Mình phải tiếp tục đấu tranh cho tự do và nhân quyền cho đồng bào chúng ta tại Việt Nam. Ở quận Cam, mình biết là cộng sản không vào được khu vực Little Saigon, nên bây giờ phải đi vào khu vực kế bên. Một thành phố nào ở trong nước Mỹ mà chấp nhận một mối giao hảo với một thành phố nào ở Việt Nam thì đồng nghĩa với việc chấp nhận sự vi phạm nhân quyền và vi phạm sự tự do dân chủ ở Việt Nam. Mỹ phải tranh đấu cho tự do và dân chủ, đó là biểu tượng của chúng ta. Giờ nếu Irvine mà kết nghĩa với Nha Trang thì lá cờ cộng sản sẽ treo được ở thành phố Irvine thì nghĩa là mình chấp nhận cộng sản Việt Nam, chấp nhận sự vi phạm của CSVN đến với đồng bào chúng ta.”
Đa số cư dân VN trong thành phố Fountain Valley là những người đến để tị nạn cộng sản và họ không chấp nhận những sự giao thương hay viếng thăm của những phái đoàn Việt Nam CS. Hơn thế nữa những sự viếng thăm đó chỉ đem lại sự xào xáo, sự bất ổn trong thành phố. Chúng tôi đã chống đối chuyện đó
Ông Michael Võ, Thị Trưởng TP Fountain Valley
Thị trưởng thành phố Westminster Tạ Đức Trí, nêu cảm nghĩ:
Ngày hôm qua, Thứ Ba, chúng tôi cùng một số dân cử gốc Việt cũng như rất nhiều đồng hương và các tổ chức hội đoàn đã đến để bày tỏ sự quan tâm đến việc kết nghĩa này. Hôm Thứ Sau tuần rồi, chúng tôi cũng có viết một lá thư gửi đến cho thị trưởng cũng như hội đồng thành phố Irvine để bày tỏ lập trường là chúng tôi không đồng ý việc kết nghĩa giữa hai thành phố cũng như cho thành phố Irvine biết. Riêng về thành phố Westminster chúng tôi đã thông qua một số nghị quyết để không có chào đón các phái đoàn cộng sản Việt Nam đến với thành phố Westminster và nói một cách nôm na là chúng tôi muốn cấm cửa tất cả các phái đoàn từ phía Việt Nam viếng thăm thành phố Westminster vì chúng tôi tôn trọng tự do và luôn lắng nghe nguyện vọng của đồng hương tại đây”
Ông Michael Võ, Thị Trưởng thành phố Fountain Valley chia sẻ kinh nghiệm:
Thành phố Fountain Valley trong thời gian trước cũng đã có những lời mời của những giới chức và phái đoàn thương mại Việt Nam đến để tham quan Phòng Thương Mại của thành phố Fountain Valley. Cá nhân tôi đã phản đối chuyện đó vì chúng tôi hiểu rằng đa số cư dân Việt Nam trong thành phố Fountain Valley là những người đến để tị nạn cộng sản và họ không chấp nhận những sự giao thương hay viếng thăm của những phái đoàn Việt Nam CS. Hơn thế nữa những sự viếng thăm đó chỉ đem lại sự xào xáo, sự bất ổn trong thành phố. Chúng tôi đã chống đối chuyện đó. Cuối cùng thì Phòng Thương Mại Fountain Valley đã rút lại lời mời đó. Quan trọng hơn hết, chúng tôi muốn cho họ hiểu những thành phố trên tất cả nước Mỹ hiểu rằng sự kết nghĩa với bất cứ thành phố nào trong đất nước Việt Nam đều là sự đồng tình với chế độ độc tài, khi nào đất nước Việt Nam còn chế độ độc tài, còn có sự thống trị của Đảng CSVN thì sự kết nghĩa đó không nên xảy ra. Chúng tôi đã đề nghị với với thành phố Irvine trong nghị trình tối qua là không nên kết nghĩa với thành phố Nha Trang và không nên kết nghĩa với bất cứ thành phố nào ở Việt Nam cho đến khi đất nước Việt Nam thật sự có dân chủ và nhân quyền.”
Ông từng về VN và từng giúp một số người sang đây, ông cũng đã thấy những gì xảy ra tại Việt Nam, ông có gặp một số người Việt Nam ở đây, và nghĩ rằng, kết nghĩa với Nha Trang là điều nên làm. Nhưng không ngờ, hôm nay, ông bị nhiều người chỉ trích như thế
Nghị Viên Larry Agran phát biểu
Trong khi đó, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ và Cộng Đồng Việt Nam Nam California cũng gởi thư phản đối đến Irvine.
Sáng Thứ Hai, Thị Trưởng Steven Choi có một buổi họp với một số người Việt Nam, bao gồm đại diện các tổ chức Hội Đồng Liên Tôn, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Hội Đồng Hương Nha Trang, và một số cá nhân khác.
Ông Choi khẳng định sẽ chống lại đề nghị kết nghĩa với Nha Trang.
Đến chiều Thứ Hai, 7 tháng 4, Nghị Viên Larry Agran gởi một văn thư tới các thành viên Hội Đồng Thành Phố và tổng quản trị thành phố Irvine, cho biết đề nghị của ông, mà trong nghị trình cuộc họp mang số 5.1, “sẽ không bao gồm Nha TrangViệt Nam.”
Tuy nhiên, theo thủ tục, thay đổi này phải có sự đồng ý của ít nhất ba trong năm thành viên Hội Đồng Thành Phố.
Chiều thứ Ba, 8 Tháng 4, trong khi chờ đợi phiên họp của hội đồng thành phố bắt đầu, hàng trăm đồng hương gốc Việt tập trung biểu tình tại sân trước của toà thị Irvine với một rừng cờ Việt và Mỹ, cùng các biểu ngữ được viết bằng tiếng Anh với nội dung phản đối sự kết nghĩa với CSVN.
Trong phiên họp, khoảng 100 người muốn lên phát biểu liên quan đến việc phản đối đề nghị kết nghĩa này, trong đó có khoảng 20 vị dân cử.
Nghị Viên Larry Agran, người đưa ra đề nghị kết nghĩa với Nha Trang, phát biểu rằng ông từng về Việt Nam và từng giúp một số người sang đây, ông cũng đã thấy những gì xảy ra tại Việt Nam, ông có gặp một số người Việt Nam ở đây, và nghĩ rằng, kết nghĩa với Nha Trang là điều nên làm. Nhưng không ngờ, hôm nay, ông bị nhiều người chỉ trích như thế.
Kết quả bỏ phiếu cuối cùng là Irvine ở miền Nam California không kết nghĩa với thành phố Nha Trang.



-----Original Message-----
From: Allen Trinh B
To: amsfv
Sent: Tue, Apr 8, 2014 8:31 pm
Subject: Fwd: [nhomcalpoly89] No Irvine-NhaTrang Sisterhood Protest in Irvine City Hall ! [27 Attachments]
_,_._,___





TNS Ngô Thanh Hải: Tuổi trẻ phải tiếp nối

Như bản tin của đài Á Châu Tự Do và cũng như nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ trước đây đã loan tải, ngày 25 tháng 9 vừa qua, ông Ngô Thanh Hải , một công dân Canada gốc Việt đầu tiên đã được chính thức bổ nhiệm vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của Canada.
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2013-01-03
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia
 sẻ
In trang này
01032013-sen-ngo-t-hai-paris.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải  trả lời RFA tại Paris
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải trả lời RFA tại Paris
Photo by Tuong An, RFA

 

 

 

Đừng quên nguồn gốc của mình

Ngày 30 tháng 12 vừa qua,  TNS Ngô Thanh Hải  đã công du sang Pháp để tiếp xúc với Cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận. Thông tín viên Tường An đã tiếp xúc với TNS Ngô Thanh Hải để tìm hiểu những trải nghiệm của ông trong 3 tháng đầu tiên trong Thượng viện Candada
Nguyên Thẩm phán toà quốc tịch Ngô Thanh Hải là 1 trong 5 Thượng Nghị Sĩ mới được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada , trở thành TNS Canada gốc Việt đầu tiên của quốc gia này. Canada có khoảng 250.000 người Việt, đa số dịnh cư sau năm 1975.  Ontario, nơi ông Ngô Thanh Hải cư ngụ là tỉnh bang lớn nhất Canada, có khoảng 100.000 người Việt đang sinh sống.
Sau khi đặt bút ký tên nhậm chức ngày 25 tháng 9 để trở thành TNS liên bang, đại diện cho tỉnh Ontario ông đã chọn tham gia vào Ủy Ban Nhân quyền và Ủy Ban Lập Pháp, Hành Pháp của Thượng viện, ông cho biết về những khó khăn, những thách thức cũng như những trải nghiệm sau 3 tháng làm việc như sau :
Lễ nhậm chức của thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải. photo by NTH
Lễ nhậm chức của thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải. photo by NTH
« Khó khăn thì cũng không khó khăn gì lắm vì mình ở trên Thượng viện thì mình chỉ phải thông qua những đạo luật mà ở trên Thượng viện đưa lên. Riêng đối với vấn đề đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam thì mình thấy mình có 1 cái lợi là nằm trong Thượng viện mình biết cách thức làm việc, biết cách thức tranh đấu, làm sao cho chính phủ Canada biết đến vấn đề Việt Nam của mình.
Khi vừa nhậm chức xong là tôi đã đi có thể nói là gần hết Canada rồi, tôi nêu lên một số vấn đề, một số ý kiến mà tôi nói chuyện với một số cộng đồng người Việt ở nơi đó để cho họ hiểu rõ thêm vai trò của TNS có thể làm gì được trong Thượng viện và cộng đồng có thể làm gì cho chính phủ Canada để ý đến vấn đề Nhân quyền và Tự do Dân chủ tại Việt Nam. »
Tôi tuyên thệ bằng tiếng Anh, sau đó tôi tuyên thệ bằng tiếng Pháp và sau cùng tôi tuyên thệ bằng tiếng Việt. Cái đó là cũng để nói lại cho con cháu chúng ta: thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba đừng quên nguồn gốc của mình, dù chúng ta ở đâu ở cương vị nào thì chúng ta vẫn nên nhớ rằng chúng ta vẫn còn là người VN.
TNS Ngô Thanh Hải
Candada có 308 dân biểu Hạ viện được dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm và 105 Thượng nghị sĩ. Chức vụ này do Thủ Tướng đề nghị lên Thống đốc Candada, được sự chấp nhận của Nữ Hoàng Anh và là chức vụ suốt đời.  Ông Ngô Thanh Hải cho biết ông nhận được cú điện thoại lúc 11giờ15 phút ngày 4 tháng 9 từ thủ tướng Stephen Harper để hỏi ông có chấp nhận sự bổ nhiệm vào Thượng viện hay không? Thời gian như ngừng lại với ông lúc đó. Khoảnh khắc chần chừ dù chưa đến hai giây, nhưng đối với ông như cả một thiên thu. Ngày nhậm chức, ông đã tuyên thệ bằng 3 thứ tiếng Anh Pháp và Việt, đây là điều chưa có tiền lệ. TNS Ngô Thanh Hải cho biết lý do ông muốn tuyên thệ bằng cả tiếng Việt :
« Khi mà tôi tuyên thệ bằng tiếng Anh, sau đó tôi tuyên thệ bằng tiếng Pháp và sau cùng tôi tuyên thệ bằng tiếng Việt. Cái đó là cũng để nói lại cho con cháu chúng ta : thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba đừng quên nguồn gốc của mình, dù chúng ta ở đâu ở cương vị nào thì chúng ta vẫn nên nhớ rằng chúng ta vẫn còn là người Việt Nam »
Ông Ngô Thanh Hải được biết đến như là thành viên năng nổ của cộng đồng người Việt tại Canada và hải ngoại và là sáng lập viên, cựu Chủ tịch Công ty Gia cư bất vụ lợi Ottawa. Ông cũng là đồng sáng lập Ủy ban Quốc tế vì Việt Nam Tự do, phân hội Canada.Trước khi trở thành Thượng nghị sĩ, ông Hải là Thẩm phán đặc trách vể Di trú và Công dân ở Ottawa từ tháng 12 năm 2007. Ông cũng là đương kim Chủ tịch của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ( một tổ chức do Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập )

Đối thoại hay không với chính quyền VN

Thủ tướng Canada, Stephen Harper và thượng nghị sĩ Ngô Thanh
 Hải trong buổi lễ nhậm chức. photo by NTH
Thủ tướng Canada, Stephen Harper và thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong buổi lễ nhậm chức. photo by NTH
Gần đây, có nhiều phản ứng trái ngược chung quanh vấn đề có nên đối thoại hay không với chính quyền Việt Nam. Với những người Việt gốc Hoa Kỳ, Pháp, Úc…v.v… đang giữ những chức vụ trong quốc hội của chính quyền sở tại, về phương diện ngoại giao, đó là một bổn phận của người đại diện quốc gia nơi mình cư ngụ, nhưng trên bình diện một người tị nạn đã từng chạy trốn chế độ CS thì đó vẫn còn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cải. Là một TNS của Canada, một nước đã có quan hệ thương mại với Việt Nam từ năm 1973 và là chủ tịch LMDCVN từ năm 2009, ông cho biết quan điểm rõ ràng của ông như sau :
Chúng ta ở ngoài này chúng ta không có đối thoại mà chúng ta phải nêu lên tiếng nói cho 90 triệu người dân trong nước, họ không có cơ hội để nêu lên tiếng nói của họ.
TNS Ngô Thanh Hải
« Nếu tôi có đại diện cho Canada đi công tác về Việt Nam , khi về đến Việt Nam tôi chỉ lo việc thương mại, ngoại giao của đôi bên, thì là xong. Nhưng trên cương vị của một người TNS Việt Nam tôi phải nêu lên vấn đề Nhân quyền , tôi phải nêu lên vấn đề Tự do Tôn giáo. Với cương vị đó, mình phải đặt câu hỏi, mình phải đòi hỏi CSVN phải tuân theo những vấn đề đó. Tôi là một TNS Canada gốc Việt, tôi không có lý do gì để tôi đối thoại với CSVN cả.
Trên cương vị đó, trách nhiệm của tôi là đòi hỏi CSVN phải thả tù nhân chính trị, đòi hỏi phải có Tự do Dân chủ , phải có Nhân quyền. Đó là nhiệm vụ của TNS. Đối thoại thì CSVN phải đối thoại với những nhà đấu tranh trong nước. Thành ra chúng ta ở ngoài này chúng ta không có đối thoại mà chúng ta phải nêu lên tiếng nói cho 90 triệu người dân trong nước, họ không có cơ hội để nêu lên tiếng nói của họ. Nếu mà có đối thoại, tôi nói với CSVN đối thoại với những nhà đấu tranh trong nước, chúng ta ở hải ngoại chúng ta không có gì để mà đối thoại hết. Đó là quan điểm của tôi. »

Thông điệp gửi giới trẻ

Sau khi nhậm chức, TNS Ngô Thanh Hải đã đi hầu hết các tiểu bang tại Canada, ông đặc biệt chú ý đến giới trẻ. Theo ông, thế hệ thứ nhất đã bỏ nước ra đi, đã lập lại cuộc đời. Thế hệ đó đã đi qua. Bây giờ là thời điểm của thế hệ thứ hai. Họ phải biết vì sao mà Cha Mẹ họ phải bỏ nước ra đi. Họ phải biết tiếp tục công việc đấu tranh của thế hệ trước để sự hy sinh này không trở thành vô nghĩa. Chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài ngày 30/12 tại Paris, thông điệp của ông muốn gửi gấm đến giới trẻ trong một buổi nói chuyện được tổ chức tại chùa Khánh Anh là :
« Con em chúng ta phải hiểu rẳng : tại sao tôi ở đây ? tại sao Ba má tôi bỏ nước ra đi ? Tội là ai ? Tôi là người Việt Nam , tôi là người Pháp gốc Việt, tôi là người Anh gốc Việt, tôi là người Canada gốc Việt. Cái chữ « gốc Việt » của mình phải giữ. Cái thế hệ đó phải tiếp nối chương trình đấu tranh Tự do Dân chủ mà Cha Ông của các em đã đấu tranh từ xưa đến giờ. Có thể nó có 1 cái nhìn khác, nhưng mà đường hướng đấu tranh về vấn đề Nhân quyền là con em mình phải tiếp tục. Đó là nhiệm vụ của con em của mình. »
Theo ông sự dấn thân của thế hệ trẻ tuy có, nhưng chưa đủ. Ông nói rằng sự phát triển về kinh tế của Việt Nam không đi đôi với sự phát triển về Nhân quyền, bất công xã hội còn quá nhiều. Một trong những phương pháp ôn hoà để đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam là dùng lá phiếu của mình để lên tiếng, Ông khuyến khích giới trẻ tham gia nhiều hơn vào chính trị và, thậm chí, tiến thêm một bước nữa để ra ứng cử, thế hệ trẻ nên dấn thân vào chính trường sở tại để ở một mức độ nào đó trở thành đại sứ cho 85 triệu người dân Việt Nam đang không được lên tiếng, ông nói :
«  Nếu được, các em dấn thân vào trong dòng chính ở xứ sở nơi mình cư ngụ. Nếu các em đắc cử Dân biểu hay là Tỉnh hay là…, chúng ta cũng có tiếng nói. Cái ảnh hưởng của chúng ta với 1 Nghị viên, với 1 Thượng nghị sĩ rất là mạnh trong xứ mà nới chúng ta cư ngụ. Cái thứ hai, nếu chúng ta không vô được dòng chánh, chúng ta có lá phiếu, chúng ta tranh đấu bằng cái lá phiếu để yêu cầu vị Dân biểu đại diện cho mình nêu lên nhưng yêu cầu của mình cần. »
Trong buổi nói chuyện với cộng đồng Paris ngày 31 tháng 12 vừa qua, ông cũng nói lên ưu tư của ông :
« Cái ưu tư hiện nay của chúng tôi là trong nước, thế hệ trẻ đã đấu tranh rồi, nhưng mà đấu tranh  cô đơn, không có ai yểm trợ thì sẽ rất là bơ vơ, thì thế hệ trẻ ở hải ngoại có bổn phận đứng lên đảm nhận vai trò yểm trợ thay cho thế hệ số 1 »
Anh Linh, một người trẻ có mặt tại đó rất tâm đắc với những chia sẽ của TNS Ngô Thanh Hải  :
Cái ưu tư hiện nay của chúng tôi là trong nước, thế hệ trẻ đã đấu tranh rồi, nhưng mà đấu tranh cô đơn, không có ai yểm trợ thì sẽ rất là bơ vơ, thì thế hệ trẻ ở hải ngoại có bổn phận đứng lên đảm nhận vai trò yểm trợ thay cho thế hệ số 1.
TNS Ngô Thanh Hải
« Sau khi tôi tham gia lắng nghe thì tôi thấy tất cả các điểm TNS đưa lên rất là hợp lý,  đứng về phương diện cá nhân, tôi rất là tán thành. Tất cả những câu hỏi mọi người đưa lên thì TNS trả lời trả lời rất là thích hợp cho hoàn cảnh của cộng đồng của người Việt hải ngoại. »
Nhà văn Trúc Giang lúa 9, đến từ Đức quốc thì nhận xét :
«  Thì mình thấy thứ nhất, đúng về cương vị người chính trị gia như ông thì mình thấy ông trả lời rất dè dặt và khéo léo với tư các một người chính trị gia, thì mình biết như vậy. Nhưng mình hiểu tình yêu nước của ông qua những sự quan tâm của ông cũng như câu nói của ông ấy là ông không có đối thoại với CSVN, mình cũng rất là hài lòng. »
Ộng Ngô Thanh Hải quê tại Sa-đéc, tốt nghiệp cử nhân giáo dục tại đại học Sorbonne, năm 1970 trở thành nhà ngoại giao trẻ nhất của VNCH ở tuổi 24 trong ngạch Tham vụ ngoại giao năm 1973 là Tùy viên báo chí của tòa đại sứ VNCH tại Thái Lan và năm 1975 ông và gia đình sang tị nạn tại Canada, 4 người con : 3 gái,1 trai của ông đều trở thảnh luật sư tại quốc gia này. Hiện nay Canada có 2 Dân biểu gốc Việt thuộc đảng đối lập, TNS Ngô Thanh Hải thuộc đảng Bảo thủ. Nhưng dù thuộc đảng nào đi chăng nữa. Tân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải   vẫn mong rẳng ông là TNS Canada gốc Việt đầu tiên, nhưng sẽ không phải là người cuối cùng.

Tù Cải Tạo: Tội Ác Chống Nhân Loại Của Cộng Sản Việt Nam

Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã bê nguyên cái mô hình “hoc tập cải tạo” của Mao Trạch Đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là “cải tạo” những người chống đối chủ nghĩa xã hội để trở thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch “cải tạo giết người” này, Hồ Chí Minh đã giết và thủ tiêu 850,000 người dân Miền Bắc trong những cái gọi là “trại học tập cải tạo.”
Tu Cai Tao VC
Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 “trại cải tạo” của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
“Học Tập Cải Tạo” Bắt Đầu tại Miền Bắc Việt Nam
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiêu diệt tất cả những thành phần chống đối bằng những kế hoạch khủng bố sắt máu như: Rèn Cán Chỉnh Quân, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Cách Ruộng Đất, và đàn áp những phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Trăm Hoa Đua Nở… Số nạn nhân của những vụ khủng bố này không ai biết là bao nhiêu, nhưng có thể ước tính là trên một triệu người, bởi vì chỉ riêng vụ gọi là Cải Cách Ruộng Đất đã có 700,000 nạn nhân. Nói chung, cho tới đầu năm 1960 toàn thể xã hội Miền Bắc đã bị “cào bằng,” không còn giai cấp (social class). Các giai cấp trí, phú, địa, hào đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ. Không ai có quyền tư hữu và mọi người đều nghèo khổ, đói rách như nhau. Mỗi năm, mỗi người được phát 2 thước vải thô Nam Định chỉ có thể may được một cái quần hay một cái áo, và hàng tháng được phát 15kg gạo, 200gr đường… Chưa hết, với chủ trương tuyệt diệt những thành phần chống đối, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho cái quốc hội bù nhìn “ban hành” một nghị quyết về “học tập cải tạo.” Đây là một mẻ lưới “vĩ đại” cuối cùng nhằm vét hết những thành phần có thể gây cản trở cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của y. Các trại “cải tạo” của Hồ Chí Minh được rập theo đúng khuôn mẫu các trại “lao cải” (laogai hay laojiao) của Mao Trạch Đông. . . Theo lệnh của Hồ, quốc hội cộng sản đã “ban hành” một Nghị Quyết (Resolution) về “học tập cải tạo” mang số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961. Căn cứ vào nghị quyết này, hội đồng chính phủ đã “đẻ” ra cái Thông Tư (General Circular) số 121-CP ngày 8-9-1961 để áp dụng trong toàn nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Những nạn nhân bị chi phối bởi cái nghị quyết trên gồm những thành phần sau đây:
1.        Tất cả những gián điệp nguy hiểm, những biệt động; tất cả những quân nhân và viên chức hành chánh của chính quyền quốc gia trước đây.
2.        Tất cả những nhân vật nòng cốt của các tổ chức và đảng phái đối lập.
3.        Tất cả những thành phần ngoan cố thuộc giai cấp bóc lột và những kẻ chống phá cách mạng.
4.        ất cả những kẻ chống phá cách mạng đã bị tù và hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.
Bốn thành phần trên đây đều có một đặc điểm chung mà cộng sản gọi là “những thành phần ngoan cố, chống phá cách mạng.” (obstinate counter-revolutionary elements). Thời gian “cải tạo” được ấn định là 3 năm, nhưng sau 3 năm mà chưa “tiến bộ” thì “cải tạo” thêm 3 năm nữa và cứ như thế tiếp tục tăng thêm 3 năm nữa… cho đến khi nào “học tập tốt, cải tạo tốt” thì về, thực tế là vô thời hạn. Ngoài Hồ Chí Minh và những tên đồng đảng ra, không ai biết được số nạn nhân bị đưa đi “cải tạo” là bao nhiêu; nhưng có thể ước tính là nhiều triệu người, căn cứ vào con số nạn nhân chết trong các “trại cải tạo” là 850,000 người do Tổ Chức Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (The Victims of Communism Memorial Foundation) đưa ra: (…When Ho Chi Minh sent 850,000 Vietnamese to their graves in reeducation camps ...)
“Học Tập Cải Tạo” tại Miền Nam Việt Nam
Cộng sản ước tính rằng tại Miền Nam có 1,300,000 người đã tham gia vào chính quyền Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và mỗi gia đình có 5 người; như vậy là có 6,500,000 người có nợ máu với chúng. Những người nào phục vụ trong quân đội hay trong chính quyền thì phải đi “cải tạo” và những thành phần còn lại trong gia đình thì phải đi những “khu kinh tế mới;” cũng là một cách đưa đi đầy ải tại những vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Đây là một kế hoạch “tắm máu trắng” đã được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của của tập đoàn Việt gian cộng sản.
Một tháng sau khi xâm chiếm được Miền Nam, lũ bán nước cộng sản áp dụng Nghị Quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 của chúng để đưa một triệu quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia chống cộng đi “học tập cải tạo,” thưc chất là đưa đi tù để trả thù (revenge). Đây là cung cách hành xử man rợ của thời trung cổ. Và bằng lối hành xử dã man, rừng rú này, cộng sản đã phạm 5 trong số 11 Tội Ác chống Nhân Loại [1] (Crimes against Humanity) theo luật pháp quốc tế được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute) như sau:
Tội ác thứ 1 – Tội cầm tù hay tước đoạt tự do thân thể một cách nghiêm trọng, vi phạm những điều luật căn bản của luật pháp quốc tế(Imprisonment or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law)
Những người bị cộng sản cầm tù (imprisonment) sau ngày 30-4-1975 là những người bị cộng sản trả thù vì lý do chống cộng tức lý do chính trị. Cộng sản không thể mang những người này – công dân của một một quốc gia độc lập đã bị Việt gian cộng sản, tay sai của Quốc Tế 3, xâm chiếm bằng vũ lực (aggression) một cách phi pháp – ra toà án để kết tội. Cộng sản nguỵ biện một cách láo xược rằng những người này là những tội phạm chiến tranh (war criminals) theo điều 3 của đạo luật về tội chống phá cách mạng ban hành ngày 30-9-1967 của chúng (article 3 of the 30 October 1967 law on counter-revolutionary crimes) và rằng nếu mang ra tòa án xét xử thì những người này có thể bị kết án từ 20 năm tù đến chung thân hay tử hình; nhưng vì chính sách “khoan hồng” và sự “chiếu cố” của đảng nên những người này được đưa đi “học tập cải tạo” thay vì đưa ra toà án xét xử. Đây là một sự nguỵ biện trơ trẽn và lếu láo. Luật rừng rú của đảng cộng sản không có một chút gì gọi là công lý của thời đại văn minh mà chỉ là một công cụ man rợ của thời trung cổ để khủng bố người dân Miền Bắc dưới sự thống trị của chúng, và không thể mang ra áp dụng cho công dân của một quốc gia văn minh như VNCH được.
Tóm lại, giam cầm người không chính thức kết án, không xét xử (imprisonment without formal charge or trial) là vi phạm nhân quyền và là Tội Ác chống Loài Người.
Tội ác thứ 2 – Tội tra tấn, hành hạ (Torture)
Đối với cộng sản, các quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà và những người quốc gia chống cộng là kẻ thù không đội trời chung của chúng. Do đó, một khi đã sa cơ rơi vào tay chúng là dịp để chúng trả thù bằng tra tấn và hành hạ. Mục đích trả thù của chúng là nhằm tiêu diệt hết khả năng chống cự của cả thể chất lẫn tinh thần của người tù. Sau đây là vài đòn thù tiêu biểu:
2014 MAR 28 TuCaiTao 300
a. Hành hạ bằng cách bỏ đói - Đây là một đòn thù thâm độc nhằm tiêu diệt ý chí của người tù về lâu về dài. Người tù bị đói triền miên, không còn nghĩ đến chuyện gì khác ngoài miếng ăn. Quanh năm suốt tháng không một bữa được ăn no; càng ăn càng đói và đói cho tới khi chết. Ngay cả trong giấc ngủ cũng chỉ mơ đến miếng ăn. Bát cơm và miếng thịt là một ước mơ xa vời. Trên nguyên tắc, mỗi người tù được cấp mỗi tháng 12kg gạo. Nhưng thực tế, người tù chỉ được cấp ngô, khoai, sắn, bo bo… tương đương với 12kg gạo mà chúng gọi là “quy ra gạo.” Ngô, khoai, sắn và bo bo mà chúng cho tù ăn là những thứ được cất giữ lâu ngày trong những kho ẩm thấp, bị mục nát, hư hỏng và đầy sâu bọ. Với số lượng và phẩm chất lương thực như thế, tính ra chỉ cung cấp đươc khoảng từ 600 đến 800 calories một ngày, không đủ để sống cầm hơi, lại phải làm công việc khổ sai nặng nhọc cho nên đã có rất nhiều tù nhân chết vì đói, vì suy dinh dưỡng. Sau đây là một ví dụ: vào cuối năm 1978, tại trại 2 thuộc liên trại 1 Hoàng Liên Sơn có một anh bạn tù vì “lao động” nặng nhọc và suy dinh dưỡng đang nằm chờ chết. Anh em bạn tù thấy vậy bèn hỏi xem anh ta có muốn nhắn gì về cho vợ con hay người thân không? Anh bạn tù sắp chết nói rằng anh ta chỉ muốn được ăn no một bữa khoai mì luộc! Nghe vậy, có một anh tù, vì thương bạn, đã mạo hiểm chui qua hàng rào, đào trộm vài củ khoai mì do chính tù trồng, mang về luộc, rồi mang lên cho bạn thì anh bạn đã chết. Thỉnh thoảng tù cũng được cho ăn cơm nhưng lại độn hai phần sắn hay khoai với một phần gạo, và mỗi bữa ăn, mỗi người được phân phát một chén nhỏ với nước muối. Đến mùa “thu hoạch” ngô và khoai mì do tù trồng, anh em tù cũng được cấp phát ngô và khoai mì luộc. Mỗi bữa ăn được phân phát hai cái bắp ngô, chỉ đếm được chừng 1000 hạt, và khoai mì thì được cấp phát hai khúc, mỗi khúc ngắn độ một gang tay. Còn thịt thì chỉ được cấp phát vào những dịp đặc biệt như ngày tết Nguyên Đán, ngày lễ độc lập của chúng, ngày sinh nhật “Bác”của chúng; mỗi phần ăn được khoảng 100gr thịt heo hay thịt trâu.
Bỏ đói tù là một thủ đoạn tra tấn/hành hạ (torture) đê tiện, có tính toán của cộng sản. Ngoài việc huỷ diệt ý chí của người tù, sự bỏ đói còn nhằm huỷ hoại thể chất của người tù để không còn sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó, đã có rất nhiều anh em mắc những chứng bệnh do suy dinh dưỡng như lao phổi, kiệt sức, phù thũng, kiết lỵ, ghẻ lở…, và có rất nhiều cái chết rất đau lòng chỉ vì đói, vì suy dinh dưỡng, vì thiếu thuốc men và không được chữa trị…
b. Hành hạ thể xác - Cộng sản vẽ ra khẩu hiệu “lao động là vinh quang.” Chúng bắt người tù phải làm công việc khổ sai nặng nhọc như cuồc đất, đào đất, làm đường, đào ao, chặt cây, đốn gỗ, cưa xẻ, làm gạch…Người tù đã thiếu ăn, kiệt sức; chúng lại đặt ra những chỉ tiêu cao để người tù không thể đạt được, và chúng kiếm cớ để hành hạ thể xác:
§  Cắt tiêu chuẩn lương thực từ 12kg xuống còn 9kg và nhốt vào conex, khoá chặt. Người tù bị nhốt như vậy có khi hàng tháng. Với sức nóng mùa Hè và khí lạnh mùa Đông không thể chịu đựng nổi, người tù bị chết vì sức nóng và chết vì rét.
§  Cắt tiêu chuẩn lương thực xuống còn 9kg; nhốt trong sà lim; hai chân bị cùm siết chặt đến chảy máu; da thịt bị nhiễm trùng, lở loét; người tù bị nhốt như vậy trong nhiều tháng trời và khi được thả ra chỉ còn da bọc xương, đi không nổi phải bò.
§  Chúng cột người tù vào một cây cột và bắt người tù phải đứng thẳng hoặc nằm hay ngồi cả tuần lễ có khi lâu hơn.
§  Chúng trói người tù theo kiểu cánh bướm “butterfly style or contorted position” bằng cách bắt một cánh tay bắt chéo qua vai và cánh tay kia bắt qua sau lưng và cột chặt hai ngón tay cái với nhau. Chúng cột người tù trong tư thế bị trói như vậy vào một cái cột và bắt đứng trong nhiều tiếng đồng hồ. Người tù chịu không nổi, bị ngất xỉu.
Trên đây chỉ là vài cách hành hạ (torture) thể xác tiêu biểu. Cộng sản còn nhiêu kiểu hành hạ độc ác khác như nhốt người tù vào chuồng cọp hay bỏ xuống những giếng nước khô cạn, bỏ hoang lâu ngày, đầy những ổ rắn rết…
c. Tra tấn tinh thần - Mục đích của cộng sản là làm cho tinh thần người tù luôn luôn bị căng thẳng để gây tổn thương trầm trọng cho sức khoẻ thể chất và tinh thần (causing serious injury to physical and mental health) bằng hai phương pháp sau đây:
- Nhồi sọ chính trị (Political indoctrination) - Để mở đầu kế hoạch “cải tạo,” cộng sản bắt người tù phải học 9 bài chính trị. Mỗi bài phải học từ một tuần lễ đến 10 ngày gồm: lên lớp, thảo luận trong tổ, trong đội… Cuối mỗi bài học, người tù phải viết một bản gọi là “thâu hoạch” để nộp cho chúng. Nội dung những bài học gọi là chính trị này chỉ là những bài tuyên truyền rẻ tiền như: Mỹ là tên đầu sỏ đế quốc, là con bạch tuộc có hai vòi: một vòi hút máu nhân dân Mỹ và một vòi hút máu nhân dân nước ngoài. Ta đánh Mỹ cũng là giải phóng cho nhân dân Mỹ thoát khỏi sự bóc lột của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ là con hổ giấy. Mỹ giầu nhưng không mạnh. Ta nghèo nhưng ta mạnh.
Dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh, ta đã đánh thắng tên đế quốc sừng sỏ nhất thời đại. Nguỵ quân, nguỵ quyền là tay sai của đế quốc Mỹ, có nợ máu với nhân dân và là tội phạm chiến tranh…Bài học cuối cùng là bài “lao động là vinh quang” để chuẩn bị bắt người tù làm những việc khổ sai nặng nhọc.
Những bài tuyên truyền rẻ tiền và ấu trĩ trên đây chỉ có thể áp dụng cho người dân bị bưng bít và thiếu học ở Miền Bắc đã bị cộng sản u mê hoá chứ không có tác dụng gì đối với những người đã sống dưới chính thể tự do tại Miền Nam. Tuy nhiên, cái không khí khủng bố của trại tù đã làm cho một số anh em hoang mang và căng thẳng tinh thần. Do đó, đã có một số người tự sát và trốn trại. Những người trốn trại chẳng may bị bắt lại đã bị chúng mang ra toà án nhân dân của chúng kết tội và bắn chết ngay tại chỗ. Đây là đòn khủng bố tinh thần phủ đầu của cộng sản theo kiểu “sát nhất nhân, vạn nhân cụ.”
- Tự phê (Confession) - Tiếp theo phần “học tập chính trị” là phần “tự phê.” Người tù phải viết một bản tiểu sử kể từ khi còn nhỏ cho tới khi vào tù; phải kê khai thành phần giai cấp của dòng họ từ ba đời trước cho đến con cháu sau này; phải kê khai những việc làm trong quá khứ và phải kết tội những việc làm đó là gian ác cũng như phải tự kết tội mình có nợ máu với nhân dân. Người phát thư cũng bị kết tội là đã chuyển thư tín giúp cho bộ máy kìm kẹp của nguỵ quân, nguỵ quyền. Các vị tuyên uý trong quân đội bị kết tội là đã nâng cao tinh thần chiến đấu của nguỵ quân. Các bác sĩ quân y thì bị kết tội là đã chữa trị cho các thương, bệnh binh để mau chóng phục hồi sức chiến đấu của nguỵ quân…Tóm lại, tất cả nguỵ quân, nguỵ quyền đều là những thành phần ác ôn, có nợ máu với nhân dân và phải thành khẩn khai báo những tội ác cũng như phải thành khẩn lao động sản xuất để sớm được đảng cứu xét cho về đứng “trong lòng dân tộc.” Trong suốt thòi gian bị tù, người tù phải liên tiếp viết những bản tự phê; phải moi óc tìm và “phịa” ra những “tội ác” để tự gán và kết tội mình, và nếu bản viết lần sau thiếu vài “tội ác” so với bản viết lần trước, anh sẽ bị kết tội là vẫn còn ngoan cố và thời gian học tập sẽ còn lâu dài.
“Tự phê” một đòn tra tấn tinh thần rất ác ôn. Nó làm cho người tù bị căng thẳng tinh thần triền miên kể cả trong giấc ngủ và đã có một số anh em gần như phát điên, la hét, nói năng lảm nhảm và có người đã tự vẫn…
Tu Cai Tao
Tội ác thứ 3 – Tội giết người (Murder)
Những anh em trốn trại bị bắt lại đã bị cộng sản mang ra xử tại toà án nhân dân của chúng và bị bắn chết ngay tại chỗ. Đây là tội ác giết người (murder) bởi vì trên danh nghĩa cũng như theo pháp lý thì những người này chỉ là những người đi học tập. Và khi một người đi học tập mà trốn trại học tập là chuyện rất thường tình, không có tội lỗi gì đối với pháp luật. Nhưng đối với bọn vô nhân tính cộng sản thì không thể nói chuyện lý lẽ với chúng được. Vào một ngày cuối năm 1975, tại trại giam Suối Máu, Biên Hoà, chúng mang hai anh sĩ quan cấp uý trốn trại bị bắt lại ra xử tại toà án nhân dân rừng rú của chúng được thiết lập ngay trong trại giam. Trước khi mang ra xử, chúng đã tra tấn hai anh này đến mềm người, rũ rượi, xụi lơ, không còn biết gì nữa. Ngồi trên ghế xử, tên “chánh án” cùng ba tên đồng đảng giết người mặt sắt đen sì, răng đen mã tấu, dép râu, nón cối, ngập ngọng giọng Bắc Kỳ 75 đọc xong “bản án giết người” đã viết sẵn và ngay lập tức chúng mang hai anh ra bắn chết cạnh hai cái hố đã đào sẵn. Buổi trưa hôm đó bầu trời Biên Hoà có nắng đẹp, nhưng khi tiếng súng giết người nổ vang lên, mây đen bỗng kéo đến phủ tối cả bầu trời và đổ xuống những hạt mưa nặng hạt. Tất cả anh em trong trại giam lặng lẽ cúi đầu tiễn đưa hai đồng đội sa cơ, thất thế.
Ngoài cách giết người rừng rú trên đây, cộng sản còn chủ tâm giết người bằng nhiều cách khác như cho ăn đói và bắt làm khổ sai nặng nhọc để chết dần chết mòn; để cho chết bệnh, không cung cấp thuốc men, không chữa trị; bắt làm những việc nguy hiểm chết người như gỡ mìn bằng tay không…
Tội ác thứ 4 – Tội bắt làm nô lệ (Enslavement)
Người tù phải sản xuất lương thực như trồng sắn, trồng ngô, trồng khoai, trồng rau…để tự nuôi mình; ngoài ra, còn phải sản xuất hàng hoá, sản phẩm để bán ra ngoài thị trường. Tại các trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, người tù phải đốn gỗ, cưa xẻ, chặt giang, chặt nứa, chặt vầu… để trại tù mang đi bán. Tai trại tù Hà Sơn Bình có những đội cưa xẻ, đội mộc, đội gạch để sản xuất bàn, ghế, giường, tủ và gạch để bán. Tại trại tù Z30D, Hàm Tân, người tù phải trồng mía, sản xuất đường; mỗi tháng bán hàng tấn đường ra ngoài thị trường… Cộng sản bắt người tù phải làm công việc như người nô lệ thời trung cổ khi phe thắng trận bắt người bên phe thua trận phải làm nô lệ lao động (slave labour) thay vì mang đi giết. Đây là sự vi phạm nhân quyền một cách man rợ của thời trung cổ và là một Tội Ác chống Loài Người.
Tội ác thứ 5- Tội thủ tiêu mất tích người (Enforced disappearance of persons)
Theo các tài liệu nghiên cứu có giá trị hàn lâm tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì số nạn nhân chết trong các “trại cải tạo” là 165,000 người. Hiện nay, ngoài cộng sản ra, không ai biết nơi chôn cất các nạn nhân này. Suốt 33 năm nay, chúng không cho thân nhân cải táng để mang hài cốt về quê quán. Đây là đòn thù vô nhân đạo đối với những nạn nhân đã nằm xuống, và là hành vi độc ác (inhumane act) gây đau khổ tinh thần triền miên, suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Chỉ có một số rất ít, không đáng kể, thân nhân các nạn nhân đã chạy chọt, tìm được cách cải táng người thân của họ; còn tuyệt đại đa số 165,000 người tù chính trị được coi như đã bị thủ tiêu mất tích. Đây là chủ tâm trả thù dã man của cộng sản và là một Tội Ác chống Nhân Loại.
Mới đây nhất, trong cuộc họp với tổng thống George W. Bush tai Bạch Cung ngày 24-6-2008, Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ tiếp tục tìm kiếm và trao cho Hoa Kỳ hài cốt những quân nhân Mỹ mất tích (MIA) trong cuộc chiến VN. Trong khi đó quân cộng sản giết người đang chôn giấu để thủ tiêu mất tích hài cốt của 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia đã bị chúng sát hại, sau ngày 30-4-1975, trong 150 “trại tù cải tạo” của chúng trên toàn cõi VN. Điều này chứng tỏ rằng lũ Việt gian cộng sản tiếp tục nuôi dưỡng hận thù đối với người Việt quốc gia, ngay cả đối với những người đã nằm xuống, trong khi miệng chúng luôn luôn hô hào hoà hợp hoà giải. “Đừng nghe những gì cộng sản nói; hãy nhìn kỹ những gì chúng làm.”
Ngoài 5 tội ác chống loài người kể trên, vào năm 1980, cộng sản đã có kế hoạch đưa gia đình những người tù từ Miền Nam để cùng với những thân nhân của họ đang bị tù tại Miền Bắc đi “định cư” tại những “khu kinh tế mới” ở Miền Bắc mà thí điểm đầu tiên là khu Thanh Phong/Thanh Cầm, một khu rừng thiêng nước độc tại Miền Bắc, nơi đang có những “trại cải tạo.” Ý đồ của âm mưu thâm hiểm này là đưa đi đầy chung thân, khổ sai, biệt xứ để giết dần, giết mòn tất cả những người tù cùng với gia đình họ. Đây là một kế hoạch diệt chủng (genocide) được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của tập đoàn Việt gian cộng sản. Nhưng trời bất dung gian, chúng không thực hiện được âm mưu diệt chủng này vì cục diện thế giới thay đổi dẫn đến sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và chúng đã phải thả những nạn nhân của chúng ra để họ đi định cư tại Hoa Kỳ với tư cách là những người tỵ nạn chính trị (political refugees).
Cái nghị quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 của tên đại Việt gian bán nước Hồ Chí Minh – cho tới ngày hôm nay vẫn còn hiệu lực – là một dụng cụ đàn áp thâm hiểm nhất để chống lại nhân quyền (the most repressive tool against human rights). Suốt nửa thế kỷ vừa qua, bằng cái nghị quyết phản động này, lũ bán nước cộng sản đã và đang tiếp tục đưa hàng triệu, triệu người Việt Nam đi “học tập cải tạo” mà không qua một thủ tục pháp lý nào cả. Với 5 Tội Ác chống Nhân Loại (Crimes against Humanity) như đã trình bày trên đây, bọn Việt gian cộng sản phải bị mang ra xét xử tại Toà Án Hình Sự Quốc Tế [2] (International Criminal Court).
Số Nạn Nhân Bị Giam Cầm, Số Nạn Nhân Chết và Số “Trại Tù Cải Tạo”
Theo sự ước tính của các tài liệu nghiên cứu có tính hàn lâm tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã được phổ biến “…According to the published academic studies in the United States and Europe…” thì số nạn nhân và số các “trại tù cải tạo” được ước tính như sau:
§  1 triệu nạn nhân đã bị giam giữ không bị chính thức kết tội hay xét xử (without formal charge or trial).
§  165,000 nạn nhân chết tại các “trại tù cải tạo.”
§  Có ít nhất 150 “trại tù cải tạo” sau khi Sàigòn sụp đổ.
Thời Gian “Cải tạo”
Có những nạn nhân đã bị giam giữ tới 17 năm, và theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì đại đa số nạn nhân bị giam giữ từ 3 tới 10 năm, và tính trung bình mỗi người phải trải qua 5 trại giam. “…according to the U.S. Department of State, most term ranging from three to 10 years…” Nếu lấy con số trung bình là 7 năm tù cho mỗi người thì số năm tù của một triệu nạn nhân là 7 triệu năm. Đây là một tội ác lịch sử không tiền khoáng hậu của bọn Việt gian cộng sản; vượt xa cả tội ác một ngàn năm của bọn giặc Tầu và một trăm năm bon giặc Tây cộng lại.
Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh.
Chính phủ Hoa Kỳ công nhận những người bị giam cầm (imprisonment) này là những ngưòi tù chính trị, và đã điều đình với phỉ quyền cộng sản để cho những người này được thả ra để cùng với gia đình đi đinh cư tỵ nạn tại Mỹ ưu tiên theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) đối với những người bị giam cầm từ 3 năm trở lên. “…The U.S. government considers reeducation detainees to be political prisoners. In 1989 the Reagan administration entered into an agreement with the Vietnamese government, pursuant to which Vietnam would free all former AVN soldiers and officials held in reeducation camps and allow them to immigrate to the United States… that gives priority to those who spent at least three years in reeducation…
Hoa Kỳ coi việc đưa những người tù chính trị này sang định cư tỵ nạn tại Mỹ là để trả một món nợ quốc gia đối với đồng minh trong thời chiến. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với Hoa Kỳ trong cuộc chiến. “… Resettling this group will be a step toward closing out this nation’s debt to its Indochina wartime allies. “These people have been detained because of their closed association with us during the war,” said Robert Funseth, the senior deputy assistance secretary of state for refugee affairs who spent most of this decade negotiating their resettlement…”
Phải nói môt cách chính sác rằng những người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ theo một chương trình ra đi đặc biệt (a special program) nằm trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) chứ không phải theo chương trình HO (Humanitarian Operation) tưởng tượng nào cả. Cái gọi là chương trình HO chỉ là sự suy diễn từ các con số thứ tự của các danh sách những người tù chính trị đã được cộng sản trao cho Hoa Kỳ để phỏng vấn đi tỵ nạn tại Mỹ theo thứ tự: H.01, H.02…. H.10, H.11, H.12…
Cộng sản và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng “HO” không Chính không Thực và Lập Lờ này cho những âm mưu đen tối của chúng. Chúng có thể tuyên truyền lếu láo rằng: “Không những đảng đã tha chết cho bọn tội phạm chiến tranh này, mà còn tổ chức cả một “Chiến Dịch Nhân Đạo/HO” để cho đi định cư tại ngoại quốc. Ra đến ngoại quốc đã không biết ơn lại còn đi đấu tranh, biểu tình chống lại đảng…” Sự kiện tù chính trị là một sự kiện có tính chính trị và lịch sử; phải xử dụng Danh cho Chính. Không thể Lộng Giả Thành Chân cái nguỵ danh “HO” để xuyên tạc sự thật lịch.
Học tập cải tạo” là một nguỵ danh để che đậy 5 Tội Ác chống Loài Người (Crimes against Humanity) được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute) của bè lũ Việt gian cộng sản đối với quân, dân, cán, chính VNCH đã bị chúng giam cầm (imprisonment) một cách phi pháp sau ngày 30-4-1975. Đây cũng là một tội ác có tính lịch sử của lũ Việt gian cộng sản. Cái nguỵ danh “tù cải tạo/HO” phải được Chính Danh là: Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân của Tội Ác chống Loài Người của Hồ Chí Minh và bè lũ cộng sản. Cũng cần phải nói thêm rằng khi dùng cái danh từ “cải tạo” của cộng sản là mắc mưu chúng bởi vì chúng tuyên bố lếu láo rằng vì các anh có “nợ máu” với nhân dân nên các anh phải đi “cải tạo,” và khi tự gọi mình là “tù cải tạo” tức là tự nhận mình có tội. Cũng như khi tự gọi mình là một “HO”- một cái nguỵ danh đã bị lộng giả thành chân để chỉ một người “tù cải tạo” – là tự từ bỏ cái căn cước người tù chính trị của mình. Cho nên, Chính Danh là vấn đề rất quan trọng cả về chính trị và lịch sử. Dùng Nguỵ Danh để che đậy và bóp méo một sự kiện lịch sử là tội đại gian và có tội đối với lịch sử.
Đỗ Ngọc Uyển 
Sanjose, California


THÔNG BÁO SỐ 11 CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỊNH THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN)

img040

img041



Thư trả lời một du sinh Nhật trước đây



Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.
Đó là Tự Do, Dân Chủ.
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đỉa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu
Một trăm năm nô lệ giạc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng gày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nổi đau của ông còn nhẹ hơn nổi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được” đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”
Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
Tại sao người Việt tham vặt.
Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiều phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
Thật là nhục nhả, thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giử gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rỏ đây là đất nước của mình.
Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẩn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẩn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
“trải qua một cuộc bể dâu
Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.
Thân ái.
Tiểu My




Bản Lên Tiếng thứ 46_Việt Nam Là Nước Giam Giữ Tù Chính Trị Nhiều Nhất Trên Thế Giới 
Và 
Lời Kêu Gọi Liên Hiệp Quốc Cùng Quốc Tế Mở Cuộc Điều Tra Về Cái Chết Của 165.000 Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa

Kính gởi Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các chính phủ Hoa Kỳ, Liên Âu, các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới.
Lời dẫn: Việc Cộng-Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam phóng thích người tù xuyên thế kỷ, đại úy nhạc sĩ Nguyễn-hữu-Cầu, cũng như trả tự do sang Mỹ trị bịnh cho ông Cù Huy Hà Vũ đã không phải là thể hiện tích cực cho vấn đề nhân quyền được cải thiện ở Việt-Nam. Ngược lại, đó là chiêu bài đánh lạc hướng dư luận để Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đàn áp nhân quyền, hành hạ tù nhân chính trị, lương tâm hiện còn bị giam giữ trong các trại giam. Cụ thể là trường hợp của tù nhân lương tâm Hồ thị Bích Khương (1). Cũng như cái chết thương tâm của tù nhân lương tâm, thầy giáo Đinh-đăng-Định, mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là kẻ có trách nhiệm lớn nhất.
Báo cáo mới đây của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ ra Việt Nam là nước giam giữ tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á là điều cần thiết, nhưng chưa thể hiện đúng thực tế lịch sử. Phải nói rằng Việt Nam là nước giam giữ nhiều tù chính trị, lương tâm, dân oan và tôn giáo nhất thế giới, hơn cả trại giam của Đức Quốc Xã hồi thế chiến thứ 2 (1939-1945)
Thưa quý vị,
Sau khi chiến tranh Việt-Nam chấm dứt vào ngày 30-04-1975, thay vì thực hiện chính sách hòa đồng dân tộc, xoá bỏ thương tích, hàn gắn đau thương trong quá khứ do chiến tranh gây nên, nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa sau khi cưỡng chiếm Việt-Nam Cộng-Hòa đã thi hành một chính sách trả thù vô cùng tàn bạo và độc ác đối với quân nhân công chức chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa.
lê duẫn, phạm văn đồng
Lê-Duẫn (hình bên trái); Phạm-văn-Đồng (hình bên phải) hai nhân vật chủ trương đàn áp và giết hại tù nhân chính trị Việt-Nam Cộng-Hòa.
Ông Lê-Duẩn tổng bí thư đảng Lao-động Việt-Nam (tiền thân của đảng Cộng sản Việt-Nam) và ông Phạm-văn-Đồng thủ tướng Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (tiền thân của Cộng-Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam) đã thực hiện chính sách trả thù qua việc áp dụng Nghị Quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 do Phạm-văn-Đồng ký và ban hành.
Nội dung chính của nghị định nêu trên là: 
“Tất cả những gián điệp nguy hiểm, những biệt động; tất cả những quân nhân và viên chức hành chánh của chính quyền quốc gia trước đây.
Tất cả những nhân vật nòng cốt của các tổ chức và đảng phái đối lập.
Tất cả những thành phần ngoan cố thuộc giai cấp bóc lột và những kẻ chống phá cách mạng.
Tất cả những kẻ chống phá cách mạng đã bị tù và hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.
Bốn thành phần trên đây đều có một đặc điểm chung mà cộng sản gọi là "những thành phần ngoan cố, chống phá cách mạng.". Thời gian "cải tạo" được ấn định là 3 năm, nhưng sau 3 năm mà chưa "tiến bộ" thì "cải tạo" thêm 3 năm nữa và cứ như thế tiếp tục tăng thêm 3 năm nữa... cho đến khi nào "học tập tốt, cải tạo tốt" thì về...”  -ngung trích-
Trong quyển “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã giới thiệu ở phần trên cũng viết tại trang 83: “Đồng Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày 30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra trong một cuộc họp của bộ chính trị...” –ngưng trích-
Cụ thể là  “Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo đó Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo bắt giữ con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam”. (Trích: “Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont”, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997-Phần IV về Á Châu).
Trong tập tài liệu ghi bí số TN/QP-14 được phổ biến ngày 14/02/1977 tại cục lưu trữ Bộ Quốc Phòng Cộng sản Việt-Nam ghi rõ như sau tại trang số 6: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người". -ngưng trích-
Theo tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo thực sự đều là tù chính trị như sau: “Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ . Binh sĩ VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975.AFP/Getty Images – Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam. – Ðại tá có 600, bị tù 366. – Trung tá có 2.500, bị tù 1.700. – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500. – Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền. Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm”. -ngưng trích-
Trang web của The Wall Street Journal, (ngày Thứ Hai, 23-07-2007), nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra rộng lớn của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng: "Ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể cả những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm.” 
Qua những số liệu trên cho thấy, sau khi chiếm được Việt Nam Cộng Hòa, ngoài việc đưa 1.321.506 quân nhân công chức VNCH đi tù (trại học tập cải tạo), trong số 1.321.506 người bị giam cầm, đã có 165.000 tù chính trị Việt-Nam Cộng-Hòa bị cộng sản Việt-Nam giết chết trong các trại tù.
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn biến cả nước Việt-Nam thành một trại tù giam giữ khoảng 47 triệu dân Việt-Nam (thời điểm 30-04-1975, chấm dứt chiến tranh Việt Nam) ; chính sách này vẫn còn tiếp tục duy trì cho đến năm nay, năm 2014. Tổng số dân Việt-Nam bị giam giữ trong hai nhà tù lớn và nhỏ là 87 triệu người. Tính đến năm 2014, tổng số dân Việt-Nam gần đạt 90 triệu người. 90 triệu người này trừ lại 3 triệu đảng viên, cảm tình viên, gia đình đảng Cộng sản, do đó còn lại là 87 triệu. Có một số chênh lệch nhưng tỷ lệ này không cao.
Tất cả người việt-Nam đều là tù nhân của nhà cầm quyền Cộng-sản Việt-Nam qua việc bị cấm đoán hành xử quyền tự do ngôn luận ; tự do di chuyển (chính sách hộ khẩu); tự do biểu tình, hội họp; tự do tôn giáo (trường hợp Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống bị đàn áp khốc liệt) ; tự do xử dụng internet để bày tỏ tư tưởng v.v…Ngoài ra, nguời Việt-Nam còn bị  nhà  cầm quyền buôn bán ra ngoại quốc để  làm nô lệ tình dục và nô lệ  tay chân. Nếu ai vi phạm những điều này đều bị đưa từ nhà tù lớn sang nhà tù nhở và phải chịu sự trừng phạt nặng nề, cho đến khi kiệt sức hoặc đến chết như tù nhân chính trị Trương-văn-Sương, Nguyễn-văn-Trại, Bùi-đăng-thủy, Đinh-đăng-Định.
Do đó, Việt Nam là nơi giam giữ tù nhân chính trị nhiều nhất trên thế giới. Trại tù Việt-Nam hơn hẳn trại tù thời Đức Quốc Xã của Adolf Hitler (1939-1945) về số lượng tù nhân bị giam giữ cũng như các thủ đoạn tàn bạo, độc ác đối với tù nhân.
Dưới đây là một số hình ảnh thực, được phác họa lại nói về những cảnh tra tấn, hành hạ cực kỳ dã man của Cộng sản Việt-Nam đối với những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm…Hình trích từ quyển sách Trại Cải tạo (1a) của tác giả Phạm-quang-Giai (tác giả tự xuất bản năm 1985)* và Trầm K (1b) * Tuyển tập thơ của những người tù yêu nước do Hưng Việt xuất bản năm 1999.
tù nhân chính trị
Hình 1 (1a)
tù nhân chính trị việt nam cộng hòa
Hình 2 (1a)
tùnhân chính trị việt nam cộng hòa
Hình 3 (1a)
tù nhân chính trị việt nam cộng hòa
Hình 4 (1b)
tù nhân chính trị việt nam cộng hòa
Hình 5 (1b)
tù nhân chính trị việt nam cộng hòa
Hình 6 (1b)
Hiện thời danh tính của 165.000 tù chính trị Việt-Nam Cộng-Hòa bị giết chết trong các trại tù đều do Bộ Công An (tiền thân là Bộ Nội vụ) cất giữ, người chịu trách nhiệm lớn nhất hiện nay cần phải bạch hóa hồ sơ này đó là ông Trần-đại-Quang, Đại tướng bộ trưởng bộ công an cộng sản Việt-Nam.
Do đó, Hội Sử-Học Việt-Nam trân trọng kêu gọi cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các chính phủ Hoa Kỳ, Liên Âu, các tổ chức nhân quốc tế hãy mở cuộc điều tra và áp lực bằng mọi hình thức, thực thi bằng nhiều biện pháp chế tài cụ thể để Bộ công an Cộng sản Việt Nam trao trả hồ sơ của 165.000 tù chính trị Việt-Nam Cộng-Hòa về với gia đình của họ qua trung gian của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Linh hồn của 165.000 tù chính trị VNCH cũng như gia đình của họ sẽ vô cùng biết ơn hành động can thiệp vì nhân quyền, nhân đạo này của quý vị. Đồng thời cũng là sự cảnh cáo đối với những nước, nhà cầm quyền nào còn tiếp tục vi phạm trầm trọng nhân quyền. Đặc biệt là nhà cầm quyền cộng sản Việt-Nam.
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất thế giới, là tội phạm chiến tranh, vị trí của họ không phải ngồi trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà phải ngồi ghế của kẻ phạm tội trước tòa án hình sự quốc tế về Việt-Nam để chịu sự xét xử về tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng đã làm gần 20 triệu người Việt-Nam thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh do đảng Cộng sản Việt-Nam chủ xướng từ năm 1930 đến 2014.
Trước khi chấm dứt bản lên tiếng này, chúng tôi xin được trình bày tiếp theo đây nguyên văn lá thư báo động của Mục Sư Nguyễn-trung-Tôn về trường hợp của tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương :
«(1) Hãy Cứu Lấy chị Hồ thị Bích Khương,
Tôi thật sự đau lòng; khi lại phải ngồi đây để viết những dòng chữ này để kính chuyển tới những đọc giả thân quên, những cơ quan tổ chức nhân quyền, các cá nhân, tổ chức trong cũng như ngoài nước yêu chuồng tự do; một thông tin khẩn cấp về tình hình sức khỏe và tính mạng của người nữ tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương, là một trong 3 nữ tù nhân lương tâm Việt nam vừa được Liên đoàn quốc tế nhân quyền (FIDH) đưa vào trong danh sách  yêu cầu nhà cầm quyền Việt nam phóng thích.
Sau khi nhận được tin báo từ người thân của chị Tạ Phong Tần cho biết: Chị Hồ Thị Bích Khương vẫn đang tiếp tục bị kỷ luật với hình thức biệt giam. Tôi đã khẩn cấp thông báo cho người thân của chị biết bố trí đi thăm gặp để biệt rõ tình hình sức khỏe của chị. Chị gái của chị là chị Hồ Thị Lan đang bị bệnh nên không đi được, chị nhờ tôi viết giúp nội dung là thư của chị đã lên tiếng để gửi tới quy vị vào ngày 4/4/2014 vừa qua. Vì quá lo lắng cho chị nên tôi đã cố gắng thu xếp động viên con trai của chị Khương là cháu Nguyễn Trung Đức vào trại giam thăm chị vào sáng ngày hôm nay ngày 7/4/2014. Khi trở về cháu cho tôi biết: Sáng nay chị Hồ Thị Bích Khương phải ngồi xe lăn, có hai người tù vừa đẫy vừa đỡ để chị có thể ra gặp con mình. Trong khi gặp con, chị không nói được nhiều vì sức khỏe quá yếu. Chị chỉ thều thào cho con trai mình biết rằng: Trong thời gian đang bị kỷ luật chị có đề nghị cán bộ trại giam cho gửi một lá thư về nhà cho con trai mình, nhưng cán bộ không cho. Chị rất bức xúc nên đã phản đối lại việc trại giam tước quyền được gửi thư  của chị. Vào ngày 28 hay 29/3/2014 vừa qua, một nữ cán bộ (chị Khương có nói tên nhưng cháu Đức nghe không rõ) đã xông vào đánh chị túi bụi, dùng chân tặng vào vùng bụng của chị nhiều lần khiến cho chị bị đau đớn vô cùng. Nữ công an này còn tuyên bố “ Loại tù như mày tao thích đánh khi nào thì đánh, có đánh chết mày cũng chng sao”. Sau khi chịu một trần đòn chí tử dưới đôi chân của người nữ công an thì chị Khương không thể đứng dậy được. Từ đó tới nay chị phải di chuyển bằng chiếc xe lăn. Cháu Đức cũng có thông báo cho mẹ mình biết là: “ Liên đoàn quốc tế nhân quyền (FIDH) đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt nam phóng thích cho mẹ”. Theo cháu Đức kể lại thì khi nghe tin này chị Khương đã gửi lời cám ơn tới tất cả những cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đã quan tâm vận động cho chị. Tuy nhiên chị tỏ ra rất thất vọng khi trả lời với con rằng: “ Chắc mẹ không có cơ hội đó đâu. Rất có thể mẹ sẽ chết trong tù, bởi Cộng sản chưa chắc đã chấp nhận phóng thích mẹ đâu. Nếu tháng này mà không nhận được điện thoại của mẹ thì con biết rằng mẹ đã chết con nhé. Mắt của mẹ rất mờ, đầu và thân thể đều đau, chân không thể đứng lên được.” Sau thời gian gặp gỡ chớp nhoáng cháu Đức đã phải chia tay mẹ mình và rất có thể đây là lần gặp mẹ cuối cùng của Đức.(Nếu như những gì chị Khương đã tự nhận định về tình hình sức khỏe của bản thân mình). Tôi hy vọng điều đó sẽ không xãy ra đối với chị. Thật xót xa khi chúng ta vừa phải chia tay thầy Đinh Đăng Định vĩnh viễn. Chúng ta không thể để mất thêm chị Hồ Thị Bích Khương, hày bất cứ người nào nữa. Tôi thật sự không hiểu rằng sau khi nhà cầm quyền Việt Nam đã chính thức ký tham gia vào công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc và chính thức trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, nhưng sao lực lượng công an “còn đảng còn mình”  của họ vẫn cứ hành xử với người dân như những lũ côn đồ? Liệu các quốc gia thành viên của HĐNQLHQ có thấy Việt Nam thật sự xứng đáng đứng ngang hàng, ngồi ngang ghế trong tổ chức này nữa hay không?
Tôi khẩn kính mong các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hãy nhanh tay phổ biến thông tin này tới những Chinh phủ, Quốc hội của các quốc gia tiến bộ để vận động mọi người cùng nhau lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Công sản sớm phóng thích cho các tù nhân lương tâm,  không còn ai phải chịu cảnh đọ đầy trong chốn ngục tù chỉ vì lý do chính kiến.
Nguyện cầu Thiên Chúa quyền năng yêu thương nâng đỡ và thêm sức, chữa lành cho chị.
Thanh hóa ngày 7/4/2014
Nguyễn Trung Tôn

Ông Hà Vũ sẽ tiếp tục 'bản lĩnh' đấu tranh

Dù đã được ra tù và sang Mỹ, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ vẫn tiếp tục 'bản lĩnh yêu nước' và đấu tranh với tư cách một người 'trí thức chân chính', theo Giáo sư Tương Lai từ TP. HCM.


NGHE http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/04/140408_tuonglai_cuhuyhavu.shtml


GS Tương Lai
Giáo sư Tương Lai tin tưởng ông Hà Vũ dù đã sang Mỹ sẽ tiếp tục 'bản lĩnh yêu nước' và đấu tranh.
Dù đã được ra tù và sang Mỹ, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ vẫn tiếp tục 'bản lĩnh yêu nước' và đấu tranh với tư cách một người 'trí thức chân chính', theo Giáo sư Tương Lai từ TP. HCM.
Bình luận về việc ông Hà Vũ mới được trả tự do, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học cho rằng ông Vũ đã từng tranh đấu trước khi vào tù, trong thời gian trong tù, cho nên không có lý do gì gợi ý rằng ông Vũ sẽ thay đổi bản lĩnh tranh đấu của mình.
Nhà quan sát cho rằng đã có những thỏa thuận ngầm được diễn ra giữa nhà nước Việt Nam và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ để ông Hà Vũ có thể qua Mỹ chữa bệnh.
Ông khẳng định đây là một quyết định mang tính chất 'chính trị' hơn là một lý cớ cho ông Hà Vũ đi 'chữa bệnh' thông thường.
Theo Giáo sư Tương Lai, ông Hà Vũ có thể đã bị từ chối một trong các điều kiện để ông được thả, đó là việc ông muốn được đưa từ trại giam về qua thăm nhà riêng của ông ở đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, trước khi sang Mỹ.

'Tiếp tục áp lực'

"Một Cù Huy Hà Vũ được thả, nhưng còn rất nhiều tù nhân lương tâm khác, anh Điếu Cầy chẳng hạn, và rất nhiều người khác nữa. Và tôi hy vọng sau sự kiện thả Cù Huy Hà Vũ, thì khát vọng của nhân dân là những người tù lương tâm khác cũng sẽ được tự do"
"Có thể gia đình của ông Hà Vũ đã phải chấp nhận điều này", giáo sư Tương Lai nói.
Về diễn biến tiếp sau việc Tiến sỹ luật đã được ra tù, Giáo sư Tương Lai cho rằng cộng đồng quốc tế nên tiếp tục các nỗ lực để 'áp lực' nhà cầm quyền Việt Nam phải cứu xét lại và tiến tới thả nhiều tù nhân chính trị và lương tâm khác còn đang bị giam giữ trong các trại giam, kể cả giải tỏa cho những người bị quản thúc tại gia.
"Quá nên chứ không phải là nên hay không nên, quá nên, và thứ hai, một Cù Huy Hà Vũ được thả, nhưng còn rất nhiều tù nhân lương tâm khác, anh Điếu Cày chẳng hạn, và rất nhiều người khác nữa,
"Và tôi hy vọng sau sự kiện thả Cù Huy Hà Vũ, thì khát vọng của nhân dân là những người tù lương tâm khác cũng sẽ được tự do," ông nói với BBC từ Sài Gòn hôm 8/4/2014.


VN Tôi Đây !!em bé cởi truồng mò cua bắt ốc 

_On The Net.


Thay vì được ăn no ngủ kỹ, em bé phải lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, san sẻ một phần lo lắng với bố mẹ.

Ngày hôm nay (3/4), trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên.

Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi – PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình. Trên người em không có lấy mảnh vải che thân, thứ duy nhất bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.

Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng được nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn những đứa trẻ sẽ không thể nào làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Có thể đối với em bé, đó chỉ là hành động thường ngày nhưng với những người xem ảnh, điều này thực sự khiến họ cảm thấy chua xót.

Rớt nước mắt với cảnh em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
Bạn Trần Tuấn Nam xúc động: Tuổi còn nhỏ thế kia mà đã phải lam lũ, thương thay cho những trẻ em vùng cao, còn quá nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn thử hỏi có ai là không động lòng. Ở ngoài kia vẫn còn quá nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ. Mong rằng mọi người sẽ hiểu thêm được giá trị nhân văn phía sau bức ảnh này”.

Nỗi vất vả của những người nghèo khó, trẻ em không có điều kiện để đến trường, người già phải bon chen cực khổ trong xã hội để có được miếng cơm manh áo… 
Đó là những hình ảnh xúc động đến rơi lệ của hàng nghìn cư dân mạng muốn thông qua đó nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người




No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List