Nhà văn, nhà báo Phan
Lạc Phúc đã qua đời bên Úc
Tin buồn loan
báo từ ngày thứ hai 25 tháng 4-2016, bác Phan Lạc Phúc bị đột quỵ đã qua đời.
Hưởng thọ 88 tuổi.
Thực ra bác đã
mất ngay tại nhà, cấp cứu đưa vào nhà thương giữ cho bệnh nhân sống bằng các ống
trợ sinh. Chờ các con về đông đủ sẽ rút ra để có thể chính thức giã từ sự sống.
Nhiều thân hữu trên thế giới đã biết tin. Chúng tôi gửi đến các bạn trong danh
sách riêng để cùng cầu nguyện cho bác Phan Lạc Phúc.
Tìm trên
Internet với tên Phan Lạc Phúc các bạn sẽ thấy toàn là những bài bác viết đầy
chuyện tử tế, nhân hậu để lại cho chúng ta.. Tôi là độc giả của bác từ Việt
Nam. Rồi khi ra tù qua Úc, bác Phúc tiếp tục viết Tạp Ghi chuyện xa gần quanh
ta viết cho bạn bè.
Tác giả là con
người tử tế. Viết toàn chuyện tử tế về những anh em tử tế trong cuộc đời tử tế.
Sự nhân hậu tử tế thể hiện trong văn phong cả chuyện trong tù. Đối với bác Phúc
có cả những tay cai tù và ngay cả trưởng trại tù cũng có người tử tế. Bác viết
về chuyện người coi trại tù khi nói chuyện với những tù cải tạo gọi là các ông.
Chuyện chưa từng có. Bác Phúc đặt tên người tù nhẩy Bắc Nguyễn Hữu Luyện là Người
Tù Kiệt Xuất.
Riêng tôi mấy
năm sau này bác Phúc nghỉ viết lại trở thành độc giả của Giao Chỉ. Tôi hết sức
hân hạnh. Chúng tôi tao ngộ bên Úc nhân dịp được báo Việt Luận mời qua gặp độc
giả. Trong đó có vị độc giả thân yêu của tôi là bác Phúc. Sau đó hàng tháng bác
Phúc chuyện trò với chúng tôi qua điện thoại. Sự khích lệ của độc giả đặc biệt
như nhà văn Phan Lạc Phúc quả thực là niềm hân hạnh cho tác giả Giao Chỉ.
Tôi có khá nhiều
độc giả cao niên, nhưng hiểu nhau và nói với nhau những lời tử tế thương yêu,
tôi vẫn chờ đợi ở bác Phan Lạc Phúc.
Lần qua Úc năm xưa, bác Phúc dẫn vợ chồng tôi
vào thăm bác gái trong nhà dưỡng lão. Bác trai cầm gói khoai đưa cho bác gái
nói rằng: "Hôm nay mình phải đi ăn trưa với ông bà khách từ Mỹ qua. Mẹ nó
ăn cơm xong dùng củ khoai nầy tráng miệng". Người vợ thương yêu của bác Phúc
cười rất hiền lành mà gật đầu. Khách viễn phương từ Mỹ qua cầm tay bác Phúc gái
lắc nhẹ. Hình ảnh này chúng tôi không bao giờ quên được.
Bác Phan Lạc
Phúc là người thông thái văn chương kim cổ. Giỏi Pháp văn và cả Hán tự. Nhưng
tinh thần hoài cổ vẫn tràn ngập trong lòng. Nói thực ra đời sống của bác vẫn đầy
tính chất nông thôn. Chữ dùng cho đúng bác là người nhà quê mà Nguyễn Bính thường
dùng chữ CHÂN QUÊ.
Con người chân
quê đó tôi hết sức kính trọng và yêu mến. Thôi thế từ nay sẽ không còn tiếng
nói viễn liên từ phía dưới địa cầu gọi cho Giao Chỉ với những lời khích lệ chân
tình.
Dù tuổi thọ của
bác bao nhiêu, tôi cũng không quan tâm. Thật tình, tôi chỉ muốn ông sống mãi để
khen ngợi công việc của chúng tôi. Ở cái tuổi nầy tiền tài danh vọng rồi cũng sẽ
qua đi. Lời khích lệ của tri kỷ làm ta sống được mỗi tuần. Nhìn đi nhìn lại, bạn
bè hiểu nhau lần lượt ra di. Biết ai chia xẻ từ nay đến ngày 30 tháng từ năm tới.
Hai giờ đêm qua
tôi trao đổi đôi lời với bác Văn Quang tại Việt Nam có nhắc đến bác Lô Răng
Phan Lạc Phúc. Lại sắp làm lễ tưởng niệm cho Nguyễn Ngọc Bích, cũng là một người
tử tế đã làm toàn chuyện tử tế suốt 40 năm qua. Còn chuẩn bị lễ phủ cờ vàng cho
mũ đỏ Hoàng Tích Hữu Ái. Con người một đời ngang dọc đang nằm chờ nhưng giây
phút cuối vẫn còn thắc mắc không biết giờ này tổ quốc ở đâu? Ra đi ở
Sacramento, không biết tổ quốc có cử ai đến phủ cho ta một là cờ?...
Nhưng lá cờ tử
tế kỳ này phải dành cho Phan Lạc Phúc ở bên Úc. Lá cờ dành cho Giao Chỉ để sẵn
tại Viet Museum. Lá cờ nào cho Văn Quang ở Sài Gòn? Có lẽ sẽ phủ trên Internet.
Xin xem tin về
bác Phúc dưới đây để biết ông đã ra đi như thế nào
*********************
Nhà báo Phan Lạc Phúc hấp hối trên giường bệnh!
Di ảnh nhà báo Phan Lạc Phúc
Nhà báo Phan
Lạc Phúc, cựu chủ bút Nhật báo Tiền Tuyến (tiếng nói của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa), nổi danh qua bút hiệu “Ký giả Lô Răng” trước 1975 và nay là các bút ký “Bạn
Bè Gần Xa” - đã lâm trọng bịnh, khi bị đột qụy tại nhà riêng ở vùng Bonnyrigg
NSW. Australia.
Tối thứ Hai
25.4.2016 vừa qua, cháu ngoại thấy điện trong phòng của ông vẫn còn để sáng, dù
lúc ấy đã hơn 11 giờ khuya. Bước vào định tắt đèn và phát giác ông đã nằm bất động
trên vũng máu, vội gọi mẹ là bà Phan Hồng Hà.
Bởi nhà gần bệnh viện Liverpool nên xe cứu
thương đến ngay chỉ sau mươi phút, nhưng vẫn không cứu chữa kịp, bởi cú đột qụy
mạnh đã quật ông té ngã, khiến một phần xương hàm bên trái bị bể vỡ và máu tràn
ra khắp miệng, mũi, tai và mắt!
Hiện ông đang nằm tại Bệnh viện Liverpool và thở nhờ ống
trợ sinh. Bác sĩ cho biết máu đã vỡ tràn trong óc, nếu mổ cũng không cũng cứu
chữa được! Với lại thời gian ông bị đột qụy đã quá lâu không ai biết, khiến não
không còn hoạt động. Bà Hồng Hà cho biết: “Đúng ra bố đã đi rồi! Nhưng nhà xin
để ống trợ thở để chờ chị Cần ở bên Mỹ về”. Bà Phan Tú Cần là trưởng nữ của nhà
văn Phan Lạc Phúc, thứ Năm 28.4 này từ California sẽ về đến Sydney và sau đó ống
trợ sinh sẽ được rút ra. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có thể ra đi bất cứ
lúc nào, kể cả trước khi ống trợ sinh được tháo bỏ.
Nhà báo Phan Lạc Phúc sinh năm 1928, năm nay đã 88 tuổi,
tuy vậy sức khoẻ của ông vẫn rất sung mãn. Ông vẫn thường tham gia các sinh hoạt
Cộng đồng và đến nursing home thăm vợ hàng tuần. Bà Phúc chỉ kém ông một tuổi,
nhưng đã phải vào nhà hưu dưỡng ở Cabramatta mấy năm nay và tay chân không còn
cử động! Bà HồngHà cho biết: “Tụi cháu không dám báo cho mẹ biết, vì mẹ có thể
đi theo bố ngay nếu nghe tin!”
Ông Phan Lạc Phúc trước khi bị đột qụy mấy tiếng còn nói
chuyện trên viber với nhà văn Phan Lạc Tiếp, là em ruột của ông hiện định cư ở
Mỹ. Gia đình cũng không dám báo tin dữ cho ông Tiếp, bởi sợ ảnh hưởng đến sức
khoẻ của ông chú.
Được biết, cựu Trung tá Phan Lạc Phúc sau 10 năm bị “học
tập cải tạo” ở miền Bắc, đã đến Úc đoàn tụ năm 1992 do con cái bảo lãnh. Ngay
khi đến Úc ông đã cộng tác với Nhật báo Chiêu Dương do ông Nhất Giang làm chủ
bút, bởi ông Nhất Giang đã từng là thuộc cấp của ông Phan Lạc Phúc tại Nhật báo
Tiền Tuyến.
Giao Chỉ, San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
Hey! This post could not be written any better!
ReplyDeleteReading this post reminds me of my previous room mate! He always kept talking
about this. I will forward this write-up to him.
Pretty sure he will have a good read. Thanks for sharing!
My site: xem phim viet nam hd thuyet minh