Xin gửi lại với hình ảnh đầy đủ hơn
[Attachment(s) from
tuong pham included below]
On Friday, October 18, 2013 2:08 AM, Loc Vu <> wrote:
Đôi lời giải thích
Chúng tôi tham dự vào
việc giúp đoàn Lam Sơn
thực hiện dự án thực
hiện bức tường vinh danh
tại San Jose. Có một số
dư luận chống đối. Khi tôi
nhắc đến nguyên văn lời
cuối cùng của tướng
Nguyễn Khoa Nam nói với
tùy viên: Chết để làm gì?
Những người phê
phán sai lầm và ác ý cho là bôi xấu ông tướng.
Bài viết này để quý độc
giả hiểu rõ hơn.
Từ cái chết của ông Ng.
Khoa Nam chúng ta cùng trả lời những câu hỏi.
Đi để làm gì, sống để
làm gì và chết để làm gì.
Trân trọng.
Giao Chỉ
CHẾT ĐỂ LÀM GÌ.
Giao
Chỉ San Jose.
Hồi ký Lê Ngọc Danh
Chết để làm gì ? Ai nói câu đó ? Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
Ai
nghe được ? Trung úy tùy viên Lê Ngọc Danh. Ghi nhận ở đâu ? Trong tác phẩm
Nguyễn Khoa Nam của gia tộc Nguyễn Khoa.
Người nói như vậy có phải đang hoảng loạn tâm thần hay không ? Không hề. Lúc đó
tướng quân Nguyễn Khoa Nam hết sức sáng suốt, bình tĩnh và dũng cảm. Nhắc lại Chết
để làm gì như vậy có phải là sỉ nhục một danh tướng VNCH không ? Tầm bậy.
Lê ngọc Danh viết lại với tấm lòng tôn kính ông thầy. Dòng họ Nguyễn Khoa in
trong sách với niềm hãnh diện chia xẻ với toàn quân. Tôi viết lại nguyên văn vì
chợt bắt được linh hồn của chữ nghĩa. Các bạn chê bai là chưa tỏ ngọn ngành.
Nhưng cũng nhờ những phê phán loạng quạng tôi có dịp giảng giải nguồn cơn. Thực
vậy, các bạn thắc mắc loạn ngôn nhưng tôi phải cảm ơn, chính vì các bạn mà tôi
viết lại đầu đuôi câu chuyện này.
Di ngôn tự vấn
Từ
nhiều năm trước, tôi đọc hồi ký Lê Ngọc Danh, chợt đến những đoạn nghe đối
thoại của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi lặng người. Tôi suy tư về tư duy của
con người đã nói lên những lời bất hủ đó. Khi tùy viên báo tin tướng Minh đầu
hàng. Ông nói: Qua biết rồi. Khi báo cáo các sĩ quan thân cận di
tản. Ông nói: Đi làm gì. Khi được thương binh yêu cầu: Thiếu
tướng đừng bỏ tụi em. Ông nói: Không! Qua không bỏ tụi em. Khi
báo cáo phó tướng tự tử. Ông nói: Chết để làm gì.
Những
lời ông nói lúc đó không phải dành cho thủ hạ. Không phải dành cho chúng ta.
Tướng Nguyễn Khoa Nam nói cho chính ông. Ông tự hỏi và tự đi tìm câu trả lời.
Bây giờ 38 năm sau, xin các bạn cùng tôi tìm hiểu. Tôi phải viết lại câu chuyện
từ đầu như sau.
Những lời cuối cho miền Nam.
Lịch sử ghi rằng.
1954 Geneve chia đôi đất nước. Đất nước trở thành 2 miền Nam Bắc. Trải qua 21
năm đấu tranh chính trị rồi chiến tranh thực sự. Tháng 4 năm 1975 Bắc quân tràn
ngập các quân khu 1,2 và 3. Quân khu 4 của tướng Nguyễn Khoa Nam với 3 sư đoàn,
18 tiểu khu và 200 ngàn quân vẫn còn yên tĩnh. Tổng thống và thủ tướng cùng bàn
giao và ra đi. Đại tướng tổng tham mưu trưởng cũng ra đi. Trung tướng quyền
tổng tham mưu trưởng điện thoại cho tướng Nam yêu cầu chuẩn bị đón chính phủ và
bộ tổng tham mưu tái phối trí về miền Tây. Tướng Nam điện thoại cho tư lệnh sư
đoàn 9 đưa trung đoàn Long An chuẩn bị lên đường. Liền sau đó lệnh hủy bỏ. Vị
tổng thống dân sự chưa nhậm chức được 1 tuần đã chuẩn bị bàn giao cho vị đại
tướng cuối cùng.
Chiều 29 tháng 4- 1975 thiếu tướng Phạm văn Phú quê Hà Đông, 47 tuổi uống thuốc
độc tự tử tại nhà, tự nhận trách nhiệm làm mất vùng 2. Chở vào nhà thương Grall
cấp cứu. Ông qua đời sáng 30 tháng 4, trước khi có lệnh đầu hàng. Trưa 30 tháng
4 đại tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng trên radio Sài gòn. Tại Cần thơ,
trung úy Lê ngọc Danh bước vào phòng tư lệnh quân đoàn 4 báo cáo chưa hết lời,
tướng Nguyễn Khoa Nam ngồi coi giấy tờ, ngước lên nói: Qua biết rồi.
Trung tá cảnh sát Nguyễn văn
Long sinh trưởng tại Huế, 56 tuổi, nghe tin radio đã tự sát bằng súng lục tại công
viên giữa thành phố Sài Gòn. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, quê Sơn Tây, 42 tuổi, bình
tĩnh ngồi ăn 3 bát cơm với các sĩ quan rồi rút vào phòng tự tử bằng súng tại bộ
tư lệnh Lai Khê.
Từ
căn cứ Đồng Tâm nghe tin đầu hàng, chuẩn tướng
Trần văn Hai, quê Gò Công, 50 tuổi, tư lệnh sư đoàn 7 , điện thoại qua Mỹ Tho
từ giã tướng Huỳnh văn Lạc tư lệnh sư đoàn 9 bộ binh. Sau đó ông Hai uống thuốc
độc tự tử. Trở lại Cần Thơ, tùy viên lại vào phòng tư lệnh báo cáo các sĩ quan
quân đoàn bắt đầu di tản. Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam vẫn ngồi ở bàn giấy, nhìn lên
nói. Đi để làm gì.
Ông
tự hỏi nhưng đã tự tìm thấy câu trả lời. Ông quay sang chỉ thị cho tùy viên
chuẩn bị xe. Lúc đó là chiều 30 tháng 4. Sài Gòn đang náo loạn. Những chiếc
trực thăng cuối cùng của Hoa Kỳ đã rời tòa đại sứ từ sáng sớm. Bến Bạch Đằng
vắng lặng vì toàn thể hạm đội VNCH đã ra khơi đêm qua. Đoàn tầu quân vận của
chúng tôi đi sau hải quân nhưng chưa ra khỏi cửa sông đã nghe lệnh đầu hàng.
Trong khi đó, tại miền Tây, tướng Nam, tưởng chừng một ngày như mọi ngày, đi
thăm thương binh tại quân y viện Phan thanh Giản giữa 1 thị xã Cần thơ vắng
lặng.
Thương binh ngóc đầu nói với vị tư lệnh: Thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Tư lệnh
nói: Không, Qua không bỏ tụi em. Bước ra cửa bệnh viện, tùy viên
thấy tư lệnh chùi nước mắt. Trở về tư dinh, tư lệnh vẫn mặc quân phục thắp
hương lễ Phật.
Hai lần phái đoàn cộng sản vào gặp tư lệnh rồi lại đi ra. Tối 30 tháng 4 tùy
viên Lê ngọc Danh qua nhà tướng tư lệnh phó Lê văn Hưng. Nghe tiếng súng nổ. Chuẩn
tướng Lê văn Hưng quê Gia Định, 42 tuổi, đã vào phòng riêng tự sát. Trở về báo
cáo. Vị tư lệnh quân đoàn nói. Chết để làm gì. Ông nói với
tùy viên, nhưng thực sự là tự hỏi mình. Tùy viên kể lại, ông vẫn mặc quân phục
nằm suốt đêm 30 tháng 4. Đèn vẫn sáng trên bàn thờ Phật . Buổi sáng sớm 1 tháng
5-1975 ở Cần thơ. Thành phố vẫn vắng lặng. Ba thầy trò đứng nhìn xuống đường.
Tư lệnh đứng giữa, hai tùy viên 2 bên. Tư lệnh chợt bật khóc. Hai anh trung úy
trẻ tuổi trẻ cũng khóc theo. Giọt nước mắt của những chiến sĩ khóc cho cả 1 đạo
quân. Dường như có máu trong nước mắt đàn ông. Quay vào tư lệnh bình tĩnh giao
2 va ly cho 2 anh sỹ quan. Các anh vừa ra khỏi phòng, ông lấy súng bắn
vào đầu tự tử. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, sinh quán Thừa Thiên, năm đó
48 tuổi. Tiếng chuông thỉnh Phật lần cuối dường như vẫn còn vang vọng trong
không gian với khói hương nghi ngút. Tướng Nguyễn Khoa Nam đã sống 1 ngày 30
tháng 4 dài nhất của đời lính.
Ông
đã tự tìm thấy các câu trả lời. Đi để làm gì. Ông không đi. Chết để làm gì. Ông
biết ông chết để làm gì. Rất sáng suốt và bình tĩnh. Ông chọn cái chết. Ông là
mặt trời chói lọi của tháng 4 năm 1975.
Chết để làm gì. Đó chính là di ngôn tự vấn.
Suy luận cổ Kim.
Sau cùng tướng Nguyễn
Khoa Nam đã để lại di ngôn bằng 1 câu hỏi. Ông đưa ra 1 bài toán và ông đưa ra
lời giải đáp.
Ngày xưa ở trong Nam
năm 1867 tại Cần thơ, cụ Phan thanh Giản không giữ được 3 tỉnh miền T ây cũng
đã tự tử. Ngài cũng biết chết để làm gì. Ngoài Bắc, Nguyễn Tri Phương 1873
rồi đến Hoàng Diệu 1882 cũng không giữ được thành Hà Nội nên đã tự tử.
Các ngài đã biết là chết để làm gì.
Con
người ta thường hỏi là chết rồi sẽ đi đâu. Không ai hỏi là chết để làm gì. Chỉ có
những người tự quyết định tính mạng của mình mới có thể đặt câu hỏi chết để làm
gì.
Trong đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, người chiến binh thường không có cơ
hội lựa chọn. Cộng sản ào đến biển người hô lớn. Hàng sống, chống chết.
Sự lựa chọn không có suy nghĩ. Giơ tay lên sống, không giơ tay lên bị bắn. Đại
tá Hồ ngọc Cẩn là công giáo nên không tự sát. Ông không giơ tay đầu hàng nên bị
xử bắn sau khi bị hành hạ suốt 4 tháng dài. Ông không đầu hàng có nghĩa
là đã chọn con đường chết. Ông tự sát trong phiên
tòa cộng sản. Ông tự sát bằng những viên đạn thù xử bắn. Trên bảng vinh danh
anh hùng tuẫn tiết, chúng tôi ghi nhận 7 người chiến sĩ. Sự lựa chọn không
trong tầm tay anh chị em xây dựng dự án. Toàn thể hải ngoại đã công nhận trong
38 năm qua. Có tên tuổi, hình ảnh, có tiểu sử và chiến tích. Có nhân chứng cho
tới giờ phút cuối cùng. Sau cùng tất cả đều là lính Việt Nam Cộng Hòa. Khi nhập
ngũ họ đều là lính. Cấp bậc chỉ là hình thức trong binh đoàn. Họ đã sống như
người lính và tuẫn tiết như những người lính có trách nhiệm.
Bây giờ nói đến chuyện trả lời câu hỏi Đi để làm gì. Trong anh em chúng
ta dù ở lại hay ra đi, nếu có cơ hội lựa chọn lấy quyết định cũng là 1 thái độ
mà phê phán suốt cả cuộc đời chưa hết chuyện.
Bây giờ ở hải ngoại này dường như ai cũng đã ra đi. Kẻ trước người
sau. Tất cả đều phải trả lời cho tướng Nam câu
hỏi. Đi để làm gì?
Nếu ngày xưa 30 tháng 4-1975 ông Nam đưa ra câu hỏi: Chết
để làm gì ? thì ngày 2 tháng 1-1961 khi Kennedy lên làm
tổng thống, ông cũng đã có câu trả lời cho vấn nạn sống để làm gì.
Đừng hỏi đất nước này đã làm gì cho anh, hãy tự hỏi anh đã làm gì cho đất
nước. Câu nói đó của Kennedy đã được khắc trên bia đá tại nhiều nơi trên
nước Mỹ. Cũng theo danh ngôn này, người ta đã dùng để tu thân suốt cả
cuộc đời. Xin đừng đòi hỏi người khác phải làm cái này, cái nọ; hãy tự hỏi mình
xem đã làm được gì cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho đất nước tạm
dung và cho quê hương bỏ lại. Lịch sử luôn luôn ở bên những người hành động.
Lịch sử không có chỗ cho các bạn ngồi phê phán. Có ý kiến hay, xin bạn đứng lên
làm lịch sử.
Bài diễn văn lịch sử:
Nhân nói đến chuyện khắc các di ngôn trên bia đá. Xin kể các bạn câu chuyện
dành cho phần kết.
Năm
1863, trận chiến kinh hoàng nhất của chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ xảy ra tại vùng
Gettysburg thuộc Pennsylvania giữa binh đoàn Potomac Liên bang Union và binh đoàn
Bắc VA của phe Liên hiệp Confederate. Đây là trận quyết định với
chiến thắng về phe liên bang. Chiến trường đẫm máu với 51,000 thương vong,
trong số này có 7,500 binh sĩ cả hai bên chết vì gươm giáo còn để xác tại chỗ.
Trải qua nhiều ngày, các xác chết 2 bên đã bốc mùi nên dân ở thị xã nhỏ bé
Gettysburg có vài ngàn người phải ngày đêm lo chôn cất. Một nghĩa trang 17 mẫu
được thành lập. Ban tổ chức làm lễ tưởng niệm vào ngày 19 tháng 11 năm
1893. Diễn giả chính là 1 nhân vật danh tiếng từng là thượng nghị sĩ, thống đốc
và viện trưởng Harvard. Khách mời có tổng thống Lincoln dự trù sẽ nói vài lời
trước khi chấm dứt.
Sau khi ông diễn giả chính nói chuyện 2 giờ đồng hồ, tổng thống Lincoln đọc bài
phụ diễn chưa đến 3 phút gồm có 272 chữ trong 10 câu. Bắt đầu bằng câu:
81 năm
trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa này 1 quốc gia mới, thai nghén trong
tự do.
Câu
cuối cùng là: Một chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ không thể tàn lụi
trên trái đất này.
15
ngàn người gồm các thống đốc và chính khách có mặt. Tất cả đã sững sờ nghe trực
tiếp bài diễn văn bất hủ. Đây là những lời nói khuôn vàng thước ngọc và trở
thành bài diễn văn nổi tiếng kim cổ trên toàn cầu. Đặc biệt bài diễn văn này
tuyệt đối không đề cập đến chiến thắng hay chiến bại. Không nói đến bạn hay
thù. Tổng thống nói: Những người nằm xuống ở đây đều đã chết cho tổ quốc.
Người ta khắc bài diễn văn trên đá tại các thư viện, tại các trường đại học và
tại nhà mồ của ông Lincoln ở Springfield, Illinois.
Đó là lý do chúng tôi muốn có cơ hội khắc trên bia đá những lời của tướng
Nguyễn Khoa Nam. Những lời nói ngắn ngủi của ông phản ảnh triết lý sống và chết
của con người. Ra đi hay ở lại. Câu hỏi của cả nhân loại trên con đường tìm đất
sống, tìm tự do. Con đường mưu cầu hạnh phúc. Sống để làm gì, và chết để làm gì.
Lời
Chúa và lời Phật nói ra cũng phải có người chiêm nghiệm và giải thích. Phải
viết thành Kinh Thánh hay Kinh Phật để truyền bá và học hỏi.
Đi
hay ở. Tại sao. Đi để làm gì.
Sống
hay chết. Sống để làm gì và chết để làm gì.
Tôi không biết rằng có thuyết phục được ban tượng đài khắc lời của tướng Nguyễn
Khoa Nam thành câu chuyện Anh Việt ở phía sau bức tường hay không. Nhưng câu
chuyện và lời nói của ông đã khắc sâu trong tim tôi. Mãi mãi, chẳng bao giờ ai
lấy ra được. Đi để làm gì, tôi đã có câu trả lời bằng nửa cuộc đời. Chết để làm
gì . Tôi chưa biết.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết