Việt Minh giết Đức Thầy Huỳnh
Phú Sổ và lãnh tụ giáo phái ở Nam Kỳ
Hứa Hoành
Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc
chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà
CS gọi là “Cách mạng tháng 8″.
Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây
chia rẽ, khủng bố, tàn sát… để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc
gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân
lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến thắng thì đất nước đã khánh tận.
Kéo dài
cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ “hy sinh những người anh em” ngoài đảng.
Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang.
Bài này kể lại những điều tai nghe mắt thấy
của người trong cuộc. Có người theo suốt cuộc kháng chiến tới ngày thành công,
có người bỏ cuộc vì thấy rõ dã tâm của người CS, có người là nạn nhân của những
vụ ám sát hụt, có kẻ bàng quang. Dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, ai cũng thấy
rõ một điểm chung : tính chất lừa bịp của CS, sư lừa bịp vĩ đại hào nhoáng nhứt
trong lịch sử của dân tộc VN.
Chúng ta cũng nên nghiêng mình trước các anh hùng
liệt sĩ đã xả thân chiến đấu và bị lợi dụng, không chết trước họng súng kẻ thù
thực dân Pháp mà lại chết vì sự khủng bố tàn nhẫn của người CS.
Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu được thành lập vào ngày 24/8/45, thì hôm sau
“Quốc Gia Tư Vệ Cuộc” ra đời. Trái ngược với tên gọi, Quốc Gia Tư Vệ Cuộc không
phải là lực lượng kháng chiến chống quân thù, mà lại có nhiệm vụ lùng sục, bắt
bớ, thủ tiêu đồng bào bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, cho “mò tôm”, móc mắt,
cắt lưỡi, và nhiệm vụ khác là…bảo vệ sinh mạng của những kẻ đã ra lịnh tàn sát
đồng bào, tức là lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ.
Quốc Gia Tư Vệ Cuộc vào buổi đầu
thâu dụng những thành phần sống ngoài vòng pháp luật, những tên dao búa, những
tên trôi sông lạc chợ, đầu trộm đuôi cướp như Tô Ký, Ba Nhỏ, Đào Công Tâm, Kiều
Đắc Thắng, Bửu Vinh, Hoàng Thọ… Sẵn hận thù chất chứa, nay có quyền sinh sát,
lại quen nghề chém giết, nhóm Quốc Gia Tư Vệ Cuộc giết người tàn bạo còn hơn
đối với thực dân Pháp. Lúc đó Lâm Ủy Hành Chánh đóng vai trò như một chính phủ
của miền Nam, một chính phủ giành giựt của người khác, nhưng không có quân đội
thì làm sao kháng chiến
Bốn sư đoàn dân quân được Mặt Trận Quốc Gia
Thống Nhất (các hội đoàn chính trị và tôn giáo của Nam Bộ) thành lập hôm
17/8/45, trong khi đó thì Việt Minh không có sư đoàn nào. Vì thế CS phải tìm
cách giải tán, tìm cách phá nát. Lựa trong “đám mặt rằng”, Lâm Ủy Hành Chánh
phong chức :
- Kiều
Đắc Thắng nắm toàn quyền sinh sát với chức “Giám đốc Công an miền Đông”
- Dương
Bạch Mai (8/1929, đã từng qua Liên-xô học trường Stalin cùng lượt với Trần Văn
Giàu, có bí danh là Bourov). Thanh tra chính trị miền Đông, cũng là 1 hung thần
nhưng không có quân hành động trực tiếp.
- Ba
Nhỏ, Trưởng bọn ám sát, bắt cóc, thủ tiêu theo mật linh. Phạm vi của Ba Nhỏ là
Saigon, Chợ Lớn
- Lý
Huê Vinh, công an, cánh tay đắc lực của Trần Văn Giàu, chuyên hạ sát các lãnh
tụ quốc gia
- Đào
Công Tâm, trước là lính trong toán của Ba Nhỏ. Thấy Tâm giết người không gớm
tay, Việt Minh nâng đỡ, cho làm Chính trị viên Tiểu đoàn 66 của Long Xuyên..
Với những tay giết người chuyên nghiệp, say
máu, mệnh danh là “Quốc Gia Tư Vệ Cuộc” do Nguyễn Văn Trấn (tác giả “Viết cho
mẹ và quốc hội”), trong những năm kháng chiến, Việt Minh đã gieo kinh hoàng cho
tất cả mọi người ở Nam Bộ
· Ai
giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ?
Cuộc kháng chiến của toàn dân khởi đi
trong bầu không khí sôi nổi, phấn khởi vô cùng. Tháng 9/45, hầu như tất cả dân
chúng miền Nam đều ủng hộ Việt Minh. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, với chính sách
sắt máu như bắt cóc, cho “mò tôm”, chặt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, mổ bụng, những
nạn nhân bị chụp mũ “Việt gian”, “phản động”, “phản cách mạng”, đã tạo ra mộ
làn sóng căm phẫn bao trùm đất nước. Cuộc kháng chiến do đó mà bị xẹp lép như
trái banh xì hơi.
Những người còn sống sót, con cháu của các nạn nhân đi tìm
chỗ tỵ nạn, họ buộc lòng phải “về thành” để tránh bị Việt Minh tàn sát lần nữa.
Họ đành chịu mang tiếng là “hợp tác với giặc Pháp”. Sinh lực kháng chiến tiêu
tan ngay, tạo đà cho quân Pháp chiếm lại các tỉnh miền Nam một cách dễ dàng chỉ
trong vòng…4 tháng.
Chỉ trong vòng có 2 tháng trời, giành
quyền đại diện dân chúng miền Nam, Việt Minh đã biến tình đoàn kết thành nội
thù. Các vụ giết người mờ ám, các vụ khủng bố đẫm máu… đã làm cho dân miền Nam
thức tỉnh. Phi nghĩa và làm mất thế đoàn kết ngay khi Việt Minh ra lịnh đàn áp
đẫm máu cuộc biểu tình của Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ.
Theo lịnh Đức Thầy
Huỳnh Phú Sổ để chống lại tình trạng độc tài của Việt Minh, tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo các vùng lân cận tỉnh Cần Thơ và một số thị dân kéo về biểu tình rầm rộ
với tay không và biểu ngữ.
Cuộc biểu tình có xin phép Chủ tịch Ủy ban Hành
chánh là ông Trần Văn Khéo. Sáng sớm ngày 8/9/45, khi đoàn biểu tình với một số
“bảo an” với tầm vong vạt nhọn thì làm sao chống lại với súng đạn !
Trước đó, Việt
Minh đã mời đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo ở Cần Thơ là các ông Huỳnh
Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy), Nguyễn Xuân Thiếp (anh họ nhà văn
Nguyễn Hiến Lê) và Trần Văn Hoành (con trai ông Năm Lửa) đến thương
thuyết nhưng thất bại. Nhiều người tham dự cuộc biểu tình này chỉ có tay không
với bình nước uống, vừa từ dưới ghe cặp bến, đã bị tự vệ của Việt Minh bắn chết
ngay tại bờ sông.
Trong vụ thảm sát này, ông Hoàng Quốc Kỳ, một người
kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại bạn cũ, là ngươi đã xả súng bắn vào nhóm
biểu tình ấy, kể lại như sau :
“Nguyễn Văn Nghệ, một tay súng tiểu liên đầu
đàn của Vệ quốc đoàn miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận “tắm máu đó”: Tụi Hòa
Hảo gan cùng mình ! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít
cũng vậy. Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn
nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn tiếp”
Đàn áp xong, Việt Minh dùng xe có loa phóng
thanh chạy khắp đường phố loan tin: Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ, đổ bộ
vào châu thành, bị “Vệ quốc đoàn” đẩy lui.
Rồi Việt Minh kết án: Hòa Hảo âm mưu cướp
chính quyền ở Cần Thơ !
Mới 2 hôm trước, vì bị chỉ trích độc tài, Lâm
Ủy Hành Chánh xin cải tổ, đề Phạm Văn Bạch thay thế chức chủ tịch (hư vị), Trần
Văn Giàu vẫn nắm quân sự. Ủy ban Hành chánh cố khẩn mời Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ
làm cố vấn đặc biệt. Trở mặt như chong chóng, đêm 9/9/45, Trần Văn Giàu mật
lệnh cho Tự vệ, Thanh Niên Tiền Phong tới bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo tại
góc đường Miche và Sohier (Phùng Khắc Khoan) để bắt Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ,
nhưng chỉ bắt được mấy trăm tín đồ. Liên tục những ngày kế tiếp, Việt Minh mở
chiến dịch khủng bố Phật Giáo Hòa Hảo. Họ ra lịnh truy lùng, bắt cóc, thủ tiêu
các nhân sĩ có uy tín của Phật Giáo Hòa Hảo như Chung Bá Khánh, Lâm Thành
Nguyên, Võ Văn Thời, Trương Đại Lượng, Lý Công Quận, Nguyễn Hữu Trinh… Cũng
cần nhắc lại thêm rằng, hôm 5/9/45, Nguyễn Thành Sơn, Thanh tra chính trị miền
Tây, có mời ông Chung Bá Khánh với tư cách đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo đi
thuyết trình ở Sóc Trăng mà Dương Kỳ Hiệp (thân Cộng) làm chủ tịch và Tạ Bá
Tòng (CS) làm phó. Một số lớn người bị bắt ở Cần Thơ như Chung Bá Khánh, Lâm
Thành Nguyên, Võ Văn Thời, Đỗ Hữu Thiều bị đem giam ở Trà Vinh. Sau đó, Việt
Minh đem họ xuống Ba Động, một làng ven biển, để trấn nước chết. Riêng ông Lâm
Thành Nguyên, nhờ biết lội, bình tỉnh cởi trói, bơi vào bụi rậm ẩn núp, trốn
thoát được. Một tháng sau cuộc biểu tình ở Cần Thơ, Việt Minh đem các ông Huỳnh
Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ), Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành ra
xử bắn tại sân banh Cần Thơ.
Vì đại nghĩa quên thù nhà (em ruột là Huỳnh
Thạnh Mậu bị Việt Minh xử bắn chết tại sân banh Cần Thơ), lại mới thoát nạn đột
kích của Việt Minh, nhưng Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, cũng lòng từ bi hỉ xả, một lần
nữa lại chủ trương đoàn kết dân tộc, thành lập Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia
Kháng Chiến, cho phép thành phần CS tham gia. Chính ông cũng nhiều lần kêu
gọi mọi người hãy bỏ qua hiềm khích để bảo vệ tổ quốc lâm nguy.
Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến ra đời
vào ngày 20/4/46, gồm đại diện các đảng phái chính trị, tôn giáo, Bình Xuyên và
CS nữa.
Thành phần lãnh đạo gồm :
- Chủ tịch : Hoàng Anh (bí danh của Đức Thầy
Huỳnh Phú Sổ)
- Phó chủ tịch : Vũ Tam Anh
- Thư ký : Mai Thọ Trân
- Tuyên truyền : Lê Trung Nghĩa (ký giả)
- Ủy viên quân sự : Huỳnh Văn Trí (Mười Trí)
Phía CS tham gia mặt trận này gồm có: Phạm
Thiều, Mai Thọ Trân (chính trị), Phan Đình Công, Huỳnh Tấn Chùa (quân sự).
Thâm tâm của CS khi gia nhập Mặt trận
chỉ là để xâm nhập, lủng đoạn, phá hoại và lôi kéo Mặt trận ngả về phía CS. Âm
mưu này thất bại, Tướng Nguyễn Bình (CS) tung ra một tổ chức khác, có tên gọi
na ná giống nhau, tức Hội Liên Hiệp Quốc (Gia) VN, gọi tắt là Hội Liên Việt. Từ
đó, các phần tử CS trong Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến được lịnh rút
khỏi mặt trận này.
Cho tới nay, dư luận và nhiều sách báo xuất
bản tại miền Nam, đều quy tội cho Bửu Vinh chính là kẻ sát nhân. Ông Nguyễn
Long Thành Nam, được coi như người phát ngôn chính thức của Phật Giáo Hòa Hảo
đã viết trong Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, trang 430 :
“…Hôm sau, Đức Thầy nhận được 2 văn thơ, một
của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chính trị Miền Đông Nam Bộ,
và một của Bửu Vinh, mời Ngài đến dự hội nghị, họp tại làng Tân Phú, để định
liệu kế hoạch hòa giải Việt Minh và Hòa Hảo Dân Xã (sau ngày Hồ Chí Minh và
Moutet ký Tạm ước 14/9/46 tại Paris, vào 21/9/46, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thành
lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng tức Dân Xã; lúc đầu đảng này có khuynh hướng
hòa giải với Việt Minh). Vào 7g sáng ngày 15/4/47 (24 tháng 2 nhuần), Đức Thầy
xuống ghe đi với 3 người chèo, 4 tự vệ quân, ông Đại đội trưởng Đại đội 2 và
người thơ ký văn phòng là ông Huỳnh Hữu Thiện. Lối 8g sáng, ghe tới chợ Ba
Răng, có Trần văn Nguyên xuống đón Ngài lên chợ.
Ngài đi diễn giảng trước đám
dông người, kêu gọi đoàn kết chống xâm lăng, và gạt bỏ hận thù giữa Việt Minh
và Dân Xã. Trưa lại, Ngài dùng cơm với Trần Văn Nguyên và một thơ ký xuống đi
chung ghe với Ngài đến Đốc Vàng hạ, thuộc thôn Tân Phú. Đến đây, một bản hiệu
triệu được công bố cho biết các cấp chỉ huy 2 bên bắt tay nhau lo việc hòa
giải, và kêu gọi 2 bên đừng xô sát nhau. Sau khi dùng cơm chiều, Đức Thầy lại
nghỉ ở nhà một tín đồ gần đó. Hôm sau, ngày 16/4/47, lối 7g sáng,
Đức Thầy trở lại hội đàm với Trần Văn Nguyên, rồi phái ông Ngô Trung Hưng cùng
1 nhân viên của Trần Văn Nguyên đi các thôn hòa giải.
Sau khi dùng bữa cơm
trưa, Đức Thầy xuống ghe nghỉ, thì Bửu Vinh báo cáo rằng “Dân Xã giết Việt Minh
ở Lấp Vò”, và buộc Đức Thầy phải đi, nhưng Ngài tỏ ra cương quyết biện bác và
đòi Bửu Vinh cùng đi. Bửu Vinh khước từ và đòi phải có bộ đội võ trang theo
phòng vệ thì mới đi. Ngài trả lời một cách cứng cỏi
- Tại sao tôi có một ít người, không có
bộ đội ủng hộ, mà lại dám vào sào huyệt của các ông ? Như thế quí ông không thành
thật. Bửu Vinh không trả lời được, nên buộc lòng phải đi và yêu cầu Đức Thầy
đến văn phòng của y để cùng đi. Liền lúc đó, Trần Văn Nguyên đến trao cho Ngài
một mảnh giấy nói rằng: “Có điện tín từ Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ mời Đức Thầy
trở về miền Đông lập tức để dự phiên họp bất thường. “Đức Thầy trả lời “Không
thể trở về dự phiên họp được, vì còn lo việc hòa giải”.
Chiều hôm ấy, Trần Văn Nguyên từ giã Ngài vào
lúc nhá nhem tối.
Y hẹn, Đức Thầy xuống ghe, đến văn phòng Bửu
Vinh, có một liên lạc viên dẫn dường. Trời tối đen như mực, bỗng có tiếng kêu
- Ghe ai đó ? Sao giờ này đã thiết quân lực mà
còn dám đi?
Người liên lạc viên trả lời :
- Đi lại văn phòng ông Bửu Vinh
”Liền đó, có lịnh biểu ghe ghé lại. Rồi
đèn chói rọi xuống, khi biết là ghe của Đức Thầy, chúng nói :
- Ông Bửu Vinh mời Đức Thầy lên văn
phòng
Đức Thầy cùng 4 tự vệ lên một ngôi nhà ngói.
Ngài vào ngồi bàn giữa, nói chuyện với Bửu Vinh, còn 4 tự vệ quân cầm súng đứng
2 bên, gần cửa. 10 phút sau, lối 7g30, có 8 người từ bên ngoài đi vào, chia làm
4 cặp, tràn tới đâm 4 tự vệ quân. 3 người bị đâm chết, chỉ còn người thứ tư là
Phan Văn Tỷ lanh trí nên tránh kịp, liền thoát ra ngoài, bắn một loạt tiểu
liên. Trong lúc anh Tỷ né, thì 1 trong 2 tên Việt Minh bị đồng bọn của mình đâm
chết.
Thấy chuyện chẳng lành, Đức Thầy lanh lẹ thổi
tắt ngọn đèn, văn phòng trở nên tối đen, không ai nhận ra Đức Thầy đâu cả..
Chúng tôi may mắn được hầu chuyện cùng ông Lâm
Quang Phòng, một nhân vật tên tuổi của miền Tây thời kháng chiến. Năm nay ông
đã 81 tuổi, tinh thần vẫn còn khang kiện. Ông từ tốn, không muốn kể lại thành
tích của bộ đội mình, nhưng chúng tôi tìm hiểu thêm trong các tài liệu thì bộ
đội Lâm Quang Phòng ra đời trong hoàn cảnh miền Nam vùng lên chống Pháp vào
cuối năm 1945.
Bộ đội Lâm Quang Phòng tự tuyển mộ, trang bị võ khí và lập nhiều
chiến công vang dậy khắp miền Tây Thành tích lớn nhất là cướp được chiến xa của
Pháp từ biên giới Miên tràn qua Hà Tiên, đem về triển lãm cho dân chúng Hà Tiên
xem. Chiến lợi phẩm ấy còn vẻ vang hơn 2 cây súng đại bác 105 ly lấy được trong
trận chiến thắng Tầm Vu (Cần Thơ) năm 1948, do Huỳnh Phan Hộ chỉ huy. Thành
tích này không bao giờ được CS nhắc tới trong các tài liệu, sử sách của họ, chỉ
vì ông Lâm Quang Phòng không phải là đảng viên CS.
Khi bác sĩ Việt Minh là Nguyễn Công Trung than
rằng “Thiếu dụng cụ y khoa để mổ xẻ cứu các thương binh” thì bộ đội Lâm Quang
Phòng tình nguyện đánh vào Bạc Liêu, chiếm bịnh xá, tịch thu hết dụng cụ y khoa
và thuốc men về cho họ. Năm 1947, ông Lâm Quang Phòng là Đại đội trưởng Đại đội
64 Hà Tiên, còn Bửu Vinh là Đại đội trưởng Đại đội 66 Long Xuyên.
Ông Lâm Quang Phòng quả quyết rằng : “Chính
Đào Công Tâm, Chính trị viên của Đại dội 66 (Việt Minh) chủ động hạ sát Đức
Thầy vào họp, rồi ùa ra đâm loạn đã vào mọi ngươi (tự vệ quân của Đức Thầy) khi
đèn tắt. Đào Công Tâm đã hạ sát Đức Thầy chớ không phải Bửu Vinh.
Nói như vậy
không phải Bửu Vinh là kẻ vô tội. Hắn đồng lõa, sắp đặt âm mưu như Trần Văn
Nguyên. Chính Đào Công Tâm còn lấy được một cây súng nhỏ (6.65) của Đức chế tạo
(?) do Ủy ban Hành chánh Nam Bộ tặng Đức Thầy khi ông nhậm chức cố vấn đặc biệt
trước đây. Cây súng ấy, bá súng có nạm vàng, và Đào Công Tâm đã trao cây súng
lại cho Phan Trọng Tuệ, lúc đó là Chính ủy Khu 9.
Theo ông Lâm Quang Phòng thì Bửu Vinh là người
thuộc hoàng phái, trước làm thơ ký kho bạc tại một tỉnh miền Trung, thụt két,
bỏ trốn vào Nam. Vinh làm đủ mọi nghề lao động chân tay, trốn tránh ngoài vòng
pháp luật.
Có lúc Vinh trôi dạt tới Phú Quốc, gia nhập bộ đội Lâm Quang Phòng
của ông. Vinh đánh giặc gan lì, hiếu sát, nên được cử là Tiểu đội trưởng. Ít
tháng sau, Vinh ngả theo Việt Minh.
Với khả năng giết người chuyên nghiệp, Vinh
như người tìm được vận hội mới. Đầu năm 1947, Vinh làm Đại đội trưởng Đại đội
66 Long Xuyên của Việt Minh.
Còn Đào Công Tâm là người Hải Phòng vào Nam
sinh sống khá lâu. Từ chỗ làm phu đồn điền ở Hớn Quản (như Lê Đức Anh), Tâm bỏ
trốn xuống Saigon làm phu khuân vác và đủ các nghề chân tay để sống. Khi Việt
Minh cướp chính quyền, dung nạp các thành phần bất hảo, Tâm liền gia nhập “Quốc
Gia Tự Vệ Cuộc”, tức công an. Vốn hận thù những người may mắn, giàu có hơn, nên
Tâm say máu giết người.
Từ chức Tiểu đội trưởng Tự Vệ, Tâm tiến lên Trung đội
trưởng và được đề bạt làm Chính trị viên Đại đội 66 của Bửu Vinh. Đầu trộm đuôi
cướp gặp nhau, họ làm việc rất tương đắc. Đại đội này đánh Pháp thì ít, mà chận
đánh các bộ đội của người quốc gia thì nhiều. Tâm có vóc người ốm, dong dỏng
cao, lưng hơi khom, mắt ti hí, người Nam gọi mắt lươn, môi chì, mặt mét. Nghề
rình rập, truy lùng, ám sát, thủ tiêu rất hợp với khả năng của Tâm.
Nhưng ai đã từng ở trong kháng chiến thời đó
tại Miền Tây Nam Bộ chắc đều biết vụ Việt Minh ngụy tạo vụ án “Hòa Hảo ăn thịt
người” để tuyên truyền lừa bịp.
Sau vụ đàn áp cuộc biểu tình của Hòa Hảo đẫm
máu tại Cần Thơ, dân chúng, tín đồ Miền Tây xa lánh họ. Việt Minh lại trình
diễn luôn 2 màn lừa bịp mới. Thứ nhứt, để lợi dụng các tôn giáo, năm 1949, theo
chỉ thị của Lê Duẩn, tổ chức “Đại Hội Liên Tôn Quốc Doanh” ở xã Tân Duyệt, Bạc
Liêu. Tôn giáo nào cũng có đại diện, trừ Hòa Hảo.
Ông Hoàng Quốc Kỳ kể lại vụ lừa bịp không tiền
khoáng hậu ấy như sau :
”…Sau Đại Hội Liên Tôn, hắn (Duẩn)
sai những tên đảng viên CS ác ôn, thân tín nhất, chọc tiết cả chục tù nhân rồi
chặt đầu, xẻ thịt y như người ta ra thịt heo, bày bán giữa ban ngày trên bờ
sông Vịnh Chèo, thuộc tỉnh Cần Thơ. Ghe xuồng nào đi ngang qua cũng bị chặn
lại, dí súng, dao găm vào cổ, bắt phải mua thịt… người. Đến khúc sông vắng,
người ta vội vàng vứt xuống sông để khỏi ói mửa. Rồi các ty tuyên truyền khắp
Nam Bộ đem triển lãm hàng trăm tấm ảnh cỡ 18-24 chụp thớt thịt trên sông Vịnh
Chèo, với những chiếc đầu lâu, những cánh tay còn nguyên ngón, kèm lời “thuyết
minh”: “Bọn Hòa Hảo man rợ ở Cần Thơ đã giết cán bộ và thường dân không chịu
theo chúng, rồi xẻ thịt bày bán trên sông Vịnh Chèo, bắt dân chúng mua về ăn.
Ai không chịu bỏ tiền ra mua, chúng liền giết ngay tại chỗ, rồi xẻ thịt người
ấy bày lên thớt…»
Tuy xảo quyệt và gian trá như thế, nhưng Việt
Minh không lừa bịp được ai. Người dân địa phương đã vạch mặt nhóm giết người dã
man ấy, nếu nói Hòa Hảo thì cả quận này người ta đều quen biết nhau hết, và họ
đâu có thấy dân địa phương đứng bán thịt… người. Nhưng đó là những người có
giọng nặng trịch, khó nghe… Với chiến dịch tuyên truyền lừa bịp này vừa tung
ra, tự nó đã xẹp ngay vì nó lộ liễu quá….” (Ma Đầu Hồ Chí Minh, Hoàng Quốc Kỳ,
trang 128).
Trong thời kháng chiến, Việt Minh giết người,
mổ bụng, trói thúc ké xuống cho “mò tôm”. Mấy hôm sau, thây ma sình thúi, trôi
lều bều. Việt Minh lại đi rỉ tai dân chúng :”Hòa Hảo giết người đấy !
· Việt
Minh phá nát sư đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng
Nguyễn Hòa Hiệp xuất thân trong một
gia đình điền chủ tại Phú Long, tỉnh Thủ Dầu Một (tức Sông Bé). Sau khi đậu
Diplôme, ông làm Tham tá Bưu điện. Năm 1929, Nguyễn Hòa Hiệp cùng Nguyễn
Phương Thảo, tức Nguyễn Bình sau này, cũng gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, hệ
phái miền Nam. Giữa tháng 8/1945, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ra đời, tập họp
toàn dân kháng Pháp, quyết định lập 4 sư đoàn dân quân. Nguyễn Hòa Hiệp được cử
làm Chỉ huy trưởng Đệ tam sư đoàn, Lý Hồng Chương làm phó.
Thấy tình hình Nam Bộ còn nhiều đơn vị kháng chiến không chịu nhận mệnh lệnh CS, Hồ Chí Minh cử Ngyễn Bình vào “thống nhứt các lực lượng quân sự” ấy. Những ai đầu phục, họ thu nhận, rồi tìm cách ám sát. Những đơn vị nào không hợp tác, Bình tìm cách phá nát. Ăn không được thì phá cho hôi chính là chủ trương của Việt Minh. Đệ Tam sư đoàn có lực lượng “Dân Quốc Quân” làm nồng cốt, nên có kinh nghiệm chiến đấu. Nhiều lần Việt Minh chiêu dụ, mua chuộc không được, họ tìm cách tiêu diệt. Nguyễn Bình ra lịnh : Khi các sư đoàn dân quân di chuyển tới đâu, các Ủy ban Hành chánh địa phương cấm giúp đỡ. Dân địa phương bị cấm liên lạc, tiếp xúc với họ.
Đệ Tam sư đoàn lâm vào tình trạng bị phong tỏa, cô
lập. Để tránh tan rã, Nguyễn Hòa Hiệp quyết định cùng một số đơn vị chiến đấu
khác, phải bỏ Khu 7 (các tỉnh miền Đông), rút về Hậu Giang. Trên đường di
chuyển, đơn vị này đụng độ với 2 đại đội của Việt Minh: Chi đội 18 của Nguyễn
Văn Xuyến và Chi đội 12 của Nguyễn Tấn Chùa chận đánh… Do sự chỉ điểm của
Nguyễn Bình, Pháp oanh tạc nhiều lần, binh sĩ của Đệ Tam sư đoàn tử thương rất
nhiều, trong số đó có thi sĩ Khổng Dương (Trương Văn Hai) tử nạn ở Xẻo Rô, trên
đường về Long Xuyên.
· Tội
ác của Việt Minh đối với Cao Đài
Tiêu diệt tôn giáo, đảng phái là chủ
trương của người CS ngay khi họ nắm được chính quyền ở Nam Bộ bằng cái “Lâm Ủy
Hành Chánh”. Nếu Trần Văn Giàu đã gieo tang tóc cho Nam Bộ đang lâm chiến bao
nhiêu, thì tội ác của Tướng Nguyễn Bình đối với tôn giáo, đảng phái cũng tày
trời bấy nhiêu.
Thủ đoạn của Việt Minh là mua chuộc, lôi kéo
về phe họ, phục vụ quyền lợi của họ, làm viên gạch lót đường, làm con chốt hy
sinh. Ai ngoan ngoãn thì lợi dụng có giai đoạn, sau đó tìm cách ám sát, gọi là
“tử trận”, “hy sinh”,… Biết rõ âm mưu này, Cao Đài bất hợp tác, bị Việt Minh
đánh phá, phải kéo về Tây Ninh để khỏi bị tiêu diệt. Thất bại, Việt Minh lập
một kế hoạch lừa bịp mới : lập nhóm Cao Đai ly khai ở Bạc Liêu, chiêu dụ họ
đứng về “phe kháng chiến”. Việc chống xâm lăng là một nghĩa vụ của người dân,
một tín đồ, nhưng phục vụ riêng cho quyền lợi của CS thì tôn giáo nào cũng từ
chối. Phái Cao Đài Minh Chơn của ông Cao Triều Phát và Trần Đạo Quang ở
Bạc Liêu đã bị lừa vào cái bẩy sập đó.
Cao Triều là một dòng họ lớn, nhiều người
là đại điền chủ, có con cái ăn học bên Tây. Cao Triều Phát là một trong những
cự phú xứ “công tử coi tiền như rác”. Giàu có lớn, Cao Triều Phát là người có
tâm đạo, làm việc nghĩa, tính tình hiền lành. Từ khi biết mình bị lừa vào hang
cọp, ông âm thầm chịu đựng, đóng trọn vai trò lừa bịp do CS dàn dựng. Từ khi
khai đạo tại Tây Ninh, Cao Đài lần lượt chia nhiều hệ phái: Cao Đài Tây
Ninh, Cao Đài Bến Tre của Lê Kinh Ty, Nguyễn Ngọc Tường, và Cao Đài Minh Chơn
Hậu Giang của ông Cao Triều Phát và chưởng pháp Trần Đạo Quang.
Năm 1932, Thánh thất Cao Đài Minh Chơn đặt tại
Giồng Bướm, làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, lấy tên là Thánh
thất Ngọc Minh. Rùn ép, đe dọa, Việt Minh dùng thủ đoạn bắt ông Cao Triều Phát
làm bình phong để có danh nghĩa cho họ lập “Đại Hội Liên Tôn Quốc Doanh”. Trước
đó, với sự dàn dựng của Việt Minh, “Cao Đài Cứu Quốc Họp Nhứt 12 Chi Phái” để
lôi kéo tín đồ ủng hộ kháng chiến do họ lãnh đạọ một giai đoạn khá ly kỳ được
dân chúng Bạc Liêu thường nhắc tới là việc CS dùng thủ đoạn moi tiền ông Cao
Triều Phát một cách thô bỉ. Người miền Tây còn nhớ việc này rành rành như sau
(Theo thư nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh gởi cho tác giả ngày 2/2/94) :
”…Trong những năm đầu của cuộc kháng
chiến, có một lá thơ của “bác Hồ” gởi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ,
trong đó nhắc tổ chức trao chiếc áo và thư “của Bác” cho ông Cao Triều Phát. Đó
là chiếc áo lụa, do các em thiếu nhi Hà Đông tặng khi bác Hồ còn ở Hà Nộị Trong
“tuần lễ vàng”, Việt Minh lại đem chiếc áo ấy bán đấu giá, buộc ông Cao Triều
Phát phải mua với giá 50 vạn đồng (50,000 đồng) 1 chiếc áo lụa nhàu nát như
miếng giẻ rách.
Từ đó, ông Cao Triều Phát đã lọt vào quỹ đạo
của CS, sẵn sàng làm bù nhìn để Cao Đài mặc tình sai khiến đóng trò.
Riêng hệ phái Cao Đài Tây Ninh, cũng bị mua
chuộc, dụ dỗ, nhưng không thành công. Tiếp đó, Việt Minh giở trò vu khống, rồi
khủng bố, ám sát nhắm vào các ông Trần Quang Vinh, Giáo chủ Phạm Công Tắc,
Hồng Sơn Đông, Nguyễn Vạn Nhả, nhưng thất bại.
Ông Dương Đình Lôi đã kể lại rằng, “Trong 2
năm 1946-1947, Việt Minh đã đưa cả một trung đoàn về ẩn náu tại vùng Long Sơn,
núi Nứa (Cần Giờ), có mục đích đánh phá đạo Cao Đài. Vùng Rừng Sác có một họ
đạo Cao Đài tại Cần Giờ. Trung đoàn 300 của Việt Minh vẫn thường xuyên đột
nhập, gọi là “tảo thanh”, gặp tín đồn Cao Đài là cứ bắn giết, nhà cửa thì đốt
sạch. Mỗi lần như vậy, dân đạo Đao Đài phải chạy vào đồn bót Tây để được Tây
che chở…”
Cũng theo bức thư của nhà văn An Khê thì :
”…Ở Củ Chi, thời đó có các Trung đoàn
306, 312 cũng tảo thanh Cao Đài ở vùng Cổ Ống, Cầu Xe, Sốc Lào, rồi họ bắt theo
một số tín hữu, đập đầu, chôn xuống các giếng trong những nhà chứa mũ cao sụ
Mối hận này không bao giờ rửa sạch trong lòng dân đạo Cao Đài .Vào năm 1947,
Việt Minh gởi cán bộ Khu 7 (miền Đông) lên họp với các lãnh tụ tôn giáo và đảng
phái quốc gia, trong đó có giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Buổi họp kéo dàì từ sáng tới
chiều, thì Việt Minh vi phạm cam kết, bất thần xua quân tấn công Tòa thánh.
Súng nổ từ phía ngoài ràọ 3 gã đại diện quân khu (Việt Minh) run rẩy, nói như
muốn khóc :
- Chúng tôi không chủ trương như thế. Các anh
xét lại cho
Ông Trần Quang Vinh và Nguyễn Văn Thành
trấn an họ :
- Các anh đừng sợ. Các anh đến đây, chúng tôi
có bổn phận bảo vệ sinh mạng cho các anh.
“Khi ấy Tòa thánh được bố phòng kỹ lưỡng. Tại
các ngã đường dẫn vào Tòa thánh, đều có công sự phòng thủ. Người chỉ huy lực
lượng phòng thủ khi ấy là Trịnh Minh Thế. Việt Minh tấn công vào cửa chính nhằm
lúc đổi phiên gác (6g chiều). Lính gác chưa kịp phản ứng gì. Tức thì một bộ
phận khác núp trong mé rừng gần đó xông ra con đường lớn vừa chạy vừa bắn vào
Tòa thánh. Lợi dụng khi ấy chung quanh Tòa thánh còn nhiều rừng, Việt Minh điều
động một số quân đến gần. Nhưng số quân ấy được lực lượng phòng thủ bên ngoài
của Nguyễn Thành Phương chận lại.
Toán đặc công Việt Minh hạ sát toàn
lính gác, ồ ạt xung phong qua cổng chính. Mặc dù bị thương, người chỉ huy rút
chốt lựu đạn, quăng về phía Việt Minh. Lựu đạn nổ tung, báo động cho các vọng
gác tiếp viện và sẵn sàng chiến đấụ Mấy tên tiền phong của Việt Minh ngã gục.
Bọn sau chậm lại. Nhờ thế, lính Cao Đài phản công quyết liệt, đẩy lui địch ra
ngoài và đóng cổng sắt lại. 1 Trung đội Việt Minh bắn giết và đốt nhà dân cách
đó 100 m. Ông Trịnh Minh Thế vừa thổi kèn thúc quân. Nghe tiếng kèn, Việt
Minh tưởng có tiếp viện, vội vàng tháo lui, rút vào rừng “Sáng hôm sau, nhiều
phóng viên báo chí từ Saigon lên Tây Ninh, đã chứng kiến một cảnh tàn sát man
rợ hãi hùng. Họ nhìn tận mắt đồng bào vô tội bị Việt Minh hạ sát : đàn ông, đàn
bà, trẻ con đều bị chém, đâm và bắn trong những chòi lá cháy rụị Có 1 bà mẹ ôm
con nhỏ đã bị bắn chết…” (Thư của nhà văn An Khê, đề ngày 2/2/94).
Một nhân vật quan trọng của Cao Đài Bến Tre là
ông Lê Kim Tỵ. Ông Tỵ từng hoạt động chống Pháp, bị bắt giam ở Tà Lài mấy năm.
Lê Kim Tỵ hoạt động chung với các ông Dương Văn Giáo, bác sĩ Hồ
Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, luật sư Huỳnh Văn Phương,
Lâm Ngọc Đường. Vào tháng 10/1945, những người này đều bị Việt Minh bắt và hạ
sát hoặc trấn nước tại sông Lòng Sông (Mường Mán), Phan Thiết.
· ”Tình
đồng chí”
Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm dạo với một
vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại tỵ nạn, mới đây gặp lại trong một tiệc
cưới . Ông nhận xét về thành phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại
những chuyện thật, xin giấu tên :
Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu
gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân gian hồ sống ngoài vòng pháp luật từ
lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn
chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu
nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy
Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng một thời ở Saigon).
Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm
2 phe : một phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn một nhóm khác nhận
mật linh thi hành các vụ giết người “Việt gian”, “phản động”. Tôi thuộc nhóm
thứ hai . Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi
thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói :
- Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy
tiêu diệt bọn “phản động”, “Việt gian” với bất cứ giá nào.
Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không
nói rõ tội trạng một aị Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng
sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong “sổ
bìa đen”
Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc
- Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều
người tài đức, có uy tín?
Trần Văn Giàu trả lời :
- Cách mạng làm gì có đức ? Ai làm cách
mạng mà không giết người?
Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù
dược khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người
chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cải lịnh. Chúng tôi lào
vào công việc chém giết và được khuyến khích như “nhiệm vụ cách mạng”
Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút
lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục
nhả. Có người “đâm lao thì phải theo lao”. Lại có người tiếp tục “đánh đu với
tinh, đùa giởn với rắn độc”, chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ “sanh nghề tử
nghiệp”. Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung
tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối
cùng cũng bị “hy sinh”. Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà
chết vì dao găm, mã tấu của “đồng chí” họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn…
Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy :
Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố
Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thụt mạng vô Chợ Đệm mấy
hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên
Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí
giới tối tân ? Từ chỗ ẩn náu an toàn, Ủy ban Han`h chánh ra lịnh tàn sát bất cứ
người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, một đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy một
toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột
nhập cư xá Hérault (Hérault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân
Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây. Rồi họ bắt theo độ 50
người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt.
Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200
người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp
ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là
bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn
Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng
1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.
Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ
băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ
thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn “làm việc cần mẫn”.
Nạn nhân của hắn không một ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ
Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa . Khi Biên Hòa
thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn
đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba
Nhỏ “làm gương” vì tội “vô kỷ luật”.
Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò
trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy
tạo tội trạng cho Ba Nhỏ “đã giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế
vùng tạm chiếm” để tử hình đồng đội. Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương
là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin
ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá
ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội
hành quyết định tự sát cho rõ khí phách một tay anh chị, nhưng toán hành quyết
giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.
Kiều Đắc Thắng là một tên du thủ du
thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu
đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở
Vũng Tàu Ở đây, Thắng cùng một bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với một tên coi
ngục để vượt ngục. Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin
làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh), Kiều Đắc
Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ
khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội “Việt gian,
phản động”, Thắng hạ sát không gớm taỵ Nạn nhân của Thắng dài sọc.
Ông
Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng
10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai,
Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình “gởi Thắng ra gặp bác Hồ”. Có nguồn tin
nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi
tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều
Đắc Thắng chết một cách mờ ám.
Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ
giới giang hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là
người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939.
Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu
quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật
đảo chánh Pháp (3/1945), Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là “Thọ
Mạch lô”. Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ một con đường mênh mông vì
hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng
quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. 1 năm sau, bộ đội của
Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy.
Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt
Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài.
Những người quen
biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé
sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ khôg có lùi. Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân
đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực
của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài một tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên
thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu.
Có lần Hoàng Thọ
bắt gặp một số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng
mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng
CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng
cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được :
- DM. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì
dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái
đảng CS cho rồi!
Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là
môt bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình “giới
thiệu” Hoàng Thọ ra Bắc “gặp bác Hồ”. Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết
mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh
Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi
bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân.
Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn
Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp
Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong một đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt,
đem đi hành quyết tại một địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ
như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh
thậm tệ.
Cùng thời gian đó, ông Giang Minh
Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập
nhiều công trạng, làm chính trị viên một đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép,
đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi
ngờ, theo dõị Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm
mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói :
- Tao sợ mày cái con c. tao nè!
Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết
tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim..
Sau đây là một vụ hành quyết tập thể các “đồng
chí” của mình (Việt Minh) mà tác giả Dương Đình Lôi có thấy hoặc nghe kể lại
trực tiếp (qua 1 bức thơ ông Dương Đình Lôi gởi riêng cho tác giả:
…Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy,
tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương
Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Hòa, rồi
chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi
đội 21 từ nhóm Bình Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai
Sương được “hưởng ân huệ” khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay vì bị
chăt đầu.
Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương
Đình Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại :
Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng
chỉ huy cuộc hành quyết đó về vă phòng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc
lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể :
”Tao thấy con Sương rụng rời tay chân.
Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưa. Nó lột trần
truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nhìn nó chậm rãi đi trước miệng
hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành
đoạn ? Khi tới gần tao, nó nói :
- Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết
“Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng
thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng,
rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn Bình sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre).
Thằng Mầu nó bảo :
-Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả ? Để tao tặng
cho em viên đạn.
“Thế là kết liễu một đời hồng nhan bạc phận.
Chị Sương là một người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở
Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm.
Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi
sông Lòng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có:
- Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt
ở An Thành
- Tám Son, Trưởng văn phòng Trung đoàn
- Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban
đảng vụ
- Năm Son, Trưởng ban quân nhu
- Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn
- Chị Sương, một thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban
quân báo Trung đoàn
- Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện
· Sau
đây là chuyện của Sư Muôn
Sư Muôn là một nhà tu mang nhiều tai tiếng
xấu, báo chi phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lý lịch sư Muôn
cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây
không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị
cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiết.
Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có
chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có một cái am nhỏ, nơi đây
những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường tìm đến sư Muôn để nhờ làm
phép và nhiều người mãn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xa.
Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn,
người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xa. Lúc đó, ông có mướn căn phố
tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này). Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất
ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn
còn. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng
căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt
phụ nữ hiếm muộn. Báo chí Saigon đã tố cáo ông thậm tệ.
Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền
Nam. Hết đất dụng võ, nhóm CS đầu não của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ,
Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông), Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải
bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên
bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn
phong cho ông làm “Ủy viên Xã hội” bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư
Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh.
· Phong
trào “Thổ dậy” ở miền Nam vào năm 1945
Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức
lãnh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn). Dân Nam Kỳ gọi người Miên là
“Thổ”. “Thổ dậy” là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người
Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận hòa với
nhau trong gần 1 thế kỷ. Bình thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn
uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúạ.. Người
Miên theo Phật giáo Tiểu thừạ Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người
dã man.
Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1
quận), Ủy ban Hành chánh quận này đã giết hàng loạt thường dân và các nhà sư
Miên một cách dã man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên
theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Võ khí của họ là chiếc phảng
phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mã tấụ Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các
năm ấy, chắc không khỏi hãi hùng vì những tin “Thổ dậy”. Thảm cảnh đó do một
nhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đã trở thành
nạn nhân.
Chứng kiến cuộc hành quyết dã man , ông Văn
Nguyên Dưỡng, trong hồi ký “Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương”, đã thuật
lại cuộc giết các thường dân và sư sải Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau :
”…rồi không lâu, sau ngày “Mừng độc
lập”, cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới “Việt Minh” được biết vào ngày
đó, tôi còn biết thêm 1 danh từ nữa là “Việt gian”. Dân chúng, ai cũng sợ danh
từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay
những việc làm trong dĩ vãng, rồi đem ra bắn hoặc cho “mò tôm”.
Người đầu tiên
bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, “ông Cò Cà Mau”. Mắt
tôi mở rộng thêm khi biết rằng “có độc lập rồi” mà Việt Minh vẫn đem người ra
xử bắn hàng loạt.
Nhứt là các sư sãi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra,
hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận . Cách xử tử quá dã man : Họ trói tay hay bịt
mắt bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có “cà tha” (bùa), có ngải, súng
đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt
nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông.
Xử tập thể trước mắt công chúng, trông
thật khủng khiếp. Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng
Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó.
Mỗi lần như vậy, dân chúng
tò mò kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư sãi Miên bị cột chặt vào 3 đòn tre
cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành một hàng ngang, xoay mặt ra phía
sông. Quần bị lột bỏ. Đòn tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử.
Đòn tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc
ra sau lưng, buộc chặt vào đòn. Đòn tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước
hàng chân dạng ra của họ. Một đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đòn tre
thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đòn tre thứ bạ 6 du kích khoẻ mạnh
giữ cứng 6 đầu của 3 đòn tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người
xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu. Ở mép trong cầu tàu, đã có sẵn 1
đội du kích bằng với số tử tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn
đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi.
Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do một người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông… Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh bình thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc tình tràn ra cầu tàu nhìn xuống nước, xem những người này sống chết ra sao.
Dĩ nhiên không 1 ai
sống sót. Nếu họ không chết vì vết đâm thấu ruột gan, thì cũng chết vì ngộp
nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngã nghiêng
xiêng xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn vòng khu vực đó. Vài con đậu
trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc
hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người.
Người dân lành trong quận đã bắt đầu câm nín.
Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ…”.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết