QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Sunday, January 19, 2014

MỘT CHUYẾN ĐI BUÔN !


 


MỘT CHUYẾN ĐI BUÔN !

Cộng-đồng người Việt Tỵ-nạn CS, mặc-dù đang sống xa Quê-hương Xứ-sở, nhưng vẫn cố-gắng duy-trì phong-tục, tập-quán cổ-truyền cao-đẹp của ngày Tết, để lưu-truyền cho con-cháu sau này. Tuy ngày Tết không còn thu-hút và mang ý-nghĩa trang-nghiêm, cao-đẹp như khi chúng-ta còn ở nơi Quê-nhà; vì tuổi-đời chồng-chất, tha-phương nên chúng-ta không còn cảm-giác nôn-nao, rạo-rực khi Năm hết, Tết đến !...

Ở Paris, các cửa-hàng Á-Châu bán đủ các thứ, như: hoa anh-đào, hoa mai, hoa lan, bánh chưng, bánh tét, rượu, trà, bánh-mứt, pháo, bao lì-xì, v.v... Nhưng dù chúng-ta có ăn Tết huy-hoàng với cao-lương mỹ-vị, hay sơn-hào hải-yến ngon đến đâu, chúng-ta cũng khó tìm lại được khung-cảnh ấm-cúng, thân-thương như lúc chúng-ta còn sống dưới thời Chính-quyền VNCH !... Mặc-dù thời-gian trôi qua đã khá lâu, nhưng mỗi lần nhìn thấy pháo, cũng như tình-cờ nghe tiếng pháo nổ, khiến tôi cảm-thấy bùi-ngùi, xót-xa vô-hạn, khi chợt hồi-tưởng chuyến đi ‘‘buôn pháo’’ ở tận vùng Xóm-Mới/Gia-Định !…

Cuối năm 1977, gần đến ngày Giáng-Sinh và Tết Nguyên-Đán (lúc đó phu-quân của tôi còn đang bị tù khổ-sai ở Trại Vĩnh-Quang/Vĩnh-Phú, Bắc-phần, nơi khỉ-ho cò-gáy, rừng-sâu nước-độc và đầy chướng-khí), dạo-đó chúng-tôi hãy còn là những Thiếu-phụ rất trẻ, thật-thà và yếu-đuối; nhưng lại bị bọn Vẹm gán cho cái từ ‘‘vợ Ngụy’’: nghe thật đắng-cay và chua-chát vô-cùng !. Chúng-tôi bị bọn chúng gạt-ra ngoài-lề Xã-hội, không cho tham-gia hay làm việc trong bất cứ Cơ-quan nào của ‘‘nhà nước’’ CS !. Vì-vậy, chúng-tôi hết-sức buồn-tủi, khổ-tâm và bi-quan kinh-khủng hơn bao-giờ hết !.

Do đó, cứ mỗi lần sắp hết tiền tiêu, chúng-tôi đành phải bán đồ-đạc trang-trí trong nhà !. Bán mãi cho đến khi nhà-cửa trống-trơn, chúng-tôi lại phải bán luôn cả những đồ ‘‘xa-xí-phẩm’’ như: giày-dép, áo-quần, vòng-vàng trang-sức, để có tiền nuôi-dưỡng đàn con-thơ nhỏ-dại; cũng-như mua thuốc-men và thực-phẩm, ngõ-hầu tiếp-tế cho Cha, cho chồng đang bị ốm-đau, bệnh-tật và đói-rét trong chốn lao-tù !... Thật hết-sức đau-lòng, mỗi lần cầm số-tiền trong tay, mà đôi-mắt thì lệ cứ chảy ròng-ròng, khi nhìn người mua: khiêng từ chiếc tủ-lạnh, bếp-gaz, Tivi, bàn-ghế, tủ-thờ, giường-nệm… đi ra khỏi nhà, càng nhức-buốt cả tâm-can !...

Trong suốt thời-gian phu-quân vương-mang tù-tội, chúng-tôi hết-sức đơn-độc và tủi-thân vô-cùng !. Những người hàng-xóm vì sợ liên-lụy & vạ-lây, hễ nhìn-thấy chúng-tôi, họ đều tìm cách lẩn-tránh; dần-dà, chúng-tôi cũng cảm-thấy tự-ti mặc-cảm, nên càng oán-hận lũ ‘‘Vẹm cướp Nước’’: tâm-địa quá ác-độc này !. Cũng vì bọn-chúng, đã có biết-bao gia-đình phải lâm-cảnh phân-ly, tang-tóc, nát-tan cả cửa-nhà !. Hoàn-cảnh của tôi lúc-đó, chẳng khác gì Thiếu-phụ Nam-Xương; đêm nào tôi cũng ngồi bên-cạnh ngọn-đèn-dầu leo-lét, để tâm-sự với chồng, qua quyển Nhật-ký (người bạn thân-thương nhất của tôi, trong thời-kỳ đen-tối đó)!.

Buổi trưa nào, mẹ-con tôi cũng thấp-thỏm chờ-đợi chú phát-thư, mong nhận được thư chồng, để biết chắc rằng ‘‘anh-ấy vẫn còn sống’’!. Vì mỗi lần bặt-tin, 3-4 tháng không nhận được thư chồng gởi về, tôi cứ cuống-quýt và bấn-loạn cả tâm-can !. Tôi phải đến nhà chị Lâm (chồng chị bị giam chung khu-vực với ông-xã của tôi) để dò-hỏi tin-tức !. Tôi vẫn thường lo-sợ viển-vông, sợ tang-tóc ập đến bất-ngờ, nên tôi đâm ra ‘‘mê-tín dị-đoan’’ lắm !. Hễ mỗi-lần nghe đồn ở đâu có Thầy-bói hay, tôi đều rủ mấy chị-bạn tìm tới. Khi nghe Thầy-bói quả-quyết: ‘‘Ông-ấy vẫn khỏe’’, tôi mới thật yên-lòng !...

     Giáng-Sinh và Tết sắp đến, cũng là dịp buôn-bán thả-giàn và dễ kiếm tiền nhất. Do thừa-kế dòng-máu buôn-bán ‘‘nhà nòi’’ của Ông-Bà Nội, nên tôi quyết-định mạo-hiểm đi mua pháo, để kiếm tiền ‘‘bồi-dưỡng’’ cho các con tôi, trong mấy ngày Tết. Tôi đạp xe qua Lô I/Cư-xá Thanh-Đa, để bàn-bạc với chị Đạt (vợ Trung-tá Trưởng-Ty Cảnh-Sát/QG); chúng-tôi quyết-định thử thời-vận, ngay sáng-sớm hôm sau… Chúng-tôi đi xe Lam ra Bà-Chiểu, rồi chuyển qua xe Lam khác để lên Xóm-Mới (là nơi nổi-tiếng sản-xuất pháo), để mua pháo đem-về bán-lại cho hàng-xóm đốt, ngõ-hầu đón Giao-Thừa và chào-mừng năm-mới: Tết Nguyên-Đán… 

Đến nơi, chúng-tôi vô-cùng vất-vả, vì phải lặn-lội hỏi-thăm khắp hang-cùng, ngõ-hẻm mới tìm được căn-nhà chế-tạo pháo. Chúng-tôi vui-mừng hớn-hở, vì không phải đi về tay không !... Chúng-tôi hỏi mua, mỗi người 20 phong-pháo. Nhưng Ông chủ (gốc người Bắc di-cư vào Nam năm 1954, nên tính rất cẩn-thận, tỉ-mỉ: vì đã trải-qua quá nhiều kinh-nghiệm đau-thương với CS) nói khẽ với chúng-tôi: ‘‘Hai cô chịu khó đi ra đầu chợ, mỗi cô mua 2 mớ rau, rồi mang đến đây tôi sẽ ngụy- trang giỏ-xách cho hai cô. Trên đường về, bọn ‘nón-cối’ sẽ khám-xét, nếu thấy có pháo là chúng-nó tịch-thu hết, hai cô sẽ mất hết cả vốn đấy nhé !’’. 

    Trời nắng chói-chang, chị Đạt và tôi phải cuốc-bộ một khoảng khá xa, mới tới chợ. Chúng-tôi liền mua mỗi người một bó rau-muống và một bó cải-ngọt, rồi vội-vã quay trở-lại căn-nhà bán pháo. Ông chủ rất sốt-sắng giúp chúng-tôi ngụy-trang, cất-giấu pháo dưới đáy giỏ xách hết-sức kỹ-lưỡng và khéo-léo. Ông ấy còn dặn chúng-tôi: -Trên tuyến-đường về, từ bến-xe Xóm-Mới đến trạm Kiểm-soát, hai cô phải giả-vờ không quen-biết nhau, phải thản-nhiên và giữ bình-tỉnh, đừng để bọn ‘Chó-săn Bò-vàng’, ‘Cán Dép-râu’ bắt-mạch được nhé !...

Tôi chợt-nghĩ: -Dưới chế-độ CS này, họ luôn dạy dân-chúng ăn-gian nói-dối, phải lường-gạt, mánh-mung mới có-thể sống-còn !... Bước lên xe Lam, chúng-tôi vào ngồi sát phía trong và đối-diện nhau, nhưng giống-như hai người xa-lạ. Khi xe Lam bắt-đầu chạy, tôi cảm-thấy hồi-hộp vô-cùng, tim cứ đập thình-thịch, tôi có cảm-tưởng như mình đang đi ‘‘buôn-lậu, buôn hàng Quốc-cấm’’ vậy !… Từ ngày ông-xã tôi bị vương-mang tù-tội, mặc-dù bị bọn Vẹm cấm-cản, không được phép đi Chùa lạy Phật như thời trước 30/4/1975, nhưng lòng tin nơi Trời-Phật, không một quyền-lực nào có thể dập-tắt được, trong lòng người dân Miền Nam VNCH !...

Vì-vậy mỗi-khi gặp ‘‘nguy-biến’’, tôi đều khấn-nguyện: ‘‘Nam-mô cứu-khổ cứu-nạn, Quan-Thế-Âm-Bồ-Tát, cầu xin Phật-Bà phù-hộ, độ-trì cho con được tai-qua nạn-khỏi, để con kiếm tiền mua thực-phẩm, gởi cho chồng-con đang bị cầm-tù, cho 3 đứa-con của con ăn Tết không quá thiếu-thốn !.’’... Khi xe Lam chạy độ 10 phút, thì có 2 tên Vẹm ‘‘Chó-săn Bò-vàng’’ chận xe lại, ngay ngả-tư đường. Mặc-dù tôi đang luôn miệng niệm Kinh cầu-nguyện, nhưng khi lướt nhìn mặt chị Đạt tái-mét, khiến tôi cũng chột-dạ !. May-nhờ có đội nón-lá, nên cũng che-lấp được phần nào gương-mặt mất bình-tĩnh của chị Đạt !...

Trên xe Lam có tất-cả mười Hành-khách; 2 tên ‘‘Chó-săn Bò-vàng’’ hùng-hổ lục-soát hành-lý của sáu người đàn-bà ngồi phía ngoài, nhưng họ chỉ tìm-thấy giỏ-xách của hai người có pháo mà thôi. Chúng tịch-thu hết pháo, mà còn hăm-dọa hết-sức xỏ-lá: ‘‘Hai chị đã vi-phạm Luật-pháp !. Mua-bán trái phép, tức là phá-hoại nền Kinh-tế XHCN !. Các chị đi buôn pháo-lậu, tức là làm giàu bất-chính, mang tội phản-động !. Đáng-lý ra tôi phải bắt-giữ hai chị, cho đi cải-tạo lao-động đấy !. Nhưng vì số-lượng pháo không đáng kể, nên chúng-tôi khoan-hồng, chỉ xử-lý tịch-thu pháo để cảnh-cáo mà thôi !. Nếu lần sau hai chị còn tái-phạm, chúng-tôi sẽ không tha dễ-dàng như lần này nữa đâu, đấy nhé !’’...

    Tự-dưng ‘‘lượm được của rơi’’, giống như tiền trên Trời rớt xuống, nên bọn-chúng cũng mừng húm. Một trong 2 tên ‘‘Chó-săn Bò-vàng’’, tiếp-tục nhìn lướt vào giỏ-xách của hai bà khách còn lại và giỏ-xách của chúng-tôi. Có-lẽ không thấy gì khả-nghi, nên chúng phất tay, ra dấu cho Tài-xế chạy đi. Chờ xe chạy một khoảng khá xa, tôi mới nhìn qua chị Đạt, nét mặt của chị ấy đã bình-thường trở lại. Nở một nụ-cười thật tươi, đẩy nón-lá lên và chòm tới sát vào tôi, chị Đạt nói thật nhỏ: ‘‘Hồi-nãy mình teo quá, cứ niệm Phật luôn miệng !. Phật-Bà linh thật !’’.

    Như bắt đúng tần-số, tôi cười thật tươi để đáp-lễ và cũng để chọc-quê chị ấy: ‘‘Chưa chi, mặt bồ đã tái-mét, làm mình cũng teo luôn. Hồi-nãy, mình cũng thầm cầu-nguyện Quan-Thế-Âm-Bồ-Tát, đúng là Phật-Bà thương mình thật đó !’’…

    Khi tôi vừa về tới trước cửa-nhà, ba đứa-con của tôi cùng vổ-tay, reo-cười inh-ỏi, nhưng các con của tôi đâu có biết rằng: Mẹ của mình vừa trải-qua một cơn chấn-động-tim quá-ư khủng-khiếp ? Nhìn thấy các con ngây-thơ vui-mừng hớn-hở, khiến tôi cũng vui-lây và quên hết cả nhọc-nhằn !. Cũng vì muốn hàng-xóm có pháo đốt, để hân-hoan đón-chào Năm Mới trong đêm Giao-Thừa (đúng theo phong-tục cổ-truyền Dân-tộc Việt-Nam từ ngàn xưa để lại), mà suýt chút-nữa tôi bị 2 tên ‘‘Chó-săn Bò-vàng’’ tịch-thu hết cả vốn-liếng, kèm-theo những lời mắng-nhiếc, nhục-mạ thậm-tệ như hai Nạn-nhân vừa rồi !...

Đồng-bào đốt pháo đêm Giao-Thừa, chủ-yếu chỉ muốn xua đi những ngày-tháng xui-xẻo của Năm-Cũ, để đón-rước may-mắn và phúc-lộc của Năm-Mới vào nhà, chứ đâu có ác-ý như bọn Vẹm đã từng bắn-giết đồng-bào vô-tội Miền-Nam VNCH ? Cũng không giống như chúng đã cố-tình tàn-sát đồng-bào ở Cố-đô Huế, hồi Tết Mậu-Thân, năm 1968 !. Tuy-rằng ở Việt-Nam không còn chiến-tranh, vậy mà bọn Vẹm vẫn không cho đồng-bào hưởng không-khí Tự-do, Dân-chủ và Nhân-quyền (đúng như lời CS đã tuyên-truyền)??? Phải chăng, bọn-chúng thường bị ám-ảnh và sợ sệt, bởi 4 câu sấm Trạng-Trình sau đây:
‘‘Long-vĩ Xà-đầu: khởi Chiến-tranh !
Can-qua Xứ-xứ: khởi đao-binh
Mã-đề Dương-cước: anh-hùng tận !
Thân-Dậu niên-lai: kiến Thái-bình !’’.   

Sau khi cưỡng-chiếm Miền-Nam, bọn Vẹm thường kiêu-căng phách-lối, xưng mình là “anh-hùng bách-chiến, bách-thắng’’!... Hai chữ ‘‘anh-hùng’’ trong sấm Trạng-Trình là có-ý ám-chỉ đảng-cướp VC!... Nhân-dịp đầu năm Giáp-Ngọ, chúng-ta hãy cầu-nguyện cho Tổ-Quốc và Dân-tộc Việt-Nam: Sớm thoát-ách gông-cùm của CS !. Cộng-đồng người-Việt Tỵ-nạn CS, cùng Đồng-bào Quốc-nội: Hãy bền-chí đấu-tranh để giải-thể chế-độ Chủ-nghĩa Xã-hội Ngoại-lai ác-ôn này, ngõ-hầu đem lại cuộc-sống Ấm-no, Hạnh-phúc, Công-bằng, Bác-ái, Tự-do, Dân-chủ và Nhân-quyền Thật-sự cho toàn dân Việt-Nam.

Mong lắm thay !.&
Xuân-Nương
                   



No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List