From: But Xuan
<
Date: 2014-04-03 1:09 GMT-07:00
Subject: Chân dung của một tên bồi bút
To:
Date: 2014-04-03 1:09 GMT-07:00
Subject: Chân dung của một tên bồi bút
To:
NHẬN XÉT CỦA BÚT XUÂN
Đọc bài "Chân dung tên
bồi bút" của tác giả Trần An Lộc mà rùng mình. C.B. là bút hiệu của Hồ chí
Minh. Tôi chưa từng thấy một người nào độc ác, vu oan giá họa cho người
lương thiện như Hồ tặc. Mà lại là đại ân nhân của mình và đảng
mình. Một nghìn cái tội y tưởng tượng ra để giết bà Nguyễn thị
Năm, không có một vì ngay thực dân Pháp hồi đó cũng khg tàn ác đến
thế.
Khg ai là người hiền lương mà trả thù những nông dân là người làm việc cho
mình bơm nước vào bụng rồi dận lên bụng cho ọc nước ra cũng như khg
ai dám giết cả 32 gia đình trong mấy tháng trời, khg còn một người. Hai
con trai đi bộ đội cho Hồ tặc, còn bà Cát hanh Long (tên này là đúng
với bảng hiệu của bà, không phải là Thanh hay Thành mà là Hanh: hanh thông, may
mắn) lo việc buôn bán, có mấy kẻ giúp việc làm sao mà hại người và giết người
dã man đến thế! Nhìn mặt mày bà khg ai nói rằng bà là người đàn bà dữ
tợn chứ chưa nói độc ác. Vì bà rất hiền lành và tử tế, chính tôi làm
nhân chứng.
Bà cũng là phụ nữ xinh đẹp, trắng trẻo, giọng nói êm dịu
và truyền cảm của phụ nữ Hà Nội. Bà khg còn chất quê mùa mà nhiều phụ nữ VN
ngày đó hãy còn. Có lẽ bởi vậy nên giặc Hồ ghét bà chăng. Hay là Hồ muốn
ngủ với bà nhưng bà từ chối nên Hồ thù. Thật ra, lúc đó Hồ muốn ngủ với
gái nào mà chả được, Hồ thích của oái oăm có chồng làm chi? Nhưng giặc Hồ đã
mất hết lương tri nên y làm hết mọi việc mà người lương thiện khg hề làm.
Sao mà y bốc lửa bỏ tay người như
thế được? Thầy (bố) tôi nhìn y ngày 19-8-1945 tại Ba đình và trước
Nhà Hát lớn Hải Phòng đã tiên đoán: tên Hồ này rất độc ác
vì mắt hắn luôn luôn đỏ như máu, hiếu sát. Hắn lại ăn gian nói dối và
sau này hắn có thể sẽ bán nước!" Thầy tôi bảo tôi như vậy kèm lời khuyên:
"Con chớ đi theo hắn mà mang họa!
Trước và sau 19-8-1945,
tôi thường lại cửa tiệm buôn sắt, xi măng, gạo, tơ sợi v.v...của bà Cát hanh
Long để chơi với thằng cháu bà, cùng học tiểu học với tôi. Bà Nguyễn thị
Năm đẹp người, mặt mày phúc hậu, nước da trắng, tóc dài như những cô gái
thành phố khác. Bà khoảng tuổi em bố mẹ tôi, tức thua bố tôi khoảng hơn chục
tuổi. (47 tuổi năm 1953, bị hồ giết).
Có khi bà bảo tôi ở lại ăn
cơm với gia đình bà và đôi khi tôi cũng ở lại vì thằng cháu bà
với tôi là đôi bạn rất thân. Lúc đó tôi mới khoảng 10
tuổi. Cửa tiệm Cát hanh Long của bà bề ngang rất rộng, phải bằng ba hay bốn cửa
tiệm 4 mét của những người khác.
Sắt thép để đầy và nhiều thứ khác mà
tôi khg để ý. Gia đình bà là thân chủ của thầy tôi, Đông Y
Sĩ Đông A, tại phố Cố Đạo (Chavignon) Hải Phòng . Từ nhà tôi đi
ra Phố Paul Doumer, rẽ trái, đi khoảng 300 mét là tới tiệm Cát hanh Long.
Năm 1953, Hồ bắn bà tại Thái Nguyên thì tôi đang ở Hà Nội, đọc
vài tờ báo biết tin đó, quá thương bà là người hiền lành mà mắc oan khiên đến
mất mạng. Tháng 9 năm 1954, tôi lên phi cơ Mỹ vào Nam, công việc quá bận rộn
rồi cũng quên chuyện bà CHL.
Ôi, chủ nghĩa CS đã
gây tang tóc cho nước VN với 10 triệu dân 2 Miền Nam Bắc chết oan, hàng
triệu phụ nữ đội khăn tang và hàng triệu cô nhi sớm mất cha. Nỗi oan
nghiệt này bao thế hệ, bao trăm năm nữa phai nhòa được?
1-4-2014
GS Bút Xuân Trần Đình
Ngọc
Chân dung của một tên bồi bút
Trần An
Lộc (Danlambao) - Vụ án bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hanh
Long là người đầu tiên bị xử bắn để phát động phong trào "cải cách ruộng
đất" năm 1953 bởi đảng Cộng sản Việt Nam tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa lại đang như những giòng máu chảy dài trên báo mạng trong nước.
Người ta đã nghe nhiều về cái chết oan khiên,
tức tưởi của người phụ nữ vừa đáng thương vừa đáng kính này, nhưng nay đọc lại
những chi tiết được kể từ những người trong cuộc là con cháu của bà Cát Hanh
Long, và những quan chức tiếp cận với vụ án mới thấy hết cái xót xa, sự độc ác
và tính vô luân của vụ án và của những cá nhân đã trực tiếp chỉ đạo và gây ra
vụ án.
Để tránh dài dòng, người viết xin quí độc giả
đọc lại bài báo "Chuyện về người phụ nữ
đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất" của tác giả Xuân
Ba, đã đăng trên trang Blog Tễu cùng tư liệu mang tên: "Thêm các tư liệu về việc vu oan bà Cát
hanh Long Nguyễn Thị Năm", trong đó đăng nguyên văn một bài báo
(có bản chụp) với lời mở đầu: "Dưới đây là một bài viết đăng
trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả C.B., mở màn cho chiến
dịch cải cách ruộng đất. Đối tượng mà bài báo “tấn công” là bà Cát-hanh-long
Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng."
Người viết xin trích lại nguyên văn bài báo ký
tên C.B. này như sau:
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất
nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi
nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không
nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy
tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn
tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm
1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng
bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết
hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945,
chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho
ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về
nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại
đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực
tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô
thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội
nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng
giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo
lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm
cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân,
làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho
cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng.
Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau
Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để
phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa
phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể
chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B.
Đọc xong bài báo của tay C.B. này, quí bạn đọc
thấy gì? Nghĩ gì?
Riêng kẻ viết bài này
thì thấy lạnh xương sống, rởn tóc gáy, sau đó thì phẫn nộ, và rồi đau buồn và
xấu hổ.
Thế này mà là một bài báo ư? Mà lại là một bài
báo đăng trên tờ báo chính thống của đảng CSVN và của Nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa!
Cố gắng đọc lại và rồi thấy rằng đây là một bản
cáo trạng, một bản cáo trạng không bằng không chứng. Nói đúng hơn đây là một lô
những điều vu khống, mạ lỵ, ngậm máu phun người.
Mỗi một chữ trong bản án rùng rợn này là một
nhát mã tấu xả vào thân xác của một phụ nữ bị trói tay trói chân và bị bịt
miệng. Mỗi một hàng chữ là một kiểu giết người man rợ mà không một người bình
thường nào có thể nghĩ ra. Mỗi một đoạn văn là một tấn tuồng vô luân mà chỉ
những chuyên viên tra tấn và giết người chuyên nghiệp mới có thể làm.
Nay tất cả đổ lên đầu một phụ nữ là bà Cát hanh
Long Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ 47 tuổi đời, có 2 con là Trung Đoàn Trưởng
QĐND, sư 308 Điện Biên và (trích): "Những Võ Nguyên Giáp Trường
Chinh, Lê Đức Thọ Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đáng của Mặt trận
Việt Minh từng qua lại được chở che ở ngôi biệt thự bề thế ở ven hồ Thiền
Quang. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, lại cũng những đáng bậc ấy cùng nhiều
yếu nhân của Đảng của Chính phủ cũng nhiều dịp tá túc qua lại sinh hoạt ở khu
đồn điền Đồng Bẩm vùng Thái Nguyên. Chủ những cơ ngơi những biệt thự cùng khu
đồn điền ở Đồng Bẩm ấy là bà Nguyễn Thị Năm thường gọi là Cát Hanh Long, tên
một hiệu buôn nổi tiếng ở Hà Thành, Hải Phòng". và "Khó kể hết những
đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng. Từng ủng hộ Việt Minh trước CM tháng
Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bẩy trăm lạng vàng) rồi sau này là
thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất
của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng vơi hơn một trăm lạng vàng". Và lời chứng
của Võ Nguyên Giáp ngày 10/11/2001: "Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long
là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội.
Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những
buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương
đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Như vậy rõ ràng bà Năm là một người yêu nước,
một người đóng góp tích cực trong công cuộc chống Pháp dành độc lập và là một
ân nhân đối với các lãnh tụ đầu sỏ của đảng CSVN. Vậy bà Năm có ân oán gì với
tác giả C.B. mà C.B. phải vu khống bà những tội ác khủng khiềp chỉ có trong các
tiểu thuyết kinh dị hay trong óc những tên đồ tể bệnh hoạn mất hết tính người,
như vậy?
May là chúng ta đã có câu trả lời (trích tại đây):
"C.B.: là bút danh của ông
Hồ Chí Minh, dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến
tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)".
Vâng, C.B. là bút danh của Hồ Chí Minh! Quả thật
tôi không tin vào mắt mình! Quả thật là một quả bom tấn!
Dù không bao giờ tôi coi Hồ Chí Minh là một
người yêu nước, dù với tôi Hồ Chí Minh chỉ là một tên điệp viện cộng sản, là
người có tội nhiều hơn là có công với tổ quốc và dân tộc Việt Nam, tôi vẫn
không bao giờ nghĩ Hồ Chí Minh lại vô luân như thế, lại ác độc và hèn hạ như
thế! Và tôi đã lầm: bởi vì C.B. tức Hồ Chí Minh chính là một tay bồi bút mạt
hạng. Hơn nữa là một thằng độc ác, hèn mạt và vô luân.
Tại sao vậy?
Bởi vì thông thường một tên bồi bút cũng chỉ uốn
cong ngòi bút của mình khi sinh mạng hắn hay bà con thân nhân ruột thị hắn bị
đe dọa, hoặc vì hắn ham tiền, ham danh, ham gái, ham hưởng thụ và có thể vì bất
tài, không đứng được trên đôi chân của mình để phải làm một tên bồi bút bị mọi
người khinh bỉ.
Nhưng đây, xin quí bạn đọc nhớ cho - Hồ Chí Minh
lúc ấy đang ở trên đỉnh quyền lực, muốn hại ai thì hại, muốn giết ai thì giết,
muốn gái có gái, muốn tiền có tiền, thế thì cái gì đã khiến ông phải viết một
bài báo vô luân như thế? Xin đừng đổ lỗi cho quan thầy Trung quốc! Thử hỏi
những Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn
Chánh, Trần Văn Thạc, Nguyễn Văn Vững vân vân... bị giết, có cần phải có lệnh
của TQ hay không? Như vậy nếu vì bất cứ lý do gì (cứu cánh biện minh cho phượng
tiện) muốn giết bà Năm thì cứ giết, như đã giết các nhà yêu nước không cộng sản
trên, cần gì phải viết một bài báo vu khống, mạ lỵ, rồi kéo cả những người con
bà Năm đã từng xả thân trên tuyến đầu đánh Pháp vào mà hành hạ cho thân tàn ma
dại một cách tán tận lương tâm đến như vậy. Mà lại ký tên C.B. không dám đề tên
Hồ Chí Minh cho bàn dân thiên hạ được biết? Nó vô luân và hèn hạ chính là ở
điểm này!
Tất cả cái vô luân nằm trong cái tâm độc ác của
con người bệnh hoạn này. Đã độc ác lại hèn vì cam tâm đánh vào một người phụ nữ
chân yếu tay mềm. Nó vô luân bởi người phụ nữ này là ân nhân của hắn, của đồng
chí và đồ đệ của hắn.
Nó vô luân bởi người phụ nữ này là người yêu
nước nhiệt tình, một người hoàn toàn vô hại cho đảng cộng sản. Nó vô luân bởi
mà là mẹ của 2 người con trai trong quân đội ra tuyến đầu cứu nước. Người đã
dâng gần hết tài sản cho đảng CSVN được ngụy trang dưới danh hiệu cách mạng.
Thế mà nó đã đối xử với bà còn thua loài thú đối
với đồng loại, thì sao không thể gọi là vô luân.
Viết đến đây tôi cũng thêm một điểm để công luận
và sử gia lưu ý: Đó là vai trò của "Những Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê
Đức Thọ Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đáng của Mặt trận Việt Minh
từng qua lại được chở che".
Theo bài báo dẫn thượng,
thì mãi đến "mùa đông năm 1986 Lê Đức Thọ và Trường Chinh mới ghé mắt đến
con cháu vị ân nhân của mình. Còn Võ Nguyên Giáp thì sao? Mãi đến ngày
10/11/2001 (5 năm sau Lê Đức Thọ lên tiếng) Giáp mới vớt đuôi một câu: "Bà
Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong
kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí
Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là
một sai lầm”. Chỉ nói vớt đuôi vậy thôi chứ không hành động gì. Kể cả trong lúc
còn quyền hành nghiêng trời như nhân vật số hai sau Hồ Chí Minh, Giáp cũng
không thắp được một cây nhang cho vong hồn bà Năm để gọi là đền đáp những gì bà
đã cưu mang giúp đỡ chính bản thân hắn. Còn những tên như Hoàng quốc Việt cùng
nhiều yếu nhân... thì hoàn toàn vắng tiếng!
Với những con người tán tận lương tâm như vậy mà
tôn vinh là "cha già dân tộc" là "nguyên khí quốc gia" thì
đất nước này, dân tộc này không cất đầu lên nổi là chuyện chẳng lạ chút nào.
Tôi viết bài này như một nén nhang dâng lên oan
hồn cụ bà Nguyễn Thị Năm và muôn vàn nạn nhân khác đã bị cộng sản giết hại. Tôi
cũng xin thân nhân của cụ Năm cũng đừng xin xỏ chi cái đảng cộng sản vô luân
này những cái giấy lộn và những danh hiệu rỗng tuyếch cho tủi thêm vong linh
người oan khuất.
Xin quí vị nhớ câu nói
bất hủ của Cù Huy Hà Vũ: "Nhân dân và Tổ quốc sẽ giải án cho tôi" -
Vâng, như vậy chúng ta không cần xin xỏ vì đảng cộng sản không đủ tư tâm và đủ
tầm để làm việc này.
Preview
by Yahoo
|
|||||
Cuộc
Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai
trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị
lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định
sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê
Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung
ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác
phẩm văn học... được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm
sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.
Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về Hồ Chí Minh. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW "yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông.
Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ nguyện vọng "người cày có ruộng" của nông dân Việt Nam. Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để xây dựng chuyên chế vô sản. Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày 8/2/1928, ông viết: "Tôi tranh thủ thời gian viết 'những ký ức của tôi' về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người 'anh hùng' trong 'những ký ức của tôi' chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân uỷ nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến: "... đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 357).
Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của ĐCS Việt Nam) được thành lập. Cương lĩnh của đảng này là lấy việc chống đế quốc, chống phong kiến và địa chủ, giành ruộng đất về cho nông dân làm sách lược hàng đầu. Sách lược 2 của ĐCS ghi rõ: "Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 297). Chương trình hành động thì hướng đến việc: "Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 299). Các văn kiện thành lập ĐCS Đông Dương đều do Hồ Chí Minh, đại diện Quốc tế Cộng sản, soạn ra.
Ít tháng sau, ĐCS đã lãnh đạo nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu "trí - phú - địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới - đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến. Cuộc nổi dậy đã bị Pháp đàn áp dã man. Từ đó, chia rẽ giữa các các tầng lớp nông dân ngày một trầm trọng hơn.
Năm 1945, khi nắm được chính quyền, một mặt Hồ Chí Minh và ĐCS phải lo đối đầu với Pháp, mặt khác vì đa số các đảng viên và cán bộ đều xuất thân từ các gia đình địa chủ hay phú nông, việc phát động cách mạng thổ địa đã không thể tiến hành ngay. Mãi đến năm 1949, khi ĐCS Trung Hoa đã chiếm xong lục địa, cửa hậu cần mới được khai thông. Việt Minh nhận được những viện trợ dồi dào từ Quốc tế Cộng sản, nhất là từ ĐCS Trung Hoa. Chiến trường Việt Nam ngày một thuận lợi hơn cho lực lượng Việt Minh. Khi ấy Hồ Chí Minh và ĐCS mới nghĩ đến việc tiến hành CCRĐ, mở đầu bằng việc giảm tô cho nông dân. Ngày 14/7/1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 78 SL quy định chủ đất phải giảm địa tô 25 phần trăm so với mức trước năm 1945.
Ngày 25/1/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, Hồ Chí Minh chủ toạ, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ.
Ngay sau đó, ngày 5/2/1953, tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, Hồ Chí Minh đã vấn an các đảng viên và cán bộ tham dự như sau: "Địa chủ cũng có đôi người làm cách mạng, nước ta như các nước khác, ta cũng có vài đồng chí, đại địa chủ mà làm cách mạng, hồi bí mật có bao nhiêu tiền của giúp cho Đảng hết, cam tâm chịu tù đày. Họ tuy là người trong giai cấp địa chủ nhưng lập trường và tư tưởng đã đứng về phe vô sản, là người của giai cấp công nhân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 357).
Ngày 12/4/1953 Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 150 SL về Cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.
Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.
Trong báo cáo trước Quốc hội khoá I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu "Phương châm của cải cách ruộng đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá I, đại diện Sài Gòn Chợ Lớn, giải thích "phóng tay" nghiã là "cứ việc làm mạnh thả cửa" (Nguyễn Văn Trấn, trang 266). Ông Nguyễn Minh Cần giải thích "là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ". Ông còn cho biết: "Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được". Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng "Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh." (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).
Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất..." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Chính chỉ tiêu này đã: "... giết chết bao nhiêu vạn sinh linh".
Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (xem Nguyễn Minh Cần). Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian ĐCS còn hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.
Trong Hồi ký Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là: (1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố; (2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố; (3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là "... bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam". Ông viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm!"
Trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Hoàng Tùng cho biết: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: 'Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.' Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: 'Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.' Và họ cứ thế làm".
Trong hồi ký Mặt thật, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà báo Thành Tín (Bùi Tín) đã kể rằng theo lập luận của đội CCRĐ thì "Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt và tàn bạo, chúng không từ thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt dù chúng giở thủ đoạn nào." Thành Tín cũng viết "Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: 'Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.' Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này". Thành Tín viết tiếp: "Thế nhưng không có gì động theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi".
Qua Thành Tín ta cũng biết được suy nghĩ của Hoàng Quốc Việt: "Đến Bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ... ‘Họ’ là các ông con trời đặc phái viên của Mao". Thành Tín nhận xét: "Trước hết Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch Đảng ông cũng phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp. Đây là thái độ vô trách nhiệm. Ông không can thiệp thì ai có thể can thiệp? Ông để mặc cho nước ông bị một số kẻ nước ngoài (cố vấn Tàu) lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí trách nhiệm của mình".
Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, ông Hoàng Văn Hoan đã cho rằng Ủy ban CCRĐ "... tự cho phép các đội CCRĐ được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân." Ông nêu ra điều 36 của luật CCRĐ quy định: "Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác". Ông cũng đã viết: "Tham dự xong Hội nghị Trung ương về CCRĐ, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không? Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặt biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc".
Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch Hà Nội, đã hết sức ưu tư về việc "những người lãnh đạo cộng sản trong Bộ Chính trị và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Ủy viên ban chấp hành, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một bản án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu của một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!".
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét một cách dứt khoát: "Câu chuyện về Hồ Chí Minh trong thâm tâm chống lại chủ trương Cải cách ruộng đất, bực bội vì việc mở màn bằng việc bắn một người đàn bà, như một số người bào chữa cho ông là một chuyện tầm phào. Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất lẫn Chỉnh đốn tổ chức do Lê Văn Lương song song tiến hành. Ông không cứu ai cho tới khi những sai lầm tích tụ lại thành cái nhọt bọc. Lúc cái nhọt bọc vỡ ra ông mới tỉnh cơn mê. Nhưng đã muộn" .
Vũ Thư Hiên còn cho biết ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh, đã nói thẳng với ông Hồ: "Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác vẫn còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào đồng chí". Cũng qua Vũ Thư Hiên ta biết được ông Vũ Đình Huỳnh đã "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ".
Điểm qua những hồi ký, suy nghĩ, ưu tư kể trên, ta thấy được vụ án Nguyễn Thị Năm nói riêng và CCRĐ nói chung còn rất nhiều uẩn khúc. Những uẩn khúc này không phải chỉ liên quan đến các nạn nhân hay gia đình nạn nhân CCRĐ. Nó còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và ĐCS, trong đó có người từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần phải được làm sáng tỏ.
Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín cho biết, "các phóng viên báo chí các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi". Nhân tiện người viết xin được đăng toàn bài để bạn đọc có thể cùng suy ngẫm.
Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về Hồ Chí Minh. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW "yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông.
Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ nguyện vọng "người cày có ruộng" của nông dân Việt Nam. Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để xây dựng chuyên chế vô sản. Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày 8/2/1928, ông viết: "Tôi tranh thủ thời gian viết 'những ký ức của tôi' về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người 'anh hùng' trong 'những ký ức của tôi' chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân uỷ nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến: "... đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 357).
Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của ĐCS Việt Nam) được thành lập. Cương lĩnh của đảng này là lấy việc chống đế quốc, chống phong kiến và địa chủ, giành ruộng đất về cho nông dân làm sách lược hàng đầu. Sách lược 2 của ĐCS ghi rõ: "Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 297). Chương trình hành động thì hướng đến việc: "Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 299). Các văn kiện thành lập ĐCS Đông Dương đều do Hồ Chí Minh, đại diện Quốc tế Cộng sản, soạn ra.
Ít tháng sau, ĐCS đã lãnh đạo nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu "trí - phú - địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới - đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến. Cuộc nổi dậy đã bị Pháp đàn áp dã man. Từ đó, chia rẽ giữa các các tầng lớp nông dân ngày một trầm trọng hơn.
Năm 1945, khi nắm được chính quyền, một mặt Hồ Chí Minh và ĐCS phải lo đối đầu với Pháp, mặt khác vì đa số các đảng viên và cán bộ đều xuất thân từ các gia đình địa chủ hay phú nông, việc phát động cách mạng thổ địa đã không thể tiến hành ngay. Mãi đến năm 1949, khi ĐCS Trung Hoa đã chiếm xong lục địa, cửa hậu cần mới được khai thông. Việt Minh nhận được những viện trợ dồi dào từ Quốc tế Cộng sản, nhất là từ ĐCS Trung Hoa. Chiến trường Việt Nam ngày một thuận lợi hơn cho lực lượng Việt Minh. Khi ấy Hồ Chí Minh và ĐCS mới nghĩ đến việc tiến hành CCRĐ, mở đầu bằng việc giảm tô cho nông dân. Ngày 14/7/1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 78 SL quy định chủ đất phải giảm địa tô 25 phần trăm so với mức trước năm 1945.
Ngày 25/1/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, Hồ Chí Minh chủ toạ, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ.
Ngay sau đó, ngày 5/2/1953, tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, Hồ Chí Minh đã vấn an các đảng viên và cán bộ tham dự như sau: "Địa chủ cũng có đôi người làm cách mạng, nước ta như các nước khác, ta cũng có vài đồng chí, đại địa chủ mà làm cách mạng, hồi bí mật có bao nhiêu tiền của giúp cho Đảng hết, cam tâm chịu tù đày. Họ tuy là người trong giai cấp địa chủ nhưng lập trường và tư tưởng đã đứng về phe vô sản, là người của giai cấp công nhân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 357).
Ngày 12/4/1953 Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 150 SL về Cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.
Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.
Trong báo cáo trước Quốc hội khoá I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu "Phương châm của cải cách ruộng đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá I, đại diện Sài Gòn Chợ Lớn, giải thích "phóng tay" nghiã là "cứ việc làm mạnh thả cửa" (Nguyễn Văn Trấn, trang 266). Ông Nguyễn Minh Cần giải thích "là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ". Ông còn cho biết: "Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được". Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng "Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh." (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).
Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất..." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Chính chỉ tiêu này đã: "... giết chết bao nhiêu vạn sinh linh".
Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (xem Nguyễn Minh Cần). Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian ĐCS còn hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.
Trong Hồi ký Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là: (1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố; (2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố; (3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là "... bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam". Ông viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm!"
Trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Hoàng Tùng cho biết: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: 'Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.' Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: 'Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.' Và họ cứ thế làm".
Trong hồi ký Mặt thật, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà báo Thành Tín (Bùi Tín) đã kể rằng theo lập luận của đội CCRĐ thì "Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt và tàn bạo, chúng không từ thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt dù chúng giở thủ đoạn nào." Thành Tín cũng viết "Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: 'Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.' Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này". Thành Tín viết tiếp: "Thế nhưng không có gì động theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi".
Qua Thành Tín ta cũng biết được suy nghĩ của Hoàng Quốc Việt: "Đến Bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ... ‘Họ’ là các ông con trời đặc phái viên của Mao". Thành Tín nhận xét: "Trước hết Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch Đảng ông cũng phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp. Đây là thái độ vô trách nhiệm. Ông không can thiệp thì ai có thể can thiệp? Ông để mặc cho nước ông bị một số kẻ nước ngoài (cố vấn Tàu) lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí trách nhiệm của mình".
Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, ông Hoàng Văn Hoan đã cho rằng Ủy ban CCRĐ "... tự cho phép các đội CCRĐ được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân." Ông nêu ra điều 36 của luật CCRĐ quy định: "Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác". Ông cũng đã viết: "Tham dự xong Hội nghị Trung ương về CCRĐ, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không? Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặt biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc".
Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch Hà Nội, đã hết sức ưu tư về việc "những người lãnh đạo cộng sản trong Bộ Chính trị và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Ủy viên ban chấp hành, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một bản án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu của một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!".
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét một cách dứt khoát: "Câu chuyện về Hồ Chí Minh trong thâm tâm chống lại chủ trương Cải cách ruộng đất, bực bội vì việc mở màn bằng việc bắn một người đàn bà, như một số người bào chữa cho ông là một chuyện tầm phào. Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất lẫn Chỉnh đốn tổ chức do Lê Văn Lương song song tiến hành. Ông không cứu ai cho tới khi những sai lầm tích tụ lại thành cái nhọt bọc. Lúc cái nhọt bọc vỡ ra ông mới tỉnh cơn mê. Nhưng đã muộn" .
Vũ Thư Hiên còn cho biết ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh, đã nói thẳng với ông Hồ: "Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác vẫn còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào đồng chí". Cũng qua Vũ Thư Hiên ta biết được ông Vũ Đình Huỳnh đã "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ".
Điểm qua những hồi ký, suy nghĩ, ưu tư kể trên, ta thấy được vụ án Nguyễn Thị Năm nói riêng và CCRĐ nói chung còn rất nhiều uẩn khúc. Những uẩn khúc này không phải chỉ liên quan đến các nạn nhân hay gia đình nạn nhân CCRĐ. Nó còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và ĐCS, trong đó có người từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần phải được làm sáng tỏ.
Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín cho biết, "các phóng viên báo chí các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi". Nhân tiện người viết xin được đăng toàn bài để bạn đọc có thể cùng suy ngẫm.
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết
chết 14 nông dân.
- Tra tấn
đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm
chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn
điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít
tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng
đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở
Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm
sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm
1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm,
cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy
tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế
là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng
bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời
rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt
đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau
buốt tận óc tận ruột.
- Chúng
trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng
đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào
bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng
đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng
lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản
cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật
để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc
Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động
quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con
Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại
dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
Vì bài báo gọi bà Nguyễn Thị Năm là Cát-hanh-Long nên người viết theo đó mà gọi. Có người còn gọi bà là bà Cát Thanh Long hay bà Cát Thành Long, không biết danh hiệu nào là đúng?
Nhà báo Thành tín cũng viết: "Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến". Nhóm từ "mấy tên lâu la" được dùng trong bài báo nêu trên có lẽ để kết tội các nông dân hiền hoà, chất phác đã không chịu đấu tố bà Năm và hai người con của bà.
Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản "Tuyên ngôn Độc lập" do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.
Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ têntác giả các bài viết trong đó là C.B. - đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C.B.
Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: "Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’." Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc.
Khi đọc bản thảo bài viết này, ông Nguyễn Minh Cần nhớ lại năm 1953 ông đã được đọc bài "Địa chủ ác ghê" từ nội san Cải cách ruộng đất được phổ biến trong nội bộ Đảng Lao động và các cán bộ CCRĐ.
Ông Hoàng Văn Chí có viết trong khoá chỉnh huấn trung ương nhằm đả thông tư tưởng đảng viên và cán bộ làm công tác CCRĐ, Hồ Chí Minh đã ví von: "đế quốc là con hổ mà địa chủ là bụi rậm để cho hổ núp. Vì vậy muốn đuổi hổ phải phá cho kỳ hết bụi rậm." (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Chương 12, trang 90).
Khác với các vụ xử tử trong CCRĐ sau này, Hoàng Tùng xác nhận Bộ Chính trị đã họp và quyết định về vụ xử bắn bà Năm. Ông Nguyễn Minh Cần nói rõ hơn: "bà đã bị quy là địa chủ cường hà ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, Ủy ban CCRĐ Trung ương duyệt y và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chuẩn y". Theo người viết, ít nhất có 7 lý do để bà Năm được chọn làm thí điểm đầu tiên cho cuộc phóng tay phát động quần chúng CCRĐ:
- Thứ nhất, phương châm
chính trong CCRĐ là "thà giết lầm 10 người vô tội, còn hơn để thoát
một kẻ thù". CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa bần cố nông và
địa chủ (nông dân có ruộng). Do đó địa chủ không thể được lọt lưới, được
bỏ sót. Bà Năm lại có đến 2,789 mẫu đất (Thanh Cần, trang 3), là một đại
địa chủ.
- Thứ
nhì, phát súng đầu tiên bắn vào một phụ nữ để xác định CCRĐ là một cuộc
đấu tranh giai cấp và trong đấu tranh giai cấp không phân biệt địa chủ
phong kiến là phụ nữ hay đàn ông, già hay trẻ...
- Thứ ba,
như Hồ Chí Minh thường tuyên bố "toàn dân kháng chiến", địa chủ
đã chấp nhận ở lại vùng kháng chiến, đương nhiên là chấp nhận theo, đóng
góp, tham gia kháng chiến. Xử bắn bà, và những địa chủ trong vùng kháng
chiến, là để phủ nhận công lao đóng góp của thành phần này. Nay đã có Quốc
tế Cộng sản, có giai cấp công nông, khẩu hiệu "toàn dân kháng
chiến" không còn cần thiết nữa.
- Thứ tư,
bắn bà Năm là dấu hiệu cho phép trừng phạt tất cả những người có ruộng
đất, có tài sản, có ảnh hưởng kinh tế chính trị trong và ngoài Đảng Lao
động Việt Nam. Theo ông Đoàn Duy Thành, bà Năm là địa chủ đã hiến ruộng
cho chính quyền kháng chiến.
- Thứ
năm, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của bà, và của các địa chủ khác, cần
phải được thủ tiêu để mở đường xây dựng chế độ chuyên chế toàn trị.
- Thứ
sáu, xử bắn bà Năm, và giai cấp địa chủ, là nhằm sách động nông dân thực
thi sách lược "chia để trị".
- Thứ
bẩy, xử bắn bà Năm và tiêu diệt giai cấp địa chủ là nhằm nâng cao quyền
lực của Hồ Chí Minh và ĐCS. Nguyễn Văn Trấn đã viết: "Các đoàn
CCRĐ đã rút kinh nghiệm về cách đem phạm nhân đi bắn, và đã cho lệnh bắn
sau lưng kẻ thọ hình. Vì kinh nghiệm cho thấy, đem trói nó vào nọc trụ để
bắn thì nó sẽ la to Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Lao động muôn năm" (Nguyễn
Văn Trấn, trang 270). Vũ Thư Hiên cũng nhắc đến việc có người đã tự tử để
lại bức thư tuyệt mệnh: "Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung
thành với cụ với Đảng. Tôi không phản bội, Hồ Chí Minh muôn năm!"
(Vũ Thư Hiên, chương 1).
Chính vì những lý do
trên mà Hồ Chí Minh mới đích thân viết bài trên báo Nhân Dân đấu tố bà
Năm.
Trong một lá thư, đề ngày 18/8/1956, gởi đến "đồng bào nông thôn" nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành, Hồ Chí Minh xác định CCRĐ là "một thắng lợi vô cùng to lớn" và "có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn". Ông viết tiếp: "Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, cho nên khi CCRĐ đã xảy ra những khuyết điểm sai lầm" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 507). Riêng việc "kẻ địch phá hoại điên cuồng" đã được ông giải thích như sau: "Như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết. Giai cấp địa chủ cũng thế." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358).
Vài năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN, 6/1/1960, Hồ Chí Minh lại gắn liền cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc CCRĐ, ông tuyên bố: "Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã cương quyết phát động quần chúng cải cách ruộng đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn này, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tục thu được nhiều thắng lợi" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, trang 596).
Hồ Chí Minh đã hiểu rõ nguyện vọng của dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc, người cày có ruộng... Trong điều 12, Hiến pháp 1946, còn được gọi là “Hiến pháp Cụ Hồ” vì ông là trưởng ban soạn thảo Hiến pháp, đã xác định: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm". CCRĐ chẳng những vi hiến, nó còn là một tội ác với số nạn nhân chưa thể hay không bao giờ có thể tính được. Hồ Chí Minh đã lợi dụng các khao khát, các ước vọng của người dân để xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam.
CCRĐ không phải chỉ tàn sát những thường dân vô tội. Nó còn phá hoại những truyền thống tốt đẹp, phá hoại đạo lý luân thường, phá hoại tâm linh văn hoá của dân tộc Việt Nam (xin xem Nguyễn Minh Cần). Quả lời ông Vũ Đình Huỳnh "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ" là hoàn toàn chính xác.
Bài viết này mong làm sáng tỏ, làm minh bạch một phần của quá khứ, không phải để gợi lại hận thù, mà để xây dựng con đường đi tới tránh xa những tội ác mà người đi trước như Hồ Chí Minh đã mắc phải.
Tài liệu tham khảo
Trong một lá thư, đề ngày 18/8/1956, gởi đến "đồng bào nông thôn" nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành, Hồ Chí Minh xác định CCRĐ là "một thắng lợi vô cùng to lớn" và "có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn". Ông viết tiếp: "Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, cho nên khi CCRĐ đã xảy ra những khuyết điểm sai lầm" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 507). Riêng việc "kẻ địch phá hoại điên cuồng" đã được ông giải thích như sau: "Như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết. Giai cấp địa chủ cũng thế." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358).
Vài năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN, 6/1/1960, Hồ Chí Minh lại gắn liền cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc CCRĐ, ông tuyên bố: "Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã cương quyết phát động quần chúng cải cách ruộng đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn này, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tục thu được nhiều thắng lợi" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, trang 596).
Hồ Chí Minh đã hiểu rõ nguyện vọng của dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc, người cày có ruộng... Trong điều 12, Hiến pháp 1946, còn được gọi là “Hiến pháp Cụ Hồ” vì ông là trưởng ban soạn thảo Hiến pháp, đã xác định: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm". CCRĐ chẳng những vi hiến, nó còn là một tội ác với số nạn nhân chưa thể hay không bao giờ có thể tính được. Hồ Chí Minh đã lợi dụng các khao khát, các ước vọng của người dân để xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam.
CCRĐ không phải chỉ tàn sát những thường dân vô tội. Nó còn phá hoại những truyền thống tốt đẹp, phá hoại đạo lý luân thường, phá hoại tâm linh văn hoá của dân tộc Việt Nam (xin xem Nguyễn Minh Cần). Quả lời ông Vũ Đình Huỳnh "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ" là hoàn toàn chính xác.
Bài viết này mong làm sáng tỏ, làm minh bạch một phần của quá khứ, không phải để gợi lại hận thù, mà để xây dựng con đường đi tới tránh xa những tội ác mà người đi trước như Hồ Chí Minh đã mắc phải.
Tài liệu tham khảo
- C.B., Phát
động quần chúng và tăng gia sản xuất, Báo Nhân Dân, 1955
- Đoàn
Duy Thành, Làm người rất khó, làm người xã hội chủ
nghĩa khó hơn
- Hoàng Tùng, Những kỷ
niệm về Bác Hồ, Điện thơ Câu lạc bộ Dân Chủ
- Hoàng
Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Bản dịch của Mạc Định, Nhà xuất
bản Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964
- Hoàng
Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả
- Thanh
Cần, Tội ác bóc lột địa tô của giai cấp địa chủ, Nhà xuất bản Sự
Thật, 1955
- Thành
Tín, Mặt thật
- Nguyễn
Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Văn Nghệ California, USA, 1997
- Nguyễn
Minh Cần, Xin đừng quên tội ác! ... Nửa thế kỷ trước
- Vũ Thư
Hiên, Đêm giữa ban ngày
- Hồ Chí
Minh biên niên tiểu sử, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995
- Hồ Chí
Minh Toàn tập, Viện Mác Lê Nin, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1989
Phụ lục
Ảnh chụp bài viết “Địa chủ ác ghê” từ nguồn: C.B., Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất, báo Nhân Dân, 1955
20/1/2007, Canberra, Úc Đại Lợi
© 2007 talawas
VIỆT KIỀU
Việt kiều về nước xôn
xao
Quên đi nỗi
nhục năm nào vượt biên
Trốn chui trong những
khoang thuyền
Nhưng nay vinh hiển xem
thường nhục xưa
Rủng rỉnh vài đồng đô
thừa
Ào ào về lại nơi vừa ra
đi
Mặt mày vênh váo phương
phi
Ăn chơi trác táng mỗi
khi đêm về
Thói đời nhìn thấy ủ ê
Nhiều tên ở Mỹ làm nghề
lượm lon
Khi về đến tận Sàigòn
Nổ như cái pháo chẳng
còn ngại chi
Rằng là giám đốc Realty
Kỹ sư điện toán Huê Kỳ
chính tông
Giáo sư dạy học trường
công
Tiến sĩ hóa học làm
trong Giác Đài
Mục đích
"nổ" để thị oai
Việt kiều thứ thiệt
chẳng sai chút nào
"Nổ" để mong
kiếm ít "đào"
Gái tơ, mơn mởn ra vào
hotel
Ở đời chẳng biết phân
minh
Giữa cái ô nhục - hiển vinh
con người
Xưa bị Việt Cộng trêu
ngươi
Bỏ tù hành hạ ba đời tổ
tông
Nổi nhục chưa giải quyết
xong
Nay lại đèo bồng trở lại
mua vui
Nhiều tên chơi trò hên xui
Đem tiền về
"cúng" Cộng tìm mùi" đầu tư"
Nghe lời kêu gọi giả hư
Rằng yêu tổ quốc, bấy chừ
Việt Nam
Ngày xưa chinh chiến cho
cam
Anh em huynh đệ tương tàn
với nhau
Ngày nay "thống
nhất" một màu
Cùng nhau xây dựng làm
giàu nước non
Nghe lời dụ dổ ngọt ngon
Nhiều tên mất hết chẳng
còn đồng ten
Bỏ của chạy thoát thân hèn
Khi về đến Mỹ lại khen
nước nhà
Nào là phát triển xa hoa
Ngày nay sang trọng hơn là
ngày xưa
Ăn chơi "bốn
vách" dư thừa
Việt Cộng nay lại thích
ưa Việt kiều
Về đi nhà nước đón chiều
Queo côm (Welcome) chất
xám đủ điều lời ru
Nhiều tên trí thức còn
ngu
Bon chen tìm gặp chóp bu
Cộng thù
Chúng qua nước Mỹ công
du
Để mà xin được ấp-ru
(approve) việc làm
Cho đời sống được vinh
sang
Mà quên nỗi khổ gian nan
năm nào
Múi mặt xa rời đồng bào
Tị nạn hải ngọai kêu gào
đấu tranh
Nhiều tay Hát Ô rỡm
ranh
Chạy trốn cộng sản lại
quay trở về
Ăn chơi trác táng phủ phê
Nhiều tay già lại còn rê
gái làng
Góp phần phá vở tan
hoang
Thuần phong mỹ tục hàng
ngàn năm qua
Người Việt truyền thống
ông cha
Nghìn năm văn hiến, xót
xa vô cùng
Vậy mà có kẻ ung dung
Biết mình sai trái vẫn
chung đầu vào
Còn nói "ăn chơi
cấp cao"
Việt kiều phải biết
"mận" "đào" khác nhau
Thôi thôi thành thật xin
chào
Mấy tên tị nạn đổi
màu kỳ nhông.
................................................
Việt gian , Việt Cộng ,
Vịt Kìu .
3 Việt họp lại , tiêu
điều nước Nam .
(không
biết Tác Giả)
------ Forwarded Message
------
Miệng lưỡi của cộng phỉ: tráo trở lật lọng, bịp bợm
01: Hồ tặc xuống tầu làm bồi bếp cho Tây, cộng
phỉ gọi là “tìm đường cứu nước”
02: Giật mìn xe khách, pháo kích, đặt chất nổ, bắt cóc, khủng bố, cộng phỉ gọi là “hoạt động cáchmạng”
03: Dùng vũ lực súng đạn giết dân, cộng
phỉ gọi là “giải phóng nhân dân”
04: Cướp đất đai của các điền chủ, cộng
phỉ gọi là “Cải cách ruộng đất”
05: Cướp đất toàn dân, cộng
phỉ gọi là “Khu Quy Hoạch”
06: Đập phá nhà dân oan, cộng
phỉ gọi là “giải phóng mặt bằng”
07: Cướp tài sản của các thương gia, cộng phỉ gọi là “Đánh tư sản”
08: Cấm người dân buôn bán, cộng phỉ gọi là “Cải tạo thương nghiệp”
09: Bỏ tù quân nhân, công chức của VNCH, cộng phỉ gọi là “Học tập Cải tạo”
10: Vượt biên nếu bị bắt, cộng phỉ gọi là “Thằng phạm, Con phạm”
11: Vượt biên nếu thoát, cộng phỉ âu yếm gọi là “Khúc ruột ngàn dặm”
12: Để sống sót cộng
phỉ trở lại với nền kinh tế tư bản, cộng phỉ gọi là “Đổi mới”
13: Thành Tư bản Đỏ độc tài, bóc lột, cộng phỉ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”
14: Bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cộng phỉ gọi họ là “Phản động”
15: Sách báo bàn về Dân chủ, Tự do, cộng phỉ gọi là “tài liệu phản động, công cụ khủng bố”.
16: Biểu tình đả đảo Chệt Cộng xâm lược, cộng
phỉ nói: “sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”
17: Biểu hiện lòng yêu nước, cộng
phỉ nói là “kích động bạo lực, gây hận thù giữa các dân tộc anhem’’
18: Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và giam cầm, cộng
phỉ gọi là “Giấy mời”.
19: quốc hội
cộng phỉ: là tập hợp những người hèn hạ, chỉ biết gật gù, cúi đầu dạ dạ, vâng vâng.
20: công an cộng
phỉ: trung thành như loài chó nên được dùng trong việc ăn cướp, đàn áp, khủng bố
21: cộng phỉ gọi "quần chúng tự phát" là các hoạt động trong bóng tối như:
. . . Ném chất dơ vào nhà dân, khiêu khích để gây chuyện tại các nhà thờ, chùa chiền.
. . . Phương tiện thủ tiêu bằng tai nạn xe cộ, ngộ độc ăn uống, tiêm thuốc quá liều, tự sát.
22: Đánh nguời, khổ hình, cộng phỉ gọi là “điều tra”
23: Hối lộ, cộng
phỉ gọi là “trao, nhận quà trên mức tình cảm”
24: Kinh tế thê thảm, cộng
phỉ gọi là “quá độ lên XHCN”
25: Trong thời chiến tranh, các bà nuôi quân phiến loạn, cộng phỉ gọi họ là “mẹ chiến sĩ”
26: Bây giờ, cộng phỉ cướp ruộng, đoạt nhà của các "mẹ chiến sĩ", "mẹ chiến sĩ" đã sáng mắt chưa?
Người yêu nước có tâm huyết
trắng đen phải rõ ràng.
Việt Cộng hay Tu Sĩ Quốc
Doanh Nằm Vùng chỉ là một và không phải phe ta hay phe mình.
Ô. Liên Thành đã can đảm, tận
tụy để viết sách nói lên sự thật "trắng đen" tức bênh vực VNCH
và lên án VC đội lốt tu sĩ
bằng ghi lại những chứng từ
trên giấy trắng mực đen
làm bài học "nhà tan cửa
nát và mất
nước" cho hậu thế.
Thế hệ Ông Bà của tôi thời Đệ
I VNCH chỉ "đứng nhìn" hay "nhẹ tay" thay vì triệt để; Nam
Việt Nam đã mất tự chủ!
Thế hệ Cha Chú Cô Bác của tôi
thời Đệ II VNCH đã "nhẹ tay" tha về và còn sợ hãi thay vì dứt khoát;
Nam Việt Nam đã mất!
Nay thế hệ anh và tôi há lại
bắt chước các thế hệ trước sao!
Tệ hại hơn là đã không dấn
thân mà còn "bịt miệng" người yêu nước có tâm huyết sao!
Quý vị và tôi hãy cùng nhau
giúp người yêu nước có tâm huyết.
Đặng
Bảo
4/4/2014
San
Le D.
To
Today at 2:14 PM
KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)
MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)
MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)
Phỏng vấn
con rể Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Bảo ...
Cuộc phỏng vấn đặc biệt của Phố Bolsa Radio với
con rể thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết