BÁC SĨ NGUYỄN HY VỌNG CHO RA MẮT HAI TÁC PHẨM “TỪ ĐIỂN NGUỒN GỐC
TIẾNG VIỆT” và “NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TIẾNG VIỆT”
Tường trình : Hoàng Thụy Văn
Ảnh :
Vương Huê
“Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng, đúng như tên gọi, con người đầy lạc quan và đầy hy vọng!”
Hai tác phẩm TỪ ĐIỂN NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT và NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TIẾNG VIỆT của Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã được ra mắt ngày 31 tháng 5 năm 2014 tại Little Saigon, miền Nam California.
Các tác phẩm này đã được Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đầu tư vào rất nhiều công sức và tâm trí từ 30 năm nay. Quyển Những Nẻo Đường Tiếng Việt dầy 368 trang, khổ standard 5.5” x 8.5”, in xong năm 2013, riêng bộ Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt khổ 8” x 10” gồm 3 quyển với số trang tổng cộng trên 2200 là một công trình lớn lao về lãnh vực văn hoá và ngành khoa học nhân văn thế giới, in xong năm 2014.
Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng, đúng như tên gọi, con người đầy lạc quan, đầy hy vọng mà bạn hữu của ông cảm nhận từ rất lâu. Nếu Y khoa là một cái nghề để ông phục vụ cho sức khỏe con người trong nỗi đau mất mát của chiến tranh mong được vơi đi suốt quãng đời ở Miền Nam tự do của nước Việt mà trong đó có đủ thành phần dân, quân, cán, chính VNCH còn nhớ đến và quý mến ông!
Chưa hết, nỗi đam mê Tiếng Việt, tiếng Mẹ đẻ là một cái nghiệp đã làm chĩu lòng ông từ lâu và có thể cho đến hết đời để hoàn thành cho được cái gì cho thế hệ kế thừa. Một mình bền bỉ hàng vài chục năm với hàng chục ngàn trang giấy bản thảo tài liệu, chứa trong hàng chục thùng ở riêng một góc nhà. Phải thấy được công việc rất công phu, đi đây đi đó trong sưu tầm, viết lách, dịch thuật, sửa chữa, đối chiếu, với 275 ngàn tài liệu, hàng trăm ngàn từ ngữ của 57 nguồn ngữ mà kết quả của công trình lớn lao này được cô đọng lại trên 2200 trang đã chuyển nhập điện tử, lưu trữ qua DVD media và in thành sách. Một công trình đồ sộ nay đã hoàn thành để đời – theo thiển ý – đáng lẽ cần được nhiều chuyên viên hợp tác. Người lính thư sinh xin thay mặt những người yêu Tiếng Việt ở tuổi hậu sinh, cúi đầu ngưỡng phục.
Lại chưa hết, thôi cái vai trò lương y như từ mẫu và một nhà từ điển học có năng lực, tính chất Nguyễn Hy Vọng còn là một nhà hoạt động cộng đồng. Ông không từ chối mọi công việc lợi ích cho người đồng hương trong mục tiêu và phương cách xây dựng một cộng đồng vững mạnh của người Việt tỵ nan ở hải ngoại. Một lần nữa xin cúi đầu ngưỡng mộ!
Những tầng lớp gồm cấp cao ngành Giáo Dục Quốc Gia VNCH, các nhà nghiên cứu, dạy học, làm việc, và yêu tiếng Việt… tham dự buổi RMS của BS. Nguyễn Hy Vọng.
Ông Huỳnh Văn Lang, tác giả sách “30 Năm Nhìn Lại” được mời với tư cách diễn giả.
Cựu giáo sư Nguyễn Đình Cường giới thiệu các diễn giả liên quan trong những hoạt động văn hoá và giáo dục.
Tiến sĩ Phạm Thị Huê, diễn giả.
Bộ Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt gồm 3 quyển dầy trên 700 trang/một quyển, khổ tương đương Lexicon tiêu chuẩn ISO 216, size 5.
Một mẫu của trang sách.
Trang cuối của phần chính từ điển (main body).
Tiến sĩ Trần Huy Bích, diễn giả.
Tác giả BS. Nguyễn Hy Vọng nói tổng quát trong công việc thực hiện bộ Từ Điển, ông đưa thí dụ đủ thứ ngôn ngữ, trong đó có dính dáng đến ngôn ngữ Ấn Độ. Chữ “diêm” gốc Ấn Độ có nghĩa là “thần chết”, người Tàu vay mượn thành “diêm vương” là vua âm phủ, BS. Vọng nói rõ “thần chết” và “vua âm phủ” khác nhau!
Trên lộ trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, qua chặng đường ông sưu tầm tiếng nói của người cổ Việt ở vùng Động Đình Hồ, phía Nam sông Trường Giang tức là Dương Tử Giang ngày nay theo cách gọi phiên âm của tiếng quan thoại Trung Hoa Yang Zijiang, BS. Vọng cho thấy “600 triệu dân Trung Hoa ở Hoa Nam có nguồn gốc Bách Việt”, nghĩa là người Tàu ở vùng đất này từ những trăm năm về trước tỵ nạn và di dân
đến Đại Việt và Đông Nam Á Sutherlands thành những người “khách trú” trên các xứ sở này không hẳn có huyết thống của địch thủ Hán tộc, một bên là bọn cai trị có sức mạnh vũ khí từ trong bưng biền ra chiếm đoạt của cải vật chất và công trình văn hoá của thành thị làm sở hữu cho mình, một bên là các nhà kiến tạo văn học nghệ thuật có đầu óc phát triển lại bị các quan lại Hán gian trói tay chân, sự khác biệt rõ rệt giữa hai chỉ số M117 (Hán?) và M119 (gốc Việt và Đông Nam Á) theo tài liệu của giới nghiên cứu Đài Loan.
Ông Nguyễn Văn Thu, BTC.
MC. Tịnh Trang điều khiển chương trình văn nghệ phụ diễn “Tiếng Việt và Tâm Hồn Việt”.
BS. Nguyễn Hy Vọng cũng từng là giáo sư vạn vật của trường Trung Học Chu Văn An Saigon trước 1975 khi ông vẫn còn là sinh viên các năm cuối y khoa, được Hiệu Đoàn và Hội Ái Hữu CHS Chu Văn An Nam Cali mời lên vinh danh.
Chương trình văn nghệ phụ diễn: một màn vũ quạt đặc sắc trước khi chấm dứt buổi RMS của BS. Nguyễn Hy Vọng, 31-5-2014 tại TT Công Giáo Giáo Phận Orange, California.
Xin mời xem thêm hình ảnh của buổi RMS BS. Nguyễn Hy Vọng theo link sau đây:
Xin cám ơn các quý vị đã theo dõi và kính chào.
HTV
Tiến sĩ Phạm Thị Huê, diễn giả.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết