QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Sunday, July 20, 2014

Bài học từ Hiệp định Geneva 1954


Bài học từ Hiệp định Geneva 1954

Trại Tập Trung




The Truth about the Vietnam War 


Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-07-19

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
giaminh_07192014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
geneva1954-305.jpg
Ông Tạ Quang Bửu, trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại buổi ký Hiệp định Genève 1954.
Photo courtesy of wikipedia





Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.

TQ nhượng bộ Pháp và miền Nam?

Gia Minh hỏi chuyện sử gia Phạm Cao Dương hiện ngụ tại California, Hoa Kỳ về những điểm đáng chú ý của Hiệp định Geneva 1954 và bài học cần rút ra. Trước hết ông cho biết:

Phạm Cao Dương: Trước hết Hội nghị Geneva năm 1954 không phải được nhóm họp sau ngày sự kiện Điện Biên Phủ chấm dứt, mà nó đã được triệu tập từ trước rồi (từ ngày 26 tháng 4). Mục tiêu của hội nghị ban đầu không phải bàn về Việt Nam mà bàn về chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên). Việc bàn về Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 mới bắt đầu và không phải là chính. Nhưng vì tình hình tại Việt Nam thay đổi: biến cố, trận chiến Điện Biên Phủ chấm dứt nên người ta họp vào ngày đó.

Thứ hai, sách trong nước thường ca ngợi đó là chiến thắng của phía Việt Minh. Điều đó không hoàn toàn đúng, vì nếu chúng ta theo dõi những gì xảy ra trước đó khi ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp sang họp với Chu Ân Lai ở Liễu Châu, người ta thấy phía Việt Minh tức tối lắm. Sau này ông Võ Nguyên Giáp có nói rằng khi ông thuyết trình thì bản đồ đưa ra ‘đỏ’ hết tất cả; nhưng đến khi Chu Ân Lai thuyết trình thì theo lời ông Võ Nguyên Giáp ‘Bác và tôi rất ngỡ ngàng’ vì sự nhượng bộ mà Chu Ân Lai dành cho phía Pháp và miền Nam.

Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.
-Sử gia Phạm Cao Dương

Lý do hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không vừa ý vì hai ông tin tưởng được nhiều lợi thế hơn những gì mà phía Chu Ân Lai và Molotov (ngoại trưởng Nga lúc đó) buộc phía Việt Minh phải chấp nhận. Trước hết là sự hiện diện của bộ đội Việt Minh ở Miên và Lào. Chủ trương của Việt Minh hồi đó là muốn nâng đỡ hai tổ chức cộng sản bên Miên và Lào (Pathet Lào và Khmer Issarak). 

Phía đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa luôn phủ nhận không có sự hiện diện của bộ đội bên hai nước đó, nhưng cuối cùng Chu Ân Lai và Molotov ép buộc Việt Minh phải phần nào chấp nhận điều đó, và sau đó chấp nhận luôn. Có nghĩa chấp nhận đã rút rồi nhưng vẫn còn một phần ở lại bên Miên và Lào. Do vậy Pháp và phía Miên, Lào không chấp nhận nên cuối cùng chấp nhận ‘nếu còn sẽ rút đi’.

Điểm nữa về phân chia lãnh thổ. Khi có sự chia đôi, bên phía người Pháp đề nghị vĩ tuyến 19 và phía Việt Minh muốn vĩ tuyến 13 hay ít ra là vĩ tuyến 16; nhưng cuối cùng cũng hai ông Chu Ân Lai, Molotov và phía người Pháp - Mendes France, thỏa thuận vĩ tuyến 17.

Đến chuyện ngày bầu cử thống nhất, đầu tiên Phạm Văn Đồng muốn 6 tháng, nhưng sau đó lên 1 năm và 2 năm. Quyết định cuối cùng là năm 1956, tức 2 năm sau.
Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.

Gia Minh: Việc tuyển cử như ông nói được thống nhất vào năm 1956, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa có đề nghị với phía miền Nam, nhưng miền Nam từ chối. Lý do vì sao thưa ông?

Phạm Cao Dương: Thực ra phía miền Nam mà buổi đầu là Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau này là Việt Nam Cộng Hòa của ông Ngô Đình Diệm, không chấp nhận bản Tuyên bố Cuối cùng. Chúng ta nên nhớ sự thỏa thuận ở Geneva gồm hai phần: phần thứ nhất là đình chiến và phần thứ hai là chính trị. Phần đình chiến được ký kết hẳn hoi, có nhiều bản thỏa ước; còn phần chính trị không có bản thỏa ước được ký kết mà chỉ là Bản Tuyên bố Cuối cùng được các bên chấp nhận bằng miệng mà thôi.

Phía Quốc gia Việt Nam lúc đó và sau này là Việt Nam Cộng Hòa thì không chấp nhận Bản Tuyên bố Cuối cùng đó. Phía Mỹ cũng không chấp nhận. Nên nếu không chấp nhận thi hành cuộc bầu cử đó chẳng qua vì họ không bị ràng buộc về phương diện pháp lý.

Thứ hai nữa, nếu có bầu cử phải cần những điều kiện tối thiểu để có sự công bằng. Đằng này chưa chắc có sự công bằng đó, thành ra miền Nam không chấp nhận cũng có lý của họ.

Bài học kinh nghiệm

Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng.
-Sử gia Phạm Cao Dương

Gia Minh: Sau 60 năm rồi, ông thấy có những bài học gì?

Phạm Cao Dương: Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng. Nếu bên Trung Quốc vì quyền lợi riêng mà hy sinh đồng minh là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thì đó cũng là điều tự nhiên mà thôi. Nhưng Hà Nội không thấy điều đó!

Thứ hai nếu nhìn vào thế giới trong thời gian đó và những năm tiếp theo, không phải chỉ có Việt Nam bị chia đôi. Còn nhiều nước khác bị chia đôi nữa nhưng không có nước nào dùng võ lực để tiến chiếm nước kia. Còn Việt Nam thì chuyện đó đã xảy ra.

Nhưng hậu quả là Hà Nội không có đủ thực lực để tự mình đánh xuống miền Nam nên phải dựa vào thế của Trung Quốc; Hà Nội và cả miền Nam đều không nhận ra điều, không biết đánh lá bài của Trung Quốc. Vì hồi đó Trung Quốc không muốn người Mỹ vào miền Nam và hiện diện tại miền Nam, họ muốn dùng người Pháp để giữ không cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn sử gia Phạm Cao Dương.

Một cơ hội bị bỏ lỡ - Chiến dịch OSS năm 1945

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-11-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
kinhhoa11082013.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
nguyen-mong-long-1-305.jpg
Ông Henry Prunier và một cảnh trong phim Một cơ hội bị bỏ lỡ.
Hình do Ông Long cung cấp





Năm 1945 biệt đội Con Nai gồm 7 binh sĩ Mỹ nhảy dù xuống Việt Bắc huấn luyện lực lượng Việt Minh chống Nhật. Một nhà làm phim Việt Nam là ông Nguyễn Mộng Long thực hiện bộ phim tài liệu về người lính cuối cùng của biệt đội Con Nai là ông Henry Prunier, sống những năm cuối đời tại bang Massachusetts. Phim này mang tên Một cơ hội bị bỏ lỡ được giải Bông sen vàng về thể loại phim tài liệu tại Việt Nam hồi tháng 10/2013.

Quan hệ Việt Mỹ có thể đã tốt hơn?

Kính Hòa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mộng Long về bộ phim này, trước hết Ông cho biết:

Nguyễn Mộng Long: Câu chuyện là về ông Henry Prunier, người lính cuối cùng của đội Con Nai, đội biệt động của tổ chức OSS nhảy dù xuống Việt Bắc hồi năm 1945 cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự cho lực lượng Việt Minh. Câu chuyện cũng nói đến các quan hệ của ông ấy với các thành viên Việt Minh trong giai đoạn đó, cụ thể là các ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. 

Rồi những điều kiện sống cũng như công việc của đội Con Nai ở đó trong khoảng hai tháng. Cái tên nói lên rằng cái quan hệ Việt Mỹ trong giai đoạn đó có thể là sẽ tốt hơn nếu có những điều kiện nào đó để mà không dẫn đến cuộc chiến sau này. Đó có thể là một cơ hội bị bỏ lỡ.

Kính Hòa: Các đánh giá của những nhà phê bình phim, hay cơ quan tuyên giáo đối với phim này như thế nào?
Nguyễn Mộng Long: Sau khi làm xong tôi đem phim dự liên hoan, chưa chiếu rộng rãi nên không biết họ sẽ nói như thế nào.
nguyen-mong-long-2-250.jpg
Đoàn làm phim Một cơ hội bị bỏ lỡ. Hình do Ông Nguyễn Mộng Long cung cấp.
Kính Hòa: Anh có dự định sẽ đem phim này sang Mỹ chiếu hay là chiếu tại những nơi có cộng đồng Việt Nam ở Mỹ không ạ?

Nguyễn Mộng Long: Có thể.

Kính Hòa: Ông có dự đoán là sẽ có những phản ứng nào với bộ phim hay không? Vì dường như là các quan điểm về chiến tranh Việt Nam, về Việt Nam hiện tại của cộng đồng Việt Nam hiện nay không đồng nhất.

Nguyễn Mộng Long: Tôi cũng chưa nghĩ tới điều đó. Nhưng tôi cho rằng một bộ phim về chiến tranh ở Việt Nam thì thường gây những cái phản ứng đa chiều, và điều đó là tốt. Tác phẩm của mình nhận được ý kiến dù khen dù chê thì cũng là hạnh phúc của người làm nghề.

Kính Hòa: Xin phép ông hỏi câu cuối là với tư cách một phim tài liệu thì phim này có tiết lộ điều gì mới ngoài những gì chúng ta đã biết không?

Nguyễn Mộng Long: Những thông tin mà bộ phim đưa ra thì không mới. Những gì tôi thu thập được thì không mới, nhưng có thể cách kể sẽ làm người ta chú ý hơn, chứ những thông tin này thì nhiều người ở Mỹ và Việt Nam biết.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông đã dành thì giờ cho buổi nói chuyện ngày hôm nay.

Được biết ông Henry Prunier là một người thành thạo tiếng Pháp, và ông cũng đã được quân đội gửi ông đến Đại học Berkeley ở California học tiếng Việt trước khi nhảy dù xuống Việt Nam năm 1945. Ông có trở lại Việt nam năm 1995 và gặp gỡ một số cựu binh Việt Minh. Sau khi bộ phim tài liệu được quay, thì ông qua đời vào tháng tư năm 2013.


Hiệp định hòa bình Paris 1973 và “Những sự thật phũ phàng”


“Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay,” ông Nguyễn Quốc Khải viết vào ngày 17/12 vừa qua cho RFA trong một bài mang tên “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973.”
Nguyễn Ngọc Bích
2012-12-19

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_ARP1957346-305.jpg
Ông Nguyễn Duy Trinh (giữa), đại diện Bắc Việt Nam, ký thỏa thuận ngừng bắn cuộc chiến Việt Nam, ảnh chụp ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris.
AFP




Việc Ban Việt-ngữ Đài ACTD cho đăng bài này để chuẩn-bị đánh dấu kỷ-niệm 40 năm Hiệp-định Hoà-bình Paris 1973 là một điều đáng khen bởi trong quá-khứ, đã có những lần Ban Việt-ngữ quên không có bài đánh dấu những mốc lớn trong lịch-sử đất nước. Như Hội-nghị Genève chia đôi đất nước (1954) hay thậm chí cả Hội-nghị Hoà-bình Paris 1973 (tên chính-thức của Hiệp-định kết thúc hội-nghị này là “Paris PEACE Accords of 1973”). Trong khi đó, chúng ta có cách xa Đài không tới một tiếng đồng-hồ những nhân-chứng như Ông Bùi Diễm, một nhà ngoại-giao lão thành của Việt-nam, người đã có dự cả Hội-nghị Genève 1954 lẫn Hoà-đàm Ba-lê năm 1968-1973, chưa kể đến những nhân-chứng người Mỹ nữa.

Bài viết của ông Nguyễn Quốc Khải, như vậy, tôi mong chỉ là một bài viết đầu tiên về vấn-đề này. Rất mong là Ban Việt-ngữ cố gắng đi tìm hiểu sự thật qua những nhân-chứng lịch-sử có thật thay vì chỉ đi dựa vào một vài học-giả mà chưa chắc đã nắm hết sự thật.

Những sai sót trong bài của Ông Khải

Có lẽ vì viết vội nên bài của Ông Khải đã có một số sai sót rất dễ nhìn ra.
Thứ nhất, khi nói về Hiệp-định Genève 1954 chia đôi đất nước, ông mở ngoặc và ghi “mà chính VNCH đã xé bỏ,” tôi thấy thật là tội-nghiệp cho Ngoại-trưởng Trần Văn Đỗ lúc bấy giờ đại diện cho chính-phủ “Quốc gia Việt-nam.”

 Ngày 21/7/1054, ngay sau khi chính-phủ Pháp của Thủ-tướng Pierre Mendès-France thoả-thuận được về nội-dung của Hiệp-định sau 12 giờ đêm ngày 20/7 (tức sang sáng sớm ngày 21/7), cả nước Mỹ qua lời tuyên-bố của trưởng phái-đoàn, tướng Bedell Smith, và Quốc gia Việt-nam qua lời tuyên-bố của Ngoại-trưởng Trần Văn Đỗ đã tố-cáo (“denounced”) sự chia đôi đất nước và không ký vào hiệp-định “đình chiến” giữa Pháp và Việt Minh. Vậy thì làm sao có thể nói khơi khơi là “mà chính VNCH đã xé bỏ”?

Rồi cũng trong cùng một cảm-hứng, ông Nguyễn Quốc Khải viết:
“Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.”

000_ARP1957348-250.jpg
Ông Trần Văn Lâm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa (giữa) vẫy tay chào, ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris. AFP photo.

Đây là một sự bịa đặt hoàn-toàn. Trước hết, ngày tháng của ông Khải sai: Ông cho chuyện này xảy ra hai nămtrước khi mất miền Nam. Thứ nữa, Đài Phát Thanh Saigon, cho đến tận hôm nay (tức năm 2012, 37 năm sau), cũng chưa hề cho chơi bài “I’m Dreaming of a White Christmas” qua giọng (không phải “dọng”) hát Bing Crosby. Vậy thì ta thấy bài viết của ông Khải đáng tin đến đâu?

Đó là chưa kể đến những lỗi chính - tả không ít trong bài của ông Khải. Tỷ như “xác-suất” (dịch chữ “probability”) mà ông Khải viết thành “sắc-xuất,” thật là khó hiểu.
Tôi có thể lôi ra thêm những lỗi sơ - đẳng khác nữa nhưng đó không phải là mục-đích bài viết của tôi.

Về phương - pháp sử-học

Khi viết sử, người ta phải biết dựa vào những dữ-kiện có thật, không thể chỉ dựa vào cảm-quan của mình. Bài của ông Khải, trái lại, thì đầy cảm-quan. Như cách ông dịch chữ “decent interval” của Mỹ thành “khoảng cách chạy tội.”
Có thể dịch như ông nếu ta nghĩ, như tác-giả Nguyễn Tiến Hưng, là “đồng-minh” Mỹ có ý “tháo chạy” ngay từ đầu. Đằng này, nếu ta nghiên cứu kỹ hai con người then chốt về phía Mỹ trong cuộc thảm-bại ở Việt-nam, ta sẽ thấy hai người đó rất khác nhau. 

Ông Kissinger là một người gốc Do-thái Đức, rất lo về an-ninh vùng Trung-đông, trong đó có nước Do-thái, nên động-cơ của ông là phải mau mau chấm dứt chiến-tranh VN để còn đổ dồn chiến-phí ở VN sang ủng-hộ cho Do-thái lúc bấy giờ đang lâm nguy (nhất là sau khi OPEC, tổ-chức các quốc gia sản-xuất dầu lửa, thân các nước Ả-rập, quyết-định tăng giá dầu lên gấp đôi vào tháng 10/1972 để làm khó Mỹ và Do-thái).

Trái lại, ông Nixon là tổng-thống Mỹ. Ông không gốc Do-thái nên cũng không có những động-cơ tương-tự như của ông Kissinger. Nếu đọc kỹ hồi-ký của ông Nixon thì ta cò thể tin rằng, tuy ông--hiển-nhiên rồi—quan tâm đến vận mệnh chính-trị của ông, ông cũng không có nhu-cầu phải ở thêm một nhiệm-kỳ nữa vì đến năm 1973, ông đã được bầu lại vào nhiệm-kỳ 2 tức nhiệm-kỳ cuối của ông rồi. Vì vậy nên ông có thể thành-thật tin tưởng rằng “Việt-nam-hoá” (“Vietnamization") là con đường có thể cứu vãn được miền Nam. Hay ít nhất cũng mua được thời-gian cho miền Nam đứng vững để có thể có dược một thời-cơ khác.
Chính-sách của ông Nixon rất là bài bản. 

Để ra tranh cử với ông Hubert Humphrey sau khi Tổng-thống Lyndon B. Johnson khước từ, không nhận ra ứng cử cho nhiệm-kỳ 1969-1973 để toàn-tâm lo chuyện chấm dứt chiến-tranh VN, ông Nixon đã hứa là sẽ có kế-hoạch để chấm dứt cuộc chiến ấy (hiểu là chấm dứt sự tham-chiến của quân-đội Mỹ ở chiến-trường VN, nghĩa là sẽ hết thương vong Mỹ tuy vẫn có thể ủng-hộ, yểm-trợ miền Nam trong nhiều nghĩa). Có hiểu thế ta mới hiểu được chính-sách của Mỹ (tức của ông Nixon) sau khi ông lên làm Tổng-thống vào tháng 1/1969. 

Ông lập-tức đưa ra chính-sách “Việt-nam-hoá chiến-tranh ,” nghĩa là không đợi kết-quả của hoà-đàm Paris mà tiến-hành ngay với các vụ rút quân (= giữ lời hứa với cử-tri và dân-chúng Mỹ). Sau vụ gặp gỡ với ông Thiệu và ông Kỳ ở Midway, ông cho tăng cường quân-viện cho VNCH.

 Ông khuyến khích Tổng-thống Thiệu tiến-hành với chương-trình kinh tế và xã-hội “Người Cày Có Ruộng.” Sau khi Quân-lực VNCH tung quân sang Cao-miên (1970) như vũ như bão, đánh bật hết các mật-khu của CS ở bên đó, và với chiến-dịch Phụng Hoàng ở nông-thôn thành công lớn, ông đồng-ý để cho Quân-lực VNCH sang lâm trận ở Hạ-Lào (tháng 2/1971).

 Tuy trận Hạ-Lào đã không mang lại được kết-quả mong muốn, ta cũng khám phá được ra sức mạnh của đối-phương, nhất là về hoả-lực phòng không và lực-lượng chiến-xa của họ. Nhờ vậy mà cuộc đọ sức sau đó, tuy Hà-nội dốc hết lực-lượng vào Nam trong mùa Hè đỏ lửa (tháng 4 đến tháng 9/1972) , Quân-lực VNCH đã can trường đánh bật được ra toàn-quân của họ ở ba địa-điểm tập-chú: Kontum, An Lộc (một trận đánh đã được gọi là Stalingrad của VN) và sau một thời-gian lấy lại được Cổ-thành Quảng-trị (Quân-sử Hà-nội sau này đã phải gian lận và cho rằng Quân-đội Nhân-dân miền Bắc đã đánh chiếm lại được Cổ-thành Quảng-trị sau tháng 9 năm đó, trong khi chính Võ Nguyên Giáp đã cho là Lê Duẩn “ngu xuẩn” khi ra lệnh chiếm lại Cổ-thành để cho quân chết như rạ, mất khoảng 1 đại-đội mỗi đêm trong gần hai tháng trời).

000_ARP1957347-250.jpg
Đại diện Bắc Việt Nam, Nguyễn Duy Trinh (giữa) ký thỏa thuận ngừng bắn cuộc chiến Việt Nam, ảnh chụp ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris. AFP photo.

Dựa vào những kết-quả và chiến-tích như vậy nên Mỹ mới dồn quân-viện cho VNCH trong năm sau đó, chắc chắn là không phải với dụng-ý là để sau này cúng (8 tỷ đô-la quân-dụng) cho quân Bắc-Việt.

 VNCH thua không phải vì Mỹ muốn phản-bội, mà vì ông Nixon bị bó tay, do Quốc-hội Mỹ bó tay chính-quyền của ông với luật “War Powers Act,” rồi cắt viện-trợ cho VNCH (như chính ông Khải cũng ghi lại: từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973 [xuống] 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975).

 Trong khi đó thì quân-viện của Liên-Xô và Trung-Cộng cho Hà-nội thì tăng lên ngược chiều. Rồi ông bị mắc vào vụ Watergate, một chuyện hoàn-toàn không may đối với VNCH (VNCH không có lỗi gì trong vụ này) vì nó buộc ông Nixon phải từ chức. Hiển-nhiên, tới đó rồi thì bao nhiêu lời hứa hẹn của ông với ông Thiệu trở thành nước đổ xuống sông xuống biển.

Hiển-nhiên, ông Thiệu cũng có lỗi trong một số quyết-định vào những ngày chót của miền Nam. Mỹ thua ở Việt-nam song cũng có người cho rằng vì Mỹ thua ở VN mà bộ mặt thật của Cộng-sản mới lộ ra: chỉ trong một thời-gian rất ngắn, VNCS phải đương đầu với hai trận chiến với những đồng-minh cũa ngày hôm qua (Pol Pot và Trung-Cộng) để những vấn-đề đó có vang vọng cho đến tận ngày hôm nay. Chưa kể là sau VN thì cũng cả khối CS Đông-Âu và Liên-Xô cũng sụp đổ theo.

Để kết

Rõ ràng là ông Nguyễn Quốc Khải đã không tôn trọng đến những nguyên-tắc căn-bản nhất của việc viết sử. Chưa kể ông còn lợi-dụng một đề-tài quan-trọng của lịch-sử VN để lái sang đả-kích cá-nhân tôi. 

Ông có thể không đồng-ý với tôi (hay người khác) nhưng dùng những chữ nặng lời như “ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn” thì thật là không nên. Vì sao?

Vì trước nhất, ông giải thích sai hết cả về “giải-pháp VNCH” mà chúng tôi đã có dịp lên trình bầy ở trên Quốc-hội Hoa-kỳ từ tháng 6 năm 2010. Bài của chúng tôi viết về cuộc vận-động này sau đó đã được nhiều báo đăng lại (trong đó có Website Việt Vùng Vịnh là chỗ dễ truy-cập bài của tôi nhất, “Người Việt hải-ngoại và vấn-đề Biển Đông: Chúng ta đã góp được gì cho một giải-pháp?”).

 Sau đó, Khối 8406 trong nước cũng đã xin phép để đăng lại bài này trong khối tài-liệu của Khối. Cuối cùng, đến tạp-chí “Quan hệ quốc tế hiện đại” của Trung-quốc, số ra tháng 6/2011 cũng phải nhắc đến giải-pháp này (Xem bài “Vận động chính trị của người Việt ở Mỹ và ảnh hưởng đối với tranh chấp Biển Đông”).

 Thiết tưởng ngần ấy chỗ, từ Quốc-hội Hoa-Kỳ (kể cả Uỷ-ban Ngoại-giao Thượng-viện) đến tình-báo Trung-Cộng, không ai xem đó là chuyện không-tưởng cả thì ông Nguyễn Quốc Khải dựa vào đâu mà có thể xem đó là “hoang tưởng” hay “bệnh hoạn”?

Ta hãy cứ nghe ông Nguyễn Quốc Khải giải-thích về Hiệp-định Hoà-bình Paris 1973. Ông viết: “Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976). Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay.” Chỉ trong một đoạn này là đã có hai ba chỗ sai căn-bản:

“Hiệp định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam,” đúng. Vậy Hà-nội đã bao giờ để cho dân-chúng miền Nam có tổng tuyển cử tự do ở miền Nam chưa?
Còn chuyện “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam [bị] chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976” bởi bàn tay của Hà-nội thì tại sao chuyện đó lại có thể là trách-nhiệm của VNCH được? Họ giết người của họ thì tội tình gì với Hiệp-định Paris?

Vả lại, “giài-pháp VNCH” chủ-yếu dựa vào Điều 7b của Định-ước Quốc-tế về Hiệp-định Hoà-bình Paris” (“International Act on the Paris Peace Agreement”) trong khi bài của ông Khải không nhắc gì đến hiệp-ước quốc-tế có 12 quốc gia ký vào với sự chứng-kiến của ông Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc hồi đó (tháng 3/1973). Vậy thì ta có thể coi bài của ông Nguyễn Quốc Khải là nghiêm chỉnh được không?

Đó là chưa kể ông Khải dựng đứng: “Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán.” Cần gì? Chỉ cần họ chứng minh được là trước năm 1975, chính họ hay cha mẹ họ đã có ở miền Nam là họ đủ điều kiện được đi bầu. Chứ 150.000 bộ - đội miền Bắc cũng không có lý-do gì được xem là cử - tri của miền Nam. Vì sao? Rất dễ hiểu, vì họ đã sẵn là cử - tri của các địa - phương ở miền Bắc.

Theo dòng thời sự:


TAO MUA HT BN BÂY!


Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




__._,_.___

Posted by: hung vu 




CSVN CÔ ĐƠN

Geneva, 20.07.2014








No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List