QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Sunday, July 20, 2014

Sáu mươi năm ngày đất nước bị chia đôi[2]



Sáu mươi năm ngày đất nước bị chia đôi[2]


Cải cách ruộng đất (1949 -1956) - HỒ CHÍ MINH - LAND REFORM VIETNAM



Vào Nam


Phần II: Cuộc Di cư vĩ đại

Như đã nói ở trên, thời hạn để quân Pháp và Chính phủ Quốc gia VN rút xuống dưới vĩ tuyến 17 được ấn định: Hà nội 80 ngày, Hải dương 100 ngày, Hải phòng, 300 ngày, đây là địa điểm tập trung di cư. 

Người dân tại hai bên vĩ tuyến có quyền đi theo quân đội của mình. Trước ngày ký Hiệp định, tại Hà nội đã có nhiều nhà khá giả, trí thức mua vé máy bay vào Nam. Khi Hiệp định Genève vừa được ký kết và có hiệu lực, tại các thành phố lớn châu thổ sông Hồng: Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Hải Phòng…các gia đình trí thức, trung lưu hoặc làm việc cho chính phủ Quốc gia đã vội vã khăn gói lên đường vào Nam ồ ạt.

Tại Hà Đông, Hà Nội giới trí thức, các trường trung học, đại học cũng vội đi Nam, họ bán tống tang đồ đạc, máy móc để lên đường, một cái máy hát quay đĩa giá mấy ngàn đồng chỉ bán năm, sáu trăm, đĩa hát, tiểu thuyết rẻ như bèo. Những người đi đợt đầu được nhiều ưu đãi, có khi Ủy hội quốc tế cho xe đến tận nhà đón đi, hàng ngày có bốn năm chục chuyến bay Dakota chở hàng ngàn dân di cư vào Sài gòn cũng như các tầu Mỹ tại Hải phòng liên tục chở người di cư. 

Những người này hoặc đã có kinh nghiệm Việt Minh Cộng sản, hoặc sống sung túc, tự do quen không thể ở lại được. 

Đối với họ Việt Minh là biểu tượng của nghèo nàn đói khổ, hà khắc, Việt Minh đi tới đâu chỉ đem tới toàn là cảnh khốn cùng sơ xác mà tâm lý con người ai cũng muốn tìm nơi sung túc, đất lành chim đậu.

Hai tháng rưỡi đã trôi qua từ ngày đình chiến, bọn trẻ tại các làng Đào Nguyên, La Dụ, Đông Lao.. kéo nhau lên đê đón các anh bộ đội chiến thắng Điện Biên trở về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội. Các anh vui vẻ tử tế khiến mọi người thấy một niềm vui lâng lâng của cuộc sống mới lạ do những người từ hậu phương mang lại. 

Những người di cư hồi ấy phần nhiều dân thành thị, ít người thôn quê, người dân quê không có ý thức Quốc gia, Cộng sản, đối với họ, chính phủ nào, chế độ nào cũng vậy và họ chọn ở lại. 

Thế rồi ngày vui qua mau, một tương lai u ám đen tối đã bắt đầu hiện rõ, chính sách thuế nông do chính phủ ban hành khiến mọi người kinh hoàng.Từ thời phát xít, thực dân chưa bao giờ người dân phải đóng thuế và bị bóc lột xương tủy như thế. Thuế đánh gấp bốn, gấp năm lần thu hoạch, nhiều nhà dâng hiến ruộng nương cho chính phủ cũng không được chấp nhận, người ta không hiểu VM muốn gì, muốn đưa trung lưu, phú nông vào con đường chết?

Chính phủ tiến hành làm đường tầu hỏa Mục Nam Quan sang Tầu để chở thóc gạo đền ơn. Tại miền quê, nhiều nhà đã âm thầm lên đường “đi Nam”, nay có tin nhà ông Năm đi Nam, mốt có tin nhà bác Cả đi Nam….Hà Nội đã được tiếp thu tháng 10-1954, cờ đỏ sao vàng rợp phố nhưng vẫn được thông thương với Hải Phòng, nơi sẽ được tiếp thu sau cùng. Người dân Hà Nội vẫn được xuống Hải phòng nhưng phải làm giấy thông hành, nếu họ muốn vào Nam thì vẫn chưa muộn,nhưng người nhà quê muốn di cư thì không phải là chuyện dễ, trước hết phải có giấy thông hành mà giấy này chỉ cấp cho người Hà Nội. 

Người miền quê muốn xuống Hải phòng nếu trên 18 tuổi phải mượn, hoặc xin giấy thông hành của người Hà Nội rồi cạo sửa, dán ảnh của mình vào, lấy củ khoai làm con dấu, triện giả đóng lên để lên tầu hỏa xuống Hải phòng hiện vẫn thuộc chính phủ Quốc gia và Pháp. Tuy khó khăn gian nan như thế nhưng nhiều người vẫn âm thầm ra đi trót lọt.

 images47U0PW8S<http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/07/images47U0PW8S.jpg> Tại thành phố có tai mắt quốc tế, người dân tương đối đỡ sợ nhưng tại thôn quê không khí ngột ngạt bắt đầu, người ta khuyến khích gây căm thù giai cấp, đó là động lực thúc đẩy người dân rời bỏ quê cha đất tổ tha phương cầu thực.

 Trên thực tế chỉ những tỉnh thuộc phạm vi châu thổ sông Hồng như đã nói trên mới có cơ hội và điều kiện xuống Hải phòng ra đi, còn nhưng tỉnh xa xăm như Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc những vùng hậu phương như Yên Bái, Lạng Sơn người dân dù muốn đi cũng không có cơ hội. 

Ngoài ra đồng bào Thiên Chúa Giáo tại Ninh Bình, Phát Diệm cũng ra đi tập thể vô cùng đông đảo.

Hai tuần sau khi ký Hiệp định, ngày 4-8-1954 chính phủ Pháp và Mỹ thiết lập cầu không vận dài nhất thế giới lúc đó khoảng 1,200 cây số nối liền phi trường Tân sơn Nhất Sài Gòn và các sân bay miền Bắc như Gia Lâm, Bạch Mai Hà Nội và Cát Bi Hải phòng. Trung bình 6 phút có một máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất, mỗi ngày có vào khoảng từ 2,000 tới 4,200 người di cư tới. Tổng kết là 4,280 lượt hạ cánh đưa vào Nam 213,635 người (9)

Nhưng phương tiện chính đưa dân di cư vào Nam là tầu thủy, các tầu há mồm của Pháp tại cảng Hải Phòng đưa dân từ trong bờ ra vịnh Hạ Long để lên những tầu lớn của Mỹ có sức chuyên chở khoảng 5,000 người. Những tầu này chạy vào Nam vài ngày tới Sài Gòn, hầu hết các tầu chuyên chở là của Mỹ.

 Tổng cộng 555,037 người di cư đã được chuyên chở bằng tầu thủy vào Nam, vì số người di cư quá đông, Cao ủy Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng, phía Việt Minh đã thỏa thuận nên ngày di cư cuối cùng thay vì là 19-5 được rời lại 19-8, chuyến tầu thủy cuối cùng cập bến Sài Gòn ngày 16-8-1954. Ngoài ra khoảng 103,000 người di cư bằng đường bộ hoặc ghe thuyền, phương tiện riêng. 

(10)
Sau khi bức màn sắt đã buông xuống , nhiều người đã dùng thuyền vượt tuyến vào Nam bằng đường biển, tổng cộng có hơn một triệu người rời bỏ quê cha đất tổ lánh nạn Cộng sản vào Nam. 

Nếu cuộc di cư kéo dài thêm một năm thì số người tỵ nạn có thể tăng lên vài triệu nhưng trên thực tế chính phủ Quốc gia Việt Nam không đủ khả năng tiếp đón quá nhiều người di cư như vậy.

 Theo sử liệu phía CS, có khoảng 140,000 người tập kết ra Bắc hầu hết là cán bộ, kháng chiến và gia đình. Họ băng rừng Trường Sơn hoặc đi tầu Ba Lan, Nga, Pháp. Phủ tổng Ủy di cư Quốc gia VN cho biết có 4,358 người di cư vào đổi ý xin về Bắc.

Nhận xét và kết luận
Trước hết tôi xin nói về Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Như trên Hiệp định Genève 1954 gồm 6 chương, 47 điều chủ yếu nói về đình chiến, mang lại hòa bình, không có điều nào nói về cuộc Tổng tuyển cử nhưng nó được nhắc tới tại điều 7, trong Bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7.

 Bản tuyên bố này chỉ là nói miệng với nhau (oral statements) và không có chữ ký (unsigned document) của bất cứ phái đoàn nào, nó không giá trị về mặt pháp lý. Trên thực tế cuộc tổng tuyển cử tại VN 1956 không được các cường quốc quan tâm kể cả Nga, Trung Cộng, người ta chỉ muốn một hiệp định chấm dứt chiến tranh.

Như đã nói trên, tại Hội nghị, Việt Minh đề nghị Tổng tuyển cử sau 6 tháng vì nghĩ là họ sẽ thắng, Anh Mỹ và Molotov thỏa thuận 2 năm. Phía Việt Minh (VN Dân Chủ Cộng Hòa) mới đầu tưởng người dân sẻ ủng hộ họ nhưng ngay khi Hiệp định có hiệu lực thì hàng triệu người ùn ùn bỏ miền Bắc vào Nam theo Pháp và Chính phủ Quốc gia.

 Cuộc di cư vĩ đại y như một cái tát vào mặt Bác và Đảng khiến họ không hy vọng vào tổng tuyển cử tự do có quốc tế giám sát. Theo tài liệu Quân sử của Bộ Trung Hoa Quân Mưu thì sự thất bại của Cải cách ruộng đất đã khiến cho CSVN không thể thực hiện Tổng tuyển cử được, cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của CSVN sụp đổ nên họ quay lưng với Hiệp định để gây chiến tại miền nam

(11)

Việt Minh mới đầu tràn trề hy vọng, ai dè người dân bỏ chạy vào Nam hàng hàng lớp lớp, cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại cho thấy họ thất nhân tâm, chẳng có tí chính nghĩa nào. Miền Bắc đổ lỗi cho chính phủ Ngô Đình Diệm không thực hiện tổng tuyển cử, thi hành Hiệp định Genève nhưng thực ra họ thừa biết sẽ thất bại nếu bầu cử tự do có Liên Hiệp Quốc giám sát.

 Người dân miền Bắc sau hai năm nếm mùi đấu tố, đói cơm rách áo đã hoàn toàn tuyệt vọng ở Bác và Đảng không thể bầu phiếu cho họ. Năm 1956 miền Bắc còn bận rộn với chiến dịch đấu tố, chôn sống địa chủ theo lệnh Nga, Trung Cộng. Năm 1957 Thủ tướng Phạm văn Đồng gửi thư cho Tổng thống Diệm xin hiệp thương thống nhất nhưng bị từ chối.

Sở dĩ chính phủ Ngô Đình Diệm không thực hiện bầu cử thống nhất vì Chính phủ Quốc gia VN đã không ký kết vào bất cứ văn kiện nào của Hiệp định.

-Bản tuyên bố cuối cùng tự nó không có giá trị pháp lý, chỉ là lời nói miệng của các phái đoàn, “lời nói theo gió bay đi tất cả” (12) nó chỉ là một điều khoản mơ hồ.

-Bầu cử thống nhất như thế nào? theo chính thể nào? trong khi miền Bắc theo CS, miền nam không CS, vậy nếu miền Bắc thắng cử thì mien Nam sẽ phải theo CS, hoặc ngược lại mien Nam thắng, miềm Bắc sẽ từ bỏ CS? thật là chuyện không tưởng.

-Năm 1956 các cường quốc Anh, Mỹ, Nga, Trung Cộng không lên tiếng về Tổng tuyển cử, họ muốn hai bên cứ ở yên như thế. Một số người khuynh tả hải ngoại chỉ trích chính phủ Diệm đã không thi hành Hiệp định Genève. Vấn đề ở đây không phải là để bênh vực hay chê trách ông Diệm mà nằm ở chỗ chính Hà Nội không muốn vậy vì họ thừa biết sẽ thảm bại trong một cuộc bầu cử tự do, nay người ta đã biết rõ cái tẩy của họ. 

Trước khi rút quân tập kết ra Bắc năm 1954, họ đã để lại nhiều cán binh nằm vùng chuẩn bị cho cuộc nổi loạn sau này và 20 năm sau, năm 1973 khi Hiệp định Paris vừa ký kết xong, CSBV đã vội mở xa lộ Đông Trường Sơn chuyển vũ khí đạn dược vào Nam để chuẩn bị xâm lăng ồ ạt. Trong cả hai trương hợp họ đều không muốn bầu cử và không thể bầu cử mà chỉ chiếm được miền nam bằng con đường vũ lực.

Năm 1956 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tháu cáy chính phủ Ngô Đình Diệm khi họ lên tiếng đề nghị bầu cử thống nhất mà chính họ đã biết là sẽ thảm bại để đổ lỗi cho miền nam VN và có cớ dùng vũ lực xâm lăng. 

Chính phủ Ngô Đình Diệm không tin tưởng sẽ có cuộc bầu cử tự do vì miền Bắc sẽ dùng biện pháp hăm dọa người dân bỏ phiếu cho CS, họ chỉ có thể thắng cử được nhờ họng súng. Sự thực như chúng ta đã thấy, chính VM là kẻ đã chia đôi đất nước, họ đã chủ trương chia cắt đất nước ngay từ đầu.

Tại sao phải thống nhất? tại sao mỗi bên không tự lo xây dựng cho đất nước mình giầu đẹp mà phải bắt ép những người khác theo mình? Trên thế giới có ba nước bị phân chia: Triều tiên, Việt Nam và Đức quốc. Nước Đức thống nhất năm 1990 nhưng hơn mười năm sau trên thực tế vẫn là hai nước, người Tây Đức chê Đông Đức lười biếng, hủ lậu, đầy thói hư tật xấu, Đông Đức thì trách Tây Đức cai trị, khinh rẻ họ…

Ngay sau khi bức màn sắt vừa buông xuống, miền Bắc đất chật dân đông, thiếu thực phẩm đã phải nhập cảng gạo của Miến điện và xin viện trợ các nước CS anh em. Họ không còn con đường nào khác là chiếm cho được vựa lúa miền
Như trên TT Eisenhower nói nếu có Tổng tuyển cử có thể 80% người dân sẽ bỏ phiếu cho ông Hồ Chí Minh hơn là bỏ cho ông Bảo Đại. Walter Robertson, Phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đặc trách Viễn đông sự vụ nói người VN ghét thực dân Pháp, Mỹ lại giúp vua bù nhìn Bảo Đại (13).

Các nhà chính khách và sử gia Tây phương không biết rõ thực trạng xã hội, chính trị VN hồi ấy nên nhiều người nhận định sai lạc. Họ không biết rang ngay từ 1950 khi người Pháp lập chính phủ Bảo Đại thì người dân tại hậu phương bỏ Bác Đảng ùn ùn kéo về thành phố. Họ không biết rằng khi Việt Minh về tiếp thu các thành phố lớn miền Bắc thì người dân cũng lũ lượt kéo nhau theo thực dân vào Nam, chẳng thà sống với thực dân còn hơn nền độc lập của CS. 

Họ không biết rằng khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Cộng năm 1997 thì nhiều người đã nhẩy lầu tự tử để phản đối, người ta muốn sống với thực dân Anh hơn là độc lập. Vấn đề đặt ra là các nhà chính khách, sử gia Tây phương không biết hoặc giả vờ không biết? tôi nghĩ có thể cả hai trường hợp đều đúng.

Hiệp định Genève là kết quả của cuộc chiến tám năm khói lửa đẫm máu mệt mỏi, hai bên đều muốn đình chiến. Người Pháp tìm hòa bình để rút khỏi Đông Dương, còn Việt Minh tạm nghỉ một thời gian dưỡng sức để tiếp tục chiếm nốt phần đất còn lại.

Người Pháp cho rằng vì yếu thế trên chiến trường đúng ra phải chia cắt ở vĩ tuyến thứ 13 chứ không phải vĩ tuyến 17 và như thế họ đã được lời. Phía Việt Minh qua lời Phạm Văn Đồng cho thấy họ bị Nga, Trung Cộng ép phải nhận chia đôi tại vĩ tuyến 17 vì sợ Mỹ vào can thiệp

Đối với Mỹ thì dù chia tại vĩ tuyến 13 hay 17 cũng là thất bại, là nhường đất cho CS, họ không muốn có Hiệp định Genève mà chỉ muốn tiếp tục cuộc chiến ngăn chận CS bành trướng. Tuy nhiên người Mỹ đã mâu thuẫn với chính họ, mặc dù lo sợ cuộc chiến tầm ăn dâu của địch nhưng lại sợ tốn tiền.Thượng nghị sĩ Kennedy năm 1954 không ủng hộ cuộc chiến Đông Dương mà ông cho là vô cùng tốn kém, nước Mỹ chỉ đổ tiền của một cách vô ích vào rừng núi miền bắc VN, quan điểm của ông đã được đa số Thượng viện ủng hộ(14).

Chính vì Mỹ không viện trợ đầy đủ cho Pháp bằng Trung Cộng cho Việt Minh đã đưa tới thất thủ Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève.

Tư lệnh Đông Dương 1953-1954 nói chúng ta có thể ra đi nhường lại phần đất cho những người mà họ có nhiều quyền lợi tại tại Đông nam Á hơn chúng ta (15). Nhưng khi nói về đình chiến, l’Armistice ông ta có phần mâu thuẫn “Chính tại Genève chứ không phải Điện Biên Phủ là ngày đánh dấu nước Pháp hạ mình. Trách nhiệm ở các nhà chính trị gia chứ không phải ở quân đội”

Sự thực không phải vậy, người dân Pháp đã quá ghê sợ cuộc chiến đẫm máu tại Đông dương và mong mỏi khao khát hòa bình. Dù sao xương máu của gần 80 ngàn người linh Liên Hiệp Pháp và QGVN đã giữ được một nửa nước Việt Nam tự do. Người Pháp bỏ Đông Dương nhưng vẫn có chút trách nhiệm và lương tâm với người ở lại, với chính phủ Quốc gia VN. Họ đã dàn xếp cho quân dân Quốc gia vào Nam yên ổn rồi mới rút, không bỏ chạy trong hỗn loạn như 20 năm sau.

Trở lại cuộc di cư vĩ đại, những người lìa bỏ quê cha đất tổ vào miền nam không phải vì bị Pháp-Mỹ cưỡng ép tuyên truyền như phía CS rêu rao, cũng không phải vì đấu tố, cải cách ruộng đất vì hồi đó chưa có đấu tố, mà vì người ta không mê nổi cái chính sách “bần cùng hóa nhân dân” ghê tởm của Bác và Đảng. Những người đã sống trong vùng Quốc gia không thể sống nổi dưới chế độ bần hàn đói khổ, tàn ác của CS. Người dân đã có kinh nghiệm Việt Minh, họ chỉ biết một cách đơn giản Việt Minh đồng nghĩa với hà khắc, đói khổ, rách rưới, thiếu cơm ăn áo mặc và tâm lý chung con người không ai muốn sống trong cảnh bần hàn đói khổ.

Sau ngày tiếp thu, Việt Minh vội thu vét thóc gạo của nhân dân bằng chính sách sưu cao thuế nặng mà họ gọi là thuế nông. Trong lịch sử nước nhà chưa bao giờ người dân bị bóc lột xương tủy đến thế. Cán bộ giải thích đó là để đền ơn Trung Quốc vì họ đã giúp đỡ chúng ta giành độc lập, bởi thế tại sân ga Hải phòng, những người di cư đổ về đây đều đã đọc thấy những biển ngữ

“Đường tầu hỏa Mục Nam Quan
Vơ vét thóc gạo đem sang cúng Tầu”

Việt Minh hối hả làm đường xe lửa, vơ vét thóc gạo nhân dân chở sang Trung Cộng.

Lạ thay cuộc di cư vĩ đại hàng triệu người lại không được Tây phương nói tới, không thấy các nhà sử gia hay chính khách nào đề cập, nhắc nhở. Họ không biết hay giả vờ không biết. 

Khoảng một tháng sau ngày 30-4-1975, Trường Chinh tuyên bố khẳng định trên đài phát thanh: “Sau hai chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đem lại nhiều hạnh phúc cho nhân dân, nhà nhà đều có cơm ăn áo mặc, trẻ em đều được cắp sách đến trường…đó là điều mà trong lịch sử nước nhà từ xưa tới nay chưa có ai thực hiện được…” Đáng lý ra ông ta phải nói “Chúng ta đã mang lại cho nhân dân một cuộc sống đói khổ nhất trong lịch sử nước nhà từ xưa tới nay….”

Vào dịp tháng 4-1985, đài VOA nói: “Sau mười năm giaỉ phóng miền nam VN, đảng CS đã mang lại cho người dân VN cái nghèo vào bậc nhất trên thế giới…”

Tới nay cuộc di cư 1954 đã được 60 năm qua nhưng người dân vẫn tiếp tục di cư ra nước ngoài bằng nhiều đường, nhiều cách. Tại miền Bắc nhiều người đã âm thầm trốn qua châu Âu tìm một cuộc sống no ấm hơn dù gian khổ khiến nhiều người phải bỏ mạng. Tại mien Nam những cô gái lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn để được thoát ly ra ngoại quốc kiếm tiền gửi về cho cha mẹ, họ thường nói: “Cứ ra khỏi Việt Nam là thiên đường….”

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
Chú Thích
(1) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu trang 301
(2) Nguyển Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 930-943

(3) Wikipedia, Hiệp định Genève 1954
(4) Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng 1939-1954, trang 224,225
(5) Kết Thúc Một Cuộc Chiến, Đông Dương Năm 1954, End of a War, Indochina. (nguyên bản tiếng Phap La Fin d’une La Fin d’une Guerre). Chương 23 từ trang 301-313.
(6) Sách kể trên, trang 307

(7) Tro Tàn Cuả Chiến Tranh, Sự Suy Tàn Của Một Đế Quốc Và Sự Thành Hình Một Việt Nam Của Mỹ, Embers of War, The Fall of An Empire And The Making of America’s Vietnam, in năm 2012, trang 605-611
(8) Oral statements, sách kể trên, trang 605
(9) Wikipedia, Cuộc Di Cư Việt Nam, 1954
(10) Wikipedia, Cuộc Di Cư Việt Nam,1954

(11) Diễn Đàn Việt Thức, Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam , Nhất Thanh lược dịch, Chinese Military Advisory Group-CMAG

(12) La parole s’envole toute
(13) Embers of War, trang 495
(14) Sách kể trên, trang 478
(15) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine, trang 68
(16) Sách kể trên, Chương IX, l’Armistice , trang 315




Người ám sát tổng thống Diệm

Lời bình của nhà báo Huy Đức:  Trước 30-4, Tuổi Trẻ đã cung cấp một tư liệu rất quý về cách mà Hà Nội đối xử với Sài Gòn sau Hiệp định Geneva (Hiệp định chia cắt đất nước mà Sài Gòn không ký). Té ra trong thời gian nói rất nhiều trên báo đài về “tổng tuyển cử” Hà Nội đã âm thầm chuẩn bị ám sát lãnh đạo miền Nam
—————————————————–
Trong tập Phát súng trên cao nguyên (bộ phim Ván bài lật ngửa), người bắn phát súng về phía Ngô Đình Diệm chỉ bị bắt sau màn rượt đuổi gay cấn trên đoạn đường đèo dốc hết sức ly kỳ.
Nhưng không lãng mạn như phim, ngay sau phát súng người chiến sĩ dũng cảm Phan Văn Điền (bí danh Mười Thương và có một tên khác nữa là Hà Minh Trí) bị khống chế và bắt ngay tại chỗ.

Phát súng trên cao nguyên
Đến nay, ông Phan Văn Điền vẫn nhớ như in cái ngày 22-2-1957. Cùng với một đồng đội nữ, Điền đi lên Buôn Ma Thuột với mục đích ám sát Ngô Đình Diệm ngay trong hội chợ cao nguyên.

Trước đó, đề xuất diệt Diệm của Điền được Ban địch tình tỉnh Tây Ninh thông qua.
Suốt hai tuần lễ, Điền quần nát thủ phủ Tây nguyên với sự trợ giúp đắc lực của hai trung sĩ trung đoàn 60 từng quen biết Điền khi còn ở Tây Ninh.

Hội chợ cao nguyên được tổ chức ngay sát địa điểm đóng quân của trung đoàn 60, tạo điều kiện thuận lợi cho Điền nắm sơ đồ địa hình cũng như phương án bảo vệ Diệm.
Sau hai lần ám sát hụt trước đó, yêu cầu đặt ra lần này cho đội ám sát là phải thành công. Cũng vì vậy, lần này Diệm sẽ bị bắn bằng tiểu liên MAT thay vì súng ngắn như kế hoạch trước đó.

Sáng 22-2, Điền vượt qua hàng rào khu hội chợ. Trời Buôn Ma Thuột lạnh nên người đến hội chợ hầu như ai cũng mặc vest hay áo gió như Điền nên lính cũng tưởng Điền là cảnh sát chìm.

Vào hội chợ, Điền tìm chỗ đứng thích hợp cho việc nổ súng. Kế bên Điền là một viên thượng sĩ an ninh quân đội to cao như hộ pháp.

Đúng 8g sáng, sau khi viên sĩ quan hành lễ hô vang: “Nghiêm, nhìn cờ – chào”, tiếng quốc ca của chế độ Sài Gòn trổi lên thì Điền lòn tay vào trong áo đẩy băng đạn vào ổ súng tiểu liên rồi nâng súng nhắm vào tổng thống Diệm ngồi ở hàng ghế đầu mà siết cò.

“Đoàng”! Tiếng nổ đanh, gọn vang lên. Một bóng người trong hàng ghế đầu đổ gục xuống. Điền sững người, vì súng chỉ nổ một phát đạn chứ không đi cả băng như ý muốn.
Điền định lên đạn để bắn tiếp nhưng viên sĩ quan an ninh kế bên đã gạt chân đè sấp anh xuống đất. Điều làm anh đau nhất là người đổ gục xuống bởi viên đạn của Điền là viên bộ trưởng cải cách điền địa Đỗ Văn Công.

Ngay lúc Điền siết cò súng, Công đã di chuyển từ bên trái qua bên phải Diệm nên vô tình tấm lưng hứng trọn viên đạn thay Diệm.

Phan Van Ði?n b? b?t sau cu?c ám sát dang trên báo Life <http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/03/dien.jpg>
Phan Văn Điền bị bắt sau cuộc ám sát đăng trên báo Life
Phiên tòa bí mật và 8 năm tù đày

Sau khi đánh túi bụi kẻ ám sát đương kim tổng thống, nhân viên an ninh còng tay Phan Văn Điền ném lên xe jeep đưa về tiểu khu Buôn Ma Thuột.

Chúng đẩy anh vào căn phòng và Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến (phụ trách mật vụ phủ tổng thống) xuất hiện với một viên sĩ quan biệt bộ phủ tổng thống (sau này Điền mới biết được là Phạm Ngọc Thảo, tình báo của ta cài vào).

Viên sĩ quan hất hàm hỏi: “Ai tổ chức cho anh ám sát tổng thống?”, Điền trả lời: “Thiếu tá Mai Hữu Xuân (tức giám đốc Nha an ninh quân đội Sài Gòn) và Cao Đài liên minh ở Tây Ninh”.
Sáng 23-2, Phan Văn Điền bị còng tay, bịt mắt đưa về Sài Gòn bằng máy bay quân sự, trên đó có cả các tướng Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim. Từ đây bắt đầu một hành trình chết đi sống lại dưới những ngón đòn tra tấn dã man.
Chính quyền Diệm lập một hội đồng thẩm vấn trung ương do Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ đạo, các thành viên là những đầu ngành mật vụ, cảnh sát, tình báo…

Cứ một tiếng là thay một ca hỏi cung. Mỗi ca có cách tra tấn khác nhau như dùng tay chân, dùi cui, vuông gỗ để đánh đập; ca dùng đinh ghim chích các đầu ngón chân, ngón tay rồi dùng bông tẩm cồn để đốt; ca dùng đèn cao áp trấn hai bên thái dương cho đến khi Điền ngất lịm…

Tất cả các câu hỏi đều được Điền trả lời nhất quán việc Mai Hữu Xuân câu kết với Nguyễn Văn Hinh (nguyên thiếu tướng quân đội Sài Gòn), Nguyễn Văn Tâm (nguyên thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1951-1953), Trần Văn Hữu (thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1949-1951, đang sống lưu vong bên Pháp)… sử dụng các mặt trận tôn giáo đối lập như quân đội Cao Đài liên minh để tổ chức giết Diệm…

Sau 33 ngày, cuối cùng bản cung với nội dung trên cũng được thông qua và Điền bị ném vào phòng biệt giam.
Đến tháng 8-1958, Điền được giải lên văn phòng của Nguyễn Văn Hay (phó tổng giám đốc cảnh sát).

Ở đó, có gần chục người mặc thường phục ngồi chờ sẵn. Một người hỏi anh đúng ba câu: “Tại sao anh ám sát tổng thống? Sau khi tổng thống thoát nạn anh có lấy làm tiếc rằng tổng thống không chết không?

 Anh có vợ con chưa?”.
Sau này Điền mới biết đó là phiên tòa bí mật xử anh tử hình.
Sau đó, Điền bị đưa đi đày ở Côn Đảo cùng 42 tử tù và hơn 300 người bị kết án, trong đó có nhóm sĩ quan tham gia đảo chính năm 1960 ở Sài Gòn. Mãi đến năm 1965 anh mới được thả ra nhờ vụ đảo chính tháng 2-1964.

Cuộc đời bình dị của người anh hùng
Đầu năm 1967, theo phân công của tổ chức, trên đường từ Tây Ninh ra Ban an ninh Sài Gòn – Gia Định đến địa phận Củ Chi thì Điền gặp máy bay thả bom. Một quả bom không nổ, đè nát phần ống chân trái ông buộc phải cưa bỏ từ đầu gối xuống.

Dù vậy, sau đó ông tiếp tục giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan của Ban an ninh, điệp báo tỉnh Tây Ninh và Trung ương Cục miền Nam…

Sau ngày đất nước thống nhất, ông về công tác tại Bộ Nội vụ, rồi Công an Tây Ninh, Ban nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh và nghỉ hưu năm 1998 khi giữ chức trưởng Ban tôn giáo tỉnh Tây Ninh.

Ông Phan Van Ði?n trong l?n g?p Ð?i tu?ng Võ Nguyên Giáp -  ?nh: Gia dình cung c?p <http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/03/dien-1.jpg>

Ông Phan Văn Điền trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông vẫn nhớ rõ hai vợ chồng đã tích cóp từng viên gạch, cân sắt, bao ximăng… để sáu năm sau mới hoàn thành căn nhà trong con hẻm nhỏ ở khu phố 1, phường 1, thị xã Tây Ninh.

Năm 2005, Chủ tịch nước trao tặng ông Phan Văn Điền (nguyên cán bộ điệp báo của Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam, trưởng tiểu ban điệp báo Ban an ninh tỉnh Tây Ninh) danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nghiệm lại quãng đời vào sinh ra tử, ông nói đơn giản: “Tôi chỉ là người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà thôi”.
Năm 2009, trong một lần chở vợ bằng xe máy, vợ chồng ông bị tai nạn giao thông. 

Ông thì không sao, bà bị thương nặng, mặc dù não không bị gì nhưng cơ thể bất động.

Sau đó, năm 2013, trong lúc săn sóc cho vợ, ông bị tai biến và giờ đây ăn uống đối với ông cũng rất khó khăn. Mặc cho căn bệnh hành hạ, hiện nay mỗi ngày ông vẫn săn sóc cho vợ và hát cho bà nghe những bài nhạc đỏ như Tiến quân ca, Tiếng đàn ta lư, Năm anh em trên một chiếc xe tăng…
Kế hoạch không thành

Tỉnh ủy Tây Ninh từng hoạch định tới ba lần ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong tháng 10-1956, biết được tổng thống Diệm sẽ đích thân lên tòa thánh Tây Ninh để ký kết thỏa ước Bính Thân giữa chính quyền VN cộng hòa với đạo Cao Đài, Tỉnh ủy Tây Ninh quyết định giao cho đội diệt ác tìm cách giết Diệm ngay trong ngày ký kết.

Thế nhưng nhiệm vụ được giao quá gấp nên phương án không được triển khai…
Đầu tháng 12-1956, đội diệt ác đề xuất đi diệt Diệm trong đêm Noel 24-12-1956.

Trong hai năm 1954-1955, cứ đúng 12g đêm Giáng sinh, Diệm đều có mặt tại nhà thờ Đức Bà (quận 1, Sài Gòn) để dự lễ.

Lê Văn Cửu, một cán bộ đặc tình do Tỉnh ủy Tây Ninh cài làm phiên dịch trong cơ quan viện trợ Mỹ, được giao nhiệm vụ cùng đội diệt ác tìm cách tiếp cận, tiêu diệt Diệm.

Đêm Giáng sinh, thông qua các mối quan hệ của Cửu, Phan Văn Điền cùng Cửu mỗi người mang súng ngắn theo dòng người đi lễ vào trong nhà thờ Đức Bà, quỳ cách gia đình Ngô Đình Diệm chín hàng ghế (cự ly khoảng 12m).
Hai đội viên đội diệt ác khác được bố trí bên ngoài nhà thờ làm công tác nghi binh, vừa làm tài xế. 

Theo kế hoạch khi rung chuông tiến hành buổi lễ, Điền và Cửu đồng loạt nhắm vào Diệm để nổ súng, đồng đội bên ngoài sẽ cắt điện, đồng thời ném lựu đạn khói về phía nhà thờ để tạo cảnh hỗn loạn cho họ tẩu thoát. 

Thế nhưng, đêm đó Diệm không tới…




Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ảnh Wikipedia
Mặc dầu TT. Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách thảm bại, nhục nhã. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50, càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng.. Đất nước do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống.

 Ít lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống xứng đáng con người.

Ngay những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán ông Diệm một cách không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhậnn ông Diệm không là bù nhìn của Mỹ, không là bè lũ Mỹ-. Diệm- Ngày nay, càng hiếm có người nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám công khai chê trách.

Và mọi cố gắng tìm hiểu về VNCH- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa-, không thể không bắt đầu bằng ông Diệm. và ngay cả thời kỳ sau chế độ Diệm- không có Diệm.

Ngày nay nhìn lại giai đoạn ấy, ông Diệm đã phủ bóng lên tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như nhửng âm mưu thủ đoạn dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam.

Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ ông Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.

Nó tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém. Phần người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi xuất cảng những khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang..

Ai cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một tổng thống đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của dân tộc?

Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều.

Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người.
Tầm vóc lịch sử- con người NĐD- thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!!
Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy..

Theo R. Nixon: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. 

Quan tâm hàng đầu của ông Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ.

 Ông Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản.

Tiếng tăm của ông Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…)

Cái lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ.. Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt Nam.(..)

Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp (1).

Cái sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những bất đồng gia tăng với ông Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Diệm. Cái giai đoạn đáng xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Diệm và mở đường cho một giai đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân lính tham gia vào cuộc chiến tranh..

Ông Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ cho tòa nhà khỏi sụp đổ.. Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả các nhóm ấy về vị trí của mình.

Và người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của ông Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của ông, khi mà toàn thể hệ thống chính trị miền Nam đã sụp đổ(2).

Hình ảnh ông Diệm bị các ký giả Tây Phương mở một mặt trận báo chí gán cho ông đủ thứ như độc tài gia đình trị, đàn áp phật giáo thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ-.

Thật sự giữa hai người lãnh tụ giữa hai miền nay so sánh thì một người đang sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng là như thể bị lừa.
Nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do ông Diệm có lập trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp.

Cái chết tủi nhục của ông Diệm sau khi chết đang trở thành biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia.

Mặc dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật. Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh..

Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi..
Những người ái mộ ông Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với tên Ngô Đình Diệm. Chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ tấm bia đó.

Rõ ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở biên Hòa trước đây.
Tầm vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward Miller đã cất lên một tiếng nói khác-.

Tiếng nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng.
Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống ông Diệm.
Những nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados, Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả vài trăm năm. Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là một đòi hỏi vô trách nhiệm.
Quả thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi đượ như: Ổn định một triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm.
Chân dung ông Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà báo trong và ngoài nước- nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT Kennedy..
Tuần trăng mật của chế độ Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp ông Diệm- một trong những trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông và cả hai đi diễu hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy.
Nhưng từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: Missaliance- Ngo Dinh Diem, The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam)
Cuộc hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính TT Kennedy là phải thay thế Diệm. Diem must go..
Tại sao lại có sự căng thẳng ấy?
Là bởi vì TT. Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến về chính trị có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được.
Theo chính ông Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là, nguyên tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng-.
Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết- Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có..
Và chủ quyền là bất khả tương nhượng. Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ, nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng 10 ý kiến đưa ra cho ông Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo.
Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm.
Đường lối thứ hai của ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài.
Chính vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là ông Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây thơ, thiếu bén nhậy chính trị.
Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông.
Viễn kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị này.
Tiến sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo công giáo như giám mục Lê Hữu Từ đều cho thấy ông Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp.
Ông Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3).
Điều quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp, bởi vì theo ông ta tất cả các người công giáo đều có hai bổn phận: với tư cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy yếu lực lượng kháng chiến..(..)
Ông Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân.
Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của ông Diệm như sau:
Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch. Trần Văn Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh- NVL).
Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4)
Lần chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa ông Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Diệm coi đây như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao.
Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết:
Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi.(5)
Lập trường chính trị cứng rắn của ông Diệm cũng buộc lòng giám mục Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của ông Diệm:
Ngô Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại.
Và sự hỗ trợ đó đã không có.
Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta. (6)
Cũng theo đường lối này mà đã ba lần ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra làm thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm thượng thư triều đình, ông đã xin từ chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm 1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi cho rằng trong vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp. Phan Khôi viết:
Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?
Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngoi dạy chăng? (7)
Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứ/t khoát không hợp tác với Pháp.
Nhưng cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông-. Ông buộc lòng phải dời Việt Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám mục Ngô Đình Thục.
Thoạt đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một đồng chí của ông là Cường Để- ông đã xưng hô là bệ hạ-.Nhưng lá bài Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh.
Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả..
Một cái may mắn là ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ ông Diệm và họ đã trở thành bạn. Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra ông Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á.
Thật ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian ông Diệm phải nằm chờ thời tại một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông: Viet Nam Crisis như sau
Ông Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông.(8)
Sau này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết linh mục này từ năm 1947).
Kết quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ..
Trong bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi ông Diệm vào ngày 8-5-1953, ông Diệm đã có dịp gặp những vị khách mời quan trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa, ông Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp .
Ít ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề phức tạp của Việt Nam.
Việc rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản.
Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn.
Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau:
Nỗi lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền thực sự có trách nhiệm.
TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm:
Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến  : Diệm một người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và là một người có uy tín lớn lao. (9)
Gần đây nhất, chúng tôi được biết linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ, Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư của ông Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của ông Diệm như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố hồng y Nguyễn Văn Thuận-. Cũng theo vị bề trên Đan Viện, ông Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6 tháng trước khi quyết định rời tu viện.
Lá thư xin đi tu của ông Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của ông Diệm, đánh tan cái dư luận ác ý, thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman- Vatican- Ngô Đình Diệm.
Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật.
Trong Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ Ngự Chiêu)là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này.
Sau này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho rằng: Những quan niệm cho rằng công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại.(10)
Và nếu chúng ta căn cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều đồng ý việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng..
Cùng lắm một vài chính giới Mỹchỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn ông Diệm rồi, ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết quyết định của mình.
Tóm lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ trong quyết định chọn ông Diệm làm thủ tướng.
Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: The choice of Diem trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này:
4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ. (11)
Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng:
Những điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp lực nào từ phía Mỹ.
Edward nói thêm:
Và ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi. (12)
Và phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để ông Diệm thực hiện giấc mơ chính trị của mình?
Cái chết của ông kéo theo một thảm trạng của miền Nam cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, không đồng thuận với người Mỹ.
Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa.
————————————————-
Ghi chú:
(1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62
(2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65
(3) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communsite.
(4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200
(5) Bao Dai, Ibid, trang 198
(6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn
(7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân
(8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83
(9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521
(10) Vision, Power and Agency : The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị
(11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237
(12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt



Cháu Ủn không viển vông như Đảng ta

Hình ảnh trong phim “Cuộc Phỏng Vấn”
Tháng mười năm nay, Hollywood sẽ tung ra thị trường một phim hài trinh thám có tên “Cuộc Phỏng Vấn” (The Interview).
Phim kể câu chuyện về ông chủ Dave Skylark (do James Franco thủ vai), và đạo diễn truyền hình Rapoport (do Seth Rogen đóng). Khi họ đang điều hành một TV show nổi tiếng có tên “Skylark Tonight” thì phát hiện ra lãnh tụ Kim Jong ủn ở xứ xa xôi bên Bắc Hàn rất hâm mộ. Ủn không bỏ sót một show nào. Thế là họ quyết định qua Bắc Hàn để phỏng vấn ông ta. Kế hoạch của họ bị đảo lộn, vì Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) biết tin. CIA thuê họ ám sát Ủn.
“Cuộc Phỏng Vấn” là một phim hài hư cấu 100%, rất thú vị, hứa hẹn mang lại cho người coi những pha cười chết bỏ bởi những “điệp viên” bất đắc dĩ. Người thưởng thức cũng sẽ cười đến vỡ bụng, cười nghiên ngả bởi bộ đồng phục cổ cao và mái tóc rất ”quyến rũ phụ nữ” của Ủn.
Phim chưa ra mắt, mà Bình Nhưỡng đã nổi nóng gởi thư đến Tòa Bạch Ốc yêu cầu Tổng thống Obama can thiệp ngăn chặn kịp thời việc phát hành cuốn phim này.
Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên (KCNA) viết: Đó chỉ là thứ nghệ thuật của một băng đảng tội phạm, nội dung nhăng nhố, ấu trĩ của bọn khủng bố. Họ thề sẽ tung ra những đấu pháp không thương tiếc, không khoan nhượng nếu cuốn phim này không bị cấm.
Không thấy Nhà Trắng trả lời, Bình Nhưỡng điên tiết gởi thư tuyên chiến đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon rằng: Cho phép sản xuất và phát hành một cuốn phim với nội dung ám sát một nguyên thủ quốc gia là một hành vi gây chiến.
Liên Hiệp Quốc chưa có một bình luận gì về lá thư này. Bình Nhưỡng tỏ ra rất bực bội, không hài lòng với cả cộng đồng quốc tế vì không một ai lên án hãng sản xuất Columbia Pictures.
Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên nói: “Quân đội ta, nhân dân ta kính yêu vị lãnh tụ tối cao hơn bất cứ thứ gì, hơn cả bản thân mình.”
Washington chưa trả lời, và cũng không bình luận gì về nội dung của lá thư, nhưng dường như Obama cũng chẳng bận tâm khi mà Bắc Triều Tiên đã từng gọi ông là “con lai” (crossbreed) hay “con khỉ đen độc ác” (wicked black monkey) trong lúc ông đang ở thăm Nam Hàn vào tháng năm vừa qua. Cũng dịp này, họ còn gọi bà Tổng thống Nam Hàn là “con điếm xảo quyệt” (crafty prostitute) là “bù nhìn” của lũ “ma cô Mỹ”.
Tuần này, Bắc Triều Tiên liền cho bắn 100 phát đại bác ngay sát biên giới với Nam Hàn. Hình như để cảnh cáo rằng đừng có đụng vào một cọng lông của lãnh tụ kính yêu. Dù chỉ là những câu chuyện cười, chuyện bịa, chuyện tào lao, chuyện viển vông cũng không được phép.
Chỉ mới cười lãnh tụ của họ thôi, mà họ đã gởi thư phản đối đến Bạch Ốc, đến tận Liên Hiệp Quốc, rồi bắn đại bác cảnh cáo. Còn ở ta bị cướp biển, cướp đảo, cướp tài sản, giết, bắt ngư phủ mà Đảng ta vẫn im lặng, bình tĩnh cười, và cười rất tươi.
Thì ra cháu Ủn không viển vông như Đảng ta.
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt



TAO MUA HẾT BỌN BÂY!

 <http://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/1131/5244/original.jpg>


 ?nh c?a Ngoc Bui.<https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/10449967_1635962473294889_6146605127348991055_n.jpg>


HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH- <http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-cong.html#more>




 <http://muoisau.files.wordpress.com/2011/06/cropped-tonghop1.jpg>
     
     
      “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1) <http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/April30-1975/liber-s-vn-f-who-n-by-who-nt-04292011162513.html>
     

      *     “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 2) <http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/liber-s-vn-f-who-n-by-who-2-nt-04292011170009.html>
      *     Biến cố 30/04/1975 dưới mắt các Bloggers <http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/April30-1975/bloggers-on-04-30-1975-event-tq-04282011174139.html>
      *     Sau 35 năm, nhìn lại thời kỳ đổi mới kinh tế VN <http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/Vietnam-35-years-later/35-years-of-Vietnam-economy-Part-2-Reform-and-Friday-Group-Mlam-04282010150352.html>
      *     35 năm nhận ra nhiều điều <http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/Vietnam-35-years-later/Bloggers-thoughts-about-vietnam-35-years-after-war-NhHien-04282010194930.html>
      *     Mốc lịch sử 30-4-1975 và những kỳ vọng cho đất nước <http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/former_government_officials_expert_reflect_on_reconciliation_rebuilding_unity_after_30-4-1975_TTruc-05012008115441.html>
      *     35 năm sau, những chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc <http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Different-points-of-views-from-veterans-of-the-two-opposite-camps-before-1975-dhieu-04252010115617.html>
      *     Việt Nam ngày nay: kẻ ăn không hết, người lần không ra <http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-rich-the-poor-A-great-contrast-of-society-picture-MLam-02112010203757.html>

__._,_.___
________________________________

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List