QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, April 7, 2015

Để nhớ lại Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975...

 
Xuôi ngược trên diễn đàn ngôn luận:

Bình luận và liên kết những hàng chữ "đỏ"; chúng ta nhận thấy : Cộng Sản lên tiếng phản đối dự luật S-219 "Ngày Hành Trình Tự Do" cũng không khác gì động tác giả của Cộng Sản Việt Nam hô Đả Đảo Trung Cộng?

Khi đọc những giòng chũ mạ ly cho rằng những ai phê bình Nguyễn Đình Thắng là vì "ganh tị"; người hiểu biết không khỏi ngạc nhiên khi so sánh "cậu" Thắng còn mài đủng quần trong trường Tiểu Học hoặc Trung Học ở Việt Nam là lúc những người phê bình Thắng hôm nay đã có chỗ đứng, vị trí và sự nghiệp khả quan trong xã hội VNCH từ khuya rồi!

Sau khi Thắng tham dự "ô đi ghe"có tổ chức vào năm 1979 và định cư ở Hoa Ky,  bắt đầu theo học ở Virginia Tech, cũng là lúc những người phê bình Thắng hôm nay cũng đã có sự nghiệp ổn định tại các quốc gia tạm dung từ Âu Châu, Úc Châu đến Hoa Ky.

Quyền tự do ngôn luận đựợc tôn trọng, kể cả quyền thổi ống đu đủ; nhưng vừa phải thôi; đừng ngược ngạo quá đáng ! 

pv


---------- Forwarded message ----------
From: Trinh Pham
Date: 2015-04-06 14:19 GMT-04:00
Subject: [ChinhNghiaViet] Để nhớ lại Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975...
To: Nuoc-Viet <

 
Thưa quý bạn đọc
Ngày 30-04-1975, CSBV đã xua quân tấn chiếm Miền Nam biến cả nước thành một nhà tù vĩ đại nhất trong Lịch Sử của Dân Tộc. Chúng ra sức đàn áp bóc lột dân chúng bằng những biện pháp dã man: bắt nửa triệu viên chức Chính Phủ và Sĩ quan QLVNCH vào tù, thực hiện chế độ công an hộ khẩu, đánh tư sản mại bản, lùa dân đi kinh tế mới, đàn áp các Tôn giáo... khiến hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do bất kể bao hiểm nguy đến tính mạng. 
Nhân tưởng niệm biến cố đau thương này, người viết xin gửi đến quý bạn một vài sự kiện xẩy ra thời đó dưới dạng truyện ngắn được viết từ giữa thập niên 80. Xin mời đọc.
Trân trọng
Phạm Quang Trình 

  Nợ Máu

Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Tiến lên, chiến sĩ, đồng bào,
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn.

Câu thơ chúc Tết của “Bác Hồ” mùa xuân năm nào đã trở thành hiệu lệnh cho cuộc Tổng Công Kích Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân khiến cả lãnh thổ miền Nam khói lửa ngụt trời thì mùa xuân này lại lại được Đảng và Nhà Nước cho nhắc lại qua các bích chương, khẩu hiệu và trên đài phát thanh. Xuân Bính Thân, xuân của thống nhất, xuân của Bắc Nam sum họp chưa kéo dài được trọn vẹn với cái hương vị của ba ngày Tết thì kho đạn ở suối Lồ Ồ không hiểu vì lý do gì bỗng phát nổ giữa trưa ngày mồng hai làm cho cả thành phố Hồ Chí Minh phải ngạc nhiên đến bỡ ngỡ! Ngoài đường không một bóng người. Công an, du kích chạy đâu mất dạng. Dân chúng có người leo lên mái nhà đứng ngó. Có người đóng cửa ngồi trong nhà mong “lính Ngụy” về … Niềm hy vọng mong manh của người dân mới nếm trên nửa năm trời mùi vị của chế độ xã hội chủ nghĩa đã qua mau chóng. Nhưng chi bộ Đảng xã Tam Bình, theo lệnh của Thành Ủy Hồ Chí Minh thì không thể bỏ qua những hiện tượng có tính cách phản động xẩy ra trong xã này được. Dưới con mắt của các đồng chí Út Cu, Đề, Một Chuẩn, Bảy Quới, Ba Bồi thì bọn phản động còn rất nhiều. Ba ngày học tập cải tạo với bọn chúng chưa thấm vào đâu. Bằng cớ là vừa nghe thấy bom đạn nổ, có nhiều tên đã leo lên mái nhà la hét ầm ĩ, tưởng rằng bọn “lính Ngụy” sắp về trong khi các tiểu đội công an, du kích thì mạnh thằng nào thằng ấy chạy trốn biệt. Mãi đến chiều, khi tình hình êm ả, đám du kích, công an mới lò dò trở lại xã.

Một Chuẩn nhận xét:
- Các đồng chí thấy không? Miền Nam mình mới được giải phóng được bẩy tháng. Tình hình an ninh chưa có gì gọi là được đảm bảo. Chánh quyền cách mạng địa phương chưa được xây dựng và củng cố đầy đủ. Công an, du kích lại thiếu tinh thần chiến đấu. Nếu có biến cố xẩy ra thì mình sẽ đối phó làm sao? Thành ra lịnh trên Thành Ủy đưa xuống là bằng mọi cách phải tiêu diệt hết mầm mống phản động, phải giáo dục quần chúng giác ngộ cách mạng nhận ra âm mưu thâm độc của Mỹ Ngụy và đứng hẳn về phía ta.
Út Cu gật gù cái đầu tỏ vẻ tán đồng:
- Đồng chí nói đúng!
Một Chuẩn lại tiếp:
- Với lại cụ thể mình thấy rõ trước mắt, xã Tam Bình của mình có trên chục ngàn dân thì chín phần mười là bọn Bắc Kỳ di cư. Bọn này có thành tích phản cách mạng từ lâu đời. Bề ngoài, chúng nói nói cười, nhưng đến lúc nào đó thuận lợi, không chừng trở lại quật ta cái nhào, làm sao mình đỡ lại bọn chúng được. 
Út Cu lên tiếng hỏi lại:
- Vấn đề giải quyết theo ý kiến của đồng chí thì làm sao?
Một Chuẩn được đà giải thích:

- Đảng chỉ thị phải tiến hành gấp rút lệnh thiết lập hộ khẩu, xây dựng thật chặt chẽ hệ thống công an nhân dân, đề phòng bọn phản động gián điệp đang âm mưu hoạt động phá rối hàng ngũ ta, ra sức giáo dục quần chúng, nhất là cần theo dõi sát bọn lính Ngụy bằng mọi biện pháp cần thiết. Vấn đề thiết lập hộ khẩu thì bên Công an, đồng chí Đề đang tiến hành với sự yểm trợ của cán bộ từ Thành Ủy gởi xuống tận các xã. Còn việc theo dõi các hành vi của bọn phản động là công tác bí mật, hết sức tế nhị, cần phải khôn khéo. Tôi muốn hỏi đồng chí Đề, với kinh nghiệm từ ngoài Bắc của đồng chí, chúng ta nên tổ chức màng lưới tình báo nhân dân ra sao?

Từ lúc khai mạc phiên họp tới giờ, Đề ngồi yên theo dõi, không hề nhếch mép. Giờ này được Một Chuẩn nhắc đến tên mình, hắn cảm thấy vai trò quan trọng của hắn. Mà hắn quan trọng thật vì được Thành Ủy gửi xuống làm việc và giám sát mấy thằng đảng viên miền Nam ngây ngô, ngốc nghếch, bảo đâu đánh đó. Đề trịnh trọng phát biểu:
- Kinh nghiệm ngoài Bắc cho chúng tôi thấy rằng song song với việc thiết lập hộ khẩu thì vấn đề an ninh trật tự phải được theo dõi kỹ càng. Việc đi lại của dân chúng phải được kiểm soát gắt gao. Kẻ đến người đi phải có phép của công an địa phương. Đứa nào lộn xộn là cứ việc bắt điều tra cho đi cải tạo. Nhưng để hổ trợ công tác đó, phải có người của mình gài vào dân chúng. Các đồng chí có nắm được một số nào trong dân chúng địa phương này không?

Út Cu đại diện phía Ủy ban Nhân Dân Cách Mạng lên tiếng:
- Đồng chí quá rõ, xã này chín phần mười là bọn Bắc Kỳ di cư; còn lại  một phần mười là dân miền Nam. Nhưng theo dõi việc sinh hoạt của dân chúng từ bẩy tháng nay, chúng tôi thấy hầu như cả Nam lẫn Bắc đều chẳng ưa gì cách mạng, thành ra mình khó nắm. Thành phần có uy tín toàn là những thằng làm việc cho Mỹ Ngụy trước kia, mình đâu có thể xài bọn đó được. Chẳng lẽ mình xài bọn ma cô mất dạy…

Đề cắt ngang với vẻ mặt đầy kinh nghiệm:
- Đồng chí nói đúng. Làm sao bọn tư sản đó ưa mình được. Thời Mỹ Ngụy sung sướng, mua bán tự do, chúng muốn làm gì thì chúng làm. Thời cách mạng vô sản chuyên chính, chúng bị trói tay trói chân lại, nên bất mãn là cái chắc. Nhưng chính sách của Đảng ta là đàn áp, đàn áp để củng cố quyền hành và củng cố quyền hành bằng mọi cách. Mấy thằng có uy tín, bọn lính Ngụy cũ, bọn thầy tu đội lốt tôn giáo, mấy lão sư, cha… mình không thể dùng chúng vào bất cứ một chức vụ quan trọng nào cả. Nếu cần thì dùng chúng nó làm bình phong, bù nhìn. Nhưng cái quan trọng là phải theo dõi chúng, theo dõi nhân dân thì Đảng quyết định cứ việc xử dụng những phần tử bất mãn với chế độ cũ, kể cả thành phần ma cô mất dạy, cao bồi du đãng. Các phần từ này bị bọn Mỹ Ngụy đẩy ra rìa. Nay mình dùng chúng nó, cho chúng nó chút quyền lợi và chức vụ thì bảo chết chúng nó cũng chết. Cứu cánh biện minh cho phương tiện mà, các đồng chí nhớ chứ?

- Hay, hay quá! Đồng chí giải thích rất hay chính sách của Đảng.
- Vậy thì các đồng chí tiến hành ngay công tác này đi với sự trợ lực của Ban Công An hộ khẩu chúng tôi.
- Đồng ý.
- Nhưng yêu cầu trước mắt là phải tổ chức học tập thường xuyên cho bọn lính Ngụy, kể cả đám dân chúng địa phương. Phải làm cho chúng khiếp sợ bằng cách moi móc tội lỗi chúng ra, tội cấu kết với thực dân đế quốc. Thằng nào lộn xộn cứ bắt bỏ tù là xong chuyện

                                     *  *  *
Sau ba ngày học tập tại trường Trung học Đồng Công, anh em binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cư ngụ tại xã Tam Bình tưởng rằng có thể yên tâm lo công chuyện làm ăn. Nhưng rồi cán bộ giảng huấn cho biết thêm cần phải học tập nữa để thông hiểu đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Một lần chưa đủ, phải nhiều lần. Qua đợt học tập về hộ khẩu, được tổ chức ngay tại sân của Ban Công An xã Tam Bình, tức là nhà bán cây của ông Từ hồi trước, giờ đã bỏ đi Mỹ, dân chúng các ấp đã lần lượt bồng bế con đến nghe cán bộ từ miền Bắc vô để giải thích về cách khai hộ khẩu. Cả tuần lễ học tập làm dân chúng điên đầu về cách khai báo. Chẳng hạn, dân theo đạo Công Giáo thì phải khai là đạo Thiên Chúa mà không được dùng chữ Công Giáo, Phật Giáo thì phải khai là đạo thờ Ông Bà.

Chiều nay lại có lệnh tập trung dân chúng, cách riêng anh em binh lính “Ngụy” đến sân hợp tác xã dệt Tam Hà học tập về âm mưu của Đế Quốc. Sân dùng làm hội trường rộng rãi, có thể chứa được mấy trăm người, lại sát đường xe chạy nên bà con đi lại dễ dàng. Bẩy giờ ba mươi phút sẽ khai mạc, nhưng bà con phải đi sớm một chút, nhất là mấy anh lính Ngụy phải trình thẻ học tập để được ghi nhận là có mặt. Dân chúng đã tới đông đủ, tất cả ngồi bệt xuống sân nền xi măng. lấy dép kê đít làm ghế ngồi. Ngoài cổng có hai du kích cầm sung AK bảo vệ an ninh. Nhìn vào trong, phía ban tổ chức, người ta thấy các đồng chí có mặt đang ngồi bàn tán với nhau. Cũng vẫn là các đồng chí Út Cu, Ba Bồi, Sáu Mua, Nột Chuẩn, Đề và một cán bộ từ Thành Ủy gửi về hướng dẫn. Trên cái bàn gỗ dùng làm bàn chủ tọa, ngoài mấy cái cặp da “sà cọt” và mấy cái nón cối của các đồng chí úp lên, còn có một cái điếu thuốc lào và một bình trà. Các đồng chí ngồi xoay ngang thảo luận. Lại có đồng chí ngồi chổm hổm theo kiểu “nước lụt”, với cái điếu cày, bật đèn hút thuốc kêu song sọc, phà khói ra sân ngay trước mặt thính giả. Có tiếng xì xèo ở một góc sân, hình như là của mấy tay lính Ngụy:

- Đù má, trông như lũ Mán rừng.
- Thế mà nó thắng mình mới đau chứ!
- Hôm nay không biết nó sẽ nói cái gì đây? Chắc coi bộ cũng quan trọng.
- Cái nào mà chẳng quan trọng với nó.
Giờ khai mạc đã bắt đầu. Đồng chí Ba Bồi với tư cách là Trưởng Ấp địa phương đứng lên giới thiệu thành phần chủ tọa. Từng loạt tràng pháo tay nổ ran chào mừng các đồng chí. Như có vẻ hài lòng, sau đó lập nghiêm mặt, Ba Bồi muốn nói lên tầm mức quan trọng của buổi họp, đồng chí dõng dạc:

- Như các đồng chí và các bạn đã biết, Đảng và nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào; nhưng âm mưu của chúng chưa phải là hết. Chúng vẫn tìm cách phá hoại ta về nhiều mặt. Cho nên ta phải đề cao cảnh giác, lột trần các âm mưu của chúng. Trong tinh thần ấy, tôi xin trân trọng giới thiệu với đồng chí và các bạn, đồng chí Năm Thành, từ Thành Ủy về nói chuyện với chúng ta.

Tiếng vỗ tay hoan hô chào mừng đồng chí Năm Thành lại vang lên. Đồng chí người Miền Nam, nhưng được tập kết ra Bắc, nên chắc có nhiều kinh nghiệm. Đồng chí nói một cách dõng dạc, lên án âm mưu của đế quốc, từ bọn thực dân Pháp xâm lăng nước ta, rồi đến quân phiệt Nhật đảo chính ở Đông Dương hất cẳng thực dân Pháp và sau cùng là đế quốc Mỹ dùng Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đàn áp bóc lột dân chúng… Đồng chí kết luận:
- Âm mưu của chúng rất là ác ôn, bỉ ổi. Loài người phải lên án và không thể dung tha hành động của chúng. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Hồ Chủ Tịch đã mang lại từ thắng lợi này đến tháng lợi khác và đã làm cho chúng phải kinh hồn bạt vía. Năm 1954, với thắng lợi đạt được từ hiệp định Giơ ne vơ, đáng lý ra chỉ hai năm sau sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, thì nhân dân ta đã được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Nhưng đế quốc Mỹ đã đến, âm mưu hất cẳng thực dân Pháp, tạo ra phong trào di cư, rồi lại gây chiến tranh đàn áp dân chúng, chống lại cả miền Bắc xã hội chủ nghĩa nước ta. Thế nên Đảng và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã cương quyết giáng cho chúng những đòn chí tử. Các binh lính chế độ Ngụy cũ, các phần tử theo đế quốc từ Bắc vào Nam là những kẻ cầu kết với âm mưu đế quốc Mỹ, gây đổ máu cho nhân dân. Nợ máu thì phải trả bằng máu!

Lời kết án của đồng chí Năm Thành đã làm cho cả hội trường im bặt đến ngộp thở. Dân chúng nhất là mấy anh lính quốc gia, những người từ Bắc di cư vào Nam tự hỏi: Nhà nước cách mạng sẽ làm gì đối với mình? Không ai có thể biết ngay câu trả lời.
Đồng chí Năm Thành vừa kết thúc bài nói chuyện thì Ba Bồi lên cám ơn và còn nhấn mạnh thêm những gì mà đồng chí Năm Thành đã nói với những lời đe doạ tương tự:
- Những tên đi lính cho Mỹ Ngụy, những người di cư từ Bắc vào Nam theo chân đế quốc là những kẻ nợ máu. Nợ máu thì phải trả băng máu!

Hội trường im bặt. Ba Bồi vẫn thái độ cũ lại lên tiếng tiếp:
- Đồng bào và các bạn hẳn thấy rõ âm mưu của đế quốc, vậy yêu cầu đồng bào và các bạn phát biểu ý kiến.
Nhưng hội trường vẫn im bặt. Chẳng ai muốn có ý kiến. Có mấy người ngồi xa xa gần lề đường ghé tai xì xèo gì không hay. Chờ lúc lâu mãi không thấy ai nhúc nhích, từ góc sân có người đứng lên;
- Tôi xin có ý kiến.
Cã hội trường quay lại. Một giọng lớn nhưng lè nhè hơi rượu của Tám Biền tiếp tục:
- Tôi xin được phép hỏi đồng chí Năm Thành.
- Anh cứ tự nhiên phát biểu.
- Theo chúng tôi được biết thì Hiệp định Giơ neo năm 1954 do thực dân Pháp và chính phủ cách mạng ký kết có điều khoản quy định cho phép dân chúng từ hai miền Nam Bắc muốn di chuyển qua lại tùy ý trong thời hạn là ba trăm ngày. Chúng tôi di cư từ Bắc vào Nam cũng như đồng chí từ Nam tập kết ra Bắc là quyền của mình có đúng không?
- Anh nói đúng.
- Vậy thì chúng tôi vào Nam là có phép tắc, luật lệ đàng hoàng, chứ đâu có phải là cấu kết với đế quốc mà đồng chí lại bảo rằng nợ máu thì phải trả bằng máu, đúng không bà con?

- Đúng! Đúng! Đúng!
Một tràng pháo tay vang dội như biểu lộ thái độ “nhất trí” tán đồng lập luận của Tám Biền khi anh vừa nói hết câu cuối cùng rồi làm hiệu, quơ tay hỏi cả hội trường. Trên bàn chủ tọa, các đồng chí hiện diện cũng vỗ tay cười gượng. Và người ta không ngờ cái anh chàng trung sĩ hỏa đầu vụ hồi nào ở trong một đại đội lính Địa phương quân lại có can đảm phát biểu những lời rất là xác đáng. Nhưng cái không khí náo động ồn ào đó không kéo dài được bao lâu thì hội trường trở lại cái không khí nặng nề khó thở lúc nãy. Năm Thành ghé tai Ba Bồi nói nhỏ điều gì và phiên họp được tuyên bố bế mạc trong sự ấm ức của mọi người ra về. Mọi người trầm ngâm suy nghĩ và lo ngại cho ngày mai đen tối như bóng đêm họ đang đi. Tám Biền cũng thủng thẳng bước đi cùng đoàn người về xóm dưới. Có người đi cạnh Tám Biền, vỗ vai anh khen ngợi:
- Phải có người như anh nói cho bà con nhờ chút chớ. Tụi tui ức muốn chết, muốn nói mà không nói được.
                                            *      *
                                                *
Sáng hôm sau, Tám Biền đang hí hoáy nguấy nồi cám cho heo ăn ở trong bếp thì nghe có tiếng chó sủa ngoài cổng. Anh chạy ra thấy tên Công an và hai du kích mang súng AK đi vào nhà. Linh cảm thấy điều gì không lành, Tám Biền khúm núm thưa:
- Chào các anh. Các anh đến có việc gì vậy?

Tên công an trả lời một cách lạnh lùng:
- Công an mời anh lên xã gấp.
Vừa nói xong, hắn trao tờ giấy mới cho Tám Biền. Tám Biền run run cần tờ giấy coi. Qua hàng chữ ”Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam - Ban An Ninh Xã Tam Bình…”, Tám biền đọc thấy:
“Yêu cầu anh Nguyễn Văn Biền tự Tám Biền lên trình diện Ban An Ninh xã Tam Bình gấp. Mọi bất tuân sẽ bị trừng trị.”
Ký tên; Tư Đẩu
Một đêm ngủ ngon lành và nhờ sị rượu đã làm cho Tám Biền nóng máy có can đảm nói lên những điều uất ức của lòng mình và cũng là của muôn người. Giờ này, chất rượu đã hết, Tám Biền bình tĩnh trở lại và anh trung sĩ già cảm thấy lo lắng, mặt thất sắc. Tên Công An liền giục:
- Mặc quần áo lẹ đi lên Xã trình diện!
Tám Biền vội vào góc nhà với bộ quần áo kaki cũ mặc vào, bởi lúc nguấy cám cho heo ăn, anh chỉ mặc có cái quần cụt và cái áo may-ô lót. Anh bảo đứa con trai lớn đang đứng sớ rớ đó:
- Mày cho heo ăn dùm bố. Tao lên xã trình diện Ban An Ninh. Ra ngoài chợ bảo mẹ mày rằng tao lên xã trình diện nghe. Nhớ nghe con!
- Dạ, con nghe rồi.
Tám Biền ra đi với tên công an và hai tên du kích mang súng AK kèm hai bên cạnh. Dọc đường, dân chúng tò mò nhìn anh đi giữa hai tên du kích và tên Công an đi phía sau mà ái ngại. Hò xì xèo:

- Chắc là có chuyện gì rồi.
Một người tỏ ra biết chuyện:
- Tối hôm qua họp ở sân hợp tác xã, ông ta đứng lên nói gì đó chống lại cách mạng, hội trường vỗ tay rầm rầm, nên giờ nó cho công an tới bắt. Phen này coi chừng mà đi cải tạo mút mùa.
Tám Biền vẫn lầm lũi đi trên đường, lòng đầy hoang mang lo lắng. Anh không biết sự gì sẽ xẩy ra, nhưng dù thế nào thì cũng chẳng có gì là tốt lành. Chỉ vì một hớp rượu rồi liều lĩnh đứng lên phát biểu cho đỡ tức cái miệng mà phải lãnh cái hậu quả ghê gớm này. Nhưng rồi anh trung sĩ gìa tự nhủ: “Tù là cùng chớ gì. Mà chết cũng đâu có ngán…”

Nghĩ thế chớ thực anh vẫn hồi hộp, vẫn lo lắng. Mình chết, mình tù thì ai sẽ trông nom chăm sóc gia đình mình đây? Một bầy con dại, đứa lớn mới mười lăm tuổi, đứa nhỏ nhất còn bế trên tay. “Cách mạng” là đổi đời, vợ phải tần tảo ra chợ bán rau muống hoặc chạy đầu nọ, bỏ đầu kia. Còn anh, khi miền Nam sụp đổ rồi, sau ba ngày học tập cải tạo, cứ ở nhà nấu cám cho heo ăn, hoặc có giờ rảnh rỗi lại chạy đi mua đồ cũ đem bán lại ở chợ trời. Lắm lúc nằm vắt tay lên trán hoặc nói chuyện thời sự đã qua với mấy người bạn trước kia, anh căm thù Việt Cộng đã vậy mà anh còn cam hận bọn lãnh đạo tham nhũng cũ. Chính bọn này đích thực là những tên bán nước cho Cộng sản, bởi hành vi tham nhũng tầy trời của họ đã tạo ra muôn kẽ hở chính trị và an ninh để cho đối phương thừa cơ xâm nhập phá hoại. Giờ này, non sông nghiêng ngửa, dân chúng lầm than, họ đang ở đâu và đang làm gì? Phải chăng họ đang ăn thịt bò bí tết, uống rượu uýt-ky, ôm đàn bà đẹp rồi nói chuyện làm cách mạng giaỉ phóng quê hương và để mặc cho chiến hữu của họ bị điệu vào hang cọp?
Tới phòng An Ninh, tên công an và hai du kích dẫn anh vô rồi ra ngoài. Ở đó, Tư Đẩu, Bẩy Quới, Đề và một số tên cán bộ lạ mặt đã hiện diện tự bao giờ. Tám Biền khúm núm cúi đầu chào cả bọn, nhưng chẳng đứa nào thèm nhếch mép. Mặt tên nào cũng lầm lì dễ sợ! Tư Đẩu nhìn thẳng vào mặt Tám Biền đang đứng giữa phòng như một tên tội phạm sắp bị lên án tử hình, đoạn cất tiếng hỏi:
- Tám Biền, mày có biết tội của mày không?

Tám Biền run run:
- Dạ, tôi không biết.
- Mày còn ngoan cố hả? Tối hôm qua, ở phiên họp, mày đã phát biểu những gì, nói lại nghe coi?
- Dạ, tôi quên mất rồi.
- Mày đừng có ngoan cố. Nhà Nước Cách Mạng không dung tha những phần tử phản động chống lại cách mạng như mày…
Tám Biền “dạ” khẽ một tiếng rồi đứng im như khúc tượng gỗ, mặt mày xanh lè, chân tay bủn rủn.
Tư Đầu tiếp:
- Tại sao mày lại phát biểu những lời chống lại cách mạng?
- Dạ, đâu có… Mà tôi quên mất rồi…
Tên cán bộ Bắc Kỳ lạ mặt xen vô:
- Mày đừng có giả vờ. Tối hôm qua tạo nghe rõ mày nói cái nuận điệu chống nại cách mạng. Mày không biết rằng đi nính cho Mỹ Ngụy nà cầm súng chống nại cách mạng, chống nại nhân dân hay sao?
- Dạ.
- Vậy thì nợ máu phải trả bằng máu. Mày nghe rõ chưa?
- Dạ.

Tám Biến lúc này như một cái máy, cứ vâng vâng dạ dạ liên hồi. Thân phận anh chẳng khác gì cá nằm trên thớt, lo lắng, suy nghĩ, lại khát khô cả cổ, nhưng tâm trí anh chưa lúc nào lại sáng suốt hơn. Anh nhớ rõ tối hôm qua anh phát biểu là vì anh thấy thằng cha cán bộ Năm Thành nói cái luận điệu gay gắt và oan ức quá! Di cư từ Bắc vào Nam là quyền của người dân. Hiệp định Giơ-neo, Pháp và Việt Cộng đều ký kết. Giờ đây, chúng cậy thế mạnh đe dọa mình mà không ai dám nói. Nhờ uống xị rượu, anh cảm thấy nóng bừng và phát biểu khiến cả hội trường vỗ tay, tán đồng, hoan hô lập luận đứng đắn của anh. Thế nhưng Cộng Sản vẫn là loài đểu cáng hèn hạ. Chúng không ăn cướp được thì chúng ăn trộm, mà chúng không ăn trộm được thì chúng ăn cắp. Mọi hành động bất lương chúng đều có thể làm miễn là sao đạt được mục đích. Chỉ tội cho những người chân thật bất hạnh phải sống trong một xã hội đảo điên và giả dối. Giờ phút này đây, đứng trước đám Cộng Sản ác ôn, Tám Biền cảm thấy hối hận vì đã không khéo giữ mồm giữ miệng. Anh đi tù, thì ai sẽ trông nom chăm sóc vợ con? Đành rằng trong chế độ mới, anh bất đắc dĩ phải làm những việc của một bà nội trợ, nhưng anh vẫn là điểm tựa của gia đình. Rõ khốn khổ!

Tư Đẩu lại tiếp:
- Trong ba ngày học tập, mày đã nhận tội đi lính cho Mỹ Ngụy. Nhưng buổi tối hôm qua, với những lời chống cách mạng rõ ràng chứng tỏ mày chưa thành tâm cải tạo. Ủy ban Nhân Dân Cách Mạng xã Tam Bình quyết định cho mày đi cải tạo ở Miền Bắc.
Tám Biền đang đứng thừ người, nghe thấy hắn nói cho đi học tập cải tạo ở Miền Bắc, bỗng giật mình, liền năn nỉ:
- Xin cách mạng thương tình hoàn cảnh gia đình tôi, vợ con nheo nhóc không ai chăm sóc. Tôi có điều gì lầm lỗi, xin cách mạng tha thứ cho.
- Cách Mạng đã tha thứ cho mày mà mày còn ngoan cố phát biểu những luận điệu phản động. Mày cần phải đi học tập cải tạo. Vợ con mày, cách mạng sẽ lo…
Tám Biền run bắn người:
- Tôi thanh thật xin quý ông, xin cách mạng tha thứ.
- Cách mạng không bao giờ tha thứ cho những phần tử phản động ngoan cố như mày.
- Tôi thề hứa sẽ không nói những điều gì làm mích lòng cách mạng nữa.
Tư Đẩu đưa mắt qua hỏi Đề:
- Đồng chí nghĩ sao về quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng đưa thằng này đi học tập cải tạo?
- Đó là biện pháp đúng đắn!
Tư Đẩu mở ngăn kéo lấy ra một tờ giấy đưa cho Tám Biền:
- Bây giờ mày ngồi đây viết bản tự kiểm
- Dạ viết thế nào?
- Thì mày viết tên tuổi, địa chỉ, và nhận tội phát biểu luận điệu chống lại cách mạng.
Tám Biền ngồi xuống ghế viết, còn bốn tên công an đi sang phòng bên cạnh bàn luận gì không rõ. Một tên du kích được gọi lại đứng trước cửa phòng canh Tám Biền. Cầm bút rồi nhìn vào tờ giấy trắng, Tám Biền cảm thấy hoang mang. Bút sa gà chết, mình nhận tội thì tự mình cột vào cổ mình cái tròng. Mình không nhận tội thì chúng cũng ghép tội cho mình. Sĩ khí người lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa năm nào bây giờ để ở đâu? Tại sao mình lại phải hèn hạ, khúm núm xin lỗi nó kìa? Tự dưng Tám Biền cảm thấy hối hận về những cử chỉ của mình vừa rồi. Tập đoàn tham nhũng có thể bỏ chạy, anh trung sĩ hỏa đầu vụ trong những ngày khói lửa mịt mù tự dưng lại không muốn chạy tội một cách hèn hạ như vậy. Mà ta có tội gì chứ? Tám Biền tự nghĩ, anh chỉ có cái tội dám nói lên sự thật khiến những kẻ gian dối phải hoảng sợ. Anh quyết định đặt bút viết:
“Tối hôm qua, tôi đã phát biểu rằng việc di cư vào Miền Nam của đồng bào di cư Bắc Kỳ chúng tôi  cũng như việc tập kết ra Miền Bắc của đồng chí Năm Thành là việc đã được quy định trong hiệp định Giơ-neo mà chính phủ Cách Mạng đã ký với thực dân Pháp.
Ký tên
Nguyễn Văn Biền”
Lát sau, Tư Đảu trở lại. Tám Biền trao bản tự kiểm cho hắn. Hắn cầm lên ngó sơ qua rồi nhìn thẳng vào mặt anh:
- Đây là lần đầu tiên, cách mạng tạm khoan hồng cho mày. Lần sau mà mày còn phát biểu lộn xộn, cách mạng sẽ trừng trị mày đích đáng, nghe rõ chưa?
- Xi cảm ơn cách mạng
- Rồi, về nhà!
Câu nói sau cùng của Tư Đảu làm Tám Biền mở to cả mắt. Anh cảm thấy như mơ rồi tươi nét mặt, vội vã chào hắn và bước ra, đi một mạch thẳng về nhà mà lòng vẫn còn hoang mang.
Đêm ấy, Tám Biền ngủ không yên. Vừa chợp mắt, cơn ác mộng xẩy tới. Anh mơ màng thấy nhiều tên công an đến bắt anh đưa đi biệt tích như người bà con anh ở ngoài Miền Bắc thuở nào. Anh giật mình choàng trỉnh dậy, nghe tiếng chó sủa ngoài bờ giậu mà thần trí hoang mang! Anh có biết đâu rằng, sau phiên họp ấy, đám công an chủ tọa phiên họp trở về văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng xã bàn tính để có thái độ thích đáng với hành động phản cách mạng của Tám Biền. Một tên đã nêu ý kiến cho Tám Biền đi học tập cải tạo. Nhưng Năm Thành cán bộ từ Thành Ủy đã phát biểu:
- Lời nói của thằng chả đã lan truyền khắp cả xã rồi, các đồng chí thấy không? Mình bắt nó thì cả dân xã biết, không có lợi gì cả. Chi bằng gọi nó lên hù nạt cho nó một trận là xong.
                                              *  *  *
                                                                    
Câu chuyện hai năm sau:
Trong một phiên họp nhân dân với sự tham dự đồng dủ của binh lính chế độ cũ được tổ chức tại sân nhà thờ Giáo xứ Chân Phúc Khang, ấp Tam Hà vào năm 1978 về việc chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Tám Biền cũng có mặt ở đó.  Mọi người ngồi trên sân cỏ để nghe cán bộ của Ủy Ban Mật Trận Tổ Quốc huyện Thủ Đức trình bày quan điểm và lập trường của chính phủ cách mạng. Thuyết trình viên, sau khi trình bày dài dòng các sự kiện vừa xẩy ra ở biên giới do Trung Quốc gây ra, đã trịnh trọng tuyên bố:
- Theo các nhà chính trị, kinh tế, thì trong mười lăm năm nữa, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chúng ta sẽ đứng vào hàng thứ tư trên thế giới. Trung Quốc đứng hàng thứ năm sau ta. Vì thế nó ghen tức, đang âm mưu dùng quân sự chống lại ta. Các anh là những chiến sĩ cũ, rất can đảm và gan dạ. Các anh hãy đoàn kết chặt chẽ với Đảng và nhân dân để đánh bại bọn xâm lược Bắc Kinh…
Và cán bộ hô to:
- Đả đảo bọn bành trướng bá quyền xâm lược Bắc Kinh!
- Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!
Cả hội trường vổ tay hoan hô, đả đảo ầm ĩ.
Một người ghé miệng vào tai Tám Biền nói nhỏ:
- Chắc lúc đó, mình hết phải ăn củ mì rồi anh Tám. Mười lăm năm nữa tha hồ mà ăn thịt há?
Tám Biền nổi máu nóng:
- Đ.M. Nghe Cộng Sản nói thì có mà ăn cứt!

Phạm Quang Trình
Đón đọc:
- Kế hoạch hóa gia đình
- Oan nghiệt
-....



__._,_.___

Posted by: Paul Van 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List