-----Original Message-----
From: Chau Vu
From: Chau Vu
Sent: Wed, Apr 8, 2015 11:26 pm
Subject: [DiendanDanToc] TT Ngô Quang Trưởng.
Subject: [DiendanDanToc] TT Ngô Quang Trưởng.
TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG
TRƯỞNG.
Thưa qúi vị,
Nhân dịp kỷ niệm ngày
Quốc Hận lần thứ 40, trong một bài viết nói về
tầm quan trọng của địa danh Ngã ba Thạnh Mỹ và quận lỵ Thượng Đức, ký giả Lữ
Giang đã có những nhận xét khá gay gắt về tầm nhìn chiến lược của Trung tướng
Ngô Quang Trưởng, cụ thể là về việc tướng Ngô Quang Trưởng đã cố ý bỏ ngỏ, đã
không có kế hoạch và quyết tâm bảo vệ cái nút chặn sinh tử cho vận mệnh của
Miền Nam VN này.
Nhận xét trên đây của ký
giả Lữ Giang đã gặp phải sự chống đối khá gay gắt của một số người.
Các lý lẽ bênh vực và các
tình cảm dành cho tướng Ngô Quang Trưởng hầu hết đều đã dựa trên tiếng đồn về
đức tính thanh liêm trong sạch của vị trung tướng khả kính này.
Đó là một tình cảm rất phổ
thông, rất thường tình, nhưng lại hoàn toàn phiếm diện và lạc đề.
Xin đan cử vài thí dụ:
-
Khi đề cập tới… nhạc
sĩ Phạm Duy chẳng hạn. Chúng ta chỉ nên phê phán về khả năng sáng tác và và
nhất về các giá trị nghệ thuật cũng như sự trân qúi mà mọi người đã dành cho
các nhạc phẩm của ông. Còn những câu chuyện về đời tư, ăn chè tại Nhà Bè chẳng
hạn, hay ngay cả việc ông “đón gió trở cờ” nữa, cũng không thể phủ nhận hay làm
lu mờ các giá trị nghệ thuật của các nhạc phẩm bất hủ của người nhạc sĩ tài ba
này.
-
Thi sỉ
Trần Tế Xương cũng đã “thành thật khai báo” rằng “cao lâu thường ăn quịt, thổ
đĩ rặt chơi lường”.
Nhưng không vì thế mà địa
vị nhà thơ trào phúng của ông đã không được tôn trọng và đề cao trong văn học
sử.
Tóm lại, địa vị của một thi
sĩ, một nhạc sỹ chính yếu là ở giá trị của các nhạc phẩm và các thi phẩm của
họ, chứ không phải ở lối sống của họ.
Đối với một vị tướng lãnh
cũng vậy, không thể căn cứ vào đời tư của họ để phán xét về khả năng lãnh đạo
chỉ huy, về tài thao lược và về tầm nhìn chiến lược chiến thuật của các vị đó.
Đồng ý là có Tài và
cũng cần phải có Đức nữa, nhưng ở đây khi phê phán một cá nhân trong lãnh vực chuyên
môn của họ, Tài Nghệ luôn luôn phải là yếu tố chủ chốt.
Nhân đây cũng xin nói về
một chuyện rất không đáng nói tới. Đó là khi chống đối các nhận xét và các quan
điểm của ký giả Lữ Giang, cụ thể là trong vấn đề tướng Ngô Quang Trưởng hiện
nay. Một vài người đã đề cập tới ngoại hình của ông để châm biếm và nhục mạ. Là
người có trình độ học thức tối thiểu, chúng ta đều biết đó là một thái độ rất
tiểu nhân, rất bần tiện và rất đáng khinh bỉ.
Cũng như cá nhân tôi, nhiều
người cũng có rất nhiều ý kiến bất đồng với người ký giả này, nhưng hầu hết mọi
người đều đã tôn trọng và cảm phục về các kiến thức và tầm hiểu biết sâu rộng
của ông.
Riêng trong trận đánh
Thượng Đức này, tôi cũng đã có cùng quan điểm với ký giả Lữ Giang vì các lý do
sau đây:
-
Dẫy núi Bạch Mã là
một chiến lũy thiên nhiên vô cùng kiên cố, quân đội Miền Bắc chỉ có thể vượt
qua tại hai địa điểm là Đèo Hải Vân và Thượng Đức.
- Giữ
vững được Thượng Đức rồi triệt thoái khỏi Quảng Trị-Thừa Thiên, việc phòng thủ
Miền Nam VN sẽ trở nên dễ dàng và khả thi hơn gấp bội.
-
Khi biết Bắc Việt sắp
đánh chiếm Thường Đức, nhưng tướng Ngô Quang Trưởng chỉ tăng cường một tiểu
đoàn BĐQ để phòng thủ mà thôi.
-
Tuy nhiên, điều quan
trọng hơn nữa là gần như ngay sau khi Thượng Đức vừa thất thủ thì Sư Đoàn Nhảy
Dù đã được sử dụng để tái chiếm địa điểm chiến lược này.
-
Ai ai cũng đều đã
biết, việc tái chiếm một vị trí sẽ gian nan cực khổ hơn việc phòng thủ gấp bội.
Cho nên mặc dầu với những cố gắng và tinh thần qủa cảm phi thường, và đã phải
hy sinh hơn một nữa số quân tham chiến, các chiến sỹ tinh nhuệ nhất của QLVNCH
đã không hoàn thành được nhiệm vụ giao phó.
-
Không còn SĐ Dù và SĐ
Thủy Quân Lục Chiến để tái chiếm Ban Mê Thuột đã kéo theo sự sụp đổ mau lẹ của
Miền Nam VN.
Vũ Linh Châu.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết