Nhân ngày giỗ thứ 50
TƯỞNG NHỚ VỀ CỤ NGÔ
ĐÌNH DIỆM
LS.Lê Duy San
Kính thưa qúy vị,
Mùa hè năm 1954, Hoàng Đế Bảo Đại lúc đó là Quốc Trưởng, mời cụ
Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Vì biết trước nếu không được tòan
quyền thì nội các của cụ cũng không thể đứng vững được quá 1 năm, nên cụ đã đòi
phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự. Hòang Đế bảo Đại đồng ý nên cụ
đã nhận lời. Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai
tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam
thành hai miền. Từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc dưới quyền quản trị của
chính quyền Cộng Sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo hay nói cho đúng hơn là do
đảng Lao Động Việt Nam tức đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên, lãnh đạo. Từ vĩ
tuyến 17 trở vào thuộc miền Nam dưới quyền quản trị của chính quyền Quốc Gia do
cụ Ngô Đình Diệm với chức vụ Thủ Tướng lãnh đạo.
Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ
bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc
gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ðó là chưa kể đến
sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp. Các chính trị gia thì mỗi người
một chính kiền. Cụ Ngô Đình Diệm lại chẳng ở trong một đảng phái nào. Vậy mà cụ
Ngô Đình Diệm cũng đã lo được cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn
Cộng Sản, ổn định được miền Nam và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam với một
thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng
cũng đủ để đem lại cho người dân một cuộc sống tự do dân chủ và an tòan.
Sau đây là những thành qủa mà cụ đã thực hiện:
I/ Trưng Cầu Dân Ý để tiến tới thể chế Cộng Hòa.
Có người cho rằng cụ Diệm là bầy tôi bất trung, được Hòang Đế Bảo
Đại tín nhiệm mời làm Thủ Tướng sau lại phản lại ngài và tìm cách lật đổ ngài
bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế ngài. Đây là một sự lầm lẫn. Luật
Sư Lâm Lễ Trinh (1) cho biết:
“Hiệp ước đình chiến Genève ký kết ngày 21/7/1954 chia đôi VN nơi
vĩ tuyến 17. (Chưa đầy một năm sau) Bảo Đại đã gây khó khăn cho ông Diệm bằng
cách từ Cannes gửi ngày 28/4/55 và 30/4/55 hai công điện liên tiếp triệu hồi TT
Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” vì ông Diệm khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh…Ý
đồ của Bảo Đại là thay thế Thủ Tướng Diệm, có thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy
Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an và
kiểm sóat sòng bài Đại Thế Giới để cung cấp tiền bạc cho Quốc Trưởng Bảo Đại.
“Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế
rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được
triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lập để cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn
phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không ?” Hội nghị này gồm
có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam. Đặc biệt, ba tổ chức nổi bật
vì có thực lực: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục
Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN
của Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện.
“Nhị Lang, tác giả cuốn sách “Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh
Thế cho biết: Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm
tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo
luận” rồi ông kiếu từ đi ngay…
…
“Lúc 5 giờ chiều, sau phiên họp kéo dài 7 tiếng, Chủ Tịch Nguyễn
Bảo Tòan mời TT Diệm xuống phòng họp nghe kết qủa (2). Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc
ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi
một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng
trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan
trọng này.”
Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại đâu có phải do Thủ Tướng
Ngô Đình Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng/ đòan
thể và 29 nhân sĩ miền Nam.
Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 26/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại
bị truất phế và cụ Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho
bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và
bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thấng Diệm ban hành ngày 26/10/1956. Hiến pháp
Việt Nam Cộng hòa 1956 khẳng định việc phân chia quyền lực của chế độ là tam quyền phân lập và có mục tiêu để hai ngành lập pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau. So sánh với các quốc gia khác thì Hiến pháp
1956 chưa được hòan hảo vì đã dành cho Tổng Thống hơi nhiều quyền hạn. Điều này
cũng không thể trách được vì đất nước đang ở trong thời kỳ chiến tranh do Việt Cộng
miền Bắc gây ra. Dù sao về mặt tinh thần thì Hiến pháp 1956 đã công nhận "chủ
quyền thuộc về toàn dân" (Điều 2). Điều đáng ghi nhận là nền tảng của bản
hiến pháp nêu ra ba khía cạnh: "văn minh Việt Nam", "duy
linh", và "giá trị con người" như ghi rõ trong lời mở đầu.
II/ Xây dựng đất nước.
Sau khi trở thành Tổng Thống, cụ Diệm đã thực hiện được những cải
cách sau:
1/ Cải biến Trương Quốc Gia Hành Chánh và nâng cao trình độ thành
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (3).
Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt
thành lập từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955 thì trường được chuyển
về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de
Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây
là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là ba năm.
2/ Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và nâng cao trình độ
thành Trường
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (4)
Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào
tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang
thời Đệ I Cộng hòa Việt
Nam, chính phủ Ngô Đình
Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ
Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện
sĩ quan hiện dịch cho ba quân
chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam
Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan trừ
bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ
bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan chọn binh nghiệp làm chính. Chương
trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm.
Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì
coi như đã hoàn tất bằng tú tài toàn phần (I & II).
Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết
được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West
Point của Hoa Kỳ
làm mẫu. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu
từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8
thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.
3/ Việt Hóa các trường Trung Học và Đại Học.
Trước khi cụ Ngô Đình Diệm về nước, hầu hết các trường Đại Học và
một số các trường Trung Học ở miền Nam vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi
cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được
dùng để giảng dậy ở cấp Tiểu Học và Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để
thiếu giảng viên Việt Ngữ nên đã được Việt hóa dân dần.
4/ Hữu Sản Hóa Nông Dân.
Khác với phong trào Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc của Cộng Sản dùng
biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ,
nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiến cả
trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Chương trình
Cải Cách Điền Địa ở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản
hóa nông dân. Không những thế, chính phủ còn bồi thường đầy đủ cho họ. Tổng
thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất
vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu. Sau đó
chính phủ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán lại cho các nông dân chưa có
ruộng Nếu không có tiền, người nông dân được vay một khoản tiền không phải trả
lãi trong kỳ hạn sáu năm để mua (5).
Ngòai những thành qủa trên, cụ Diệm còn phát động Phong Trào Tố
Cộng khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ. Ngày 5/9/1960, Hà Nội họp đại hội đảng
lần thứ 3 trong 5 ngày liên tiếp để tìm biện pháp đối phó và tiến tới quyết định
thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” vào ngày 20/12/1960 để lừa gạt thế
giới, quyết chiếm miền Nam sau khi cuộc đảo chánh của một nhóm sĩ quan
VNCH vô kỷ luật bị xúi dục bởi các chính trị gia bất mãn (nhóm Caravelle), đặt
quyền lợi của phe nhóm trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc vào ngày 1/11/1960
thất bại.
Có thể nói suốt thời gian từ 1954, lúc cụ Diệm về nước cho tới
1963 là lúc cụ Diệm và bào đệ của cụ là ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát và ông Ngô
Đình Cẩn bị kết án tử hình bởi một số tướng lãnh vô ý thức, những bậc cha anh của
chúng ta đã được sống một cuộc sống thanh bình và no ấm. Còn những người cở
tuổi chúng ta, nghĩa là sinh vào khỏang giữa thập niên 1930 và 1940 đã được
hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Nhờ đó mà
chúng ta đã có đủ khả năng và kiến thức để phục vụ trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa
Việt Nam. Đừng nói là nhờ có Mỹ viện trợ. Miền Bắc cũng được Nga Tầu viện trợ,
miền Bắc lại không bị chia năm xẻ bẩy như miền Nam. Vậy mà có ai ở miền Bắc
được sống một cuộc sống no ấm như mọi người dân ở miền Nam và có ai được hưởng
một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng như những người
dân miền ở Nam không ?
Dĩ nhiên một quốc gia lạc hậu, chậm tiến và bị đô hộ vừa mới thu
hồi được độc lập với mọi hạ tầng cơ sở như cầu cống, đường sá bị tàn phá bởi
chiến tranh và phá họai bởi Cộng Sản, thành một chế độ Tự Do và Dân Chủ thì không
thể nào được toàn hảo. Hơn nữa cũng không thể nào toàn hảo được khi mà trình độ
dân trí vẫn còn quá thấp, khi mà ông Hồ Chí Minh ngay ngày 22/7/1954, tức sau
ngày hiệp định Jenève được ký kết 2 ngày, đã vội vã kêu gọi đồng bào cả nước:
“Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất…”.
Thử hỏi trong 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, xã hội miền
Bắc thế nào? xã hội miền Nam thế nào? Đã có nước nào trong vùng Đông Nam Á tốt
đẹp hơn miền Nam Việt Nam không ? Vậy mà một số trí thức miền Nam cũng như một số
đảng phái quốc gia vì bất mãn cá nhân, vì quyên lợi riêng của đảng, đã lợi dụng
quyền tự do báo chí và ngôn luận, chỉ trích và chống đối chính quyền của nền Đệ
Nhất Cộng Hòa Việt Nam nói chung và chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng, khiến
không những một số người miền Nam lầm tưởng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ
độc tài, tàn ác, tham nhũng, thối nát và kỳ thị tôn giáo, mà ngay cả người Mỹ
cũng nghĩ như vậy.
Trong thập niên 1960, Nam Hàn đã có gì hơn Việt Nam? Vậy mà bây
giờ Nam Hàn đã làm được cả máy bay chiến đấu và chiến hạm. Xe hơi và đồ điện tử
thì Nam Hàn xuất cảng khắp thế giới. Đừng nói là tại chiến tranh. Đất nước
đã hòa bình gần 40 năm, Việt Cộng đã làm được gì cho đất nước ngọai trừ những
cao ốc nhiều tầng do ngọai quốc bỏ tiền đầu tư và một vài cây cầu, vài đọan xa
lộ do ngọai quốc viện trợ ? Dân chúng thì đa số vẫn nghèo nàn, một số phải đi
làm lao nô, đĩ điếm cho ngọai quốc để kiếm ăn.
Đừng đổ lỗi cho người Mỹ đã bỏ Việt Nam mà phải hỏi tại sao người
Mỹ bỏ Việt Nam ? Chính những chính trị gia họat đầu, chính bọn trí thức miền
Nam thân Cộng, chính bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm cho người Mỹ lầm tưởng
rằng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, tàn ác và tham nhũng nên đã
tìm cách lật đổ và đưa tới sự xụp đổ của miền Nam. Thử hỏi, sau khi nền đệ I
Cộng Hòa Việt Nam xụp đổ, những chính trị gia miền Nam, những trí thức miền Nam
thân Cộng cũng như bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm được gì cho nhân dân
miền Nam hay đã đưa miền Nam sớm lọt vào tay Cộng Sản?
Tóm lại, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam
cho tới bây giờ, chưa có một Tổng Thống, một Quốc Trưởng hay một Chủ Tịch nước
nào đạo đức và liêm khiết bằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ? Và cũng kể từ khi Việt
Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành
quả tốt đẹp như chính phủ Ngô Đình Diệm?
Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng cụ
Diệm mà nhiều người ngọai quốc cũng phải cộng nhận cụ là một người có
hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của
Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp làm nền tảng cho phương
thức canh tân xứ sở (6)
Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, một phần vì những người lãnh đạo đều
là những người, không ít thì nhiều, cũng đã nhúng tay vào việc lật đổ Tổng
Thống Diệm, một phần vì đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh, vì thế không
ai dám nghĩ tới việc làm lễ tưởng niệm và nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diện.
Nhưng kể từ ngày miền Nam xụp đổ, số người Việt tỵ nạn Cộng Sản di tản và vượt
biên ra hải ngọai mổi ngày một đông thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào
có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống
Ngô Đình Diệm vào tuần lễ đầu của tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cụ
Diệm. Có thể nói, chỉ có bọn Việt Cộng, bọn thân Cộng và bọn Việt gian Cộng sản
mới không nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và mới có những lời lẽ xúc phạm tới
Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người Việt Quốc Gia chân chính, nếu không nhớ ơn thì
cũng không bao giờ có lời lẽ bất kính đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Xin kính chào qúy vị. Xin kính chào qúy vị. Xin kính chào qúy vị
Chú thích
(1) Lâm Lễ Trinh: Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ I
Cộng Hòa – Ký ức 50 năm.
(2) Kết qủa của Hội nghị này là Hội nghị đã đưa ra một
quyết nghị gồm 3 điểm:
*
Truất phế Bảo Đại.
*
Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính nhủ
Cách mạng Lâm thời.
*
Tổ chức tổng tuyển cử, tiến tới chế độ cộng hòa.
(3) Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với
ngạch trật phó đốc sự hạng 3 và được Bộ Nội Vụ cử đi làm việc tại các Quận,
Tỉnh tùy nhu cầu. Sinh viên mới ra trường được đề cử làm Phó Quận Trưởng
(tại các Quận) hay Trưởng Ty (tại Tỏa Hành Chánh Tỉnh) hay Phó Tỉnh Trưởng (Tòa
Hành Chánh Tỉnh) hoặc Chủ sự, Chánh Sự Vụ, Giám Đốc tại các Bộ. Tới thời đệ nhị
Cộng Hòa thì Học Viện Quốc Gia Hành Chánh có thêm ban Cao
Học. Chương trình học là là hai năm dành cho sinh viên đã tốt
nghiệp đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành về khoa học xã hội.
(4) Đến năm 1966 thì ngang hàng với bằng cử nhân đại
học, tương đương với các trường võ bị quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang
cấp trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy. Năm 1970 Trường cho tốt nghiệp 241 khóa sinh.
(5) Chương trình này bị gián đọan vì biến cố 1/11/1963
và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973.
(6)
Giáo Sư Sử Gia Edward Miller viết: “Ngô Đình Diệm là một người có hoài
bão. Với tư cách là người lãnh đạo Miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn
trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc gia, Ông
cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng
Cộng Sản Việt Nam đang theo đuổi” (2003).
(7) Và Sử Gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự
thật lịch sử nầy bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tựa đề “The Enigma
of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau: “Ông Diệm tìm
kiếm và khôi phục những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân
xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai … Dù sao
đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế
giới nầy đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ
đeo đuổi một lý tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà
nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây
Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và
tôn trọng nhân phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều
là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng
đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ
cho lợi ích chung: công bằng với người nầy là tự do của kẻ khác, cũng như loại
bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”
LS.Lê Duy San
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết