QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, March 20, 2015

.Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba Lại nhớ đến Nghĩa Trang Quân Đội VNCH Biên Hòa



--
Kính chuyển
MG
.Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba
Lại nhớ đến Nghĩa Trang Quân Đội VNCH Biên Hòa
MƯỜNG GIANG


            Tháng ba trên đất Bắc, tiết trời như vẫn còn xuân. Khắp nơi, cây cỏ hoa lá đều đâm chồi nẫy lộc, như khoe hương sắc rực rỡ nõn nường. Tố Như tiên sinh Nguyễn Du, khi sáng tác Ðoạn Trường Tân Thanh, mặc dù cốt truyện và bối cảnh hoàn toàn mượn của Trung Hoa nhưng chắc chắn ông đã rung động trước cảnh trời quang mây tạnh, non nước hữu tình, trên quê hương dấu yêu trân quý, nên đã hạ bút viết :

            ‘ cỏ non xanh rợn chân trời,
            cành lê trắng điểm một vài bông hoa
            thanh minh trong tiết tháng ba
            lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.’

            Mặc dù tập quán của người VN ba miền có dị biệt nhưng riêng lễ Thanh Minh, thì cả nước gần như đều giống nhau, từ phong cách cho tới tập tục. Suốt ngày lễ, mọi người đều rủ nhau đi tảo mộ và cúng tế những người thân đã khuất mặt. Ngoài ra tại các Hàn Lâm Sở nơi bãi tha ma, đều có tổ chức cúng tập thể những oan hồn uổng tử, tiền bạc chi phí đều do bá tánh ủng hộ. Nhưng rồi VC về, người sống còn nát cửa nhà tan đến nỗi mười phương ly tán, nên ai đâu còn dịp, để săn sóc mộ phần của thân quyến, như thuở thanh bình. Và cũng chẳng riêng gì những nghĩa trang quân đội của VNCH, mà gần như mọi nơi từ Quảng Trị vào tới Hà Tiên và mới đây vào ngày 15-12-2004 hơn 10.000 ngôi mộ, phần lớn mơí chôn tại Phú-Hài thành phố Phan Thiết, bị bốc hốt dày mồ. Nổi tang thương hoang phế, của kiếp người sống dưới gông cùm tàn độc, làm cho kẻ ngoại cuộc nhìn vào, chắc cũng không thể cầm nổi nước mắt . Kiếp đời bi thương tàn úa đó, đâu có khác gì thân phận bèo bọt của nàng Ðạm Tiên, trong truyện Kiều :

            ‘sè sè nắm đất bên đường,
            rầu rầu ngọn cỏ, nửa vàng nữa xanh
            rằng nay trong tiết Thanh Minh,
            mà sao hương khói vắng tanh thế này ? ‘

1- Tiết Thanh Minh :

            Thanh Minh là tiết thứ năm trong hai mươi bốn tiết của năm theo âm lịch. Lể hôi này tuy không quan trọng bằng những ngày Nguyên Ðán đầu năm nhưng cũng được các dân tộc theo tam giáo (Phật, Lão, Nho), coi như một trong những lễ tết, thường đến vào tháng ba âm lịch. Theo từ nguyên, thì Thanh có nghĩa là khí trong, còn Minh là sáng sủa. Nên thường hôm đó, bầu trời rất là trong veo sáng dịu, mưa xuân gần như đã dứt nhưng cảnh vật vẫn xanh tươi đầm ấm, có thể nói là thời gian đẹp nhất trong năm. Nhân đó, người Á Ðông nhất là Trung Hoa và Việt Nam, đua nhau đi tảo mộ gia tiên. Còn nam thanh nữ tú thì mở hội đạp thanh.

            Tại các bãi tha ma quanh năm suốt tháng hoang vắng cô tịch, ngày hôm đó bổng trở nên náo nhiệt tưng bừng. Khắp nơi mọi người lũ lượt kéo nhau đi dãy mả, sửa sang mộ phần. Bốn hướng đâu đâu cũng nghi ngút khói hương, thơm nồng mùi hoa quả. Hầu như ai cũng phấn khởi, yêu đời, thật là : ‘ dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm .. ’ ’

            Tóm lại, nước ta ở đâu cũng đều có lễ hội Thanh Minh vào tháng ba âm lịch. Tuy nhiên cũng có vài địa phương như vùng Thị Cầu, Ðáp Cầu (Vĩnh-Phúc Yên), Sài Gòn-Chợ Lớn, mọi người thưởng cử hành lễ tảo mộ vào những ngày Nguyên Ðán. Riêng vùng Trung châu, thuộc hạ lưu sông Hồng như Hà Ðông, Hà Nam (Bắc Việt), đất thấp vào mùa mưa là ngập nước. Bởi vậy lể tảo mộ hằng năm phải tổ chức vào mùa khô, khi nước đã rút hết vào tháng chín âm lịch.

            Quê tôi Phan Thiết, ngày hội Thanh Minh được tổ chức rất là trọng thể và đặc biệt, từ ba trăm năm qua, được người bản địa coi như là một mỹ tục của tỉnh Bình Thuận. Tại dây, hằng năm có hai phiên chợ đêm, một vào những ngày cuối năm âm lịch. Phiên thứ hai được nhóm trước ngày Thanh Minh. Ðêm đó, mọi người rủ nhau đi chợ mua bánh trái, hoa quả, hương đèn và nhất là món đặc biệt không thể thiếu được, trong lễ tảo mộ : Ðó là heo quay, bánh hỏi. Lễ vật trên vừa để cúng gia tiên, quyến thuộc đã khuất tại nhà cũng như nơi phần mộ.

2- Một vài tập tục ma chay trên thế giới :

            Khắp thế giới, từ những dân tộc văn minh cho tới các bộ lạc bán khai, hầu như đều chung một nhận thức, quan niệm về sự chết, coi đó chỉ là một bước chuyển tiếp, từ một thế giới này sang một thế giới khác. Tóm lại chỉ khi nào trái đất bị hủy diệt, từ đó cuộc đời và kiếp người mới thật sự kết thúc. Do đó nhân loại ngày nay không chấp nhận cõi hư vô. Vì vậy theo tập tục, người sống phải giúp người chết, vượt qua cái giai đoạn khó khăn này.

            Với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, lễ xức dầu thánh lần cuối cùng được xem như là một thứ giấy thông hành, cấp cho người chết, tới Tòa Án Thiên Ðường , chờ quyết định cuối cùng. Người theo đạo Zorpastra ở Ba Tư và Ấn Ðộ, thì đọc kinh cầu nguyện, để mong linh hồn người chết luôn thường trực hiện diện với gia đình, dù thể xác thật sự đã trở về với cát bụi. Tại Ghana, người chết trước khi lìa đời, được cho uống rất nhiều nước, để cho họ có đủ sức leo tới đỉch của ngọn đồi Vĩnh Hằng. Còn người Tàu, Nhật, Cao Ly, Việt Nam.. khi chết, được thân nhân bỏ nhiều vàng bạc, tiền giấy vào quan tài lúc tẩn liệm, để cho họ có đủ lộ phí tới miền âm phủ.

            Do sự chết sẽ làm biến dạng thể xác của người quá cố. Ðiều này được coi như một sự ô uế, vì vậy thân nhân phải luôn tìm cách làm cho tinh khiết, trong sạch người đã khuất. Tập tục tắm rửa, mặc quần áo mới, đeo những đồ trang sức đẹp nhất cho người chết, khi nhập quan cũng không ngoài ý nghĩa trên. Ướp xác tại các quốc gia Hồi giáo, hay tiêm vào xác chết những chất lỏng để khử trùng và giữ nguyên tử thi trong vài tuần lễ ở các nước phương tây hoặc tập tục hỏa táng tử thi người chết, theo truyền thống đạo Hindu (Ấn Ðộ).. cũng không ngoài quan niệm tôn kính người chết.

            Ngày nay, hầu như mọi tôn giáo lớn trên hoàn cầu, đều chấp nhận duy trì sự liên hệ giữa người sống, kẻ chết sau tang lễ. Vì vậy, người Thiên Chúa Giáo cũng có lễ Thanh Minh vào ngày 2 tháng 11 Dương Lịch hằng năm. Trước cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, người chết sau khi được chôn cất, coi như là hết và bị thân nhân quên lãng. Mọi sự đều giao phó cho nhà thờ là đơn vị quản trị các nghĩa trang. Ngày nay tập tục đó đã lỗi thời và mọi người ai cũng tự lo lắng chăm sóc mô phần cho thân nhân mình, nhất là vào dịp Thanh Minh. Tại Mễ Tây Cơ, ngày lễ trên cũng là quốc lễ của nước này. Trong ngày này , mọi người đốt lửa hay thắp nến, để dẫn đường cho linh hồn người chết về lại với gia đình. Họ cũng mang đồ cúng đến nghĩa trang , để ăn cổ với thân quyến đã khuất nơi mộ phần.

            Tóm lại dù có theo một tôn giáo nào chăng nửa, nhân thế vẫn cố thắt lưng buộc bụng, cam chịu đói rách, để lo lắng toàn vẹn cho người quá cố có được một chút hành lý trên đường về cõi vĩnh hằng. Thật ra quan niệm về thế giới thứ hai, đã có từ thời tiền sử. Buổi đó tổ tiên ta đã phải cắt xén thức ăn kiếm được, dành một số lớn vật ngon của lã để cúng các vị thần linh và người chết. Rồi theo thời gian, tập tục ma chay từ đơn giản biến thành linh đình, vô cùng hao tốn ước lệ. Trong lễ ma chay, ngoài những hiện vật quý giá như vàng ngọc, quần áo, tơ lụa phải chôn theo người chết, còn có nhiều món khác rất quý cũng được đốt theo. Mãi tới ngày nay, tục đốt vàng mã vẫn còn tin tưởng triệt để tại Trung Cộng và Cam Bốt, kể cả VN xã nghĩa. Hằng năm, mọi người thiêu đốt một lượng giấy tiền, vàng bạc, đồ thợ mã.. gọi là gửi sang thế giới bên kia cho thân nhân tiêu dùng, với tốn kém cả tỷ đô la Mỹ.

            Với các bộ lạc còn bán khai ở Á-Phi, sự tin tưởng vào thuyết linh hồn, sự đầu thai và thế giới bên kia.còn mãnh liệt gấp nhiều lần, so với người văn minh hiện thực. Do đó, người Chiov ở thượng du Miến Ðiện, hầu như đã dành một phần lớn thức ăn kiếm được của mình, để dâng cúng thần thánh và vong linh của người khuấn trong gia đình. Riêng các bộ lạc ở Bengale, thuộc vùng đông bắc Ấn Ðố, lại có tục cúng người chết hằng ngày. Tuy nhiên tốn kém và rườm rà nhất, cũng vẫn là các bộ tộc còn bán khai tại Châu Phi. Chẳng hạn như người Pambara ở miền Trung, khi trong nhà có người qua đời, thì đem làm thịt hết gà vịt, kể cả ngũ cốc dự trữ, để làm cổ cúng. Còn người Ponéo và Pahovina tại Xích Ðạo, thì đốt bỏ tất cả những vật dụng, kể cả nhà cửa, có liên hệ tới kẽ mãn phần. Những thứ bị triệt phá này, được fi chuyển tới phần mộ người chết, nói là dành cho họ tiếp tục dùng ở phía bên kia thế giới .

            Cũng tại Phi Châu, nhiều nơi còn có phong tục kéo dài đám tang ngày nay qua ngày khác. Ðể làm tiệc, họ giết nhiều gia súc kể cả trâu bò ngựa. Ðồng thời cũng uống rất nhiều rượu. Nhưng các đám tang này được tổ chức lớn hay nhỏ, cũng tuỳ theo sự thu hoạch của mùa màng. Do trên, những người Guerzea ở Guinée đã phải quàng tử thi của thân nhân mình, trong nhiều năm, để đợi tới khi kiếm được nhiều tiền, mới tổ chức tiệc tang rất là trọng thể. Người chết này vẫn ở trong nhà và được ướp xác , để giữ tử thi khỏi bị mục rửa với thời gian. Tại các nước Madagascar, Lybia, Ả Rạp Thống Nhất, Népal.. cũng có ngày Lễ Fandorana hình thức gần giống như ngày Thanh Minh ở Á Ðông, nhưng trong ngày này, họ lại giết rất nhiều trâu bò dê, gà vịt.. để làm cổ bàn.

            Nước Nga trước kia có tục ném tiền vàng vào huyệt của người chết. Rồi qua thời gian, nhiều vùng đã thay tiền bằng võ sò, giúp thân nhân đã khuất có vốn lập nghiệp. Nhiều dân tộc, còn thương cho thân nhân mình, bị đói lạnh cô đơn nơi cõi quan tái muôn trùng, nên trong lúc tẩn liệm, họ chôn theo thật nhiều quần áo vải vóc. Bộ tộc Samoyèdes và Ostiaks ở Bắc Cực, nên bỏ theo xác chết nhiều mền bông và quần áo lạnh. Cá dân tộc Phi Châu như Congo, Bambaras, Dougas, Cameroun, Fali, Madagascar.. đa số không đủ quần áo để mặc hằng ngày vì nghèo cực nhưng đối với người chết, họ lại mua sắm thật nhiều vải vóc, quần áo mới đẹp, để thân nhân mang theo có đủ dùng nơi chốn suối vàng.

            Nói chung, trên thế giới có rất nhiều phong tục kỳ lạ, trong vấn đề mai táng người chết. Tại Madagascar, có tục đào xới nhiều lần xác chết, để sửa đổi thế nằm của tử thi trong quan tài, sao cho thoải mái. Người theo đạo Hindu tại Ấn Ðộ, khi biết trước mình sắp chết, thế nào cũng phải nắm cho được đuôi bò lần chót. Có vậy linh hồn họ mới tới được cõi thiên đàng. Với các dân tộc theo Thiên Chúa Giáo La Mã Âu Châu, các bệnh nhân trước khi sắp lâm chung, đều được hội kiến với các vị Cha Sở, để thú tội. Tập tục này được gọi là Sacrement du Pardon. Có như vậy, linh hồn của người chết mới ra đi được bình an, siêu thoát. Còn những tín đồ Hồi Giáo, thì phút cuối đời, luôn hướng về ngôi đền thiêng ở La Mecque bên Ả Rập Thống Nhất, tận miền Tiểu Á TếÀ Á.

3- Vài phương cách an táng người chết :

            Nhân loại đã hiên hữu trên địa cầu hơn ba triệu năm nhưng theo sử liệu thì mới biết an táng người chết vào khoảng mấy ngàn năm trở lại, để mong họ an giấc nghìn thu. Trong lãnh vực này, qua từ ngữ cổ La Mã như Requiem hoặc chữ Churchyard của Anh và rõ ràng nhất là những lời cầu nguyện cho người chết, nơi trang kinh thánh ‘ Requiem Aeternam Dona Eis Domine ‘..tất cả đều mang chung ý nghĩa chuyên chở lời cầu nguyện Thượng Ðế, giúp cho linh hồn người chết được tới chốn an nghĩ cuối cùng.

            Sinh ký-tử quy, đây là một định luật không bao giờ dời đổi của kiếp người. Nhưng củng từ đó, con người đã bày đặt ra nhiều nghi lễ thật phức tạp, tựu trung cũng chỉ quanh quẩn việc giúp cho người chết, được an giấc nghìn thu.

            Theo khảo cổ học, thì chính người Néanderthal là dân tộc đầu tiên, nghĩ ra phong tục chôn cất người chết. Từ đó về sau, dần hồi việc mai táng biến chuyển theo các quy luật tôn giáo cũng như tập quán bản địa. Cũng từ đó, những tín đồ Phật giáo, Hồi Hồi, Bà La Môn và gần đây người theo Thiên Chúa Giáo, cũng dùng phương thức hỏa táng với lòng tin lửa sẽ tẩy sạch linh hồn của người quá cố khi lìa đời. Tại Ấn Ðộ, có một số tín đồ đạo Hindu, lại theo lối thủy táng, bằng cách đem xác người đặt trên bè, rồi thả trôi trên dòng sông Hằng, được xem như linh thiêng nhất trong nước. Với người Tây Tạng, Ấn Ðộ, Ba Tư.. thì quăng xác chết cho kên kên, diều quạ cùng các loại ác điểu khác, phanh thây tùng xẽo tử thi, mà họ gọi là Ðiểu Táng. Tóm lại việc an táng người chết, trải qua bao đời, vẫn thuộc về phạm trù của triết học hay lãnh vực huyền bí thuộc tâm linh, cho nên chưa ai định nghĩa được. Tóm lại để giúp cho người chết được an giấc nghìn thu, nhân loại tới nay vẫn theo các phương pháp đã có từ lâu đời như địa táng, hỏa táng, thủy táng, điểu táng, thiên táng, huyền táng và tượng táng. Mới đây tại Hoa Kỳ và một vài nước Âu Châu, còn phát minh ra phương pháp làm đông lạnh tử thi của người chết, nói là chờ ngày tai sinh.

+ HUYỀN TÁNG :
            Là lối chôn người chết lơ lửng trên không trung. Phương pháp chôn cất này, hiện nay vẫn được các bộ tộc Dogona tại nước Mali (Phi Châu) thực hành. Ở đây, xác chết sau khi được tẩn liệm xong, sẽ được đem an táng trong nhưng mộ huyệt, do gia đình đã đào sẵn trên vách núi cao, để tránh các thú dữ không xúc phạm tới các tử thi của thân nhân mình.

            Thật ra huyền táng là lối chôn cất đặc biệt của người Bặc, là một dân tộc thiểu số sống trong vùng tây nam tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa), đã có truyền thống từ thời thượng cổ. Theo Chiến Quốc Sách, thì Bặc Nhân là một dân tộc độc nhất vô nhị, biết thực hành phong cách ‘quan nhi bất ế, trí như, trí chư cao nhất ‘, nghĩa là có quan tài mà không cần phải chôn dưới đất, mà đặt lơ lửng trên vách núi cao.

            Ngày xưa lãnh thổ của người Bặc ở Xuyên Nam, bao gồm các Huyện Hưng Văn, Quán Liêu, Nghi Tân nhưng tập trung đông đảo nhất ở Vùng Ðê, thuộc Ma Ðường Bá, thôn Lạc Biểu, Cũng Huyện. Do đó nghĩa trang của họ được dựng lên ở vùng Ðê Ma Ðường Bá, còn có tên là Bạc Xuyên Câu. Ðây là vùng núi non cao ngất trùng điệp, địa thế vô cùng hiểm trở nhưng phong cảnh lại hùng vĩ, thanh tú hữu tình. Các vách núi bao bọc khu cực Ma Ðường Bá đều dựng đứng, không thể tìm được một lối nào để lên hay xuống. Vậy mà các nhà khảo cổ mới đây, đã tìm thấy trên 22 vách núi dựng đứng trong vùng này, có 16 cổ quan tài của người Bặc. Ðây là một điều kỳ diệu mà cũng có thể gọi là một kỳ quan của nhân loại thuở đó.

            Tìm hiểu nguyên nhân tại sao người Bặc lại chon cách chôn cất kỳ lạ và nguy hiểm này. Các nhà khảo cổ cũng như sừ học đời nay, đều cho rằng, đây là vấn đề nhân bản. Treo tử thi trên một vách núi cao, vừa trong sạch lại phù hợp với yếu tố phong thủy. Từ đó linh hồn người quá cố được ung dung thanh thản, bạn với non xanh núi biếc, tự do du sơn ngoạn thủy, trong khoảnh trời đất mông mênh vô tận. Ngoài ra theo quan niệm sống của dân tộc Bặc, đem treo quan tài người quá cố trên vách núi, là một điều đại cát, đại hiếu, trong đạo làm người.

            Theo sự nghiên cứu của các nhà biên khảo, muốn thực hiện huyền táng, đầu tiên phải chọn vị trí thích hợp trên các vách núi cao. Bước kế là phải có người thiện nghệ leo núi giỏi, dùng dây mây làm thang, tới thánh dịa đào huyệt và chôn vào đó những thiết mộc vị, giống như ta làm kim tĩnh bằng gạch khi điạ táng. Sau đó thân nhân dùng dây, để chuyển quan tài từ dưới đất lên vách núi cao và đặt vào huyệt và các thiết mộc vĩ vừa mới làm. Về cách thiết trí, người Bặc thường chôn chung những người trong gia đình, gia tộc vào một vách núi. Những người có vai vế lớn, quan trọng thì treo trên vị trí cao nhất. Về cách tẩn liệm, cũng có sự dị biệt. Qua mười cổ quan tài đựợc đưa từ vách núi cao xuống, có cổ được chạm trổ rất tinh vi, trái lại có cổ đơn sơ giản tiện. Người chết cũng phân biệt rõ ràng, có người được chôn theo nhiều của cải quý giá, có người chỉ tẩn liệm sơ sài bình dân. Riêng các cổ quan tài được tạc bằng một loại gỗ rất đặc biệt, có thể trơ gan cùng tuế nguyệt, gọi là Mã Táng Mộc. Hiện nay dân tộc Bặc đã bị người Hán diệt chủng, còn gỗ quý kia cũng không còn. Tất cả chỉ còn trơ lai những chiếc quan tài huyền táng, đối mặt với thời gian suốt mấy ngàn năm qua, như một nhân chứng còn sót lại trong dòng lịch sử của nhân loại.

+ THIÊN TÁNG :

            Có lẽ Tây Tạng là một quốc gia có phong tục chôn cất người chết kỳ lạ nhất thế giới. Quốc gia này nằm chót vót trên đỉnh Hy Mả Lạp Sơn, được coi như là nóc nhà của địa cầu. Ở đây quanh năm suốt tháng băng giá tuyết phủ khắp mặt đất, không thể trồng trọt được gì, còn nói chi có đất cát để chôn người chết. Chính vì hoàn cảnh cực kỳ hiểm ác đó, nên mới phát sinh ra phương pháp thiên táng kỳ lạ nhất, mà tới nay người ta cũng chưa tìm hiểu nổi. Thât ra ở Tây Tạng, không phải chỉ có thiên táng là phương pháp duy nhất, mà con có địa táng, hỏa táng, thủy táng cả huyền táng. Tóm lại mỗi cách táng người chết, đều tuỳ theo hoàn cảnh tại đất nước này. Với đức Lạt Ma và các Ðạt Ma, khi chết được hỏa táng. Những người mắc bệnh truyền nhiễm nan y, lúc chết được địa táng. Còn thủy táng dành cho nạn nhân chiến cuộc hay tử nạn. Riêng người thiểu số Luaba thì chọn lối huyền táng.

            Nhưng thiên táng vẫn là một hình thức phổ biến nhất tại Tây Tạng, từ xưa tới nay. Theo phương thức này, tử thi được tắm gội sạch sẽ bằng nước thơm có pha các loại hương liệu. Sau đó xác chết bị bẻ gập lại làm đôi, đầu được kẹp giữa hai đầu gối, để tiện đưa lên Thiên Táng Ðài, trước lúc rạng đông. Sau phần tế lễ, tử thi được phanh ra từng mảnh nhỏ, đem trộn với bột mì và vo thành viên, rồi ném cho bầy cim ưng ăn. Ðặc biệt trong thời gian xảy ra thiên táng, tuyệt nhiên thân nhân người chết không hề phát ra một tiếng khóc thương. Trái lại nếu chim ưng không tới ăn thịt người chết hay bỏ sót xương thịt kẻ quá cố, chừng đó những người sống mới lộ vẽ đau khổ bi lụy, vì cho rằng linh hồn người qua đời sẽ không được siêu thoát. Trong Phật giáo, chỉ có người Tây Tạng theo Kim Cương Thừa, mới chọn lối mai táng độc nhất vô nhị này. Hiện khắp nước có chừng 1000 thiên táng đài. Tất cả đều được thiết trí gần giống nhau nhưng được coi là linh thiêng nhất, là đài Motrucungkha, vì ở đó lúc nào cũng luôn có mặt một bầy chim ưng đông đảo trên 300 con, chực chờ phanh thây ăn thịt người. Ðài này thiên táng luôn tử thi từ Lhasa, Sơn Nam, Na Khúc, Lâm Chi.. đưa tới. Tuy nhiên trứ danh nhất trên đất Tây Tạng, phải nói tới đài thiên táng trên Ðạt Mộc Tự tại Nhiệt Tây, vì tất cả đều được xây dựng từ những chiếc sọ người.

+TƯỢNG TÁNG :

            Ðây là phương thức mai táng độc đáo của VN có từ thế kỷ XVII nhưng chỉ mới được phát hiện gần đây tại chùa Ðậu, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Ðông (Bắc Việt). Theo niên giám được ghi trên bia Dương Hoà lập năm 1639, cho biết ngôi chùa trên đã có từ thời Hậu Lý (thế kỷ thứ XI-XII). Trong chùa hiện còn lưu lai thi thể của hai Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, tuy đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn còn nguyên vẹn hình hài, nhờ được tượng táng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, thì kỹ thuật tượng táng của người Việt hoàn toàn khác hẳn với ướp xác của cổ Ai Cập hay mới đây của Liên Xô và Trung Cộng, qua việc ướp xác Hồ Chí Minh, quàn tại Ba Ðình (Hà Nội).

            Tượng táng của VN theo các kỹ thuật sau đây. Trước tiên là giữ cho các tử thi không biến thể bằng cách dùng các chất bồi gồm đất sét gò mối mịn, trộn với sơn sống, mùn cưa mịn và giấy bản giả nhỏ. Kế tiếp là một lớp sơn màu cánh gián và ngoài cùng mới tới lớp sơn dầu. Khi pho tượng táng đã khô sơn, dùng đá mài nhẵn . Ngoài ra, tại chùa Phật Tích Bắc Ninh, cũng tìm được một pho tượng táng nhưng vì chiến tranh tàn phá, nên không còn giữ được nguyên vẹn như hai pho tượng táng tại Chùa Ðậu.

4- Cái giá phải trả cho giấc ngủ nghìn thu :

            Ai cũng nghĩ rằng chết là hết. Thật ra chết chưa phải là dứt nợ hồng trần, vì cái thể xác phàm tục vẫn còn hiện diện nơi cõi thế. Cho đến khi nào thân nhân đem cái tử thi kia địa táng, hỏa táng, thủy táng, điểu táng.. tới lúc đó người chết mới có thể gọi là được an giấc nghìn thu thật sự.. Nhưng nếu thổ táng, thì không ai dám chắc là mình sẽ được yên ổn mộ phần sau khi nhắm mắt. Lịch sử đã chứng minh rõ ràng, cho tới nay, gần hết các vị đế vương, nữ hoàng.. đông tây kim cổ.. từ Ai Cập, Trung Hoa, Liên Xô, VN đều bị dầy mồ, xới mã, dựng xác trở lại. Mục đích trả thù, cướp mộ hay nói một cách văn hóa hơn là khảo cổ.
           
            Hơn hết là tình hình thế giới hiện nay rất xô bồ, phần lớn đều do nạn nhân mãn gây nên. Tại các đô thị lớn, người sống giới nghèo, đa số cà gia đình nhiều người, phải chen chúc trong các căn nhà cá hộp. Do trên chừng nào mới tới phiên người chết có được chốn mồ yên mã ấm ?, ngoài trừ giới qiú tộc, thượng lưu, quan quyền và bọn nhà giàu có nhiều tiền bạc. Tại Hy Lạp, chỉ có giới trên mới dám bảo đảm , thân xác của họ được vĩnh viễn nằm yên một chỗ. Còn tất cả , giống như một vài thành lớn của Hoa Kỳ, người chết chỉ được tạm trú trong đất của nghĩa trang thời hạn ba năm. Sau đó, nếu người chết cón may mắn có thân nhân lo lắng, thì mãnh hình hài còn sót lại, sẽ được dời sang một nghĩa địa khác với tiền mướn đất rẽ hơn. Hay là đem mớ xương tàn thu vén được, cho vào một chiếc hộp thiếc dài 0,60m, rồi gửi vào Khu chứa hài cốt tập thể gọi là Ossuary. Theo thời giá hiện nay, tại thủ đô Athens của Hy Lạp, tiền mướn một lô đất tại nghĩa trang, để chôn là 1000 bảng Anh trong thời hạn 3 năm. Còn nếu muốn được an giấc vĩnh viễn, phải trả 21.000 bảng Anh. Trong khi đó mức lương trung bình của một công nhân, viên chức Hy Lạp chỉ có 150 bảng Anh, một tuần.

            Tuy không phải là một quốc gia độc tài đảng tri nhưng Hy lạp lại bị chi phối chặt chẽ, qua các luật lệ khe khắt của Hội Ðồng Tối Cao Chính Thống Giáo.. Trong lúc đất nước có diên tích nhỏ bé này, trên bờ Hắc Hải, luôn bị hành hạ vì nạn đô thị hóa, nhân mãn, sự bành trưóng dân số. Bởi vậy chính phủ yêu cầu người dân hòa táng, thi thể của thân nhân mình, để giải quyết nạn khan hiếm đất tại các nghĩa trang. Nhưng yêu cầu của chính phủ đã gặp phải sự chống đối của Hội Ðồng Chính Thống Giáo, qua luận thuyết :’ Hỏa táng là đồng nghĩa với tận diệt, làm cho linh hồn người chết không được lên nước thiên đàng ‘.Sau đ1 họ đưa đề nghị, xây nghĩa trang nhiều tầng tại nghĩa trang và muốn chôn đứng tử thi.Tóm lại ở đâu cũng vậy, kể cả siêu cường Mỹ, chỉ có người nghèo mới lãnh đủ bất hạnh, chẳng những lúc sống mà còn ôm theo khi đã nhắm mắt lìa đời.

+ Sự An Giấc Nghìn Thu trong ThiênÐàng Xã Nghĩa VN :

            Sau ngày 30-4-1975, nhờ cách mạng đổi đời và sự thống nhất hai miền đất nước. Nhờ vậy, người dân miền Nam mới biết được cũng như chính mình phải đối mắt với cái giá phải trả, khi muốn được an giấc nghìn thu, nơi thiên đàng xã nghĩa.

            Theo Bùi Tín viết trong ‘ Sự Thật ‘, thì tại miền Bắc, các cán cao trong đảng, ngoài sự bày mưu kiếm kế để xâm lăng cưỡng chiếm cho được VNCH, còn lăn xả vào nhau tranh giành quyền lợi, chức tước, cái ăn và quan trọng nhất là làm sao cũng phải kiếm cho được một chỗ nằm, để được an giấc nghìn thu, trong nghĩa trang ‘ Mai Dịch ‘ tại Hà Nội, thay vì phải vào chung chạ với thường dân, người nghèo tại nghĩa địa Vân Ðiển ở ngoại ô.

- NGHĨA TRANG TẠI BẮC VIỆT :

            Từ trước tới nay, Hà Nội có nhiều nghĩa trang lớn và thêm 100 bãi tha ma nhỏ khác, nằm rải rác khắp nơi trong thành phố và các vùng ngoại o6 như nghĩa trang cạnh công viên Thủ Lê, hai cái khác ở thị trấn Nghĩa Tân và đường Minh Khai. Năm 1954 cọng sản vào Hà Nội đã ra lệnh giải tỏa tất cả các nghĩa trang củ trong thành phố, di chuyển ra tận các vùng ngoại ô xa xôi. Các khu Thủ Lê, Nghĩa Tân và Minh Khai trở thành công viên hay khu phố. Hiện Hà Nội chỉ còn duy nhất nghĩa trang Mai Dịch nằm trong nội thành, dành riêng cho các cán bộ và quan chức cao cấp đảng có quyền thế. Ngoài ra có một nghĩa trang lớn ở phía nam là Vân Ðiển, cùng hai nghĩa trang tân lập là Thanh Tước (Mê Linh-Phúc Yên) và Ba Vì (Bất Bạt-Sơn Tây).

            Cũng theo Bùi Tín qua sách dẫn trên, thì các cán bộ có quyền thế tại Bắc Bộ Phủ, đã tranh dành nhau quyết liệt, để khi về chầu tổ Mác-Lê, được vào nằm ở Mai Dịch. Cũng vì vậy nhiều cán cao cuối đời bị thất sủng mất chức, đã phải vào nằm chung với dân thường ở Vân Ðiển. Ðó là thân phận của các tướng VC Chu văn Tấn, Ðặng kim Quang, Trần Tử Bình.. Kể cả những nhà khoa bảng, nhà văn nổi tiếng của Bắc Hà như Phan Khôi, Ðào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Hồng, Nguyễn Tuân, Lưu Quang Vũ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí.. cúc cui tận tuỵ cho đảng, cuối cùng cũng bị đi Văn Ðiển.

            Thật ra thì khu nghĩa trang này, cũng chẳng có gì quý báu và trang trọng, ngoài việc được nằm giữa các cơ quan nhà nước như Cư xá Ðoàn Văn Công, Trường Ðại Học Sư Phạm và Thương Nghiệp. Chính vậy, nên các ngày nghĩ và đêm khuya thanh vắng, trai gái thường rủ nhau từng cặp, ra đó vừa giải quyết bầu tâm sự cũng như những ẩn ức tình cảm. Theo tin mới dây, người Hà Nội vì căm ghét tên Lê Ðức Thọ, cặp bịp bài trùng với Kissinger, trong cái gọi là hiệp định ngưng bắn Ba Lê 1973, nên rủ nhau vào phóng uế trên lăng của y trong Mai Dịch. Vì không làm gì được ai, cuối cùng thân nhân tên đại ác phải tức tốc bốc mộ Thọ, đem về quê tại Nam Ðịnh chôn, để tránh sự xấu hổ và miệng đời bôi bác hằng ngày.

             Riêng Văn Ðiển tới nay trên 30 tuổi và là một đia danh thân quen trên đầu môi chót lười của ngưòi Hà Thành. Với các cụ già sắp theo chầu tiên tổ, thì ví von gọi mình là ‘ mầm non của Văn Ðiển ‘.Báo tin người quá cố, qua đồi, mới chết.. thì gọi là ‘ đi Văn Ðiển ‘.Tất cả sự trào phúng ví von trên, mục đích cũng chỉ để quảng cáo Văn Ðiển là nơi chốn, mà người Hà Nội cần để đăng ký hộ khẩu nơi miền âm cảnh.

            Theo tài liệu, thì nghĩa trang Văn Ðiển nằm về phía nam Hà Nội, giữa hai con sông nhỏ Tô Lịch và Kim Ngưu. Vùng này có rất nhiều ao hồ và đồng ruộng, cũng là khu ngoại thành, phát triển vì nạn tăng dân số tại thủ đô từ nhiều năm qua, nhất là sau thời kỳ VN mở cửa. Theo báo chí thì vùng này được coi là dơ bẩn, độc địa và bị ô nhiễm nhất nước. Nguyên nhân vì suốt mấy chục năm qua, đã phải hứng chịu mấy chục ngàn tấn phân hủy, từ tử thi người chôn dưới đất, ngấm qua các nguồn nước quanh Văn Ðiển, tới các giếng nước dùng ăn uống, ao nuôi cá và các vườn rau xanh
            Văn Ðiển hiện nay đã qua tải, hết đất, nên đảng cho áp dụng nguyên tắc, chỉ cấp hộ khẩu cho người chết ba măm. Quá thời hạn trên, nếu bất cứ một lý do gì mà thân nhân chưa kịp hốt cốt lên nghĩa địa Mê Linh hay Ba Vì. Những ngôi mộ đó lập tức sẽ bị xe cầy tới dầy mồ, để có chỗ cho cư dân khác tới tạm trú.

            Dưới chế độ xã nghĩa, mọi việc đều làm theo kiểu chiếu lệ, chỉ cần có báo cáo đầy đủ trên công văn giấy tờ, là yên chuyện. Bởi vậy tại nghĩa trang Văn Ðiển, dù rằng có ban quản lý nhưng từ cổng bước vào, nơi nào cũng la liệt những vải liệm, ván mỏng, đồ tẩn táng và cả xương vụn. Những thứ này sau đó vào mùa mưa, sẽ biến thành một lớp bùn đen đặc quánh, gây nổi kinh hoàng khủng khiếp, cho những ai nhỡ vì bắt buộc, phải bước vào nghĩa trang. Mấy lúc gần đây, cán bộ đảng lại có phép mở thêm dịch vụ rửa các hài cốt khi bị bốc mô. Nước rửa xương từ các bệ xi măng, được phóng vào các cống rãnh, thông vào các ao rạch, sông hồ quanh vùng. Ðây chính là nguồn nước mà người dân sống quanh vùng Văn Ðiền hằng ngày, dùng để ăn uống và tưới các vườn rau xanh.

+ NGHĨA TRANG BÌNH HƯNG HÒA TẠI BÌNH CHÁNH-GIA ÐỊNH :

            Ðược thành lập trước năm 1975, nghĩa trang Bình Hưng Hoà có diện tích trên 40 mẫu tây, tọa lạc tại quận Bình Chánh, tỉnh Gia Ðịnh. Vì nghĩa địa này nằm sát thành phố, nên đêm ngày cũng rộn rịp theo sinh hoạt của người sống, chứ không hoang vắng lạnh lẽo như các nới khác. Trước đây Bình Hưng Hoà được phân chia thành từng khu vực riêng biệt, căn cứ theo tín ngưỡng tôn giáo.

            Sau ngày 30-4-1975, tất cả đều đổi đời nên hầu như không ai còn dám nghĩ tới những gì mình đã cố giữ trước kia, theo truyền thống luân lý xã hội. Tất cả chỉ còn biết bám víu vào đời, để sống được phút nào hay phút đó. Cho nên cái không khí trần tục cũng được con người, mang từ ngoài xã hội xô bồ vào trong cái thế giới cô tịch của cõi âm, làm phiền lòng nhưng người đang nghìn thu an giấc.

            Từ sau năm 1979, trong Bình Hưng Hoa đã có thêm lò thêu và những băng đảng thầu, lo việc mai táng và xây các phần mộ. Mỗi nhóm có một khu vực riêng biệt, được chia phân ngầm bằng những luật lệ bất thành văn nhưng chắc hơn đinh đóng cột. Dĩ nhiên phần tốt, béo bở phải là khu vực của các đại ca, có thế lực với công an địa phương, có thực lực mạnh. Ở đây dành cho giới quan quyền, nhà giàu, nên chỗ nằm rất tốt, hạp với phong thổ địa lý, sát đường lộ chính. Những người nghèo khổ, không có tiền hay nhiều tiền, cam phận hẳm hiu nơi tận cùng, chẳng khác gì số kiếp của họ lúc sống.

            Cho nên giữa chốn âm âm dương dương này, gần như không có sự phân biệt đâu là mồ của người chết, hay chốn ở của người cõi trần. Thật vậy, xuyên suốt con đường đất đỏ dẫn vào nghĩa trang, ở đâu cũng thấy xen kẽ lớp lớp mộ chí trùng trùng và những hàng quán ăn uống, tiệm đóng hòm, khu bán vật dụng xây cất, đúc bia đá, đồ tẩn liệm , kể cả các lều tạm bợ to bằng hai ngôi mả, của các bà chuyên môi giới những liên hệ tới sự chết. Ngoài ra đây cũng là nơi cây cao bóng mát, chốn thiên đường để người địa phương vào tránh cái nóng chết người, trong những căn nhà cá hộp của họ ở bên ngoài.
            Cứ tưởng sự phân chia giai cấp, cảnh giàu nghèo chỉ có ờ chốn phàm tục nhưng dâu ngờ nó vẫn tiến nhanh tiến mạnh một cách vững chắc ngay trong nghĩa địa. Cứ nhìn những ngôi mộ lát đá hoa cương, những nhà mồ lầu, còn hơn cả lăng tẩm của vua chúa ngày xưa, chung quanh có có tường gạch, rào sất cao và cổng sơn son thiếp vàng đóng kín, vì ở trong đó có cả gia đình người sống được mướn để săn sóc và canh giữ mộ đêm ngày. Tóm lại ở đây không thiếu những ngôi mộ to đẹp mà thời giá lên tới cả trăm triệu tiên Hồ. Tuy nhiệt tuyệt đại mồ mả ở đây, có nhiều cái rẻ tới mức không còn gì rẽ hơn. Ðó là những nấm đất sè sè lăn lóc bên vệ đường, có cái trơ trọi không bia , có ngôi hoang tịch đến nỗi cỏ còn không mọc nổi, đây là mồ người nghèo, chết rồi không ai chôn nên được mọi người vùi làm phước.

            Trong nghĩa trang Bình Hưng Hoà, ngoài cảnh sống chung hòa bình, hòa hợp hòa giải giữa hai thế giới âm âm dương dương, hồn ai nấy biết, mạng người nào thì kẻ ấy lo, lại còn có rất nhiều con ma sống. Chúng giống như những hình nộm vật vờ, thường vào đây để hút chích và tìm của lạ. Ma sống nhiều quá, gần như nơi nào cũng thấy hiện diện, qua cảnh tưọng những ống tiêm chích, nằm ngổn ngang bừa bãi. Nhiều kim chích còn nguyên những giọt máu tười, chứng tỏ ma sống vừa mới thăng đâu đó.

            Ở đây cũng không khác gì nghĩa trang Văn Ðiển trên đất bắc.. Ðó là nguồn nước mà người địa phương trong vùng, dùng để ăn uống đã bị nhiễm độc một cách trầm trọng nguy hiểm, dù các giếng nước đã khoan sâu quá 30m, vẫn có mùi bùn. Bởi vậu nước dù đã đun sôi và pha trà, nhưng mùi thì không thay đổi, lại khó uống. Thế nhưng vì hoàn cảnh, không uống nước này, không sống ở đây, thì uống và sống chỗ nào nơi thiên đàng xã nghĩa ?

5 - NGHĨA TRANG QLVNCH TẠI BIÊN HÒA :

            Người Mỹ, dù thuộc thành phần hay thế hệ nào, trong thâm tâm ai cũng ao ước được một lần tới chiêm ngưỡng Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington, để biết ơn tấm lòng hy sinh cáo quý của những anh hùng đã xả thân hy sinh cho quốc dân gấm vốc.

            Trước tháng 4-1975, miền NamVN cũng có một nghĩa trang Quốc Gia tại Biên Hòa, là chốn an giấc nghìn thu của hằng vạn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh bản thân, gia đình mình, để ngăn chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản đệ tam quốc tế. Tất cả muôn đời trong dòng lịch sử Việt, những chiến binh ‘ vi quốc vong thân ‘, còn ai xứng đáng hơn họ ?

            Ðược thành lập vào năm 1965, trên một khu đất rộng của một ngọn đồi thấp , khỏang giữa xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn. Khi VNCH bị cưởng chiếm, trong nghĩa trang có hơn 30.000 mộ phần, gồm đủ tướng lãnh (Ðại tướng Dỗ Cao Trí..). sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ.. đủ các quân binh chủng.

            Nghĩa trang được thiết kế theo mô hình con ong. Trước cổng ngay lối vào có thiết kế pho tượng hình một người lính trận cao 5m, ngồi trên một bệ cao 3 m, tất cả bằng đồng đen. Pho tượng mang tên ‘ tiếc thương ‘, với ngụ ý là chỉ có người lính, mới biết thương cho thân phận của chính mình và các chiến hữu đồng đội, giữa một cái thế giới bạc đen vong ân bội nghĩa của người miền Nam lúc đó.

             Trước khi vào khu vực nghĩa trang, mọi người phải qua một cổng tam quan trước Ðền Thờ Liệt Sĩ được dựng trên một ngọn đồi thấp. Từ đó con đường chính, được chia thành hai lối và chạy vòng khắp khu vực, gặp nhau ở phần lô cuối cùng. Cũng trên ngọn đồi này, còn có Nghĩa Dũng Ðài, bên trên được xây một bia ký có hình lưỡi lê. Ngoài các tướng lãnh khi qua phần với bất cứ lý do gì, được an giấc trong một khu vực riêng kế Ðài. Còn tất cả đều dành chôn chiến sĩ QLVNCH, không phân biệt quân binh chủng, cấp bậc.

             Nghĩa trang QÐ Biên Hòa được hoàn thành qua sự phối họp của nhiều đơn vị gồm có : Bộ Công Chánh, Trường Kỹ Thuật Phú Thọ, Cục Công Binh, Liên Ðoàn 5 Công Binh Kiến Tạo.. Riêng DD541 thuộc TD54CBKT là đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng. Khởi công từ tháng 11-1967 và dự trù hoàn tất vào ngày Quân Lực 19-6-1975. chưa kịp làm lễ khánh thành thì mất nước.

            Theo tài liệu, thì Nghĩa Trang QD. Biên Hòa chiếm một diện tích 125 ha, có thể chôn được 30.000 phần mộ, chia thành nhửng vòng cung, với những mộ phần mang danh hiệu như A1, A2.. B1, B2.. Tính đến tháng 4-1975 đã có hơn 16.000 chiến sĩ QLVNCH các cấp an giấc tại đây, trong số này hơn 8.000 ngôi mộ, đủ cấp bậc, đã xây cất hoàn toàn rất đẹp và trang trọng. Công trình xây cất nghĩa trang được dự trù sẽ khởi công tiếp giai đoạn 2, với ngân khoản lên tới 100 triệu tiền VNCH năm 1973, do Ðiệu Khắc Sư Lê Văn Mậu phụ trách trong 6 năm, để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, trên chiếc vành khăn tang, trên Nghĩa Dũng Ðài. Tác phẩm nghệ thuật này, sẽ ghi lại những trang lịch sử huy hoàng nhất trong dòng Việt Sử, gồm 16 giai đoạn quan trọng nhất, từ buổi bình minh các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang.. cho tới các thành quả ngăn chống xâm lăng cọng sản, của QLVNCH.

            Một công trình lịch sử vĩ đại, tiếc thay đã chìm theo giấc mơ quang phục và thống nhất đất nước, khi giặc Hồ tràn vào. Sau ngày mất nước, VC thẳng tay trả thù người sống lẫn kẽ chết. Hầu hết các nghĩa trang quân đội tại miền Nam từ Quảng Trị vào Hà Tiên, trong đó có Nghĩa Trang Quốc Gia Biên Hòa, đều bì dầy mồ, tàn phá đồng thời ngăn cấm gia đình thân nhân lính đến thăm viếng sửa sang mộ phần.

            Năm 1978 em ruột Lê Ðức Thọ là Mai Chí Thọ, lúc đó làm thành ủy Sài Gòn, đã cùng với trùm công an Mười Hương, ra lệnh giải tỏa Nghĩa Trang Mạc Ðỉnh Chi nằm giữa hai con đường Hiền Vương và Phan Thanh Giản. Nói cho văn chương là giải tỏa để lấy đất làm Cung Thiếu Nhi Lê Văn Tám, nhưng theo Bùi Tín, thì mặt thật là cướp mộ. Ai cũng biết nghĩa trang này tuy chỉ có khoảng 300 ngôi mộ nhưng lại toàn là thành phần thượng lưu giàu có của Miền Nam lúc đó. Theo phong tục của người VN, nên đồ tẩn liệm trong quan tài, có rất nhiều châu báu vàng ngọc vô cùng quý giá. Nhờ vậy, Mai Chí Thọ cùng Mười Hương đã hốt của người chết rất nhiều vàng tiền.

            Tóm lại từ sau cuộc đổi đời tới nay, cái giá mà người VN phải trả, để xin được một giấc ngủ ngàn thu tại thiên đường xã nghĩa, thật vô cùng đắt, gần như không thể thực hiện được. Khắp nước lịnh vua thua lệ làng, nên dân chúng ngày nay không biết đâu mà mò. Ðại đa số tuy làm trái ngược với phong tục tập quán của tổ tiên, khi đem xác của thân nhân đi hỏa táng. Nhưng biết làm sao hơn, vì người sống còn không sống yên một chỗ, thì cái sự dời nghĩa trang, cầy mã.. người chết là một sự việc rất bình thường. Cho nên thiêu xác thân nhân, rồi đem tro cốt gửi vào chùa, đình, nhà thờ là hợp lý nhất, vì như vậy, người chết mới còn ngồi yên được một chỗ tên bàn thờ.

            Ngày 15-12-2004 vừa qua, báo Người Lao Ðộng trong nước đã viết :’ Hà Nội chưa duyệt dự án, quyết định thu hồi đất cũng không ban hành, nhưng tin lại loan trên đài phát thanh và truyền hình địa phương, làm cả thành phố Phan Thiết hỗn loạn vì lệnh dời mã cầy mồ, để lấy đất bán cho Việt Kiều và Tư bản nước ngaòi xây khách sạn, khu du lịch ‘.

            Cũng theo báo trên viết rằng, nhà nước lấy đất làm gì thì ai đâu biết, người dân địa phương chỉ nhận lệnh trên đài, phải chạy đi dời mả thân nhân. Ðây không phải là lần đầu, làm hệ luy đến con cháu đời sau vì người chết cứ bị dầy mồ liên tục. Tại đây có hơn 10.000 ngôi mộ, đã có từ trước năm 1975, nhiều mã mới chôn một vài tháng.

            Tuy đông và tây có nhiều điểm dị biệt nhưng cũng đã cảm thông với nhau, trong quan niệm tôn vinh và chăm sóc người chết.. Do trên nhiều quốc gia cách xa hằng vạn dặm nhưng lại có nhiều tập tục giống nhau trong tang lễ. VN và Pháp có tập tục không cho đồng hồ treo tường gõ nhịp, còn màn cửa thì kéo lên, khi quan tài còn quàn trong nhà. Làm như vậy để linh hồn người chết được tự do bay bổng lên cõi thiên đàng. Trong thời gian có tang chế, tất cả thau đựng nưốc, gương soi mặt đều dấu kín, không cho người chết nhìn rõ dung mạo đã thay đổi của mình. Lúc đưa quan tài ra cửa, chân đi trườc đầu đi sau, để người chết đừng lưu luyến níu kéo kẻ thân khac trong gia đình chết theo họ.

            Với từ tâm đó, đã nói lên lòng thương xót kẻ qua đời một cách vô hạn, đúng như lời dạy của thánh hiền :’ nghĩa tử là nghĩa tận ‘, chết coi như hết thù hận và xí xóa tất cả nợ nần mà người đó lúc sống đã gây ra. Nhưng cọng sản thì chết vẫn chưa hết, vẫn phải trả thù, trả nợ. Nên nói đông tây vẫn có thể gặp nhau là một chân lý. Còn cọng sản và quốc dân VN, thì vĩnh viễn không bao giơ ợcó thể hòa hợp, hòa giải hay ‘ nối vòng tay lớn ‘ với kẻ thù của dân tộc được. Bởi một đàng có tim óc tình người, còn một phía thì không tim óc và đã mất đi nhân tính, khi trót bị chủ thuyết vô thần Lê-Mác-Mao-Hồ đầu độc, không còn thuốc thang gì cứu được, ngoại trừ từ bỏ hẳn độc tài, độc đảng, độc trị và sự thù hận đồng loại, đồng bào, để trở về với truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt.

            ‘ Mai, nếu có cuộc đổi đời lần nửa
            ta xin dành phần : đăng báo, phân ưu
            đồng đội xưa đã chết trận, chết tù
            thảm thiết quá những hồn ma vất vưởng .. ’ ’

Viết tại Xóm Cồn Hạ uy Di
Tháng 3-2015
Mường Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Hoa Xuyên Tuyết của Thành Tín
- Mặt Thật của Thành Tín
-Nghĩa Trang QD. Biên Hòa, tài liệu của KBC Hải Ngoại
-Nghĩa Dũng Ðài - Tú Cao
-Các sách báo trong và ngoài nước


           

__._,_.___


Posted by: Ho Dinh <

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List