QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, April 20, 2015

Bên ngưởng cửa tử thần



From: Tran Ngoc Toan <
Date: 2015-04-15 8:22 GMT-05:00
Subject: Fw: [trangdoannguyentrai] Fw: [vobihouston] Bên ngưởng cửa tử thần.
To: Harry Bosch <>, Michael Tran <


TNTBên ngưởng cửa tử thần
Trần Ngọc Toàn
Preface
_ Long ago, I was young and full of passion for adventure, glory, excitement and faraway places. I satisfied those powerful yearnings tenfold over in the U.S Marines.
The greatest of all those adventures began in November 1965 when I was assigned as an advisor to the Vietnamese Marines. I thought that I would make them better Marines, but in the final analysis they made me a better Marine. I learned things from them that are not taught in American military schools. My best teachers were Major Le Hang Minh, Major Nguyen The Luong, Major Dinh Van Ngo, Captain Nguyen Xuan Phuc and Minh’s ever faithful bodyguard.
This is the story and the lessons.
Co van My
Tom Campbell
Austin, Texas.
U.S. MARINES IN VIETNAM: THE BITTER END 1973-1975
You are currently on Page 0007 | Pages range from 0000 to 0301


 [Image 1: Photo courtesy of LtCol George E. Strickland, USMC (Ret) LtCol George E. "Jody" Strickland, chief of the DAO VNMC Logistics Support Branch which helped supply the Vietnamese Marine Corps, poses in MR l with the commander of 4th Battalion, 147 Brigade, VNMC, LtCol Tran Ngoc Toan, shown here as a major.]


Gần 40 năm, từ năm 1974, khi nhìn lại bức ảnh chụp đứng với cố Trung tá TQLC Hoa Kỳ Joey Strickland, bên bờ nam sông Thạch Hãn, Quảng Trị, cả một bầu trời kỷ niệm đầy bom đạn choáng ngợp đầu óc tôi.Lúc ấy, tôi mới lên 34 tuổi đời. Xin đừng nghĩ tôi muốn khoe trương.Bởi cấp bậc và chức vụ chỉ là phù du thôi. Tôi muốn nói đến chử tình mới còn tồn tại theo thời gian.Joey E. Strickland đã khuất bóng vào năm 2012 tại Honolulu, Hawai.

Do bản tính ngang tàng và thẳng thắn nên tôi thường va chạm với những người sĩ quan TQLC Hoa Kỳ chiến hữu. Joey là một trong hai người bạn đồng minh Hoa Kỳ đúng nghỉa của tôi. Tháng 8 năm 1972, khi đuợc đề cử theo học khóa Chỉ huy và Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ, tại Quantico, Virginia, tôi gặp Joey vốn là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát của Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ. Với đầu tóc cắt ngắn gọn 2 phân và dáng dấp vừa tầm chắc nịch, Joey lúc nào cũng cởi mở và vồn vả khi gặp bất cứ ai. Lúc ấy, vào niên học 1972-73, Joey đã ly dị vợ nên ở trong khu cư xá độc thân. Tôi ở nhà thuê bên ngoài căn cứ. Trong lớp, vô tình tôi và Joey thường ngồi gần nhau. Khi thực tập về tham mưu cấp Sư đoàn, Joey luôn đề nghị tôi làm ban hành quân. Dần dần tình bạn nảy nở cho đến ngày mản khóa vào tháng 8 năm 1973. Vào tháng 7 năm ấy, tôi đuợc mời lên gặp vị Trung Tá, đặc trách các Sĩ quan du học ngoại quốc, cho biết tôi sẽ đuợc đưa đi theo chương trình OJT (Huấn luyện tại chổ) với Hạm đội 6 Hoa Kỳ ở Địa Trung Hải. Tôi nhất quyết từ chối dù vị này nói xa gần cho biết Mỹ sẽ rời bỏ Việt Nam và chấm dứt viện trợ . Tôi chấp nhận trở về chết ngay trên đất nước mình.

Khi vào trình diện Bộ Tư Lệnh TQLC tại Sài Gòn, vô tình tôi gặo Tướng Lân, từ Ngoài Hương Điền, Huế, về phép, vào cuối tháng 8 năm 1973. Tôi đựơc lệnh tháp tùng ông trên chuyến bay Air Vietnam ra Huế. Ông muốn giữ tôi lại làm Chánh văn phòng do tôi đã đuợc phân lọai 2, sau khi bị thương nặng ở trận Bình Giả. Tôi từ chối vì không thích làm tùy tùng. Qua tháng 9, tôi đuợc lệnh ra bàn giao Tiểu Đoàn 4 TQLC, đang trấn đống ở chạm tuyến Chợ Cạn, Quảng Trị. Là người sinh truởng ở Đà Lạt, lần đầu tiên tôi nếm mùi lũ lụt của Miền Trung. Nước lũ từ Trường sơn tràn xuống nhanh không thể tưởng. Qua cơn nuớc lụt, tôi chấn chỉnh lại vị trí và chuyển đổi các Đại đội trên tuyến, qua những chuyến lội thăm đơn vị, như trở về mái nhà xưa. Nhưng tôi cũng nhận thức đuợc sẽ còn phải đối đầu với một trận đánh cuối cùng  và ác liệt hơn do Việt Cộng không ngừng chuyển quân và vũ khí vào Nam ngày đêm, sau hiệp định ngưng chiến do Mỹ xếp đặt.

Chợt vào một buổi sáng trời nắng ráo, tôi đuợc báo cho biết có người bạn sẽ đáp trực thăng lên thăm. Tôi không nghĩ ra là ai vì bạn cùng khóa Võ Bị của tôi bên Không quân bao giờ cũng lên mày báo trước. Khi chiếc trực thăng đáp xuống trên bải cát trống , gần Bộ Chỉ Huy, tôi thật bất ngờ và  vui mừng khi nhận ra Joey trong bộ chiến phục TQLC Việt Nam. Joey nhảy vồ tới ôm chầm lấy tôi “Mầy khỏe không? Lâu quá không gặp..” Đám lính TQLC quanh vị trí chạy ra coi, chỉ chỏ. Tôi quay lại chỉ tay đưa Joey đi vòng thăm vị trí đóng quân của đơn vị và chỉ cho Joey thấy ngay tên bộ đội VC đứng gác bên kia không đầy 10 thước.
Trung tá George E. Strickland cho biết đã tình nguyện sang làm Trưởng đoàn liên lạc của TQLC Hoa Kỳ, nguyên từ Phòng Trưởng Phái bộ Cố vấn TQLCHK giảm biên chế bên cơ quan DAO của Mỹ tại Sài Gòn. Chàng đã tức tốc ra thăm Sư Đoàn TQLC hành quân tại Quảng Trị và Huế. Sau khi thảo luận với Tướng Lân, Joey xin phép ra thăm tôi trên chiến tuyến. Joey cũng chân thật cho biết tình hình chính trị và quân sự của Hoa Kỳ. Chàng  nhấn mạnh bằng mọi giá Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Việt Nam để sẳn sàng đối phó với với tình hình Do thái bị vây ép ở Trung đông.Viện trợ quân sự sẽ bị cắt giảm ngay từ quốc hội Hoa Kỳ  sau khi Tổng thống Nixon bị truất phế do vụ Watergate. “Tao sẽ liên lạc chặt chẻ với mày vì mày là người bạn quý của tao” Joey nhắc đi nhắc lại. Joey cho biết qua dư luận các cưụ Cố vấn Mỹ tôi đuợc xếp vào sổ đen vì khi làm Chỉ huy trưởng Căn cứ Sóng thần đã đuổi một cố vấn về  lại Bộ chỉ huy Cố vấn Hoa Kỳ vì đã chưởi thề với tôi khi đuợc giao việc. Tôi chỉ vổ vai, tươi cười nói với Joey :” Tao sẽ sống chết với đồng đội và chiến hữu. Con người sống chết có số cả. Tao biết rỏ điều đó và nhất quyết không để ai khinh miệt mình.” Rồi tôi lấy xe chở Joey vòng ra thành phố Quảng Trị thăm cảnh hoang tàn đổ nát và Cổ thành Quảng Trị với thống kê một thườc đất là một mạng người nằm xuống, khi TQLC tái chiếm Quảng Trỉ vào ngày 15 tháng 9 năm 1972. Tôi và Joey đứng bên nhau chụp bức hình kỹ niệm. Sau những tháng ngày chiến trân khốc liệt và Miền Nam rơi vào tay Cộng sản, tôi không biết gì vế bức hình cho tới ngày gặp lại Joey ở Virginia , sau hơn 10 năm, khi tôi vượt biên qua Mỹ vào tháng 6 năm 1984.

Sau ngày ấy, Joey trở về Sài Gòn nhưng bằng mọi cách tìm cách gặp tôi, ngay trên vị trí đóng quân như tại căn cứ Barbara, bên phía Tây sông Mỹ Chánh, đồi An lỗ phía Bắc Huế. Giửa năm 1974, trong kế hoạch luân chuyển dưởng quân và tái bố trí, Tiểu đoàn 4 TQLC đuợc bay về Sài Gờn và di chuyển về hậu cứ ở Vũng Tàu. Joey đã nhanh nhẩu đi xe xuống thăm với đơn vị.

Lần này, Joey cho biết chắc chắn Mỹ sẽ bỏ rơi Miền Nam và cắt đứt hết viện trợ. “Mày lo thu xếp đi.Tao sẽ giúp mày rời khỏi Việt Nam với vợ con.” Tôi chỉ cười ngu ngơ, vổ vai bạn nói “Mày yên chí.Tao sẽ liên lạc với mày khi cần”. Rồi đơn vị tôi trở ra hành quân ngoài Quảng trị.
Tình hình biến chuyển sôi động sau ngày Tết năm 1975. Ban Mê Thuột rơi vào tay CS. Những trận đánh ác liệt xảy ra ở Thường Đức.Vào đầu tháng 3 năm 1975, Joey Strickland đuợc lệnh bàn giao cho một Trung tá TQLCHK, về trình diện Bộ Tư Lệnh TQLC Hoa tại Hoa Thịnh Đốn. Lúc ấy, đơn vị tôi đang đuơng đầu với đại quân CS từ Miền Bắc vào. 

Tôi nhận đuợc tin và lời nhắn của Joey cho biết khi nào có thể nên đến ngay cơ quan DAO tiếp xúc. Tôi không còn đầu óc đâu nghĩ đến chuyến ấy. Cuộc di tản chiến thuật thảm khốc đã gây ra cho tôi nổi niềm đau đớn và uất hận tận cùng, khi những người bạn thân cùng khóa Võ Bị của tôi biệt tích, là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Lữ Đoàn Trưởng LĐ369 TQLC và Trung Tá Đỗ Hữu Tùng, Lữ Đoàn Phó, với nhiều đàn em thân thiết như Nguyễn Tri Nam, Tô Thanh Chiệu…, từng sống chết bên nhau ngoài chiến trận.Ngày Dương Văn Minh khêu gọi buông súng tôi còn nguyên đơn vị đang di chuyển về Căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức, với bao nhiêu đàn em thuộc cấp dưới quyền. Tôi không rời bỏ đơn vị dù thấy chết trước mắt. Tôi luôn luôn nhớ mình là một SQ hiện dịch xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt.

 Rồi,tôi cố sống và chịu đựng khổ ải qua các Trại Tù Cải Tạo từ Nam ra Bắc. Đến tháng 3 năm 1984, đuợc thả về nhờ gia đình chạy chọt, tôi vượt biên sang Indonesia vào tháng 6 năm 1984. Vài tháng sau, nhân dịp tham dự cuộc phỏng vấn với Gia Đình Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ, với chương trình 20/20 của hệ thống ABC, tôi đã nói về những năm tù đày  gian khổ và chuyến vượt biên nguy hiểm. Tôi có nhắc đến Trung Tá TQLCHK Strickland. Sau đó vào tháng 3 năm 1985, chương trinh 20/20 đã tiếp xúc cho biết sẽ cho tôi gặp lại Joey tại tư gia.Phần này nằm trong chương trình phỏng vấn các cựu tù nhân cải tạo lên án chế độ tù đày khắc nghiệt của VC, để vận động chính phủ Hoa Kỳ, dưới thời Ronald Reagan, can thiệp cho các cựu quân nhân và công chức của Việt Nam Cọng Hoà sớm đuợc giải thoát.

Từ Hawai, Joey đuợc sắp xếp bay qua Hoa Thịnh Đốn  với bộ chiến phục TQLC Việt Nam trên tay và chiếc mủ Bê rê xanh để tặng cho tôi. Cả hai chúng tôi không tránh đuợc xúc động khi gặp lại nhau sau một cuộc bể dâu trầm ải.Từ đó Joey và tôi cố giử liên lạc với nhau khi tôi may mắn đuợc người bạn chiến hữu cũ giới thiệu vào làm việc cho xửơng in của nhật báo The Washington Post ở Springfield , Virginia, Dần dần, tôi đuợc biết thêm về Joey. 

Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Tá Joey Strickland, còn ở Bộ Tư Lệnh TQLCHK, đã nổi cơn thịnh nộ và lồng lộn trước các SQ cao cấp của TQLC Hoa Kỳ , kể cả vị ĐạI Tướng Tư Lệnh tại sao bỏ rơi Miền Nam khi Hoa Kỳ đã bị tổn thất gần 58 ngàn quân để chống CS. Do thái độ quyết liệt , không chịu bỏ qua ấy, Trung Tá George E. Strickland đã bị cho giải ngũ với nguyên cấp bậc đã mang từ năm 1972 và từng công tác tại Việt Nam từ năm 1973 đến 1975. Đáng lẻ, Joey phải đuợc thămg cấp Đại Tá sau khi về nước. Nhưng Joey chỉ bênh lẻ phải và tận tình với chiến hữu Đồng Minh.

Bản thân tôi cũng không làm cho Joey xấu hổ.  




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List