On Saturday, February 2, 2013 7:18 PM, Fanxico Tran <> wrote:
Đền
Tử Sĩ
(Nghĩa
trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa 1969)
-------------------------------------------------------------
Gọi
Hồn Tử Sĩ ỡ Dền Tữ Sĩ
Nhớ
bạn
_(.)_
Tao
mầy xa cách khá lâu,
Hôm nay chợt nhớ đi đâu tìm mầy ? Tao mầy thân thiết từ ngày, Đi trình đơn vị, tao mầy bắt tay. Hỏi thăm quê quán tao mầy. Để khi nghỉ phép tao mầy ghé chơi. Quê tao xa lắm mầy ơi, Quê mầy gần sịt, đến chơi không phiền. Quê tao có trái cây ngon, Quê mầy miền biển cá tôm ê hề. Mầy tao thường rủ nhau về, Biển mặn ta tắm, ngoài ra...ngắm người. Nước xanh, cát trắng trải dài Mầy tao rượt đuổi suốt ngày cười vui. Vui nào cũng ngắn vậy thôi ! Trở về nhiệm vụ chăm coi chu toàn. Tao mầy những lúc hành quân Miệng thường ca hát cho quên nhọc nhằn. Mầy ca tao vỗ tay khen Mầy vô vọng cổ: Thanh Sang không bằng. Mầy cho tao biếm, tao châm Nhưng mà thiệt đó, mầy tin đi mà ! Nhiều ngày lặn lội cam go, Hay cười tủm tỉm, mầy ca thật bùi. Làm cho ai nấy bùi ngùi, Lên cao ý chí đánh lui quân thù. Thế mà mầy vội ra đi ! Thân mầy gục xuống: tại vì mầy gan ! Mầy liều "bịt miệng" đại liên Để cho đồng đội tiến lên an toàn. Bạn bè ngồi lại nhớ thương Cái thằng Trung Úy tên Đương quá chì ! Tao cho chút rượu vào ly, Mời mầy "cùng nhấp" tí ti đở buồn. Xa rồi cái Tết Mậu Thân, Đầu năm tang tóc, Cộng quân vào thành. Nhớ mầy tao mãi cầu xin Hồn thiêng phù hộ Nước Non an bình. Mầy thằng ngoan đạo, hiền lành, Ba Ngôi Thiên Chúa Hồng Ân thương mầy. Đưa mầy lên chín tầng mây. Cho mầy hưởng phúc từ đây với Người.
AvS3839
(Mùa xuân nầy nhớ lại mùa xuân xưa) |
30/4, nỗi buồn và hy
vọng
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-24
2014-04-24
04242014-30-april-kh.mp3
Sinh viên Việt Nam tại Paris để tang cho một Đất Nước ngày 27
tháng Tư năm 1975
Files photos
Nghe bài này
Giữa tháng tư năm nay, trên một tờ báo lớn tại TP HCM chạy dòng
tin rằng các tour đi biển nhân dịp lễ 30/4 đã kín chỗ. Những câu hỏi như 30/4
đi đâu, xuất hiện nhiều trên các báo.
Nỗi buồn của chiến tranh và sự lãng quên
Ngày 30/4 thực sự trong hơn chục năm qua đã trở thành một ngày mà
cư dân đô thị lên đường đi du lịch trong và ngoài nước, rồi các tụ điểm vui
chơi giải trí cũng được bàn đến là liệu họ có tăng giá hay không … Và thế là
đôi khi người ta quên mất ngày 30/4 là một ngày lịch sử lớn nhất trong lịch sử
Việt nam hiện đại.
Nhà văn Thùy Linh từ Hà nội cho chúng tôi biết về cảm tưởng của
chị trong tháng tư năm nay:
“Mọi người chẳng nhắc rằng ngày đó là ngày gì mà chỉ biết đó là
ngày nghỉ, rủ nhau đi chơi ăn nhậu, chứ không ai nhắc sự kiện ngày 30/4 là ngày
gì. Dần dần nó nhạt nhòa trong ký ức mọi người.”
Nhưng bên cạnh sự lãng quên đó, cũng trong thời gian hơn 10 năm
trở lại đây, nhiều tiếng nói từ trong nước cất lên về ngày 30 tháng tư như là
một nỗi buồn. Có lẽ đó là một Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh như ông
mô tả trong quyển tiểu thuyết xuất bản hồi năm 1990, hay như câu nói nổi tiếng
của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vài năm trước khi ông mất rằng ngày 30/4 có
hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn. Nhà văn Thùy Linh nói
tiếp:
Đinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh TL
“Người ta không còn nhớ ngày 30 tháng tư là một ngày chiến
thắng hay đại thắng mùa xuân gì đó. Người ta chỉ nhìn vào cái hiện trạng đất
nước thôi, rồi người ta liên hệ, liên tưởng… mà những liên tưởng như thế rất
nhiều nỗi buồn.”
Niềm hy vọng
Biến cố 30/4/1975 đã bắt đầu sự hình thành nên một cộng đồng Việt
nam tại hải ngoại mà nay đã lên đến hơn hai triệu người. Cứ đến ngày 30/4 là
nỗi buồn lại kéo về, đến nay đã 39 năm. Và cứ đến ngày này người ta lại nghe
đến những từ hòa hợp hòa giải.
Cụm từ này lại được nhắc đến rất sớm từ đầu năm nay bởi ông Thứ
trưởng bộ ngoại giao Việt nam Nguyễn Thanh Sơn, khi ông tổ chức một nhóm lớn
những người Việt hải ngoại về nước đi thăm quần đảo Trường sa. Chuyến đi được
cho là một cố gắng chứng tỏ ý muốn hòa giải của chính phủ đương quyền tại Việt
nam với cộng đồng Việt nam tại hải ngoại. Tuy nhiên lời phát biểu của ông Sơn
về những người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do sau năm 1975 rằng họ bị tuyên
truyền một chiều, đã làm dấy lên sự phản đối của nhiều người Việt hải ngoại.
Ông Trần Giao Thủy làm trong ngành truyền thông tại Canada nói
rằng những người ra đi sau 1975 chẳng phải bị tuyên truyền gì cả mà chẳng qua
là họ không muốn sống với cộng sản mà thôi.
Ông Quốc Việt, người từng là nhân viên thiện nguyện tại các trại
người Việt tị nạn ở Đông nam Á thì nói rằng sự hòa giải là nằm ở giữa nhà cầm
quyền Việt nam với 90 triệu dân, chứ giữa những người Việt hải ngoại và người
Việt trong nước không có gì phải hòa giải cả.
Mít tinh ngày 30 tháng Tư. Ảnh TL.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, một bạn trẻ lớn lên và học
tập trong nước nói rằng chuyện hòa giải đó là của chính quyền vì chính họ là
người đầu tiên nêu lên cụm từ ấy.
Trở lại sự kiện ông Nguyễn Thanh Sơn tổ chức chuyến tham quan-cầu
siêu mà ông gọi là hòa giải, tiến sĩ Nguyễn Quang A, người từng đưa nhiều ý
kiến phản biện lại chính phủ Việt nam nói:
“Tôi nghĩ rằng có một chuyển biến gì đấy không lớn lắm về nhận
thức cái ngày này. Động thái của bộ ngoại giao mời những đại diện của bà con ở
nước ngoài thăm Trường sa cũng là một dấu hiệu nho nhỏ về một sự cải thiện gì
đó mà đáng lẽ phải được xúc tiến từ lâu rồi.”
Có lẽ là từ sự chậm chạp ấy mà nhiều người cũng nói rằng không rõ
chính quyền Việt nam có thật lòng làm cái điều mình nói hay không, mặc dù là sự
giao thương qua lại giữa người Việt trong nước và hải ngoại đã bắt đầu từ lâu.
Một lượng ngoại tệ từ cộng đồng hải ngoại gửi về Việt nam cũng được chính những
giới chức có thẩm quyền ở Việt nam đánh giá cao.
Phát biểu về cộng đồng người Việt tại hải ngoại ngày càng lớn
mạnh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ rằng trong cái bất hạnh cũng có cái may của nó. Rất
là đau khổ rằng nhiều triệu người Việt nam đã phải ra đi trong mấy chục năm
qua. Nhưng mặt khác đã tạo nên một cộng đồng đến 3 triệu người Việt ở khắp nơi
trên thế giới. Và đó là một phần rất đáng kể của dân tộc Việt nam và rất là
quan trọng đối với việc phát triển của dân tộc này. Từ việc giữ gìn truyền
thống, những giá trị cốt lõi của dân tộc, cho đến những sự hiểu biết mới mà bà
con ở nước ngoài tích tụ được. Đó là chưa nói đến tiềm lực kinh tế mà tôi chỉ
nói đến mặt trí tuệ, mặt hiểu biết. Đó là một tài sản vô giá sẽ giúp cho việc
phát triển đất nước trong tương lai.”
39 năm đã trôi qua và sự chia cắt dường như vẫn chưa kết thúc vì
người ta vẫn còn nói đến hòa hợp và hòa giải. Bên cạnh đó lại bắt đầu có sự
lãng quên qua những dòng chữ quảng cáo du lịch lạnh lùng trên báo chí. Nhưng
đâu đó vẫn là những nỗi buồn của những người như nhà văn Thùy Linh, và niềm hy
vọng của những người như tiến sĩ Nguyễn Quang A
30 tháng 4: tôi nhìn lại
mình
Nguyễn Quốc Quân - DienDanCTM
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ năm ngày 3 tháng 4 vừa qua, Thứ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã công bố rằng nhà nước sẽ cho cử hành một đại
lễ cầu siêu tổ chức tại Trường Sa dành cho những anh hùng tử sĩ hy sinh vì
biển đảo, kể cả chiến sĩ VNCH, cũng như tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên
biển Đông.
Khi nhắc tới thuyền nhân VN, ông đã gọi bằng một tên mới đó là
“nạn nhân chiến tranh” và cho biết nhà nước VN “không còn bận tâm đến mục
đích ra đi của khoảng 4 triệu rưỡi người Việt đang sinh sống ở nước ngoài”.
Tạm gác qua bên sự khó chịu về kiểu nói trịch thượng của ông Sơn
và kinh nghiệm đã có quá nhiều về những “ẩn ý” hay “toan tính” của các lãnh đạo
của ông Sơn, người ta vẫn thấy không ổn trong những phát biểu này và chẳng thấy
sự chân thành nào đối với những người đã mất.
Có lẽ điều không ổn lớn nhất là thắc mắc: Nếu ông Sơn thực sự có
thiện tâm muốn "hòa giải dân tộc" thì thay vì chỉ biết níu áo “các
xác chết” ông có thể đề nghị Nhà Nước của ông làm rất nhiều việc dễ dàng, cụ
thể, và cấp thiết hơn nhiều; chẳng hạn như hoà giải với các nhà bất đồng chính
kiến “vẫn còn sống” trong và ngoài các trại tù tại Việt Nam. Như nhà nước
Myanmar đã làm.
Nhân mùa tưởng niệm 30/4, từ một cái chết khác - một cái chết được
biết trước nhưng vẫn khiến nhiều người bàng hoàng và cúi đầu khâm phục - đã
thôi thúc tôi ghi lại những diễn tiến tư tưởng qua vài khúc quanh nhỏ của đời
mình để bày tỏ lòng biết ơn tới những tấm gương lớn, nhỏ đời thường trong dòng
sống gian nan đầy khổ lụy của lòng yêu chuộng tự do và công lý. Và cũng
để khẳng định thuyền nhân Việt Nam không bao giờ chỉ đơn giản là nạn nhân
chiến tranh.
***
Hình ảnh ghi đậm vào tâm trí tôi, vào những ngày này năm 1975, là
một sinh viên năm cuối Đại Học Sư Phạm Saigon ban Toán đang cùng mẹ và các em
gái, tại một căn chung cư gần chợ Bà Chiểu, mỗi người một bọc nhỏ quần áo với
ít tiền lộ phí ngồi ngóng ra cửa đợi người con trai cả ở xa chưa về. Với
trí nhớ về Việt Minh trên da thịt của những người lớn tuổi phải di cư năm 1954
thời ấy, mẹ tôi chỉ mong cả nhà xum họp sống chết cùng nhau. Và một lần nữa, bà
quyết định cả nhà phải "trốn thoát nanh vuốt của Cộng Sản!"
Khi ông anh Thiếu úy Hải quân VNCH vừa về tới, vào trưa hôm 29-4,
để đón cả nhà lên một trong hai chiếc PCF vừa cập bến Bạch Đằng thì ... chuyến
đi đã không thực hiện được. Bởi vì trong một khung thời gian rất hẹp, như
một định mệnh – vắng mặt mẹ.
Thực ra, cá nhân tôi và người anh trai cùng các em sinh ra và lớn
lên trên một vùng đất Miền Nam tự do nên không “dễ tin” vào những câu chuyện
kinh hoàng thuở “xa xưa” của người lớn. Do đó, cũng chẳng háo hức gì lắm
với việc hoà mình vào cái hỗn loạn lúc ấy để cố gắng tìm cho mình một chỗ thoát
thân. Cả hai anh em chúng tôi thở phào: “Thôi ... ở nhà. Ít nhất
cũng mừng đã hết chiến tranh rồi !”
Thế rồi ít lâu sau đó, anh trai tôi chuẩn bị quần áo và thức ăn
khô cho "10 ngày tập trung cải tạo". Sau ba năm tù cải tạo, anh
trở về cùng gia đình tại khu kinh tế mới ở Bình Long - như một điều kiện để ra
tù. Sẵn lòng sống như một người nông dân bình thường, nhưng vẫn không
được để yên! Thời gian sau, anh trốn về thành phố sống chui nhủi lây lất vài
tháng và vượt biển năm 1979.
Riêng tôi, cùng cả lớp ba mươi mấy mạng, phải ở lại trường thêm
một năm để học chính trị và vỗ tay hát đồng ca. Lúc ấy tuy có hơi chống
đối những cái lố lăng, nhưng trong thâm tâm thấy vui vì đất nước thống nhất.
Cố căng mình ra để trải nghiệm và phản biện với những thực tế rất đặc thù Cộng
Sản. May mà cũng được ra trường bổ đi dạy học tại tỉnh Kiên Giang năm
1976.
Suốt 5 năm dạy học, dốc hết tâm lực và niềm tin để chiêm nghiệm
tương lai đất nước qua ánh mắt và ước mơ của học trò mình. Tuy rất tin
cậy vào sức mạnh của giáo dục; nhưng tôi chợt hiểu ra, giáo dục không phải là
bước khởi đầu và chắc chắn cũng không là giải pháp duy nhất để canh tân đất
nước. Ở quê hương mình, lúc ấy và có lẽ vẫn kéo dài đến tận bây giờ,
người ta đã phải giả dối, lừa lọc, thờ ơ, và đôi khi phải tàn ác để vươn lên
hay thậm chí chỉ để tồn tại!
5 năm ấy thật quí giá và ý nghĩa cho một đời người đủ để có thể
quyết định trôi theo sóng biển năm 1981, tìm cho mình sự lắng đọng trong tâm
hồn và một lời giải cho lý trí.
*o*
Những ngày gần đây, lòng tôi tràn đầy cảm phục, xót xa và trăn trở
theo dõi từng bước chân, lời nói, tâm tư ... của nhà giáo Đinh Đăng Định từ khi
nhà nước nhất quyết không cho chữa trị nhưng “đại xá” cho về chết bên vợ con.
Và đây chính là cái chết báo trước đã thôi thúc mình chia sẻ về cái Tôi tầm
thường rất nguyên tắc và lắm ước mơ này. Như để tự vấn lương tâm ?!
Chưa đầy nửa tháng sau, ngày 3/4/2014 thầy giáo Đinh Đăng Định
trút hơi thở cuối cùng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi cũng là
một trong rất nhiều người cố gắng ghi nhận từng dữ kiện xung quanh thầy. Tôi
hơi bất bình khi nghe gia đình thầy chỉ nghĩ rằng Nhà Nước đã nợ thầy Định một
lời xin lỗi, nhưng rồi tôi phải thừa nhận gia đình thầy thực tế hơn tôi nhiều
về những kẻ cầm quyền hiện nay. Hàng triệu người chết trên Biển Đông, sau 30
năm chỉ được lãnh đạo đảng "không còn bận tâm đến mục đích ra đi".
Tôi chợt nghĩ những lời xin lỗi kiểu này, nếu có, đối với tất cả những cái chết
mờ ám có dính líu tới bàn tay công an trong những năm tháng gần đây, sẽ thành
khẩn hơn cả buổi đại lễ cầu siêu sắp tổ chức.
Xin được cùng thầy giáo Phạm Minh Hoàng tiễn bạn với lời cầu xin “Bây
giờ, trên Miền Yên Vui, xin thầy cầu nguyện cho chúng tôi, đặc biệt là các đồng
nghiệp của mình vượt qua sợ hãi để tiếp tục và hoàn tất ý nguyện của thầy – và
cũng là ước vọng của tất cả chúng ta.”
*o*
Ước vọng của tất cả chúng ta dù có khác nhau đôi chút nhưng chắc
hẳn cũng gần gũi với ý nguyện của thầy giáo Định. Như chân thật, như tự
do, như thương yêu, như tương kính, như hạnh phúc, ... mà tựu chung, chính cái cơ
chế Độc Tài Toàn Trị là thủ phạm chủ tâm hủy diệt ý chí từng người. Sợ
Hãi là món quà phát không rất thường xuyên cho tất cả mọi người trong giới bị
trị - bao gồm cả đủ các tầng lớp quan chức và nhân viên thừa hành.
Một sự thật đơn giản đến như vậy, thế mà tôi vẫn chưa thể lý giải
một cách ngọn nguồn mãi tận đến năm 1985 sau khi tìm hiểu và tham gia một tổ
chức đấu tranh. Tôi tham gia vào cái lúc mà tổ chức này đang bị điêu đứng
nhiều nhất với sự lột xác trưởng thành. Tôi góp mặt với tổ chức không chỉ nhờ
vào sự may mắn gặp gỡ các tấm gương trong sáng và kiên trì của các thành viên
tiếp tục bước tới, mà còn vì đồng tình với chủ trương Đấu Tranh Vận Dụng dựa
vào Sức Mạnh Toàn Dân. Coi như đây là bước nhích chân đầu tiên - bước
chân của dò đường để hướng đến điều mình thường trăn trở.
Cuối năm 1986 hoàn tất luận án Tiến sĩ Toán tại NCSU chỉ để tự
khẳng định sở trường sở thích của mình. Giữa năm sau, tham dự lễ phát
bằng tốt nghiệp như một cách trả ơn cho cha mẹ. Sau khi nhận được tin mẹ
tôi – nghệ sĩ ngâm thơ Hồ Điệp (1930-1987) – mất tích trên đường vượt biên
đường bộ. Thật là một bi kịch, khi vết dao đó cắt thẳng vào da thịt mình
khiến suy tưởng ấy lan man đến những cảnh xảy ra cho hàng trăm ngàn người phụ
nữ khác trên con đường tìm tự do! Thế rồi chỉ ít ngày sau, theo sự mách
bảo của cái cảm tính mơ hồ trong trái tim của mình, tôi quyết định dành trọn
thời gian trở thành một trong nhiều thủy thủ bình thường của tổ chức tiếp tục
đoạn hải hành đầy gian khó. Con thuyền hướng về ước mơ chung từng gửi lại
bên kia bờ Thái Bình Dương. Đây là bước nhích chân thứ hai, bước chân
của ý thức.
Không phải lúc nào con thuyền cũng lướt sóng với nhiều hứng khởi
và niềm vui. Bầu trời Việt Nam vẫn một màu tối đen mặc dù Đông Âu đã hửng
sáng. Đôi lúc thủy thủ đoàn cũng vật vã với nhau và với hướng đi của con
thuyền. Chúng tôi chỉ đoán là mình đang hướng về phương Đông, nơi của yêu
thương và tổ quốc. Bởi vì, ở nơi ấy thỉnh thoảng loé lên những tia chớp
cuối chân trời.
Từ năm 2000 và nhiều lần sau đó, âm thầm đặt chân về Việt Nam gặp
bạn bè, người thân và đồng đội. Lòng càng trăn trở khi cả nước vật vã
chuyện áo cơm; chia sẻ nhau nỗi sợ vô hình tuy không đậm nét nhưng đủ bao phủ
một cách thầm lén lên tất cả mọi người. Có thể những năm tháng ấy chưa
phải là thời “cực thịnh” của chó săn với tỉ lệ 1 trên 6 như hôm nay. Nhưng
chúng tôi vẫn thấy cái sợ lây lan quá sâu qua từng kế hoạch công tác. Phải
có bước đột phá!
Năm 2006, sự xuất hiện của khối 8406 cùng với thái độ đấu tranh
kiên cường của Lm. Nguyễn Văn Lý là một mốc điểm quan trọng đã khởi đầu một
giai đoạn mới cho lực lượng dân chủ. Trong suốt thời gian này chúng tôi
ráo riết gần gũi các đồng đội để học hỏi lẫn nhau, xây dựng lực lượng và góp
nhặt những kinh nghiệm đó đây của nhiều người trong cũng như ngoài nước. Đây
là khung thời gian rất phấn chấn nên tôi đã đúc kết 2 phương thức, coi như bước
nhích chân thứ ba - bước chân của trải nghiệm vì chính mình đã có cơ hội
thử nghiệm từ cuối 2007 trong lần sa cơ đầu tiên. Hai phương thức đó là:
1. 1- Sống hạnh phúc, sống hết mình : “Thương
Yêu ==> Ước Mơ ==> Trải Nghiệm”.
3. 2- Vượt khó khăn : “sống với Niềm
Tin ==> chọn thái độ Lạc Quan ==> giành thế Chủ
Động”
Cùng lúc đó đã xuất hiện thêm nhiều mũi nhọn như anh Điếu Cày, Ls
Lê Công Định, ... góp mặt cùng cha Lý, cha Lợi, Ls Lê Thị Công Nhân... đã thu
hút đồng bào mọi giới từng bước nhập cuộc. Đông đảo dần, sôi động hơn, và
dĩ nhiên đỡ sợ hơn với hơi ấm của Đám Đông. Tuy có lúc trồi lúc sụt tùy
theo độ nóng của họng súng trấn áp, nhưng cao điểm cứ tăng dần từ cuối năm 2013
với sự góp mặt của đông đảo giới trẻ. Kéo dài đến năm 2014 vẫn còn ở cao
điểm với sự góp mặt và phối hợp của dân oan và đồng bào nhiều giới dù cho sự
đàn áp cũng đã lên cực điểm của tàn ác và phi lý. Mà đó cũng chẳng phải
là điều nghịch lý, khi mà chế độ độc tài không còn điều tiết nổi mức độ tàn ác
của bộ phận trấn áp.
Ngày hôm nay, như blogger Nguyễn Việt Trung cảm nhận “Qua rồi cái
thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ
những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người”
Từ dân oan đến trí thức, từ thanh niên son trẻ đến chú bác đã về
hưu, cả trai lẫn gái chẳng hề kèn cựa nhau, cả vợ cả chồng, cả mẹ cả con, cả
trong Đảng lẫn ngoài Đảng ... đang từng người xuất hiện, vượt qua chính mình để
góp phần vào cuộc cách mạng vì phẩm giá con người.
Bà con đã dùng nhiều cách khác nhau để khống chế Sợ Hãi và vượt
thắng chính mình. Một câu nói nổi tiếng của cha Lý mà tôi ghi nhớ mãi:
“Đừng sợ những gì Cộng Sản làm. Hãy làm những gì Cộng Sản sợ.” Chắc mọi
người cùng đồng ý rằng, Cộng Sản cũng như mọi chế độ độc tài khác sợ nhất 3
điều: Sự Thật, Lẽ Phải, và Liên Kết.
Cả ba điều này đều đã thể hiện thật rõ trong đám tang thầy giáo
Đinh Đăng Định ngày 7 tháng 4 vừa qua. Ký giả Mặc Lâm đã ví sự kiện này với sức
mạnh của “những chiếc đũa khi trở thành một bó”. Dù chỉ nhìn qua
ảnh, mỗi chúng ta khó ai ngăn được xúc động.
Tự nhiên tôi muốn thốt lời tạ ơn hồn thiêng sông núi, Đất Trời và
các đấng thiêng liêng. Không phải chỉ những người hiện diện trong đám tang tại
Dòng Chúa Cứu Thế, mà còn rất nhiều người khác tôi rất muốn bày tỏ lòng biết ơn
mà tôi không thể kể hết ra đây. Như gần đây nhất vợ chồng tôi vẫn thường
xuyên nhắc nhở đến: người tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, chị Du A Lien, kỹ sư
Nguyễn Văn Thạnh, facebooker Lưu Gia Lạc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ... Dù các vị
này không hề quen biết tôi nhưng cũng đã thực sự giúp vợ chồng tôi gia tăng
thêm sức mạnh và vững lòng tin về tương lai của đất nước.
30/4 năm nay quả thực đã mang thêm một ý nghĩa mới, một động lực
mới, một bậc thềm mới.
Riêng tôi mong đợi và sẵn sàng cho một vận hội mới.
Có thể đó là bước nhích chân thứ tư chăng.
Bước chân của chạm vai nhau?
Nguyễn Quốc Quân
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết