Ưu việt của giáo dục
miền Nam
Nguyễn Quang Duy
Nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra, Úc
Châu.
Cập nhật: 14:35 GMT - thứ năm, 24 tháng 4, 2014
Được BBC phỏng vấn, Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương Đại học
Quốc gia Hà Nội cho biết: “Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự
chi phối của chính trị. Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính
trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục
phải phục vụ cho nó.”
Ông Trần Ngọc Vương nhận xét: “Nền giáo dục của miền Nam từ năm
1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một
cách thực sự nghiêm túc.”
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ông Vương cho biết: “Tôi cũng có quen biết những trí thức được
trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn
hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ,
nhiều người trong số họ rất xuất sắc.”
Mặc dù ông Vương đã nhìn nhận kết quả của nền giáo dục tại miền
Nam, nhưng có thể ông chưa nhận ra chính sự độc lập giữa giáo dục và chính trị
tại miền Nam là nhân tố tạo ra kết quả này.
Giáo dục miền Nam
Vào năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào
nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ
quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo
dục cho miền Nam. Đại Hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và
nhân bản làm căn bản.
Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ
chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục
nhìn nhận ba nguyên tắc.
Đây là một bằng chứng cụ thể, mục tiêu chiến lược và những đích
đến của nền giáo dục tại miền Nam là một quyết định dân chủ hòan tòan độc lập
với chính trị. Có chăng chính quyền chỉ chính danh đứng ra triệu tập và tổ chức
các Đại Hội về Giáo Dục.
Giáo dục là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục
Về mặt quản lý, chính quyền miền Nam đề ra những chính sách và
quyết định việc chi tiêu nhằm thực hiện những mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Tuy nhiên việc giáo dục từ điều hành, đến soạn thảo chương trình và giảng dạy
là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục.
"Trong Bộ Giáo
dục ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn phòng, bí
thư… các chức vụ khác đều do những nhà giáo dục có chuyên môn đảm trách."
Tại miền Nam nhiều bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục được bổ
nhiệm là những người xuất thân từ ngành giáo dục.
Trong Bộ Giáo dục ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính
trị như đổng lý văn phòng, bí thư… các chức vụ khác đều do những nhà giáo dục
có chuyên môn đảm trách.
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và
Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa nhận xét những người làm giáo dục tại miền Nam đều
am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị
chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới trọng đại.
Ông Liêm cho biết “những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời
đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường.”
Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay
tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ dân biểu xuất
thân từ nhà giáo.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp
Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị. Bộ Giáo dục
có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học nhưng công việc của vị này chủ yếu
là lo thực thi những chính sách về giáo dục đại học.
Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị.
Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền
thảo luận và quyết định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai.
Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Giáo dục bổ nhiệm mà do
các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.
Tác giả cho rằng giáo dục miền Nam nhiều ưu điểm dù trong thời
chiến
Triết lý nhân bản mà miền Nam chọn làm căn bản cho giáo dục lấy
con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người
như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng
hay tổ chức nào.
Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng
không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận
sự kỳ thị hay phân biệt tư tưởng chính trị, giàu nghèo, địa phương, tôn giáo,
chủng tộc… con người có giá trị như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng
những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Nói rõ hơn nền giáo dục miền Nam lấy quyền con người, quyền dân
sự và lấy với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền làm nền tảng để xây dựng con
người.
Chính vì dựa trên nền tảng nhân bản nên không có vấn đề lý lịch
trong học đường miền Nam. Ngay cả con em của cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc,
những người miền Nam công khai theo cộng sản đều được đối xử bình đẳng như mọi
học sinh sinh viên trong học đường miền Nam.
Một số trường Quốc gia nghĩa tử được lập ra để trợ giúp việc
giáo dục cho học sinh có cha mẹ là quân nhân đã hi sinh bảo vệ miền Nam. Một số
trừơng do tư nhân, do các tôn giáo hay do các cộng đồng sắc tộc điều hành.
Nhưng tất cả các trường đều theo nguyên tắc cơ bản và chương trình giảng dạy chung.
Công Dân Giáo Dục
Học sinh Việt Nam hiện nay bị nhồi nhét chính trị?
Dựa trên nền tảng nhân bản học sinh miền Nam từ lớp mẫu giáo đến
hết bậc Trung Học đều được dạy môn Công Dân Giáo Dục. Ở bậc tiểu học học sinh
được dạy về quyền và bổn phận của một công dân.
Lên Trung Học Đệ Nhất Cấp chúng tôi được học những bài học về:
cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã
hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.
Bước sang Đệ Nhị Cấp nhà trường tiếp tục giáo dục về Quốc Gia
(dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên
Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý
thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính
đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).
Từ bậc Trung Học chúng tôi đã được thực hành dân chủ qua việc bình
bầu Ban Điều Hành lớp. Việc chọn lựa từ Trưởng lớp cho đến các Trưởng ban do
quyết định của học sinh, quyết định hòan tòan độc lập với nhà trường và chính
quyền.
Mặc dù giáo dục độc lập với chính trị chúng tôi được dạy và thực
hành cơ bản chính trị dân chủ để khi cần sẵn sàng tham gia việc quản trị đất
nước.
Độc lập vì thế không có nghĩa là “phi” chính trị mà là không bị
phụ thuộc vào các đảng chính trị, đảng cầm quyền hay chính quyền.
Học đường miền Nam giáo dục học sinh trở thành những công dân
với ý thức chính trị và ý thức dân chủ sẵn sàng đóng góp cho gia đình, đất nước
và nhân lọai.
From: dieuhanh huynh
Date: 2014-04-25 17:14 GMT+10:00
Subject: Bia đá kỷ niệm Chiến Tranh Việt Nam trên đồi núi Colorado.
To:
Date: 2014-04-25 17:14 GMT+10:00
Subject: Bia đá kỷ niệm Chiến Tranh Việt Nam trên đồi núi Colorado.
To:
Bia đá kỷ niệm Chiến Tranh Việt Nam trên đồi núi Colorado.
"Khi mơ ước mãi không thành hiện thực
Sẽ trở thành viên đá tưởng lì trơ
Để óc tim ta nặng trĩu không ngờ.
Ta hất xuống những thường không dư lực."
AEHD thân mến,
Phải khó khăn, với nhiều kiên nhẩn và thì giờ tôi mới tìm được
video khoảng 5 phút của người nữ reporter tường trình về The Mysterious War
Memorial không biết do ai dựng nên, nằm ở một đồi núi hẻo lánh tại TB Colorado,
Hoa Kỳ.
Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam theo nhận xét của tôi đề cập
đến cuộc chiến từ năm 1945- 1975, trong đó có ghi khắc nhiều thứ tiếng
Anh, Việt, Laos, Campuchia. Tôi khá ngạc nhiên khi đọc được dòng chử sau trên
mặt của đài, thật cảm động đến rơi lệ:
"Nếu khóc than mà tôi có thể biến đổi tiến trình sự việc,
thì dòng lệ của tôi sẽ đổ xuống không ngừng cho đến ngàn thu."
Ngoài đài chính, còn có nhiều bia nhỏ nằm rải rác nơi khu rừng khá
rộng. Trong một bia tôi đọc được bài thơ:
"Khi mơ ước mãi không thành hiện thực
Sẽ trở thành viên đá tưởng lì trơ
Để óc tim ta nặng trĩu không ngờ.
Ta hất xuống những thường không dư lực."
Một bia khác khắc:
"Ai bảo trời không có mắt"
Một bia khác khắc bằng tiếng Pháp.
Rõ ràng đài nầy có sự góp tay của người có khả năng tiếng Việt
lưu loát.
Cuối video có hướng dẫn đường đến đài tưởng niêm.
Xin cám ơn những người đã mất khá nhiều thời giờ và tâm huyết dựng
tượng đài để ghi nhớ những người anh em của chúng tôi đã nằm xuống cho cuộc
chiến 1945-1975
Xem xong mà lòng tôi nặng trỉu tâm tư về cuộc chiến đã giết bao
nhiêu triệu sinh linh.
Xin cho những người đã nằm xuống vì cuộc chiến được an nghỉ chốn
an bình, nơi không có hận thù, chém giết.
TVMinh
Khu Đài Tưởng niệm chiến tranh
Việt Nam có cả tiếng Việt bí mật được phát giác giửa vùng đồi núi
vùng Gunnison, Colorado, Hoa Kỳ. Đúng là Danh dư và Trách Nhiệm của
một chiến binh. TNT
Somewhere in Colorado...
Once the military.com site opens, it
takes a few seconds for the video to automatically start. This is from some
dirt bikers along the continental divide near Gunnison, Colorado, where I'm not
sure, who stumble upon a Vietnam memorial in the woods. Whoever did it, put a
lot of money into it. Spooky, to say the least.
Interesting, I never was aware of it's existence. Who ever caused
it to be there is a true patriot. As usual the government is non committal at
best over it.....some vets must be aware of it as I saw numerous 7.62x51 and
30.06 rounds on one of the ledges between the stones.
Hope you can open this and view it at full screen quite
interesting to say the least as to the location and how did it get there.
My Vietnamese is very rusty, not to say it was very good to start with.
http://www.military.com/video/operations-and-strategy/vietnam-war/vietnam-memorial-on-remote-trail/2805626482001/
http://www.military.com/video/operations-and-strategy/vietnam-war/vietnam-memorial-on-remote-trail/2805626482001/
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết