---------- Forwarded message ----------
From: Khoi Huynh
On Tuesday, April 22, 2014 1:30 PM, Canh Tran
From: Khoi Huynh
On Tuesday, April 22, 2014 1:30 PM, Canh Tran
Xem hình ảnh nầy,chúng ta củng chẳng phải
chấp nhận buồn hay vui, đây là ý-kiến của cá-nhân . Vì cá-nhân mình đả
chịu 4 lần bị thương tích trong cuộc chiến tại VNCH, và nhửng ngày tù đày
của CSVN, và sau đó phải trốn chạy CSVN đến thế giới tự-do ngày nay.
Chúng ta chịu khó suy-gẩm lại đôi giờ sẻ thấy được kẻ
nào yêu nước và kẻ nào bán nưốc trong cuộc .
39 năm ..
Tung Chung Tai AZ End Saigon
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
NHỮNG HÌNH ẢNH KHÓ QUÊN TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI
CÙNG TẠI SAIGON
Tại Dinh Độc Lập Ngày 8-4-1975.
Dinh Độc Lập bị dội bom, do phi công Nguyễn
Thành Trung
lái chiếc A-37 ném bom.
Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc
dinh
nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một
khoảng nhỏ.
Không đầy 10 phút sau,
một toán cận vệ theo lệnh Tổng Thống đã đưa Đệ
Nhất Phu nhân rời khỏi Dinh Độc Lập
đề phòng cuộc chính biến,
còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại
trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự
Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không
lành,
nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận
Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình
còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày
30-4-1975.
Ngày 21-4-1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại
cho Cụ Trần Văn Hương
Tổng Thống Trần Văn Hương
nhậm chức trưa ngày 21-4-1975
Lúc 17 giờ, ngày 28-4-1975 Tổng Thống Trần Văn Hương
bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn
Minh
Ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Đại Sứ Martin hẹn tới gặp Tổng Thống Trần Văn
Hương
và có nhã ý mời Cụ đi cùng chuyến bay đi ra
nước ngoài sống nhưng Cụ đã từ chối và nói:
" ... Tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào,
niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người
dân mất nước ... "
Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương chấp nhận sống
cuộc đời đạm bạc
trong căn nhà ở hẽm 132A đường Phan Thanh
GiảnNăm 1978 cọng sản trả quyền công dân lại cho Cựu Tổng Thống Trần Văn
Hương,
nhưng Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương cũng không
nhận, Ông nói:
“Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy.
Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam,
trong khi binh sĩ,
nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng
tôi,
mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại
cải tạo,
chưa được trả quyền công dân.
Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm,
lại được trả quyền công dân trước…”
Tới năm 1981 Cụ Trần Văn Hương từ trần
Cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa .
Một đời của Cụ Trần Văn Hương vì dân vì nước .
Ngày 28 tháng 4 năm 1975,
Tướng Dương Văn Minh
nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 ,
chức Tổng Thống của Dương Văn Minh chưa được 48
tiếng đồng hồ ,
đã bị áp lực buộc phải đầu hàng và bị mất nước
Dương Văn Minh & Vũ Văn Mẫu
trên đường đến Đài Phát Thanh tuyên bố đầu hàng
Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng
Tại Tòa Đại Sứ Mỹ - Saigon
Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon thời Việt Nam Cộng Hòa
biểu tượng của tuyến đầu ngăn làn sóng đỏ của
Cộng sảnVào những ngày gần 30-4-1975,
tòa Đại Sứ Mỹ là nơi làm không vận đưa người
vượt thoát khỏi cọng sản
ra hạm đội USS ngoài khơi Việt Nam trong chiều
29
đến 7:00AM sáng 30 tháng 4 năm 1975
Ngày 24 tháng 4 năm 1975.
Bên ngoài Tòa Đại Sứ những người đả có giấy
nhập cảnh chen lấn
để được đi lên máy bay cũa Mỹ,
và đang cố ý cho nhân viên Mỹ biết là đả có
giấy nhập cảnh
Trực thăng cho cầu không vậnNgày 29- 4-1975,
những quân nhân Mỹ chờ trực thăng trên nóc tòa
Đại sứ Ngày 29-4-1975
đám đông hỗn loạn người Việt trèo tường tòa Đại
sứ Mỹ tại SG,
cố vào bên trong, để được trực thăng bốc điSáng
30-04-1975,
trực thăng đáp trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ cho kế
hoạch di tảnLúc 4 giờ sáng ngày 30-4-1975,
hai binh sĩ Mỹ cuối cùng tử thương ở Việt Nam
vì rớt trực thăng
Tại Tòa Đại Sứ Mỹ SaigonNhững người Mỹ và người
Việt đang chen lấn thoát thânMỗi ngày có hàng trăm người Việt xếp hàng
xin visa tại tòa đại sứ MỹNgày 29-4-1975 khi
những cảnh vệ Mỹ rút khỏi tòa ĐS
người dân nghèo vẫn đi vào "dọn dẹp"
như thường lệNgày 29-4-1975,
chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên nóc sân thượng
Tòa Đại Sứ . Ngày 29-4-1975.
Một nhân viên CIA (có lẽ là O.B. Harnage)
đang giúp những người di tản VN đi lên một
chiếc trực thăng Air America
trên sân thượng tòa nhà số 22 đường Gia Long,
cách Tòa ĐS Mỹ nửa dặm.
Những người đi tị nạn đang chờ bên hồ bơi trong tòa đại sứ
và họ đang ngồi chờ đợi trực thăng đưa ra hạm
đội
Tại Tòa Đại Sứ Mỹ SaigonNhững người di tản này đang chờ trực thăng tới bốc điNhững người may mắn được lên trực thăng
ngay trong sân tòa đại sứ Mỹ
Tại Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (DAO)
Saigon
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bảo vệ bãi đáp cho trực thăng
trong việc di tản nhân viên Mỹ, Việt trong sân
DAO
Tại Phi trường Tân Sơn Nhất Saigon Ngày 4-4-1975,
tại căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất.
Người của phái bộ Mỹ đưa 250 trẻ em mồ côi tại
Việt Nam
đi lên chiếc máy bay C-5A Galaxy
Các phụ nữ người của phái bộ Mỹ tại Saigon đang
thắt dây an toàn
trong máy bay C-5A Galaxy cùng với các trẻ em
mồ côi tại Việt Nam.
Họ chuẩn bị trên đường tới căn cứ Không Quân
Clark tại Philippines
Chiếc C-5A Galaxy này chở 250 trẻ em và 50 người của Phái bộ Mỹ.
Đã bị rơi cách đường băng một dặm sau khi hệ
thống điều hòa áp xuất bị hỏng
Chiếc máy bay C-5A Galaxy là loại lớn nhất Ngày 4-4-1975,
những người lính Mỹ đang tìm những em bé trong
chuyến bay
C-5A Galaxy bị rớt
Và chỉ còn 120 em nhỏ sống sót Ngày 5-4-1975,
Tổng Thống Ford đang bồng em bé cô nhi Việt Nam
tại Mỹ
Tại Phi trường Tân Sơn Nhất Saigon
Những người phụ nữ Mỹ cưu mang 216 em bé cô nhi Việt Nam. Chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam
ra khỏi Việt Nam để vào Hoa KỳBà Tisdale còn
giữ cuốn album hình mà những ngày chạy khỏi Việt Nam.Hai tấm này là hình
những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn
vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay
Ngày 22-4-1975,
người đàn bà này đang dẩn mấy em nhỏ lên chiếc
máy bay
C-130 tại Tân Sơn Nhất. Ngày 23-4-1975,
tại phi trường Tân Sơn NhấtNhững em bé con lai
đang trên may bay đưa về MỹHọp báo tại phi trường TSNChiều ngày 28-4-1975,
Nguyễn Thành Trung đã dẫn một đoàn A-37
oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất
phá hủy một số máy bay tại đây
Nguyễn Thành Trung cũng là người thả bom Dinh Độc Lập
trước ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chứcNgày
30-4-1975,
máy bay bốc cháy tại phi trường Tân Sơn Nhất Tại
những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đôngHKMH USS MIDWAYTrực thăng Sea
Stallion rời USS Midway hướng về Saigon
cứu thêm người trong những ngày tháng 4 năm
1975
đồng đội chào tiễn biệt, chúc chuyến bay may
mắnTrực thăng của Việt Nam Cộng Hòa liên tục đáp xuống HKMH USS MIDWAY
vào những ngày 29 & 30 tháng 4 năm 1975Trực
thăng Huey của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trên tàu HKMH Midway
bị xô xuống biển nhường chổ cho người dân di tản .
Chiếc trực thăng đã bị đẩy xuống biểnMột Thuyền
Đánh Cá chở người Di Tản được tàu Midway tiếp cứuTàu HQ 500 đã đưa người
di-tản ra khỏi Saigon
|
_
From: Van-Nghe
Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên
@ HVR
Giới thiệu:
“Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ 20” từ ngày 29/10 cho đến ngày 27/11/1998.
Người thực hiện loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975. Ông
Komori Yoshihisa từng là ký giả của tờ báo Mainichi được biệt phái đến Sài Gòn từ năm 1972 với tính cách là trưởng ban biên tập tại Sài Gòn. Sau đó, đến năm 1987, ông chuyển sang làm việc cho tờ báo Sankei.
Cũng qua loạt bài viết liên quan đến sự kiện “Sài Gòn Thất Thủ”, năm 1976 ông
Komori Yoshihisa đã nhận được giải thưởng danh giá “Phóng Viên
Quốc Tế” Vaugh/Ueda Prize do hai cơ quan truyền thông Mỹ- Nhật UPI và Dentsu sáng lập. Hiện nay, ông đã 72 tuổi và nổi tiếng là một nhà bình luận thời cuộc thế giới kiêm công việc giáo sư danh dự tại trường đại học quốc tế Akita ở Nhật Bản. Ngoài ra, ông
cũng từng được biết là một võ sư hướng dẫn môn Nhu Đạo tại đại học Georgetown ở thủ đô Washington, Hoa
Kỳ.
Vì được chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử liên quan đến chuyện Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cũng như nội tình của chính phủ Sài Gòn lúc đương thời, ông đã có cái
nhìn rất trung thực và đứng đắn về cuộc chiến Việt Nam -vốn rất phức tạp trong một tình thế tương tranh gay gắt mà phe Cộng sản chiếm phần ưu thế lúc bấy giờ, hơn nữa còn bị đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc bóp méo để đánh lừa dư luận thế giới. Nhận thấy tính cách giá trị lịch sử của loạt bài này, dù đã được viết hơn 15 năm trước, xin giới thiệu phần trích lược trong số 23 bài ký sự của ông Komori
Yoshihisa qua phần chuyển dịch của Khôi Nguyên.
Cũng cần nhắc lại, trước đây các phần chuyển dịch này của Khôi Nguyên từng được một số báo chí, trang web
người Việt hải ngoại đăng tải và đọc lại.
Kỳ 1: “Kẻ ở, người đi và một sự thật bình thường”
@On the Net
“Nếu 500 ngàn trong tổng số 3 triệu dân Sài Gòn cầm súng chiến đấu với một tinh thần quyết tử thì chắc là quân cộng sản Bắc Việt phải chuốc lấy những thất bại nặng nề, và Sài Gòn sẽ trở thành một Stalingrad thứ hai. Lúc đó, dư luận thế giới bắt buộc phải quan tâm để đưa đến những cuộc thương thuyết về vấn đề ngưng chiến tại Việt Nam”.
Ngồi trước mặt tôi và sau lưng là những người lính cận vệ trong bộ quân phục Không Quân hùng
dũng, cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ với một giọng chắc nịch và quả quyết, đã nói như vậy trong buổi phỏng vấn vào ngày
25/4/1975 tại nhà thờ Lộc Hưng ở ngoại ô thành phố Sài Gòn.
Ông Kỳ vốn là một nhân vật nổi tiếng vì trước đó đã giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam như Tư Lệnh Không Quân, Thủ Tướng, Phó Tổng Thống. Ông đã được biết qua báo chí thế giới bằng hình ảnh một người đàn ông có dáng gầy, cao vừa phải, dung mạo đẹp trai, và nhất là bộ ria đen nhánh. Vợ ông là một phụ nhữ xinh đẹp, xuất thân từ giới tiếp viên hàng không.
Tuy nhiên, từ năm 1971, trong cuộc tranh đua quyền lực, ông Kỳ đã bại dưới tay ông Nguyễn Văn Thiệu, một nhân vật từng sát cánh với ông lúc trước. Vì thế, ông đã bị hất văng ra khỏi chính trường miền Nam. Sau đó, người ta ít thấy ông Kỳ xuất hiện và cho đến gần thời điểm nguy ngập vào mùa Xuân năm
1975, ông Kỳ đã lên tiếng chỉ trích những thất sách về mặt quân sự cũng như sự thối nát về mặt chính trị của chính quyền Sài Gòn.
Vào ngày 25/4/1975 nói trên, trong
một buổi tập họp được Ủy Ban Hành Động Cứu Nước do linh mục Trần Hữu Thanh lãnh đạo đứng ra tổ chức, ông Kỳ đã đến tham dự và phát biểu. Khi ông Kỳ dùng
xe jeep đến nhà thờ Lộc Hưng thì nơi đây đã có gần 3 ngàn giáo dân tụ tập sẵn ngoài sân từ bao giờ. Địa phận Lộc Hưng vốn là nơi cư trú của đa số người Công Giáo miền Bắc tỵ nạn Cộng sản di cư về đây từ năm 1954. Trước khi đến đây, ông Kỳ đã nhận trả lời phỏng vấn của những phóng viên ngoại quốc như chúng tôi.
“Nếu đồng báo nhất trí đoàn kết, thì chúng ta sẽ còn con đường sống. Chúng ta phải cương quyết chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Quân cộng sản chỉ chờ đợi nơi chúng ta tự chia rẽ và tự tan rã mà thôi.
Tôi sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết. Tôi muốn nói lên quyết tâm này với dân chúng Sài
Gòn. Những người bỏ chạy ngay bây giờ trước khi quân địch tấn công vào đều là những kẻ hèn nhát”.
Đứng trên bục gỗ trước máy phóng thanh,
lời kêu gọi của ông Kỳ vang dội đến mấy ngàn giáo dân
Công Giáo như càng làm tăng thêm dũng khí cho họ.
Lúc này, quân Bắc Việt đã tràn đến những cứ điểm phòng thủ cuối cùng quanh vòng
đai Sài Gòn sau khi nuốt gọn Xuân Lộc. Và Sài Gòn đang
trong tình trạng hồi hộp, căng thẳng về một cuộc tổng công kích cuối cùng của quân Bắc Việt vào ngay lòng
thủ đô. Tuy vậy, lúc nghe ông Kỳ diễn thuyết, tôi cũng cảm thấy yên tâm phần nào vì miền Nam vẫn có thể tránh khỏi một cuộc chiến bại toàn diện.
Thế nhưng vào sáng ngày
29/4/1975 ông Kỳ đã dùng trực thăng tháo chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.
Từ lúc ông Kỳ bỏ chạy cho đến giây phút cuối cùng khi Sài Gòn
rơi vào tay quân Bắc Việt, chỉ đúng một ngày. Trong khoảng thời gian này, số những tướng lãnh cùng binh
sĩ VNCH ở lại chiến đấu cũng không phải là ít và có những vị tướng đã hy sinh.
***
Dọc theo quốc lộ 13, cách Sài Gòn
khoảng 50 km về hướng Bắc là căn cứ Lai Khê do sư đoàn 5 VNCH trấn giữ. Đây là một trong năm sư đoàn được phối trí theo thế chiến lược bảo vệ vòng đai thủ đô Sài Gòn. Lúc
này, Tổng Tham Mưu chỉ huy quân Bắc Việt là tướng Văn Tiến Dũng đã huy động tất cả 5 quân đoàn gồm 15 sư đoàn với quân số khoảng 200 ngàn để chọc thủng những tuyến phòng thủ vòng đai cuối cùng hầu tiến chiếm Sài Gòn.
Đúng vào buổi sáng 30/4/1975, sư đoàn 5 của VNCH đã phải hứng chịu những áp lực nặng nề trước sức tấn công mãnh liệt của quân đoàn 1 Bắc Việt, cuối cùng vì lực lượng quá ít so với quân số hùng hậu của quân Bắc Việt, sư đoàn 5 tan vỡ và vị Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự kết liễu vận mạng bằng cái chết hiên ngang, bất khuất.
Tướng Lê Nguyên Vỹ, TL SĐ5 BB
Mặt khác, tại cứ địa Củ Chi cách Sài Gòn
khoảng 30km về hướng Tây Bắc, sư đoàn 25 của VNCH cũng bị tấn công dữ dội và ngã gục trước quân đoàn 3 Bắc Việt. Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lý Tòng Bá vì muốn bảo vệ sinh mạng binh sĩ nên đã
chịu hàng và bị bắt làm tù binh.
Tướng Lý Tòng Bá, TL SĐ25 BB
Ngay cửa khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long là căn cứ Tân An nằm ở hướng Tây Nam Sài Gòn
được sư đoàn 22 VNCH trấn thủ cũng không tránh
khỏi sự tấn công mãnh liệt của lực lượng Bắc Việt và đã bị tiêu diệt. Kế đến là lực lượng những binh sĩ còn lại của sư đoàn 18 dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo đang trấn đóng tại phía Đông Sài Gòn
đã bị đột kích bằng chiến thuật biển người của quân đoàn 2 Bắc Việt. Sau khi thất thủ, tướng Lê Minh Đảo bị bắt làm tù binh.
Tướng Lê Minh Đảo, TL SĐ18 BB
Trong tình thế hiểm nghèo này, chỉ còn lại lực lượng duy nhất của sư đoàn 7 ở Mỹ Tho là tương đối có khả năng kéo về Sài Gòn tiếp ứng nhưng vì các trục lộ giao thông đã bị địch quân cắt đứt nên ngay sau khi
Sài Gòn thất thủ, sư đoàn 7 VNCH cũng
đành phải đầu hàng.
(*ghi chú của HVR: Tư lệnh SĐ7BB, Tướng Trần Văn Hai đã tự vẫn ngay trong doanh
trại đơn vị)
Tướng Trần Văn Hai, TL SĐ7BB
Tiếp theo tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 của VNCH là nơi kiểm soát toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tận lực trong việc bảo vệ và tiếp ứng cho hai sư đoàn 9 và 21 đang
bị uy hiếp trầm trọng, nhưng kết cuộc cũng đành phải bó tay. Vị Tư Lệnh quân khu là tướng Nguyễn Khoa Nam cùng Tư Lệnh Phó là tướng Lê Văn Hưng đã chọn cái chết để bảo vệ khí tiết ngay tại căn cứ Cần Thơ.
Tướng Nguyễn Khoa Nam, TL QĐ4 QK4
Tướng Lê Văn Hưng, TLP QĐ4 QK4
***
Đối với tôi, thì việc trong hàng ngũ những tướng lãnh và nhân
viên cao cấp của chính quyền miền Nam, người nào bỏ chạy, người nào ở lại tử thủ đã trở thành đối tượng cho sự suy nghĩ về những phương cách xử thế ở đời và là một bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Những người thường hô hào chiến đấu chống cộng tới cùng, hoặc kêu gọi sự đoàn kết và lòng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc một cách kịch liệt nhất, lại là những người chạy trốn sớm nhất. Ngược lại, những người có vẻ như thân Mỹ hay thân Pháp lẽ ra phải nhanh chân chạy thoát thì lại hy sinh ở lại chiến đấu. Thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được một sự thật rất bình thường là “nếu chỉ dựa vào lời nói của một người, ta sẽ không thể phán đoán hành động của họ như thế nào”.
Sau ngày Sài Gòn thất thủ hai năm, tôi được chuyển sang làm đặc phái viên ở Hoa Kỳ và đã có dịp ghé thăm nơi ở mới của ông Nguyễn Cao Kỳ tại California.
Từ lúc được chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận cho định cư, ông Kỳ đã mở một siêu thị để kinh doanh ở gần thành phố Los Angeles cách
nhà ông khoảng chừng 20km, một ngôi nhà thuộc hạng sang trọng đối với tiêu chuẩn của vùng này. Sau khi
nhấn chuông, tôi được ông Kỳ đích thân mở cửa đón tiếp. Trong bộ quần áo màu vàng nâu,
ông Kỳ có dáng vẻ của một vị trưởng giả và nếu gọi là có sự thay đổi nơi ông thì có lẽ chỉ là màu của bộ ria nay đã trở thành màu tro nhạt.
Ông tiếp tôi tại phòng khách và nhận trả lời cuộc phỏng vấn. Sau khi kể lại những khó khăn ban đầu từ lúc ông cùng vợ và 6 người con - 4 trai 2
gái - đặt chân tới đây, ông hồi tưởng lại chuyện chiến tranh: “Tôi đã từng chủ trương rằng, hòa hợp hòa giải với thế lực cộng sản kết cuộc chỉ là một ảo tưởng. Điều này hoàn toàn
đúng. Vì vậy, đối với cộng sản chỉ có chọn lựa một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc chiến đấu tới cùng. Về điểm này có thể nói là những nhận thức của Tổng Thống Thiệu rất đúng đắn và chính xác”.
Tuy nhiên, ông Kỳ đã không chiến đấu tới cùng với cộng sản.
Việc ông vừa tuyên bố sẽ tử thủ tại Sài Gòn sau đó lại bỏ chạy như vậy, quả thật đã khiến tôi khó đề cập đến vì thái độ biểu hiện của ông quá chai cứng: “Tôi đã cố gắng đến cuối cùng và biết rằng miền Nam sẽ hoàn toàn thất trận nên phải ra đi. Vả lại, tôi cũng chỉ là một dân thường mà thôi. Nếu như lúc đó tôi ở vào vị trí trọng yếu của chính quyền thì chắc chắn tôi sẽ ở lại tử thủ. Tuy vậy, đối với những chiến sĩ VNCH đã chiến đấu đến giờ phút cuối thì tôi rất kính phục và không biết phải dùng lời lẽ gì để biểu hiện cho sự kính phục này”.
Nói tóm lại, những lời biện minh, giải thích của ông Kỳ cho dù
nghe ở một góc độ nào chăng nữa, quả thật người ta cũng không cảm nhận được ý nghĩa gì cả!
Kỳ 2: “Xuân Lộc, một chiến thắng ngắn ngủi làm nức lòng dân”
@On the Net
Xuân Lộc là một thành phố chính yếu của tỉnh Long Khánh, có vị trí cách thủ đô Sài Gòn khoảng 60km về hướng Đông Bắc. Ở vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam thì trận đụng độ tại nơi này giữa quân đội Bắc Việt và VNCH được coi như là một trận chiến khốc liệt nhất trước khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị thất thủ. Đây là trận chiến duy nhất mang tính cách
quy mô toàn diện trong giai đoạn cuối của kế hoạch xâm chiến miền Nam, qua đó quân
Bắc Việt đã tận dụng hết toàn bộ lực lượng quân chính quy với những hỏa lực hùng hậu nhất nhằm tấn công triệt để quân đội VNCH hầu tạo thế quyết định chiến trường.
Phù hiệu SĐ18BB
Nhưng có một điều mỉa mai và đau lòng đối với chính quyền Sài Gòn là qua trận chiến ác liệt này mặc dù sư đoàn 18 bộ binh của VNCH dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lê Minh Đảo đã chiến đấu thật kiên cường và đẩy lui những đợt sóng tấn công ào ạt của địch hoàn thành sứ mạng bảo vệ Xuân Lộc trong một chiến thắng oanh liệt cũng như chiến thắng này đã đưa tên tuổi của tướng Lê Minh Đảo trở thành một vị anh hùng trong
quân sử VNCH, nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó chính quyền Sài Gòn phải sụp đổ tan tành.
Tướng Lê Minh Đảo
Thành phố Xuân Lộc có khoảng 100 ngàn dân cư, được những đồn điền cao su dày đặc bao bọc xung quanh. Trong thành phố, người ta thấy có rất nhiều tiệm buôn nho nhỏ xen kẽ với nhà cửa dân chúng và sự nổi bật của những ngôi nhà thờ nghiêm trang, cung
kính như làm tăng thêm phần thanh nhã, êm đềm vốn là đặc tính của phong cảnh nơi này. Tôi cũng đã
có nhiều dịp dùng xe đi ngang thành phố Xuân Lộc mỗi khi phải thực hiện phóng sự tại các tỉnh cao nguyên Trung
phần và các thị trấn ven biển của miền Trung.
Mức độ tấn công của quân Bắc Việt vào Xuân Lộc đã thực sự trở nên ác liệt từ ngày 9/4/1975, tức thời điểm trước khi Sài Gòn thất thủ đúng 3 tuần lễ.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết