QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, April 25, 2014

Người Lính Vẫn Còn Đây-Người Lính Sư Đoàn 25 Bộ Binh Đi Ăn Xin Cụt HaiTay và Mù Hai Mắt




From: Tran Van An <t
Date: 2014-04-23 17:42 GMT-07:00
Subject: Người Lính Vẫn Còn Đây-Người Lính Sư Đoàn 25 Bộ Binh Đi Ăn Xin Cụt HaiTay và Mù Hai Mắt


Kính gởi quý anh bài "Người Lính Vẫn Còn Đây-Người Lính Sư Đoàn 25 Bộ Binh Đi Ăn Xin Cụt HaiTay và Mù Hai Mắt" vừa cập nhật với những chi tiết từ một độc giả, ông từng đến tận nơi thăm anh TPB Lê Hữu Tình.

Kính chúc các anh luôn vui và bình an.

Kính

TVA

Wednesday, April 23, 2014

Người Lính Vn Còn Đây-Người Lính Sư Đoàn 25 B Binh Đi Ăn Xin Ct HaiTay và Mù Hai Mt


Thủ Thừa là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách thành phố Tân An 10 cây số về hướng bắc và cách Sàigòn 45 cây số đường chim bay.  Mật độ dân số trung bình 290 người sinh sống trên một cây số vuông.  Thủ Thừa có diện tích khoảng .3 cây số vuông, conversion base:  1 ha =0.01km2 (theo wikipedia.org). 

 Một diện tích nhỏ như thế nầy cũng đủ để hành xác người Thương Phế Binh VNCH già mù hai mắt cụt hai tay lê la  trên đôi chân đầy thương tích để kiếm sống mà người ta thường gọi là người ăn xin hoặc miệt thị hơn là gả ăn mày qua lớp áo bần hàn.

Người ăn xin có nhiều hạng người kể cả giả tạo theo sự điều khiển của băng đảng tội ác.  Có người không còn cách nào để làm kiếm sống nên đành đi xin ăn.  Nhưng lại có người ăn xin mà suốt đời TVA phải mang ơn, mang nợ mà không bao giờ trả được.  TVA phải kính trọng và gọi bằng ANH, vì anh đã đổ xương máu, hy sinh một phần thân thể để TVA và gia đình được sống.

Hằng ngày, người dân Thủ Thừa đã quen với hình ảnh hai chị em dắt dìu nhau trên đường vừa đi vừa hát, trước là làm vui thiên hạ sau xin ăn từ những tấm lòng hảo tâm quanh vùng Thủ Thừa.  Hành trang theo anh hằng ngày kiếm sống bằng lời ca tiếng hát là một cái lon được cột với nhiều sợi dây, cái chai đựng nước uống cẫn thận đặt bên trong cái lon cũng được cột bao nhiêu là sợi dây và đeo lên cổ.  

Cột như vậy cho chắc ăn phải không anh Tình? Vì nó là tài sản qúy giá nhất mà anh có được.  Anh đội một cái nón cũ cũng rách nát như mảnh đời tan nát của anh sau ngày tàn cuộc chiến.  Cái nón cũng được cột dây thật chặt vào chiếc lon quý giá của anh.  Một chiếc áo thun và một cái quần đùi đen bao bọc thân thể  anh gầy còm để lộ ra những vết thương còn hằn sâu vào da thịt sậm màu tê tái với gương mặt gầy hốc nhưng vẫn giữ được nét đẹp trai thời trai trẻ.  Anh ngày xưa chắc hẳn là đẹp trai lắm lúc còn ôm "EM 16" ngạo nghễ trong bộ đồ trận. 

Nhà anh ở tận trong cùng của con đường nhỏ, nhà chỉ có hai chị em.  Nhà vách gạch, mái tranh dột nát, được chùa che lại mái tone và lót gạch cho hai chị em của anh có chổ trú mưa nắng.
Chị ruột của anh Lê Hữu Tình.
Theo một bài viết của một độc giả từng đến thăm anh TPB Lê Hữu Tình viết trên trang nhà.  Bài viết về anh Lê Hữu Tình.
Anh tình nguyện vào quân ngũ, Tiểu Đoàn 3, Sư Đoàn 25 Bộ Binh, lúc đó  ba của anh là trung tá trung đoàn trưởng của sư đoàn 25 nhưng anh lại tình nguyện vào một tiểu đoàn không dưới quyền chỉ huy của ba anh.

Di ảnh thân phụ của anh Lê Hữu Tình, nguyên Đại Tá tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre đến năm 1975 và qua đời trong một trại tập trung cải tạo ngoài Bắc Việt

Năm 1969 trong một trận chiến anh bị đối phương quăng chất nổ (beta) nổ gần bên, vì sức ép quá mạnh nên hai con mắt của anh đã văng ra ngoài và cắt lià hai cánh tay (beta không có miểng nhưng cái vỏ bằng thiết đã văng trúng hai cánh tay), anh trở thành phế nhân từ đó.

Anh là Trung Sĩ Lê Hữu Tình, người lính sống hùng, sống mạnh và sống kiền trì trong nghiệt ngã.

Mọi chi tiết giúp đỡ và thăm hỏi, xin liên lạc với anh TPB Lê Hữu Tình.

Anh TPB:  Lê Hữu Tình
Sinh năm 1948
Số Quân:  68/103.170
Cấp bậc:  Trung Sĩ, TĐ3, Trung Đoàn 46, Sư Đoàn 25 Bộ Binh.
Bị thương ngày:  12/6/1969, tại xã Phước Tuy, tỉnh Long An.
Cấp độ tàn phế:  Mù 2 mắt, cụt 2 tay và thương tích đầy 2 chân.

Tình trạng gia đình:  Không vợ con, hiện sinh sống với người chị ruột tuổi đã cao.
Điều kiện sinh sống:  Hai chị em dắt dìu nhau đi xin ăn khắp Thử Thừa.

Địa chỉ:  Số 81, ấp 1A, huyện Cần Đước, tình Long An.
Số điện thoại của người chị ruột:  01633030340

Kính chào quý vị.  Kính chúc quý vị và bửu quyến luôn dồi dào sức khoẻ và bình an.

Kính bút,

Trần Văn An

Fremont, CA U.S.A
------------------------------

Bài viết về anh Lê Hữu Tình.

http://taberd75.com/TPB/HTF/ngpkq/ngpkq.htm
Những giây phút gặp gỡ khó quên.
(place mouse on the underlined word to display picture)

Lê Hữu Tình:
Tôi biết anh Tình được hơn một năm nay, anh bị mù hai mắt và cụt hai tay, nhưng anh có hai cánh tay rất lạ , kỳ này anh đã nhận được quà do tôi nhờ các anh TPB quen đi giao trước. Khi các anh TPB đi giao quà xong, tôi có hỏi thăm hoàn cảnh và được biết anh Tình đang sống trong tình cảnh rất khó khăn.

Trong thâm tâm tôi mỗi khi giúp các anh TPB lúc nào cũng nhớ đến anh này và mong có dịp được thăm anh, nhân chuyến đi thăm các anh TPB vùng Biên Hòa và Thủ Đức, sau khi gặp xong tất cả các anh trong danh sách, thấy còn sớm nên tôi nhờ anh bạn TPB chở xuống Cần Đước luôn, đường tuy không xa lắm nhưng vì đi trên chiếc xe honda ba bánh biến cải lại cho người tàn tật nên không chạy lẹ được (ngồi trên xe này có cãm giác như lúc nào cũng ủi vô lề vì máy xe chỉ kéo có một bánh và chạy chậm hay lẹ gì nó cũng run lắc như lắc twist).

Sau gần hai giờ thì cũng đến nơi, nhà anh ở tận trong cùng của con đường nhỏ, nhà chỉ có haichị em ở, năm nay anh khoãng 70 tuổi sống với người chị chưa từng lập gia đình, sau gần một giờ nói chuyện tôi mới biết anh gia nhập sư đoàn 25 bộ binh năm 1961 và một điều đặc biệt là lúc đó ba của anh là trung tá trung đoàn trưởng của sư đoàn 25 nhưng anh lại tình nguyện vào một tiểu đoàn không dưới quyền chỉ huy của ba anh, tới năm 1969 trong một trận chiến anh bị đối phương quăng chất nổ (beta) nổ gần bên, vì sức ép quá gần nên hai con mắt của anh đã văng ra ngoài và cắt lià hai cánh tay (beta không có miểng nhưng cái vỏ bằng thiết đã văng trúng hai cánh tay), anh trở thành phế nhân từ đó.

Đến năm 1975 thì ba của anh là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre, và đã mất trong lúc đi cãi tạo ngoài bắc vài năm sau đó, gia đình anh thì bị đuổi lên vùnh kinh tế mới, mẹ anh cũng mất vài năm sau đó. Sau một thời gian hai chị em trở về quê ngoại ở Cần Đước sống, hằng ngày chị dẩn em ra chợ, vừa đi anh vừa hát (lúc trẻ anh đàn ca rất hay như lời chị Huệ kể) để ăn xin (thời đó chưa có phong trào bán vé số) và chị em đã sống như vậy mấy chục năm nay. Dù có chương trình giúp người thương binh của các hội đoàn bên nước ngoài gần chục năm nay nhưng vì sống trong vùng quê anh cũng không biết mà xin.

Căn nhà anh ở nền đất và mái tranh thì đã quá cũ nên mỗi khi trời mưa thì bị dột từ trước ra sau, mấy tháng trước bên chùa thấy tội nên có lộp lại mái ton mới và lót gạch cho anh. Anh chị nói mấy năm gần đây có nhận được sự giúp đở qua các anh TPB trao lại nhưng hôm nay rất vui vì có người xuống tận đây thăm, suốt buổi nói chuyện anh lúc nào cũng cười thật tươi.

Hiện nay vì lớn tuổi và xương sống bị rút không đứng thẳng lưng được nên chị không dẩn anh đi ra chợ được nửa, phần anh thì cũng không còn hơi để hát như xưa, hai chị em sống chỉ nhờ tình thương lối xốm và xứ ngoài.
Posted by Tran Van An at  12:54 PM  

--
Trần Văn An    


No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List