QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Wednesday, April 9, 2014

NHÂN CÁCH CỦA MỘT CON NGƯỜI


Kính Chuyển

MG/HD


NGHĨ VỀ

NHÂN CÁCH CỦA MỘT CON NGƯỜI

Uyên Nguyên & Mường Giang





            Chân lý của Phật Giáo từ mấy ngàn năm qua, căn bản vẫn là con đường Ðạo Ðức và Chánh Pháp, do Phật Tổ Như Lai vạch ra nhưng chính chúng sinh tự mình, phải đi tìm chân lý của nguồn khổ để diệt khổ. Cho nên trong Tứ Diệu Ðế quẩn quanh cũng chỉ có một chữ duy nhất ‘ KHỔ ‘ vì bệnh, già, tham sân si , ảo vọng, vô thường.. Tóm lại muốn diệt Khổ, mọi người phải đi trên con đường Bát Chánh, tuân theo Ngũ Giới : Cấm Sát Sanh, Dâm Loàn, Tửu Sắc, Ðạo Tặc và Ngoa Ngữ..



            Trong chùa vốn không có Phật vì Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Bởi vậy, VN mới có câu tục ngữ ‘ Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là tu thân ‘.Ðây cũng là mục đích và ý nghĩa của Thiền Ðạo, được coi như một thế giới của Phật Giáo Nhân Bản, mà hiện nay khắp nhân loại đang tìm tới, để tự mình trai giới, tiến tới con đường chân, thiện, mỹ..



            Là Phật tử hay các nhà biên khảo-nghiên cứu, không ai không thấu triệt về những danh hiệu của các vị bồ tát trong Phật Môn. Nhờ đó ta biết Quán Tự Tại Bồ Tát cũng chính là Quan Thế Âm , được dịch từ Phạn Ngữ Alavokitesvara. Riêng danh từ Bồ Tát , cũng từ Phạn Ngữ Bodhi sattva, có nghĩa là người đã giác ngộ rồi NHƯNG vì thế nhân, mà phải nán lại trần tục, để giúp cho chúng sinh, cùng giác ngộ và thức tỉnh như chính mình. Tóm lại, dù có dựa vào tài liệu nào hay định nghĩa gì chăng nửa, thí cuối cùng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, tức là Bồ Ðề Tát Ðỏa. Ðó là người đã giác ngộ trọn vẹn rồi nhưng vì chúng sinh, mà chưa thể làm Phật, hoặc đã thành Phật nhưng do thệ nguyện, mà cam chịu làm chúng sinh để cứu độ thế nhân, đang chịu trầm luân trong bể khổ.



            Ngày nay sau hơn hai ngàn năm hiện hữu của Phật giáo, chúng sinh mới hiểu thấu các vị Bồ Tát, chính là những Vị Phật hữu tình, từ bi rất là người và vì người mà cười vui giúp đời giác ngộ. Cho nên ta không ngạc nhiên khi nghe lời Phật giảng, là tượng ta cũng chỉ là gỗ cây, khi cần có thể chẻ làm củi hay nhìn thấy hầu như tất cả các tượng Phật đều chắp tay mỉm cười với hình thái vô cùng, vô lượng. Ðó vì Phật lúc nào cũng từ bi , biết lắng nghe tiếng kêu than của người trần thế. Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ rồi, cũng khiến cho những kẻ khổ đau hoạn nạn được an ủi, hy vọng, vì biết rằng trong niềm đau của mình, đã có người khác xẻ chia cứu giúp. Ðó không phải là từ bi hỉ xả hay sao ? giống như nước thánh cam lồ, chứa trong bình tịnh thủy mà Bồ tát Quan Âm , luôn có trong tay, để bất cứ lúc nào, cũng kịp thời ‘ cưú khổ cứu nạn ‘ mọi người trong muôn ngàn hoàn cảnh.



            Các vị thiền sư ngày nay cũng thường thuyết giảng : ‘ Người biết nghe là nghe những tiếng vô thanh, người biết nhìn là nhìn được thế giới nội tâm ‘.Nói chung ai cũng đều nghe thấy nhưng khó có ai, dám nói là mình đã nghe thấy sự thật, vì sự đời là cõi phù du, thấy vậy mà không phải vậy, nên quý nhất là học tĩnh lặng để mà lắng nghe sự thật của lương tâm, khi không còn bùn nhơ vấy bám. Vào chùa, tình cờ xuống nhà hậu, ngang qua những vò muối tương, rât lấy làm lạ, vì mệng vò bị bịt kín, cớ sao hương thơm từ trong, càng thơm ngào ngạt ?. Ðó không phải là giống như cấm ngữ hay phép ‘ ninh tĩnh chi viễn ‘ của nhà Phật hay sao ? Chính Lão Tử cũng đã từng nói : ‘ ngũ sắc làm mắt ta mù, ngũ âm làm tai ta điếc ‘, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói nhưng chắc gì ta không mù, không điếc, trong thế giới xô bồ của âm thanh âm sắc ? Ludwig Van Beethoven, bị điếc từ thuở nhỏ, nhưng lớn lên lại trở thành một nhạc sư vĩ đại của nước Áo và thế giới. Ngoài ra còn có Helen Keller bị khuyết mục bẩm sinh, nhưng sau đó cũng trở thành một nhà bác học. Ðiều đó cho thấy, có một thế giới đặc biệt, ở đó thế nhân không thể ngó-nghe, qua các giác quan bình thường của con người. Thế giới này, chính là cõi Thiền, mà cách đây hơn ngàn rưởi năm, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã phải trải qua 9 năm diện bích, mới đốn ngộ.



            Trong cuộc sống đời thường, một đôi khi vì lý do này hay vì lý do khác, nguyên nhân chủ quan hay khách quan, mình phải buộc lòng cổ võ hay xưng tụng một ai đó nhưng thực tình mình không muốn vì thực chất họ chẳng có gì.để phải xưng tụng..



            Nhưng có một người mà chúng tôi không một chút ngại ngần, hổ thẹn để nói rằng “ anh  là một trong số những người mà chúng tôi ngưỡng phục “, sau nhiều năm tìm hiểu kỹ càng cũng như đã tiếp xúc, trực diện. Người đó không ai xa lạ gì với Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS :   Nguyễn Hoàng Linh, Chủ Nhân Xe Đò Hoàng. tại California.



-Nguyễn Hoàng Linh, một doanh nhân thành đạt.



            Trưởng thành trong một thế giới đầy rầy những cạnh tranh cam go, khốc liệt của môi trường tự do tại Hoa Kỳ, bản thân anh và gia đình mỗi ngày đã phải trực diện, chịu đựng rất nhiều thử thách (nhiều lần nguy hiễm đến tính mạng..) nhưng vẫn  phấn đấu, tự thắng vươn lên như ngày hôm nay. Anh làm ăn chính đáng, ngay thẳng , cạnh tranh công bằng. Thuyết phục khách hàng bằng việc làm và cung cách xử thế. Như một kết quả, anh được mọi người thương mến anh, cảm phục anh.



-Nguyễn Hoàng Linh, một con người có trái tim và tấm lòng nhân hậu, từ bi và bác ái



            Biết nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ những kẽ khốn khó bần hàn. Hơn nữa với đức tính khiêm nhường, anh không thích phô trương hay khoe khoang dù anh có đủ tư cách để làm việc đó.



            Anh tìm đến và hết lòng thương yêu những đối tượng mà anh cần giúp đỡ, bảo bọc, chở che với tất cả tấm lòng. Bất kể đối tượng thuộc thành phần tôn giáo, địa phương, ngành nghề ra sao. Ðặc biệt với tập thể anh em thương phế binh Bình Thuận tại quê nhà. Anh hiểu rất rõ hoàn cảnh khó khăn của họ. Vả lại, mặc dù anh không trực tiếp cầm súng chiến đấu dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nhưng anh có những người trong gia đình là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho nên anh luôn nghĩ rằng việc giúp đỡ các đối tượng đã gánh chịu những khó khăn gian khổ , đòn thù của công sản là việc phải làm, nên làm trong tinh thần đền ơn đáp nghĩa.



            Vì vậy trong suốt những năm qua, anh đã không ngừng hỗ trợ tích cực cho Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại tài chánh để giúp hội có phương tiện giúp đỡ anh em thương phế binh Bình Thuận hiện gặp khó khăn ở quê nhà. Dù chỉ là một sự góp gió nhưng thể hiện được nghĩa cử lá lành đùm lá rách, Bình Thuận Hải Ngoại không quên Bình Thuận Quốc Nội đặc biệt đối với những người vì nước đã hy sinh một phần thân thể cho tổ quốc quyết sinh.



            Và bây giờ nếu có ai hỏi tôi một lần nữa một trong số những người mà tôi tôn vinh, ngưỡng mộ thì chúng tôi cũng sẽ trả lời không một chút do dự, đắn đo. Ðó là Nguyễn Hoàng Linh vì không những là một doanh nhân tài giỏi, cộng thêm trái tim từ tâm đạo đức, đã vượt lên trên tất cả. Đó chẳng phải là Nhân Cách trong cuộc sống rất bình thường của chúng ta hay sao ?



            Và tôi thiết nghĩ rằng , một mai khi chúng ta chia tay, lìa khỏi cuộc đời, chúng ta không thể mang theo kho tàng hay của cải gì. Có chăng chúng ta chỉ mang theo nhân cách của một con người, phải không các bạn? Tôi cũng nghĩ Nguyễn Hoàng Linh là một người như thế. Chỉ thế thôi.



            Đêm nay một đêm đầu Hạ, từ căn phòng vắng nằm trên một cao ốc giữa lòng phố thị nơi Xóm Cồn Hạ Uy Di, nổi buồn xa xót về thân phân thấp hèn của con người nhược tiểu VN trong thời loạn, như trải ra mông mênh xóa nhòa tất cả mọi xô bồ nơi cõi thế. Bổng dưng nhớ lại câu chuyện Thiền “ lấu đầu làm ghế “ của Lê Kinh Tâm. Chuyện kể trong Thiền viện của Thiền sư Tiên Nhai, có một Thiền sinh trẻ tuổi thường lén trèo tường ra ngoài chơi. Một đêm nọ, Thiền sư Tiên Nhai đi tuần đến góc tường thì thấy chiếc ghế đẩu thấp để sát góc tường. Hiểu chuyện, ông dẹp chiếc ghế đi chỗ khác và đứng đợi



            Mãi đến khuya, người học viên mới về. Vì không biết chiếc ghế đã bị dời nên cứ leo tường và thò chân xuống đạp vào đầu thầy để xuống đất. Lúc đó nhìn lại người đã dùng đầu làm ghế, chính là Thiền sư Tiên Nhai, đã làm cho người học viên há mồm kinh ngạc và sợ hãi. Nhưng lạ thay, Thầy không nói gì chỉ ôn tồn bảo “ trời khuya rồi, sương xuống lạnh lắm, con mau về phòng thay đồ kẽo bệnh “.



            Vì trời tối đen như mựcnên không ai biết sắc mặc của người Thiền sinh ra sao, chỉ thấy từ đó nơi góc tường chẳng bao giờ có chiếc ghế đẩu thấp.



            Cuối cùng xin được mượn câu chuyện  chỉ có trên đất Mỹ, lượm được trên diển đàn để kết thúc bài viết “Hôm Mùng Một vừa qua, một bà bước vào tiệm Lamb's Grill nổi tiếng tại Salt Lake City của tiểu bang Utah với sứ mệnh trả nợ. Năm 1941, một cậu bé lên mười cùng bạn vào tiệm này thưởng thức món ngon mà sau đó bỏ chạy vì không đủ tiền trả, dù chỉ là một đô cho hai thực khách nhóc tì. Ngày nay, cậu bé đã là cụ cao niên quá bát tuần mà không quên tội xưa. Cụ xấu hổ ngồi ngoài xe, nhờ con gái vào trả một tờ giấy năm đồng cùng lời xin lỗi. Chủ tiệm cũng là tay sòng phẳng: “Tiền này thuộc về chủ cũ, không phải của tôi. Xin nhắn cụ cứ ghé ăn mà đừng bỏ chạy!”



            Đời nay đâu đước mấy người có thiện tâm như thầy Tiên Nhai hay trách nhiệm giống như cụ già Mỹ tạo Salt Lake City !



Hoa Kỳ tháng 4-2014

UYÊN NGUYÊN & MƯỜNG GIANG


No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List