---------- Forwarded message ----------
From: BAN DIEU HOP VNSN <
From: BAN DIEU HOP VNSN <
Ký sự đường dài: Những cuộc viếng thăm TPB VNCH (Tập 4)
Đăng
ngày: 15.04.2015 , Mục: -
Tin nổi bật, Phóng sự
VRNs (15.04.2015) –
Tại tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đến gặp ông TPB NHV, sinh năm 1946, 69 tuổi. Trong
hồ sơ của chúng tôi ghi nhận rằng, ông không thể đến dự các buổi họp mặt. Khi
tìm đến nơi chúng tôi mới hiểu tại sao ông không thể đi. Cuộc thăm viếng của
chúng tôi rất vội vã vì tuy ông vui mừng đón tiếp nhưng rất sợ sệt khi chúng
tôi hiện diện trong căn nhà của ông. Thấy bất thường chúng tôi trao quà và ra
đi ngay. Qua những người gần đấy chúng tôi được biết, con rể ông là một công an
viên, chính người này đã có những tác động về tâm lý để ông không đi họp mặt và
gây căng thẳng trong gia đình khi chúng tôi đến.
Những rắc rối không dừng ở đó, trong chặng đường kế tiếp khi ghé
vào một quán nước dừng chân, người chủ quán quen với chúng tôi đã kín đáo nhắc
chúng tôi biết về một vị khách lạ mặt đã vào quán sau khi chúng tôi vào, khi
chúng tôi rời quán này mới cắt được đuôi theo dõi. Chiều về người chủ quán quen
qua điện thoại xác nhận với chúng tôi người khách lạ ấy chính là công an theo
dõi chúng tôi kể từ khi rời khỏi nhà ông TPB NHV. Ông chủ quán cho biết, sau
khi bị cắt đuôi người khách lạ đã trở lại quán và thẩm vấn ông về chúng tôi.
Cuộc nghỉ chân ở quán nước quen là cơ hội cho chúng tôi được gặp
gỡ một vị TPB VNCH khác. Ông chủ quán khi biết được chuyến đi của chúng tôi đã
báo cho chúng tôi biết có một người TPB VNCH, ông này trước đây hay đứng hát ở một
ngôi chợ quê gần đấy, lâu nay thỉnh thoảng mới gặp ông, nghe biết sức khỏe của
ông đã bị suy sụp nên không thể tiếp tục thường xuyên có mặt ở ngôi chợ cất
tiếng hát kiếm sống qua ngày. Khách chợ quê vẫn còn nhớ giọng ca ngọt ngào của
ông qua những bài lính chiến.
Ông chủ quán đích thân đi tìm nhà và chở người thương binh ấy đến
gặp chúng tôi. Ông xuất hiện trước mặt chúng tôi với một thân hình tiều tụy,
giọng nói yếu ớt, ông là TPB Hoàng Đức Long, sinh năm 1952, 63 tuổi, sĩ quan Bộ
Binh. Sau này, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, ông được bổ nhiệm về Tiểu khu
Quảng Ngãi.
Những cuộc hành quân nơi xứ dân gầy, dầy đặc những cơ sở của cộng
sản, người sĩ quan trẻ đã bị thương trong một lần tác chiến vào ngày
26.03.1972, chiếc chân bên trái cụt gần đầu gối và một phần mắt bị phá hủy hoàn
toàn. Thương tật đã cất đi khả năng lao động của ông, mọi gánh nặng gia đình
oằn trên vai người vợ hiền lành cam chịu và thủy chung. Bà đã vượt qua mọi
nghịch cảnh của chính bản thân và gia đình để hai ông bà chung sống với nhau.
Mỗi ngày, bà đi gánh ve chai rong ruổi mọi nẻo đường quê, nhẫn nhục để yêu
thương và phục vụ chồng con.
Hiện nay, bà bị những căn bệnh nan y và rơi vào bế
tắc của cuộc sống… Nên, ông đành ôm cây đàn mang lại tiếng hát cho mọi người
nơi các ngõ ngách của chợ quê, kiếm cơm qua ngày khi vợ ông sức đã tàn.
Vô cùng khâm phục những người phụ nữ sống giản đơn, quả cảm, chấp
nhận và đón nhận các thương tật của người lính trẻ để gắn kết cả cuộc đời cho
tình yêu đã thề nguyền. Bài học quý giá cho giới trẻ ngày nay.
Tâm sự qua lại, chúng tôi nhận ra hoàn cảnh của ông thật bi đát
nhưng đồng thời chúng tôi cũng nhận ra nhân cách tuyệt vời của người sĩ quan
Quân Lực VNCH. Ông không hề ta thán hay xin bất cứ cái gì, rất khiêm tốn ông
nhỏ nhẹ trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi ngỏ ý muốn ông gửi hồ sơ
của ông đến chúng tôi sớm nhất và chúng tôi muốn ông được tầm soát sức khỏe
trong đợt kế tiếp gần đây. Có lẽ qua cuộc tầm soát sức khỏe, sau khi các bác sĩ
cho ý kiến, chúng tôi mới có thể đồng hành với ông một cách cụ thể hơn.
Nhận quà từ chúng tôi như mọi người TPB khác, ông Long bùi ngùi
chia sẻ: “Hôm nay, tôi nhận được món quà của tất cả các anh em có tấm lòng hảo
tâm đã giúp đỡ qua hai cha. Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết xin cám ơn tất cả
quý ân nhân.”
“Bất ngờ chúng ta tìm thêm một người nữa trong chương trình này.
Hy vọng trong chuyến rong ruổi này chúng tôi sẽ kiếm thêm được những người đã
hy sinh tuổi thanh niên của mình cho sự tự do của đất nước, sự yên ổn của hậu phương”.
Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành bày tỏ nỗi niềm này với ông Long.
Thay mặt các cha, hai tình nguyện viên anh Cao Hà Trực và anh Phạm
Nhật Thịnh đến thăm viếng ông TPB Phạm Đình Dưỡng, SN 1942, Tiểu đoàn 11 Dù
(Song Kiếm Trấn Ải – vang danh một thời với người hùng Trung tá Nguyễn Đình Bảo
– Người ở lại Charlie).
Ông bị thương trong chiến dịch Nam Sơn 719 – Hạ Lào năm
1971. Chiến tranh đã lấy đi của ông một con mắt và để lại rất nhiều vết đạn
trên thân thể người thanh niên Mũ đỏ ngày ấy. Nhà ông ở trong xóm nghèo bên
cạnh một chung cư vừa được xây mới khá khang trang, có lẽ xóm nhỏ ấy là cư dân
còn sót lại của một vùng đất bị quy hoạch làm dự án nhà ở cao tầng.
Sở dĩ anh Trực và anh Thịnh đến viếng thăm ông vì qua hồ sơ và với
nguyện vọng của ông, chúng tôi muốn xây dựng cho ông một căn nhà mới thay cho
ngôi nhà quá rách nát của ông. Hai anh Trực và Thịnh có nhiệm vụ bàn bạc với
gia đình về cách thức và tài chánh để xây dựng. Cuối cùng, chúng tôi thỏa thuận
rằng, chương trình ‘Tri ân Anh – Người TPB VNCH’ sẽ đảm nhận kinh phí vật liệu
(25 triệu), gia đình ông có hai người con làm thợ hồ sẽ lo phần nhân công.
Công trình được khởi công ngay vì mùa mưa đã đến gần. Khi biết
được chương trình ‘Tri ân Anh – Người TPB VNCH’ giúp ông có ngôi nhà mới, hàng
xóm láng giềng chung tay mỗi người một chút để ông có được một bộ cửa đẹp mặt tiền,
cái hè được lát gạch và cái vuông sân nhỏ trước nhà được tráng xi măng. Một đốm
lửa yêu thương thắp lên sẽ lôi cuốn nhiều đốm lửa khác hợp sức thắp sáng cuộc
đời.
Khi các cha đến thăm công trình đã gần xong, đang vào những ngày
cuối, hai ông bà không giấu được những giọt nước mắt, họ loay hoay vụng về với
ly nước và đĩa bánh, niềm vui dâng trào trong những con người quá đơn sơ gây cho
chúng tôi niềm xúc động lớn. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ: “Chỉ một
chút quan tâm chăm sóc của chúng mình mà làm cho hai ông bà và gia đình vui
mừng, hạnh phúc, nhất là với ông niềm vui đến trong những năm cuối đời. Thật là
thiếu sót, nếu chúng ta vô cảm và bỏ quên những trường hợp như vậy.”
Cảm kích trước sự đóng góp của bà con nghèo trong xóm nhận thấy,
ngôi nhà mới tuy đã khang trang nhưng hơi nóng qua tấm mái tôn vẫn còn hầm hập
trong nhà. Các cha quyết định trợ cấp thêm 4.000.000 VNĐ để hoàn thành trần nhà,
kịp ngày vui mừng đã ấn định với bà con.
Ông TPB Phạm Đình Dưỡng xúc động trước căn nhà mới với anh Nhật
Thịnh
Anh Hà Trực và Nhật Thịnh chia sẻ niềm vui với gia đình
29 triệu đồng nhưng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cả một gia
đình, nhất là cho người đã hiến cả cuộc đời của mình, cả tuổi thanh xuân của
mình cho đất nước và sự bình an của người khác. 29 triệu đồng ấy thật đánh giá ngàn
vàng. 29 triệu đồng sẽ trở thành vô nghĩa và sẽ là án phạt cho những người
quăng nó vào những cuộc truy hoan, phù phiếm, vô bổ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết