Những Ngày Cuối VNCH 2
30 NĂM NHÌN LẠI, NGÀY 29-3-1975: Quân Đoàn I Rời Đà Nẵng
Vương Hồng Anh
Vương Hồng Anh
* Diễn tiến về cuộc triệt thoái lực lượng Quân đoàn 1/Quân
khu 1 khỏi Đà Nẵng
Sau 10 ngày trải qua nhiều diễn biến đột ngột về chiến sự , với những cuộc triệt thoái lực lượng tại 5 tỉnh để tập trung về Đà Nẵng, đêm 28 rạng ngày 29 tháng 3/1975, toàn bộ lực lượng Quân đoàn 1/Quân khu 1 được lệnh rút khỏi Đà Nẵng , sau khi Trung tướng Ngô Quang Trưởng báo cáo tình hình Đà Nẵng cho Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH. Cuộc triệt thoái bằng đường biển đã diễn ra hỗn loạn do Cộng quân đã pháo kích vào bãi biển Đà Nẵng và các vị trí tập trung các đơn vị triệt thoái. Sau đây là diễn tiến cuộc triệt thoái của lực lượng Quân đoàn 1/Quân khu 1 khỏi Đà Nẵng trong ngày 29/3/1975 theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên.
Hồi ký
của Đại tướng Cao Văn Viên ghi rằng vào tối 28/3/1975, Cộng quân pháo kích vào
phi trường Đà Nẵng, căn cứ Hải quân và nhiều vị trí quân sự khác. Tất cả các
trái đạn pháo đều từ hướng thung lũng Phước Tường. Đại bác 175 mm của Quân đoàn
1 phản pháo và được phi cơ quan sát điều chỉnh tọa độ nhưng không có hiệu quả
cao. Trung tướng Trưởng báo cáo tình hình cho Đại tướng Viên, và cũng gọi điện
thoại tường trình cho Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và xin lệnh.
Đại tướng
Cao Văn Viên cho biết: trong cuộc nói chuyện này, Tổng thống không có lệnh nào
dứt khoát. Tổng thống không cho Trung tướng Trưởng biết nên rút hay nên cố thủ.
Tổng thống chỉ hỏi nếu di tản ngay thì có bao nhiêu người có thể đi an toàn.
Đại tướng Viên nhận định rằng “rõ ràng Tổng thống không hài lòng với những diễn
biến đang xảy ra. Cuộc di tản lần này không biết chừng lại trở thành một thảm
kịch như đã xảy ra cho Quân đoàn 2 từ Cao nguyên xuống Nha Trang. Tổng thống
không muốn ra lệnh thêm nưã để phải chịu thêm một nỗi đau thứ hai.”
Vừa khi
cuộc nói chuyện chấm dứt, tất cả mọi liên lạc từ Quân khu 1 với Sài Gòn bị gián
đoạn, vì đạn pháo kích của Cộng quân. Tình hình lúc bấy giờ trở nên tuyệt vọng,
Trung tướng Trưởng cho lệnh rút quân khỏi Đà Nẵng. Vị Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân
khu 1 bàn với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Vùng 1 duyên hải, và các vị
Tư lệnh các đại đơn vị về kế hoạch di tản bằng cách cho quân nhân các đơn vị
tập trung tại ba địa điểm: một tại cuối đèo Hải Vân, một tại chân núi Non Nước,
và một tại cửa biển Hội An.
Vào rạng
sáng ngày 29 /3/1975, sương mù trải dài suốt bờ biển. Tất cả tàu của Hải quân
đã tập trung tại điểm hẹn nhưng thủy triều còn quá thấp nên tàu không thể cập
sát được. Các quân nhân phải lội nước một khoảng xa mới lên tàu được. Việc việc
đang diễn tiến thuận lợi đến nửa buổi thì Cộng quân bắt đầu pháo kích ra bãi
biển, cuộc di tản trở nên mất trật tự khiến nhiều quân nhân chết đuối. Đại
tướng Cao Văn Viên cho biết khi tàu rời điểm đón quân thì chỉ có 6,000 quân
nhân Thủy quân Lục chiến và 4,000 quân nhân của Sư đoàn 3 và một vài đơn vị
khác được lên tàu.
*Đêm cuối cùng của Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang
Trưởng tại Đà Nẵng.
Theo nhật ký hành quân của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng, và lời kể của một sĩ quan Trưởng phòng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh (không muốn nêu tên) vào 7 giờ 30 tối ngày 28/3/1998, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng và vài sĩ quan tham mưu Quân đoàn 1 đến Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh tại căn cứ Hòa Khánh. Ông bắt tay thật chặt từng sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3BB dàn chào ông ở sân chờ bộ Tư lệnh. Một vị trưởng phòng kể lại là Trung tướng Trưởng đã nhìn thẳng vào mặt từng người như muốn nói với họ một điều gì đó. Không ai nghĩ rằng đó là cái bắt tay vĩnh biệt của vị Tư lệnh Quân đoàn.
Theo nhật ký hành quân của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng, và lời kể của một sĩ quan Trưởng phòng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh (không muốn nêu tên) vào 7 giờ 30 tối ngày 28/3/1998, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng và vài sĩ quan tham mưu Quân đoàn 1 đến Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh tại căn cứ Hòa Khánh. Ông bắt tay thật chặt từng sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3BB dàn chào ông ở sân chờ bộ Tư lệnh. Một vị trưởng phòng kể lại là Trung tướng Trưởng đã nhìn thẳng vào mặt từng người như muốn nói với họ một điều gì đó. Không ai nghĩ rằng đó là cái bắt tay vĩnh biệt của vị Tư lệnh Quân đoàn.
Cũng
theo nhật ký hành quân của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, thì trong nửa giờ họp
riêng tại văn phòng tư lệnh Sư đoàn,Trung tướng Trưởng đã bàn với Tướng Hinh kế
hoạch rút lui nếu áp lực Cộng quân quá mạnh. 8 giờ tối cùng ngày, Trung tướng
Trưởng rời căn cứ Hòa Khánh và bay một vòng quan sát thành phố Đà Nẵng trong
khi Cộng quân tiếp tục pháo kích vào thành phố.
9 giờ
30 tối, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng bay đến Bộ Tư lệnh Hải
quân Vùng 1 Duyên Hải và triệu tập một cuộc họp với các vị tư lệnh các đại đơn
vị ngay tại văn phòng của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (phó đề đốc: tương đương cấp chuẩn tướng). Tham dự cuộc họp có
Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1; Thiếu tướng Nguyễn
Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh; Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn
Thủy quân Lục chiến, và Phó đề đốc Hồ Văn KỳThoại. Trước khi bắt đầu cuộc họp,
Tướng Trưởng gọi điện thoại xin quyết định của Đại tướng Viên và Tổng thống
Thiệu. Các vị tướng ngồi chờ kết quả.
Theo
lời kể của Thiếu tướng Bùi Thế Lân thì chỉ sau vài phút nói chuyện với Tổng
thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, đôi mắt Trung tướng Trưởng đỏ ngầu, khuôn mặt buồn
bã. Rời điện thoại, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng
tiến về các vi tướng đang chờ lệnh của ông và giọng nghẹn ngào: “Lệnh bỏ Đà
Nẵng”.
* Tình hình phòng tuyến Quảng Nam-Đà Nẵng trước ngày
29-3-1975
Trong 2 ngày 26/3 và 27/3, Cộng quân mở các đợt pháo kích vào các vị trí của một số đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh. Sáng ngày 28 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1, mở cuộc họp khẩn với các đơn vị trưởng tại bộ Tư lệnh Quân đoàn. Nhiều biện pháp được đưa ra để vãn hồi trật tự và gấp rút tái tổ chức các đơn vị các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Tín rút về. Tất cả các quân nhân từ những nơi khác về Đà Nẵng trong những ngày trước cũng được tập trung để bổ sung cho các đơn vị trú phòng.
Trong 2 ngày 26/3 và 27/3, Cộng quân mở các đợt pháo kích vào các vị trí của một số đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh. Sáng ngày 28 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1, mở cuộc họp khẩn với các đơn vị trưởng tại bộ Tư lệnh Quân đoàn. Nhiều biện pháp được đưa ra để vãn hồi trật tự và gấp rút tái tổ chức các đơn vị các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Tín rút về. Tất cả các quân nhân từ những nơi khác về Đà Nẵng trong những ngày trước cũng được tập trung để bổ sung cho các đơn vị trú phòng.
Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ Binh, Trung đoàn 56BB được lệnh rút về tuyến vàng (Câu Lâu-Thu Bồn). Cộng quân tung chiến xa đuổi theo, 1 chiếc M 113 của Thiết đoàn 11 bị bắn cháy. Tại phòng tuyến Đại Lộc, Cộng quân đã chiếm bộ chỉ huy Chi khu quận và lập hệ thống công sự phòng thủ ở đây. Trung đoàn 57BB được lệnh phải triệt phá các chốt chận của Cộng quân quanh quận lỵ. 1 giờ trưa, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam mất liên lạc với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3. Theo lời Đại tá Phạm Văn Chung, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Nam, thì trưa ngày 28/3/1975, ông đã đến Duyên đoàn 15 Hải quân dùng tàu nhỏ đi quan sát việc bố phòng quanh thị xã Hội An. Sau đó ông liên lạc về Bộ chỉ huy Tiểu khu thì không có ai trả lời.
Cũng
vào trưa ngày 28-3-1975, Cộng quân tung một tiểu đoàn thuộc B44 lập các chốt
chận tại Thanh Quít, ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 BB điều động 1 tiểu đoàn
của Trung đoàn 2 BB giải tỏa khu vực này, 2 tiểu đoàn còn lại và Bộ chỉ huy
Trung đoàn 2BB phụ trách phòng ngự phòng tuyến Điện Bàn-Hội An. Đến chiều ngày
28/3/1975: ba tiểu đoàn của Liên đoàn 915 Địa phương quân do Trung tá Võ Vàng
chỉ huy được điều động phòng thủ thị xã Hội An. Sau lưng của 3 trung đoàn thuộc
Sư đoàn 3 BB, là các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân thì đã bỏ ngỏ. Khoảng 2
giờ chiều, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 nhận được mật điện của Phòng 2 bộ Tổng Tham
Mưu báo tin là Cộng quân sẽ tấn công vào Đà Nẵng vào khuya ngày 28 rạng ngày
29/3/1975.
Cùng
với thông tin tình báo của Phòng 2, Bộ Tổng Tham Mưu cũng đưa ra thêm một lệnh
nữa là Sư đoàn 1 Không quân phải đưa hết số trực thăng và phản lực của Sư đoàn
vào căn cứ Không quân tại Phú Cát hoặc Phan Rang. Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn
1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng cho lệnh báo động đỏ, tất cả các đơn vị đều được
đưa ngay đến vị trí phòng thủ. Để ổn định tình hình trật tự trong thành phố,
Trung tướng Ngô Quang Trưởng cử Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1
Bộ binh, làm quân trấn trưởng quân trấn Đà Nẵng. Các đại đội Quân Cảnh được
điều động tuần tra quanh thị xã và kiểm soát quân nhân đi lẻ tẻ trên đường phố.
Đến tối
28/3/1975, theo nhật ký của Thiếu tướng Hinh, từ 7 giờ tối trở đi, Cộng quân đã
kéo pháo 130 ly từ đèo Mũi Trâu để bắn vào phi trường, giờ G của trận chiến tại
Đà Nẵng bắt đầu.
30 NĂM NHÌN LẠI, NGÀY 1/4/1975: Kịch Chiến Tại Phú Yên
Vương Hồng Anh
Vương Hồng Anh
* Phòng tuyến của Quân đoàn 2 tại tỉnh Phú Yên trước ngày
1/4/1975
Sau khi VNCH triệt thoái khỏi Cao Nguyên từ giữa tháng 3/1975, Cộng quân gia tăng áp lực trên các cụm tuyến phòng ngự của Sư đoàn 22 Bộ Binh tại tỉnh Bình Định. Để bảo toàn lực lượng, Sư đoàn 22 Bộ Binh và các đơn vị đồn trú tại tỉnh Bình Định rút khỏi Qui Nhơn cuối tháng tháng 3/1975. Bấy giờ vùng trách nhiệm Quân khu 2 chỉ còn 4 tỉnh duyên hải: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số khu vực thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức đang bị áp lực nặng của Cộng quân.
Để chỉ
huy lực lượng Quân đoàn 2 tại mặt trận Phú Yên, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư
lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã cho lập bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2 tại
Tuy Hòa và cử Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2,
trực tiếp chỉ huy. Bộ chỉ huy này hình thành từ giữa tháng 3/1975 ngay sau khi
bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku. Trước khi làm phụ tá cho Thiếu tướng
Phú, Chuẩn tướng Cẩm là Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 thời kỳ Tướng Nguyễn Văn
Toàn (thăng cấp Trung tướng 1/4/1974) làm Tư lệnh.
Tướng
Trần Văn Cẩm nguyên là sĩ quan Pháo binh, từ năm 1966 đến 1969, là Tham mưu
trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh. Ông được thăng cấp chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972
khi đang giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Trong năm 1973, Chuẩn tướng Cẩm
được điều động về bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 để đảm trách chức vụ Tham mưu trưởng
mà vị Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn (thăng trung tướng tháng
4/1974). Tháng 11/1974, khi Thiếu tướng Phạm Văn Phú thay Trung tướng Nguyễn
Văn Toàn thì Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm được bổ nhiệm chức Phụ tá Tư lệnh Quân
đoàn.
* Phú Yên thất thủ, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm bị địch quân bắt
Cùng lúc Sư đoàn 3 CSBV tấn công Qui Nhơn và vùng phụ cận thì tại tỉnh Phú Yên, từ ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 CSBV tấn công vào các quận của tỉnh Phú Yên và một số vị trí gần thị xã Tuy Hòa. Gần 7 giờ sáng, Cộng quân pháo kích vào thị xã, một số doanh trại trong đó bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên là mục tiêu chính của pháo Cộng quân.
Cùng lúc Sư đoàn 3 CSBV tấn công Qui Nhơn và vùng phụ cận thì tại tỉnh Phú Yên, từ ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 CSBV tấn công vào các quận của tỉnh Phú Yên và một số vị trí gần thị xã Tuy Hòa. Gần 7 giờ sáng, Cộng quân pháo kích vào thị xã, một số doanh trại trong đó bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên là mục tiêu chính của pháo Cộng quân.
7 giờ
sáng cùng ngày, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Chỉ huy Bộ tư lệnh Tiền phương của
Quân đoàn 2 tại Tuy Hòa, đã gọi máy báo cáo tình hình cho Thiếu tướng Phạm Văn
Phú ở Nha Trang. Theo tường trình của Tướng Cẩm, Cộng quân pháo kích rất dữ
dội, và bắt đầu tấn công cả 2 mặt vào thị xã. Doanh trại của bộ chỉ huy Tiểu
khu Phú Yên, cũng là nơi trú đóng của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2, đã bị
pháo kích nặng. Sau lần gọi này, Tướng Trần Văn Cẩm không còn liên lạc với
Thiếu tướng Phú. Theo lời một số sĩ quan của Quân đoàn 2 có mặt tại Tuy Hòa lúc
Cộng quân tấn công, sau khi báo cáo tình hình cho Tướng Phú, Tướng Cẩm cho lệnh
rút ban tham mưu của ông ra khỏi doanh trại Tiểu khu, và ông đã sử dụng tần số
không lục liên lạc với Không quân để yêu cầu cho trực thăng đến bốc ban tham mưu
của ông, nhưng mọi sự liên lạc không có kết quả, sau đó ông đã bị Cộng quân bắt
cùng với một số sĩ quan tham mưu. ( Sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu
QL.VNCH nhận được báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 tại Nha Trang
về sự việc Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm được ghi nhận là mất tích)
Về tình
hình bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên và lực lượng Địa phương quân của tỉnh này,
theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, một số tiểu đoàn Địa phương quân của
tỉnh này đã phải bỏ phòng tuyến tìm cách vào Nha Trang, vị tân tiểu khu trưởng
kiêm tỉnh trưởng Phú Yên (một trung tá Biệt động quân nhận chức ngày 29/3/1975)
được báo cáo là bị thương và mất tích. Chỉ có một số đại đội do các sĩ quan trẻ
chỉ huy đã tiếp tục chiến đấu với Cộng quân suốt cả ngày 1/4/1975 và sau đó gần
hết đạn đã phải rút khỏi vị trí phòng ngự để bảo toàn lực lượng. Họ đã bị Cộng
quân bắt sau khi phân tán mỏng để tìm đường vào địa phận tỉnh Khánh Hòa. Về
phía Cộng quân, ngay trong ngày 1/4/1975 đã có một số bộ phận lọt vào Tuy Hòa
và rạng sáng ngày 2/4/1975, toàn thị xã này đã lọt vào tay Cộng quân.
*Trận chiến tại phòng tuyến Đèo Cả
Tại phòng tuyến Đèo Cả, cách Tuy Hòa khoảng 40 km về phía Nam, Một tiểu đoàn Biệt động quân bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Tiểu đoàn đã chống trả quyết liệt và đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của Cộng quân. Đến nửa đêm ngày 1 rạng ngày 2 tháng 4/1975, Tiểu đoàn Biệt động quân đã phải rút khỏi phòng tuyến tiến về hướng Nha Trang. 7 giờ sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH được báo cáo là Cộng quân đã chiếm tỉnh Phú Yên. Cùng với thời gian Cộng quân tấn công vào Bình Định và Phú Yên, Cộng quân tung Sư đoàn 7 CSBV tạo áp lực tại Tuyên Đức. Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tỉnh này được lệnh rút quân về hết Nha Trang. Các trường quân sự tại Đà Lạt cũng được lệnh rút khỏi Đà Lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975.
Tại phòng tuyến Đèo Cả, cách Tuy Hòa khoảng 40 km về phía Nam, Một tiểu đoàn Biệt động quân bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Tiểu đoàn đã chống trả quyết liệt và đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của Cộng quân. Đến nửa đêm ngày 1 rạng ngày 2 tháng 4/1975, Tiểu đoàn Biệt động quân đã phải rút khỏi phòng tuyến tiến về hướng Nha Trang. 7 giờ sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH được báo cáo là Cộng quân đã chiếm tỉnh Phú Yên. Cùng với thời gian Cộng quân tấn công vào Bình Định và Phú Yên, Cộng quân tung Sư đoàn 7 CSBV tạo áp lực tại Tuyên Đức. Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tỉnh này được lệnh rút quân về hết Nha Trang. Các trường quân sự tại Đà Lạt cũng được lệnh rút khỏi Đà Lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975.
* Phối trí lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 vào đầu
tháng 4/1975
Theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, lực lượng phòng ngự thị xã Tuy Hòa vào cuối tháng 3/1975 chỉ có các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Phú Yên, và vùng phụ cận chỉ còn một tiểu đoàn Biệt động quân, một trong những đơn vị đã có công lớn trong việc khai thông lộ trình cuộc rút quân của Quân đoàn 2 trên Liên tỉnh lộ 7 B và hương lộ 436. Các đơn vị còn lại của Quân đoàn 2 từ Kontum và Pleiku rút về được đưa vào Nha Trang theo kế hoạch tái phối trí của Bộ Tổng Tham Mưu như sau:
Theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, lực lượng phòng ngự thị xã Tuy Hòa vào cuối tháng 3/1975 chỉ có các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Phú Yên, và vùng phụ cận chỉ còn một tiểu đoàn Biệt động quân, một trong những đơn vị đã có công lớn trong việc khai thông lộ trình cuộc rút quân của Quân đoàn 2 trên Liên tỉnh lộ 7 B và hương lộ 436. Các đơn vị còn lại của Quân đoàn 2 từ Kontum và Pleiku rút về được đưa vào Nha Trang theo kế hoạch tái phối trí của Bộ Tổng Tham Mưu như sau:
-Binh sĩ thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh được tái tập trung tại Động Ba Thìn cách Cam Ranh 10 km về hướng Bắc. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB (do Đại tá Lê Hữu Đức giữ chức quyền Tư lệnh thay thế Chuẩn tướng Lê Trung Tường bị thương ngày 16/3/1975), có nhiệm vụ tổ chức lại đội ngũ các đơn vị trực thuộc. Lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân cơ hữu của các Tiểu khu Pleiku, Kontum, Darlac đều tập trung về hết Trung tâm huấn luyện Lam Sơn để tái huấn luyện và làm lực lượng bổ sung và cung cấp nhân lực.
-Các liên đoàn Biệt Động Quân và các tiểu đoàn Pháo binh được tập trung về trung tâm huấn luyện của mỗi binh chủng tại Dục Mỹ, cách Nha Trang khoảng 35 km. Các đơn vị Thiết giáp được chuyển về tập trung tại trường Thiết giáp ở Long Thành, Biên Hòa. Tính đến cuối tháng 3/1975, cuộc tái phối trí đã tiến hành nhanh chóng, Sư đoàn 23 BB hoàn tất được một trung đoàn đầy đủ, Biệt Động Quân tái tổ chức được 2 tiểu đoàn; Pháo binh có 2 pháo đội 105 ly được huấn luyện và nhận súng mới.
Tính
đến cuối ngày 1/4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân khu 2 (trước ngày Cộng
quân tấn công vào Ban Mê Thuột 10/3/1975, quân khu này có 12 tỉnh) chỉ còn lại
một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Về quân số, ngoài Lữ
đoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương, chỉ còn 1 trung đoàn Bộ
binh và 2 tiểu đoàn Biệt động quân, 2 liên đoàn Địa phương quân của hai tiểu
khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập còn khả năng tham
chiến.
30 Năm Nhìn Lại, 2/4/1975: Ngày Cuối Cùng Của Tư Lệnh Quân
Đoàn 2
Vương Hồng Anh
Vương Hồng Anh
* Ngày cuối cùng trên chiến trường của Tư lệnh Quân đoàn
2/Quân khu 2 Phạm Văn Phú
Ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu nhận được lệnh bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu 2 cho Quân đoàn 3/Quân khu 3. Đó cũng là ngày cuối cùng của Thiếu tướng Phạm Văn Phú trên chiến trường trong chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2. Những giờ cuối cùng của vị tướng này tại Nha Trang và tại Phan Thiết đầy bi tráng. Trong nhật ký hành quân mang sang Mỹ được và được phổ biến trong cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí-đã ghi lại một số sự kiện xảy ra cho vị tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 trong hai ngày 1 và 2/4/1975 với nội dung được tóm lược như sau:
5 giờ
50 chiều ngày 1/4/1975, Thiếu tướng Phú vào bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân ở
Nha Trang, nhưng vị Tư lệnh Sư đoàn này đi vắng.
Ông phải ngồi ngồi đợi, 20
phút sau thì Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh-chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện
Không quân và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân, bước
vào. Lúc bấy giờ Tướng Phú ngồi ở chiếc ghế sát bàn của Tư lệnh của Sư đoàn 2
Không quân. Tướng Lượng và Tướng Oánh thấy Tướng Phú không chào hỏi và tới ngồi
ở bàn khác đối diện. Thấy thái độ và cách xử sự khác thường của vị Tư lệnh Sư
đoàn 2 Không quân, một trong 2 sư đoàn Không quân thống thuộc quyền điều động của
bộ tư lệnh Quân đoàn 2, Tướng Phú hơi ngạc nhiên nhưng rồi ông chợt hiểu. Ông
hỏi Chuẩn tướng Lượng:
-Có chuyện gì xảy ra?
Chuẩn tướng Lượng không trả lời, mặt lầm lì. Còn Chuẩn Tướng Oánh, với giọng từ tốn, lễ độ nói với Thiếu tướng Phú:
-Tôi muốn thưa với Thiếu Tướng tôi được chỉ định làm Tư lệnh Mặt trận Nha Trang, vì Quân đoàn 2 không còn nữa. Tướng Phú mặt biến sắc, hỏi dồn:
-Lệnh ai? Anh nhận lệnh ai?
Tướng Oánh vẫn điềm đạm, chậm rãi nói: Thưa Thiếu Tướng, lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, của Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu) từ Sài Gòn.
Nghe Chuẩn tướng Oánh trình bày, Thiếu tướng Phú cảm thấy danh dự bị tổn thương, vì theo tổ chức quân đội, người có quyền ra lệnh cho ông là Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, còn Trung tướng Khuyên là tham mưu trưởng, không có quyền ra lệnh cho các tư lệnh Quân đoàn, về vai vế và quyền hạn thì Tư lệnh quân đoàn và Tư lệnh quân chủng chỉ xếp sau Tổng tham mưu trưởng.
18 giờ
40 TướngPhú dùng điện thoại tại văn phòng Tướng Lượng để gọi về Sài Gòn gặp
Trung tướng Khuyên. Ngay từ câu đầu tiên, Thiếu tướng Phú đã hét lên trong ống
liên hợp:
-Trung tướng hỏi tôi đi đâu à? Tôi bay chỉ huy.
-Trung tướng hỏi tôi đi đâu à? Tôi bay chỉ huy.
Sau một hồi tranh cải, Thiếu tướng Phú nói lớn:
-Tôi là Tư lệnh Quân đoàn. Đi đâu, đó là quyền của tôi. Trung tướng Thuần (Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan) cùng đi trên máy bay chỉ huy của tôi mấy tiếng đồng hồ, nhưng tôi không cần Trung tướng phải tin. Và tôi cũng không phải trình Trung tướng.
19 giờ 45 phút cùng ngày, Thiếu tướng Phú ra trực thăng bay về PhanRang. Khi ông vừa ngồi lên xe Jeep để ra bãi đậu trực thăng, thì một sự việc bất ngờ xảy ra. Một xe chở đầy lính và vũ khí phóng tới, một Thiếu tá Không quân nhẩy xuống nói lớn:
-Tại sao, tại sao, các ông là Tướng lại bỏ lính chạy. Ai phòng thủ căn cứ này.
Khi đó, Thiếu tá Phạm Huấn cùng đi với Thiếu tướng Phú, đã ngồi đè lên người Thiếu tướng Phú, và chĩa khẩu AR 18 về phía người sĩ quan này và nói:”Anh không được vô lễ, ông Tướng Tư lệnh Quân đoàn không có nhiệm vụ phải phòng thủ căn cứ Không quân”. Cuối cùng thì mọi việc êm xuôi, Thiếu tướng Phú hiểu được sự phẫn nộ của vị sĩ quan Không quân và những người lính đi cùng.
*
Quân đoàn 2 bàn giao phần lãnh thổ còn lại cho Quân đoàn 3.
Đêm 1 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phú nằm dưới chân núi, trên một cái giường bố, tại ban chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân Ninh Thuận, phòng thủ căn cứ Phan Rang. 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng1/1975, Tướng Phú bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan Thiết chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, để thảo luận về việc bàn giao phần lãnh thổ còn lại của Quân đoàn 2 &Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân đoàn 3. Theo kế hoạch, Quân đoàn 3 chính thức phụ trách tuyến Ninh Thuận-Bình Thuận từngày 3/4/1975. Vào giờ này, Bộ Tham mưu của Tướng Phú chỉ còn lại Thiếu tá Vinh, chánh văn phòng; Thiếu tá Hóa tùy viên, Thiếu tá Huấn, sĩ quan báo chí và Đại tá Lê Hữu Đức, Quyền Tư lệnh Sư đoàn 23BB.
Đúng 2 giờ 12 phút chiều cùng ngày, Thiếu tá Hóa trình với Thiếu tướng Phú là trực thăng của Thiếu tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi Thiếu tá Hóa vừa quay gót, Thiếu tướng Phú rút khẩu súng ngắn ra khỏi vỏ, nhưng tiếng hét thất thanh của Đại tá Đức vang lên: “ThiếuTướng!”, ngay sau đó, khẩu súng trên tay Tướng Phú bị đại tá Đức gạt bắn xuống đất. Tướng Phú không chết trong ngày 2 tháng4/1975, nhưng 28 ngày sau ông đã tự sát tại Sài Gòn.
* Cuộc hội ngộ cuối cùng của hai vị Tư lệnh Quân đoàn
Cũng theo nhật ký của Thiếu tá Huấn, trước đó vào 5 giờ chiều ngày 30 tháng 3/1975, Tướng Phú đã bay ra Cam Ranh, để cùng với Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Tư lệnh Hải quân Vùng hai duyên hải, đi trên một soái hạm chỉ huy ra vùng biển ngoài Cam Ranh để đónTrung tướng Trưởng đang bị bệnh nằm trên tàu HQ 404 từ Cam Ranh vào (Tướng Trưởng đã phải bơi từ bờ để ra tàu hải quân đậu ngoài biển). Trên tàu lúc này có rất đông chiến binh Thủy quân Lục chiến từ Quân khu 1 vào. Tướng Phú và Phó Đề đốc Minh phải khó lắm mới lách xuống được chỗ Trung tướng Trưởng nằm dưỡng bệnh. Theo ghi nhận của Thiếu tá Phạm Huấn, có mặt vào giờ phút đó, thì lúc này Trung tướng Trưởng thở thoi thóp nhờ bình nước biển. Quanh Trung tướng Trưởng co Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân (ĐàNẵng), Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh trưởng Thừa Thiên.
Cũng theo nhật ký của Thiếu tá Huấn, trước đó vào 5 giờ chiều ngày 30 tháng 3/1975, Tướng Phú đã bay ra Cam Ranh, để cùng với Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Tư lệnh Hải quân Vùng hai duyên hải, đi trên một soái hạm chỉ huy ra vùng biển ngoài Cam Ranh để đónTrung tướng Trưởng đang bị bệnh nằm trên tàu HQ 404 từ Cam Ranh vào (Tướng Trưởng đã phải bơi từ bờ để ra tàu hải quân đậu ngoài biển). Trên tàu lúc này có rất đông chiến binh Thủy quân Lục chiến từ Quân khu 1 vào. Tướng Phú và Phó Đề đốc Minh phải khó lắm mới lách xuống được chỗ Trung tướng Trưởng nằm dưỡng bệnh. Theo ghi nhận của Thiếu tá Phạm Huấn, có mặt vào giờ phút đó, thì lúc này Trung tướng Trưởng thở thoi thóp nhờ bình nước biển. Quanh Trung tướng Trưởng co Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân (ĐàNẵng), Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh trưởng Thừa Thiên.
Thiếu tướng Phú ghé sát tai Trung tướng
Trưởng hỏi hai lần, nhưng sắc diện Trung tướng Trưởng không thay đổi. Nhưng rồi
có một giây Tướng Trưởng ngước nhìn lên. Đôi mắt như muốn bật máu vì uất ức.
Chi tiết về cuộc gặp gở này cũng đã được Hải quân Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, hạm
trưởng HQ404 kể lại trong một bài viết phổ biến vào năm 1995. Có một điểm khác
biệt về mốc thời gian là tài liệu của Trung tá Nhơn thì lại ghi là cuộc gặp gở
giữa Tướng Phú và Tướng Trưởng diễn ra vào tốingày 1/4/1975, (nhật ký của Thiếu
tá Huấn ghi là 5 giờ chiều30/3/1975, như đã trình bày ở trên). Trong khi đó theo
lời kể của một số sĩ quan đi theo Tướng Trưởng, HQ 404 rời Đà Nẵng
ngày29/3/1975 và đến chiều ngày 30/3/1975 thì đã vào vùng biển ở ngoài Cam
Ranh.
Theo
lời của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404, tốingày 1/4/1975, Tướng
Phú đã đi tàu nhỏ cập vào chiến hạm để lên tàu thăm và nói chuyện với Tướng
Trưởng. Tình cờ khi vào phòng lấy hồ sơ, Trung tá Nhơn đã nghe câu nói của
Thiếu tướng Phú: “Dù sao đi nữa tôi cũng còn vài tiểu khu ở đây với tôi chiến
đấu”. Cũng cần ghi nhận rằng Tướng Phú đã có một thời gian làm việc chung với
Tướng Trưởng: năm 1967, khi còn là đại tá, ông là Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh
do Tướng Trưởng làm tư lệnh; năm 1972, khi Tướng Trưởng là Tư lệnh Quân đoàn 1
thì Tướng Phú là Tư lệnh Sư đoàn 1 thuộc Quân đoàn này). Cuộc gặp gỡ của hai vị
tư lệnh Quân đoàn diễn ra đúng10 phút. Sau đó, Thiếu tướng Phú đứng nghiêm chào
từ biệt Trung tướng Trưởng. Rồi ông bước nhanh ra khỏi căn phòng nhỏ của chiến
hạm, những sự kiện bi tráng chờ đợi ông, người hùng Điện Biên Phủ năm nào.
30 NĂM NHÌN LẠI: Quân Đoàn 3 Giữ Phòng Tuyến Phan Rang
Vương Hồng Anh
Vương Hồng Anh
* Tổng lược tình hình 7 tỉnh Cao nguyên của Quân khu 2
trước khi Quân đoàn 3 thành lập phòng tuyến Phan Rang
Như đã trình bày, kể từ ngày 10/3/1975, ngày Cộng quân (CQ) mở trận tấn công cường tập vào thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc, cho đến ngày 3 tháng 4/1975, trong vòng 23 ngày, CQ đã chiếm vùng Cao nguyên sau khi lực lượng VNCH triệt thoái, theo trình tự sau đây.
-Ban
Mê Thuột (tỉnh lỵ tỉnh Darlac) thất thủ ngày 11/3/1975; ngày 16-18/4/1975, lực
lượng Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi hai tỉnh Pleiku và Kontum, và CQ đã chiếm 2
tỉnh này mà không qua các cuộc giao chiến. Ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn
2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Ngày 22/3/1975, trên địa bàn tỉnh Quảng
Đức, Cộng quân đã mở nhiều cuộc tấn công và pháo kích. Tỉnh Quảng Đức được ghi
nhận là thất thủ vào ngày này.
-Ngày 29/3/1975, Bộ chỉ huy Tiểu khu Lâm Đồng và 1 đơn vị Địa phương quân, do vị Trung tá Tham mưu trưởng chỉ huy đã triệt thoái về đến Phan Rang vào 20 giờ tối ngày 29/3/1975.(Theo nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2 ghi theo báo cáo của Trung tâm Hành quân Quân đoàn 2 đặt tại Nha Trang thì diễn tiến tình hình chiến sự tại Lâm Đồng như sau:
“Vào
3 giờ sáng ngày 28-3-1975, Cộng quân đã tấn công quận Bờ Sa, tỉnh Lâm Đồng. Đến
7 giờ 15 sáng cùng ngày, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào thị xã tỉnh lỵ Lâm
Đồng. Đến 10 giờ 45, tỉnh lỵ bị tràn ngập.” Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế
Viên, nguyên trưởng ty Thông tin-Chiêu Hồi tỉnh Lâm Đồng, người đã rời Bảo Lộc
vào 12 giờ trưa ngày 29/3/1975, thì ” không hề có vấn đề thị xã Bảo Lộc (tỉnh
lỵ tỉnh Lâm Đồng) bị tràn ngập, ít ra là tính tới 12 giờ trưa ngày này, mà chỉ
có việc quân ta tự ý rút lui và đồng bào di tản theo mà thôi.)
– Ngày 3/4/1975, tỉnh và thành phố cuối cùng của Cao nguyên bị CQ chiếm là tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt (Sau 1975, CS sát nhập 2 tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh này).
*Quân đoàn 3 phối trí lực lượng giữ phòng tuyến Phan Rang
Nhằm ngăn chận địch quân tràn chiếm hai tỉn NinhThuận,Bình Thuận, thành lủy cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH đã quyết định giao cho Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ bảo vệ hai tỉnh này. Để có sự chỉ huy thống nhất, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân Khu 3, thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 tại Phan Rang. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được Tổng thống Thiệu cử làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn này. Vào thời gian đó, Trung tướng Nghi là Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, ông cũng đã từng giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến 11/1974 sau khi đã giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh gần 4 năm (từ tháng 6/1968 đến tháng 5/1972).
Trở lại với việc phối trí hoạt động tại Ninh Thuận và Bình Thuận,theo kế hoạch của bộ Tổng Tham Mưu và sự phân nhiệm của bộ Tư lênh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, thì Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 đặt tại căn cứ Không quân Phan Rang cùng với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân mà Tư lệnh là Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang.
Trách
nhiệm của Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 là chỉ huy cáclực lượng phòng thủ
và bảo vệ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.Trong những ngày đầu của tháng
4/1975, lực lượng chính để bảo vệphòng tuyến Phan Rang là Lữ đoàn 3 Nhảy Dù
tham chiến mặt trận Khánh Dương và tiểu đoàn 3 Nhảy Dù được không vận từ Sài
Gòn ra ngày 2/4/1975. Về hỏa lực không pháo là các phi đoàn thuộc Sư đoàn 6
Không quân.Yểm trợ hỏa lực pháo binh có 1 tiểu đoàn Pháo binh của Sư đoàn Dù và
một số pháo đội do Quân đoàn 3 điều động đến.
Ngày 8 tháng 3/1975, sau khi Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đến Phan Rang để thay thế Lữ đoàn 3, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 đã khởi sự phối trí lực lượng để bảo vệ phòng tuyến Phan Rang như sau.
Nỗ lực chính là Lữ đoàn 2 Nhảy Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 ,11 Nhảy Dù, Đại đội Trinh sát 2 và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xã Phan Rang. Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù là Đại tá Nguyễn Thu Lương. Ngoài 3 tiểu đoàn Nhảy Dù nói trên, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù còn được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (đã tham chiến tại mặt trận Khánh Dương trong đội hình của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù), và Tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy Dù.
* Tình hình Phan Rang trong thượng tuần tháng 4/1975:
Ngay sau khi Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lập tại Phan Rang (tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh này đã được vãn hồi ngay. Vị Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởngNinh Thuận bỏ đi trong ngày 2/4/1975 được lệnh trở về tái lập việc phòng thủ quanh thị xã và điều hành công việc hành chínhtrong tỉnh. Tuy nhiên lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân tại Ninh Thuận chỉ còn một phần ba quân số tại hàng. Một số lớn binh sĩ và hạ sĩ quan đã bỏ đơn vị vào Nam tìm gia đình.
Ngay sau khi Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lập tại Phan Rang (tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh này đã được vãn hồi ngay. Vị Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởngNinh Thuận bỏ đi trong ngày 2/4/1975 được lệnh trở về tái lập việc phòng thủ quanh thị xã và điều hành công việc hành chínhtrong tỉnh. Tuy nhiên lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân tại Ninh Thuận chỉ còn một phần ba quân số tại hàng. Một số lớn binh sĩ và hạ sĩ quan đã bỏ đơn vị vào Nam tìm gia đình.
Theo
kế hoạch, lực lượng Địa phương quân được phối trí phòng thủ gần thị xã, bảo vệ
cầu, các cơ sở và tham gia lực lượng giữ gìnan ninh tại thị xã và các vùng phụ cận.
Lực lượng nòng cốt để bảovệ Phan Rang vẫn trông cậy vào các tiểu đoàn Nhảy Dù.
Với lực lượng mới được tăng cường, với sự yểm trợ không quân hữuhiệu, với sự
chỉ huy thống nhất, an ninh được tái lập và tìnhhình tại Phan Rang lắng dịu lại
sau những ngày hỗn loạn.
* Phần bổ sung về cuộc hành trình của Trung tướng Ngô Quang
Trưởng trên đường vào Nam
Trong khi Cộng quân tiến chiếm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thì một số tàu Hải quân đang chở hàng ngàn quân sĩ của các đơn vị Quân khu 1 và một số tiểu đoàn của Sư đoàn Thủy quân Lụcchiến từ Đà Nẵng vào Nam. Như đã trình bày, chỉ có một ít đơn vịcủa Sư đoàn 1 và Sư đoàn 3 Bộ binh lên được tàu cùng với một sốsĩ quan. Riêng Trung tướng Trưởng được tàu Hải quân HQ 404 vớt sau khi ông phải bơi từ bờ.
Trong khi Cộng quân tiến chiếm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thì một số tàu Hải quân đang chở hàng ngàn quân sĩ của các đơn vị Quân khu 1 và một số tiểu đoàn của Sư đoàn Thủy quân Lụcchiến từ Đà Nẵng vào Nam. Như đã trình bày, chỉ có một ít đơn vịcủa Sư đoàn 1 và Sư đoàn 3 Bộ binh lên được tàu cùng với một sốsĩ quan. Riêng Trung tướng Trưởng được tàu Hải quân HQ 404 vớt sau khi ông phải bơi từ bờ.
Trong
cuộc hải trình vào Nam trên tàu HQ 404, Tướng Trưởng đã nhận được mật điện của
Tổng thống Thiệu yêu cầu ông chuyển qua HQ5 hay các chiến hạm lớn có đầy đủ
tiện nghi và sạch sẽ hơn vì HQ 404 quá chật chội, không có máy lạnh và chở toàn
binh sĩ. Theo lời kể của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404, thì lúc
đó tàu này dơ bẩn và hôi hám vì có nhiều người chết. Dù được yêu cầu chuyển qua
một tàu lớn hơn nhưng Trung tướng Trưởng không đồng ý, Ông yêu cầu Trung tá
Nhơn báo về Sài Gòn là ông xin ở lại trên tàu với anh em Thủy quân Lục chiến
chứ không đi đâu cả. Yêu cầu của Trung tướng Trưởng được chấp thuận.
Khi HQ
404 đến Cam Ranh, Hạm trưởng của tàu này nhận được lệnh bỏ hết anh em Thủy quân
lục chiến xuống Cam Ranh và chỉ chở một mình Trung tướng Trưởng vào Sài Gòn. Để
thực hiện lệnh này, HQ 404 được phép ủi bãi Tân Cảng để đổ Thủy quân lục chiến
xuống. Ngay khi cuộc đổ quân bắt đầu, Trung tướng Trưởng lặng lẽ đứng dậy đi
xuống tàu. Trung tá Nhơn thấy vậy tiến đến trình bày: “Lệnh Sài Gòn yêu cầu tôi
chở Trung tướng về Sài Gòn. Xin Trung tướng ở lại tàu cho”. Với nét mặt cương
quyết, Trung tướng Trưởng nói rõ từng tiếng yêu cầu Hạm trưởng HQ 404 xin phép
Sài Gòn cho Thủy quân Lục chiến về Sài Gòn để dưỡng quân và chỉnh đốn đội ngũ.
Tướng Trưởng nói tiếp: Nếu anh em Thủy quân Lục chiến xuống Cam Ranh thì tôi
cũng xuống đây luôn.
Liền
ngay sau đó, Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404 báo về Sài Gòn và chờ
đợi kết quả. Cuối cùng công điện trả lời: “Yêu cầu của Trung tướng Trưởng được
chấp thuận”. Quân nhân Thủy quân Lục chiến đã xuống bờ được gọi trở lên tàu.
Khi tất cả quân nhân Thủy quân Lục chiến đã có mặt đầy đủ, với khuôn mặt khắc
khổ, Tướng Trưởng lặng lẽ trở vào phòng của ông.
30 Năm Nhìn Lại: Ngày 9/4/1975, Mặt Trận Long Khánh Bùng Nổ
Vương Hồng Anh
Vương Hồng Anh
*Tổng lược về trận chiến Long Khánh ngày 9/4/1975
Theo tài liệu ghi trong hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, sau khi đã điều động 3 sư đoàn chính quy vào mặt trận Long Khánh, ngày ngày 9 tháng 4/1975, Cộng quân tung lực lượng tiến chiếm một đoạn đường dài trên Quốc lộ 20 và đặt chướng ngại vật tại ngã ba Dầu Giây, giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Cùngthời gian khai triển lực lượng tại khu vực nói trên, rạng sángngày 9/4/1975, Cộng quân đã pháo kích như mưa vào Căn cứ Không quân Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Căn cứ Tiếp vận Long Bình.
Tại tỉnh
lỵ Xuân Lộc, từ 6 giờ sáng 30 cùng ngày (9/4/1975), Cộng quân đã đồng loạt pháo
kích khoảng vào nhiều vị trí quanh tỉnh lỵXuân Lộc. Khoảng 1 giờ sau, Cộng quân
tung trung đoàn 266 thuộcsư đoàn 341 chính quy Bắc Việt, và 1 tiểu đoàn chiến
xa T54, 2tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn đặc công tấn công vào ngay thị xã.
Cũng
với trận tấn công vào vào thời gian đó, CQ tấn công vào khu vực ngã ba Dầu
Giây. Kế hoạch của Cộng quân là muốn chiếm Dầu Giây để từ đây tấn công vào
tuyến phòng thủ của Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh.
Ngay trước khi trận chiến xảy ra, để ngăn chận các đợt tấn công của Cộng quân, Không quân VNCH đã thựchiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của Cộngquân, tuy nhiên, các phi tuần này đã gặp khó khăn do màn lưới phòng không dày dặc của các trung đoàn pháo binh phòng không của Cộng quân được bố trí quanh vòng đai phòng tuyến của Sư đoàn 18Bộ binh.
Ngay trước khi trận chiến xảy ra, để ngăn chận các đợt tấn công của Cộng quân, Không quân VNCH đã thựchiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của Cộngquân, tuy nhiên, các phi tuần này đã gặp khó khăn do màn lưới phòng không dày dặc của các trung đoàn pháo binh phòng không của Cộng quân được bố trí quanh vòng đai phòng tuyến của Sư đoàn 18Bộ binh.
*Lực lượng VNCH tại mặt trận Long Khánh
Về lực
lượng tác chiến của Quân lực VNCH tại mặt trận Long Khánh, theo tài liệu của
Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi
ký, thì tính đến sáng ngày 9/4/1975, các đơn vị phòng ngự gồm có toàn bộ lực lượng
Sư đoàn 18 Bộ binh, được tăng cường thêmTrung đoàn 8 Bộ binh thuộc Sư đoàn 5 Bộ
binh, Thiết đoàn 3 , hai tiểu đoàn Biệt động quân, hai tiểu đoàn Pháo binh. Các
đơn vị này được chia thành 3 lực lượng đặc nhiệm 316, 318 và 322 được phối trí
án ngữ quanh vòng đai thị xã Xuân Lộc. Tư lệnh mặt trận Long Khánh là Chuẩn tướng
Lê Minh Đảo,Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, chỉ huy lực lượng diện địa là Đại
táPhạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Long Khánh.
* Diễn tiến các trận giao tranh trong ngày 9/4/1975.
Theo bản tin chiến sự do phát ngôn viên Quân sự QL.VNCH phổ biến và được báo Chính Luận số ra ngày 10/4/1975 phổ biến, diễn tiến các trận giao tranh tại Xuân Lộc trong ngày 9/4/1975 được ghi nhận như sau.
Tại phòng tuyến quanh thị xã Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh), 7 giờ 30 sáng, Cộng quân đã mở nhiều đợt tấn công vào vị trí phòng ngự của các chiến đoàn 316, 318 và 320. Tại trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh, trận chiến xảy ra ngay tại nhà thờ Chánh tòa và giữa chợ Xuân Lộc. Đối phương sử dụng thiết giáp có bộ binh tùng thiết tấn công vào khu vực trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh. Để đẩy lùi địch quân ra khỏi thị xã, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động thêm lực lượng đến tăng viện, trận chiến trở nên dữ dội hơn.
Theo bản tin chiến sự do phát ngôn viên Quân sự QL.VNCH phổ biến và được báo Chính Luận số ra ngày 10/4/1975 phổ biến, diễn tiến các trận giao tranh tại Xuân Lộc trong ngày 9/4/1975 được ghi nhận như sau.
Tại phòng tuyến quanh thị xã Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh), 7 giờ 30 sáng, Cộng quân đã mở nhiều đợt tấn công vào vị trí phòng ngự của các chiến đoàn 316, 318 và 320. Tại trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh, trận chiến xảy ra ngay tại nhà thờ Chánh tòa và giữa chợ Xuân Lộc. Đối phương sử dụng thiết giáp có bộ binh tùng thiết tấn công vào khu vực trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh. Để đẩy lùi địch quân ra khỏi thị xã, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động thêm lực lượng đến tăng viện, trận chiến trở nên dữ dội hơn.
Lực lượng
tăng viện và trú phòng đã quyết chiến và đẩy lùi đượcc ác đợt tấn công của Cộng
quân. 4 chiến xa của địch đã bị bắn cháy gần chợ Xuân Lộc. Đến 6 giờ chiều ngày
10/4/1975, các chốt cầm cự của Cộng quân trong tại thị xã Xuân Lộc, nhà thờ
Chánh Tòa đã hoàn toàn bị đẩy lui, 300 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa vớitrên
100 vũ khí đủ loại, 2 binh sĩ Cộng quân bị bắt sống. Tại các khu vực kế cận thị
xã, trận chiến vẫn kéo dài đến 10 giờ đêm mới tạm lắng sau khi lực lượng tăng
viện giải tỏa được áp lực của Cộng quân.
* Cuộc chuẩn bị của Cộng quân tại mặt trận Long Khánh
Theo lời khai của 2 tù binh Cộng quân, những binh sĩ này thuộc một trung đoàn mới từ miền Bắc xâm nhập vào Nam từ đầu năm 1975.Trước khi tấn công vào thị xã Xuân Lộc, đơn vị của hai tù binh này đã được tập dượt trước với sự tham gia của một tiểu đoàn thiết giáp.
Theo lời khai của 2 tù binh Cộng quân, những binh sĩ này thuộc một trung đoàn mới từ miền Bắc xâm nhập vào Nam từ đầu năm 1975.Trước khi tấn công vào thị xã Xuân Lộc, đơn vị của hai tù binh này đã được tập dượt trước với sự tham gia của một tiểu đoàn thiết giáp.
Theo
tài liệu trong Tạp chí “Lịch sử Quân đội” CSVN số 3/1998 (do tham mưu trưởng
Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh Hứa Yến Lến trích dẫn phổ biến trong KBC số 22,
thì kế hoạch chuẩn bị cuộc tấn công vào Xuân Lộc được Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ
chính trị CSVN, kể lại diễn tiến như sau: ” Sau 2 lần B 2 xin quân thì tôi (Lê
Đức Thọ) vào chiến trường gặp lúc hội nghị miềm Bắc vưà kết thúc. Lúc đó, tôi
cũng được biết trước đó, anh em (CSBV) đã đánh Thủ Thừa, đường số 4, nhưng bị
thiệt hại nặng nề, không giải quyết được chiến trường. Ngoài ra địch còn chống
cự như trận đánh vào Đồng Dù, Nước Trong là những trận đánh ác liệt tại miền
Đông, thương vong của ta (CSBV) không phải là ít, tôi có ý định toan bàn với
các đồng chí (Bộ Tham mưu trung ương của CQ tại miền Nam, nhưng nghe anh Dũng
(Văn Tiến Dũng, đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội CSBV), tôi cũng nghĩ có
thể mình mới vào chưa rõ tình hình; cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là an
hem (CSBV) không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng, phải rút ra.
Cũng
theo tài liệu nói trên, lực lượng CQ tại mặt trận Long Khánh trong những ngày
đầu là quân đoàn 4 CSBV do tướng CSBV Hoàng Cầm làm tư lệnh, chính uỷ là tướng
CSBV Hoàng Đình Hiệp. Các đại đơn vị thống thuộc quân đoàn này gồm có: sư đoàn
6 sư đoàn 7 và sư đoàn 341, sư đoàn này vưà di chuyển từ Thanh Hóa vào với
thành phần Pháo binh cơ hữu. (Tài liệu phổ biến trong hồi ký của Đại tướng Cao
Văn Viên có phần khác biệt về danh hiệu các sư đoàn CSBV, theo đó 2 sư đoàn 3
và 341 là những đại đơn vị đầu tiên của CSBV tại mặt trận Long Khánh, sau đó
được tăng cường thêm sư đoàn 7 CSBV).
Xem
thêm : Phần 1
__._,_.___
Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
THÁNG
TƯ ĐEN: MỜI XEM Tị nạn việt nam
Bến bờ tự do – DVD 1 và 2
Mời xem:
https://www.youtube.com/watch?v=CwONdQr_EBk&app=desktop
https://www.youtube.com/watch?v=62efyDM2ZnU&app=desktop
Bến bờ tự do – DVD 1 và 2
Mời xem:
https://www.youtube.com/watch?v=CwONdQr_EBk&app=desktop
https://www.youtube.com/watch?v=62efyDM2ZnU&app=desktop
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết