QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, December 23, 2013

TRAN CHI PHUC :Giã Biệt Việt Dzũng: Một Chút Quà Cho Quê Hương

From: Patrick Willay <>
Date: 2013/12/21
Subject: [BTGVQHVN-2] TRAN CHI PHUC :Giã Biệt Việt Dzũng: Một Chút Quà Cho Quê Hương



THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Serenity Funeral Flowers Wreath
THƯƠNG TIẾC VIỆT DŨNG

Việt Dũng mất rồi thương tiếc thay
đồng  bào  tưởng nhớ   kể   từ  nay
Lời Kinh Đêm  ấy  còn  ngân  đọng
giọng hát ngày nào  vẫn  bổng bay
bất khuất hiếu trung lòng vững chãi
hào hoa  phong  nhã  dáng  lay  lay
dẫu lìa ! Quà  gởi  Quê Hương  sẵn
an  ủi   Dân   đen   chốn   đọa  đày .


Tố Nguyên







 

Giã Biệt Việt Dzũng: Một Chút Quà Cho Quê Hương
        
Trần Chí Phúc    
Tôi biết đến tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng vào đầu thập niên 80 lúc tôi còn ở thành phố Calgary nước Canada. Hồi đó đọc mấy tờ báo xuất bản từ Nam Cali gởi sang có bài viết về một chàng thanh niên ôm đàn hát một số sáng tác của anh về tị nạn vượt biển và thương nhớ quê nhà trong buổi sinh hoạt cộng đồng đã tạo nên sự yêu mến của khán giả, chàng trai đó tên là Việt Dzũng.

Và tôi lần đầu gặp Việt Dzũng từ Nam Cali sang Calgary trong một buổi văn nghệ đấu tranh tại sân khấu trường Mount Royal College khoảng năm 81- 82, lúc này anh đã nổi tiếng với bản Một Chút Quà Cho Quê Hương- được coi là Top Hit trong dòng nhạc đấu tranh.

Khi tôi qua San Jose sinh sống thì càng gặp gỡ anh nhiều lần vì thung lũng hoa vàng vẫn thường xuyên mời Việt Dzũng lên hát và sau này anh đảm nhận vai trò MC cho các buổi sinh hoạt cộng đồng.

Đài Radio Bolsa trụ sở chính ở quận Cam có phát thanh cùng một lúc trên làn sóng 1430AM ở San Jose cho nên trong gần hai chục năm nay, giọng nói của Việt Dzũng trở nên quen thuộc với thính giả vùng này. Tôi nhớ lúc đầu có một số thính giả cao niên bảo là Việt Dzũng nói nhanh quá họ nghe không kịp, tôi trả lời rằng tốc độ nói như vậy là bình thường đối với giới phát thanh của Nam Cali. Vấn đề là vào thời điểm đó, các xướng ngôn viên vùng San Jose nói hơi chậm và xướng ngôn viên Việt Dzũng đã thổi một làn gió mới cho không khí phát thanh tại đây. Anh nói nhanh nhưng âm thanh rõ ràng, chất giọng mạnh mẽ và đây cũng là một ưu điểm trời cho để bù lại đôi chân bị khuyết tật của anh.

Nếu ai đó bảo là đôi chân khuyết tật khiến anh phải dùng cặp nạng để di chuyển thì Việt Dzũng đã biến khuyết điểm thân thể đó thành ưu điểm đặc biệt để trở thành một xướng ngôn viên tài giỏi, một người dẫn chương trình- MC xuất sắc trong các buổi sinh hoạt ca nhạc chủ đề quê hương, tị nạn, đấu tranh. Hình ảnh một MC với cặp nạng trên sân khấu thật đặc biệt, gắn liền với cái tên Việt Dzũng.

Thập niên 80 và 90, báo giấy hưng thịnh trong sinh hoạt cộng đồng và tôi đã thấy các ngón tay Việt Dzũng nhanh nhẹn trên bàn phím computer để đánh máy chữ Việt Nam, anh đánh rất nhanh, tôi chưa thấy ai gõ chữ mau như vậy, vừa nói chuyện vừa làm việc. Anh bảo là làm chủ bút và cung cấp bài vở đánh máy cho nhiều tờ báo tại quận Cam. Sau này báo giấy sa sút thì Việt Dzũng vẫn là người chọn lọc, sắp xếp tin tức cho đài Bolsa và đài truyền hình SBTN.

Mùa hè năm nay, Việt Dzũng có mời tôi xuống để hát cho một chương trình gây quỹ ủng hộ các nhà đấu tranh trong nước do đài SBTN tổ chức. Thấy anh đứng hút thuốc, tôi hỏi là bị bệnh tim sao không bỏ thuốc lá. Anh chỉ cười nhẹ bảo là nếu bỏ thì đời mất một niềm vui. Anh kể rằng vì đôi chân bị teo nên bác sĩ không thông tim được và anh nhờ tới Đông Y. Có ông thầy Tàu ở vùng Los Angeles bốc thuốc bắc cho anh, và sức khỏe cũng tạm đỡ. Anh bảo rằng khi đem toa đến tiệm họ bốc thuốc đưa lại cho ông thầy coi thì họ bốc không đúng cân lượng vì các vị thuốc thuộc loại mắc tiền, mỗi lần uống thuốc bắc tốn bạc ngàn đô la.

Tôi mới nói với Việt Dzũng rằng nếu anh đã tin Đông Y thì nhân dịp này tôi giới thiệu một bằng hữu đang đứng bên cạnh cũng là một lương y tài giỏi, người này đã chữa cho tôi nhiều năm, và tôi cũng vừa bớt bệnh tim- một trong những lý do là cảm xúc mạnh quá. Nếu anh thích thì cứ hẹn gặp bắt mạch, chẩn bệnh. Người có bệnh thì phải vái tứ phương. Tây Y và Đông Y đều có cái hay của nó.

Trung tâm Asia năm nay vừa thực hiện chủ đề nhạc của Việt Dzũng, coi như là món quà nghệ thuật cho khán giả và đặc biệt dành cho tác giả. Nhân dịp này tôi muốn viết một bài về cuộc đời văn nghệ của anh, mặc dù quen biết nhau đã nhiều năm. Tôi hỏi là Việt Dzũng còn ước mơ điều gì chưa đạt thì anh bảo là muốn làm nhạc phim. Câu chuyện còn lan man để tôi tìm ý tưởng cho bài viết. Nhưng bài viết vẫn chưa xong vì anh quá nổi tiếng và đã có nhiều người viết về anh rồi.

Tôi bày tỏ có ý định dời xuống quận Cam và Việt Dzũng khuyến khích rằng nên xuống tham gia với nhóm ca nhạc đấu tranh cho vui với anh em.

Đó là lần gặp gỡ cuối cùng với Việt Dzũng. Trưa nay nghe bằng hữu điện thoại báo tin anh vừa mất khoảng 15 phút, tức là lúc 10 giờ 35 phút sáng thứ sáu 20-12-2013. Các đài phát thanh loan tin tức thì, nhiều thính giả xôn xao, bàng hoàng. Tác giả ca khúc Một Chút Quà Cho Quê Hương đã giã từ cộng đồng Việt Nam nhiều nơi ở hải ngoại. Nhớ lại một thời bà con ào ạt gởi tiền gởi quà giúp thân nhân quê nhà, nhiều người lúc đó còn ở trong nước có nghe bài hát này và khi sang định cư họ kể cảm xúc của họ.

Nhiều ca nhạc sĩ ra đi lứa tuổi 60, 70, 80 và có người 90, riêng Việt Dzũng vẫn còn hàng ngũ thập tri thiên mệnh; đối với thời xưa thì tuổi thọ như vậy nhưng bây giờ ở Mỹ thì vẫn coi là còn trẻ và trong lúc anh vẫn còn hăng say hoạt động. Anh ra đi hơi sớm để lại sự thương tiếc nồng nàn cho khán thính giả và bằng hữu khắp nơi.

Mỗi con người sinh ra đều có điều kiện và giới hạn của họ. Vấn đề là mỗi người phải cố gắng sống và làm việc để phát triển hết mức khả năng của mình. Việt Dzũng đã đạt tới đỉnh cao của cuộc sống, anh để lại một khuôn mẫu tuyệt vời về sự phấn đấu vượt qua nghịch cảnh và anh đã thành công.

San Jose, 20 tháng 12 năm 2013

Trần Chí Phúc





Date: Sat, 21 Dec 2013 16:24:28 -0800
Subject: CỐ NGHỆ SĨ VIỆT-DZŨNG CHIẾN SĨ QUỐC GIA HAY VIỆT-GIAN?
From: ngokycali@gmail.com

Hi,
Thấy mail này trên net. Gởi FYI.
Trong mail có kèm Attached File lá thư.

Ngô Kỷ



---------- Forwarded message ----------
From: Linda Ngo <>
Date: 2013/12/21
Subject: CỐ NGHỆ SĨ VIỆT-DZŨNG CHIẾN SĨ QUỐC GIA HAY VIỆT-GIAN?



Đã có những lá thư khuyên nhủ Nghệ sĩ Việt Dzũng không nên đến Houston tham dự, trình diễn và tiếp tay cho tổ chức Việt-gian Cộng sản HDH ở Houston, tổ chức ngày lễ Quốc Hận "trá hình" 30-4-2011. Việt Dzũng vẫn tham dự.

Cố nghệ sĩ Việt Dzũng cũng chỉ là những thứ chiến sĩ "chống cộng nửa mùa" chao đảo như là: Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy... và nhiều kẻ bịp ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản khác thôi. Có gì mà phải kính nể, ái mộ những người đã cộng tác với những kẻ độc ác Việt nam.



VIỆT DZŨNG 1958-2013 Một nhà hoạt động nhân quyền, người đã cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam
WESTMINSTER, Nam California – Trong tiếng khóc nức nở, xướng ngôn viên Minh Phượng của 
Radio Bolsa nói với Viễn Đông, “Anh Việt Dzũng mất rồi anh ơi, ảnh mất hồi 10 giờ 35 phút sáng nay (20-12-2013 ) tại bệnh viện Fountain Valley, mất vì bệnh tim.”



Nam Lộc – Việt Dzũng bên nhau trên sân khấu và bên nhau ngay cả lúc chia cách giữa tử sinh. Photo: Nam Lộc/Cali Today

Tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời đã nhanh chóng được truyền đi khắp nơi với sự ngạc nhiên và bàng hoàng, vì mới đây, trong buổi văn nghệ do Viet Love Foundation tổ chức để giúp nạn nhân bão Haiyan, nhiều người và riêng cá nhân chúng tôi còn gặp, bắt tay chào anh khi anh đứng phía sau sân khấu. Nghệ sĩ Việt Dzũng mất đi, không những cộng đồng người Việt Quốc Gia mất một tiếng nói chống cộng mạnh mẽ, xướng ngôn viên Minh Phượng và Radio Bolsa mất một người đồng hành hết sức tích cực và ăn ý, anh em Thương Phế Binh, Cô Nhi, Quả Phụ VNCH, những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước mất đi một người hỗ trợ tích cực, lúc nào cũng dùng khả năng và phương tiện của mình chống bạo quyền cộng sản Việt Nam, đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ Và Nhân Quyền; lo vận động bà con khắp nơi giúp đỡ Thương Binh,Cô Nhi Quả phụ và những người già cả yếu đuối, các em mồ côi, tật nguyền tại quê nhà.
Nghệ sĩ Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Saigon, cựu học sinh Lasan Talberd. Năm 1975 vượt biên đến Singapore sau đó xin đoàn tụ cùng gia đình vào năm 1976. Những năm đầu tại Hoa Kỳ, Việt Dzũng đã sáng tác và đoạt giải Iowa Grand Ole Opry, và sau đó hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ ra băng nhạc bằng Anh ngữ “Children of the Ocean.”
Đối với nhiều người Việt hải ngoại khi phải rời bỏ quê hương, vượt biển ra nước ngoài trong cuối thạp niên 1970 và đầu thập niên 1980, họ đã không khỏi nhỏ lệ mỗi khi nghe bản nhạc “Một Chút Quà Cho Quê Hương” do Việt Dzũng sáng tác và bản nhạc “Saigon Vĩnh Biệt” viết chung với Nhạc sĩ Nam Lộc. Anh cũng là tác giả những nhạc phẩm được nhiều người yêu thích như Tình Ca Cho Nguyễn Thị Saigon - Lời Kinh Đêm hay Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa, Bên Đời Hiu Quạnh và rất nhiều ca khúc khác, tổng cộng có đến hơn 450 bài. Việt Dzũng thường hát chung với ca sĩ Nguyệt Ánh những nhạc phẩm đấu tranh.
Việt Dzũng đã từng làm chủ bút nguyệt san Nhân Chứng ở Nam California và ra đĩa nhạc với tên Trung tâm Việt Productions. Sau một thời gian làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài Little Saigon Radio, năm 1996 Việt Dzũng lập đài phát thanh Radio Bolsa, cùng với Minh Phượng, hai chị em luôn truyền tải đến đồng hương những tin tức nóng bỏng về thời sự và các sinh hoạt cộng đồng.
Năm 2010 Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa đã trao tặng ca nhạc sĩ Việt Dzũng giải thưởng “Community Heroes” vì thành tích đóng góp tích cực cho cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại.
Anh đã vĩnh biệt cộng đồng và những người thân vào lúc 10 giờ 35 phút sáng thứ Sáu 20-12-2013 tại Fountain Valley Hospital, để lại bao tiếc thương cho mọi người.


Bà Loretta Sanchez chia buồn
Ngay sau khi nghe tin buồn, vào chiều thứ Sáu nữ Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-46) đã gửi lời chia buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của MC Việt Dzũng.
Văn thư từ văn phòng của Dân Biểu đã viết như sau:
“Hôm nay chúng ta vừa mất đi ông Việt Dzũng, người đã cống hiến hơn 30 năm phục vụ cho cộng đồng Quận Cam và cộng đồng người Việt hải ngoại
. Ông được mọi người biết đến và ngưỡng mộ như một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà từ thiện, người tổ chức các sự kiện cộng đồng, nhà báo, MC, và là người dẫn chương trình của Radio Bolsa. Cá nhân tôi biết đến ông như một nhà hoạt động nhân quyền, người đã cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam.”
“Tôi xin gởi lời phân ưu, lời cầu nguyện và sự cảm thông sâu sắc nhất của tôi đến gia đình ông Việt Dũng và những người ngưỡng mộ anh. Tưởng niệm ông.”
Cho đến tối thứ Sáu, gia đình chưa thông báo chương trình trang lễ dành cho Việt Dzũng, người đã để lại một mất mát lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

(VĐ)


Quote:
Little Saigon radio host and entertainer Viet Dzung dies

Radio commentator and human rights activist Viet Dzung, who dominated the airwaves for decades in Little Saigon and was one of the early voices in the emerging immigrant community, died Friday. He was 55.

Born Nguyen Ngoc Hung Dung, Viet Dzung became well known in the Vietnamese American community for both his singing and his political commentary on Radio Bolsa, an Orange County-based broadcast that reaches Vietnamese listeners across the country.

Though he was born in Vietnam, Viet Dzung refused to return to his homeland after communist forces took control in the wake of the Vietnam war.

He also told listeners that he preferred not to play music by artists from Vietnam because of the country's refusal to import music recorded by Vietnamese Americans.

"There should be fair trade," he told listeners, joining a movement of Vietnamese American entertainers who took a stand against what they considered one-way commerce

Viet Dzung, along with his drive-time co-host Minh Phuong, kept immigrant listeners informed about such issues as state-controlled elections in their homeland and news about hunger strikes, beauty pageants, cultural holidays and celebrations for veterans.

He told listeners that he covered everything from Hanoi to Hollywood.

Viet Dzung helped organize concerts in his adopted community of Little Saigon to help register immigrant voters and did public service ads on such things as the dangers of cigarettes, targeting individuals from a country with one of the highest smoking rates globally.

In recent years, members of the younger Vietnamese American generation learned of Viet Dzung's social activism through Internet chats and his appearances on videos produced by Asia, a multimedia entertainment company based in Garden Grove.

Born in Saigon on Sept. 8, 1958, Viet Dzung was afflicted with polio as a child and relied on crutches. In later years, he suffered from diabetes. He died Friday at Fountain Valley Regional Hospital.

"I don't believe it. He is still with us and always will be!" fellow entertainer Orchid Lam Quynh said in a Facebook post.

"For more than 10 years, I started my morning with him," wrote Thu Pham, a Santa Ana resident. "He is a treasure. His voice is as familiar to us as his heart."

© Los Angeles Times



VCU: Trong nhiều giờ qua, tin Nhạc sĩ Việt Dzũng đột ngột qua đời đã làm chấn động cộng đồng người Việt hải ngoại tại khắp nơi trên thế giới.

Bàng hoàng, xúc động, thương tiếc, quý trọng là tâm cảm chung của đa số người Việt trong khối cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản, trái ngược với cái chết bị dè bỉu của Cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ hay “cây đại thụ âm nhạc” Phạm Duy.



Điều lạ lùng là đội quân truyền thông “tự do” của Đảng vẫn im như thóc trước tin này. Mấy trăm tờ báo điện tử lẫn báo giấy đều không có 1 dòng về cái chết của người nhạc sĩ bị liệt vào danh sách “phản động” của nhà cầm quyền. Hào quang của Việt Dzũng quá lớn khiến những tên “quỷ đỏ” phải khiếp sợ chăng? Nhạc sĩ Việt Dzũng đã sống VINH và chết VINH. Anh đã giữ được cái chính khí của bậc quân tử để tên anh sẽ sống mãi với dân tộc Việt như các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vĩ, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vĩ.

Mời độc giả cùng chia sẻ những dòng status sau đây của blogger Cô Gái Đồ Long tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà (Việt Nam) trên mạng xã hội Facebook:

Lê Nguyễn Hương Trà

Vừa được tin nhạc sĩ Việt Dzũng (sinh 1958, tại Sài Gòn) mất lúc 10:35 ngày 20.12, tức khoảng 1:30 giờ Việt Nam sáng nay sau một cơn trụy tim, tại California (Hoa Kỳ). Việt Dzũng là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Chút quà cho quê hương, Lời kinh đêm, Mời em về, Ngày con về, Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn…Tuy nhiên, ở trong nước ông được biết đến nhiều hơn với vai trò MC chính của Trung Tâm Asia; mặc dù các chương trình này bị cấm lưu hành tại Việt Nam, mấy tiệm bán đĩa bị bắt được coi như đóng cửa luôn!

Vì công việc cho nên tui thỉnh thoảng cũng coi Asia. Khỏi nói thêm điều gì, Việt Dzũng chống Cộng kịch liệt, nghe qua là hiểu không đội trời chung. Ông cũng là một trong top đầu blacklist cấm cửa của an ninh Việt Nam. Những người có tên trong đó hiện không được nhập cảnh, như Ngọc Ngạn, Nguyễn Hưng Quốc, Nam Lộc, Trịnh Hội và một vài anh ở Châu Âu nằm trong phong trào đòi đa Đảng. Vụ cấm này cũng tùy trường hợp, có người cấm vô thời hạn, có người được nhập cảnh rồi sau đó về “quậy” nữa thì bị cấm… tiếp. Cũng vài trường hợp đặc biệt, như một anh trong ban Việt Ngữ BBC về tới Tân Sơn Nhất mà không được vô; chỉ vì trước đó BBC có bài viết chỉ trích tướng Hưởng. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc đang giảng dạy các môn ngôn ngữ, văn hoá và chiến tranh Việt Nam tại Đại Học Victoria University – Úc; cũng vài lần gặp trường hợp tương tự khi về tới Tân Sơn Nhất bị từ chối Visa.

Việt Dzũng chắc chắn là không cần phải chặn gì cho mệt, 38 năm ông không trở về và chưa bao giờ có ý định quay về nếu còn Cộng sản. Chỉ 55 tuổi, mới quá nửa đời người. Niềm tin ắt vẫn còn, nhưng có thể đã trở nên tuyệt vọng. Tiễn biệt ông!

Utah
From: Patrick Willay 

 
VIỆT DZŨNG
NGHỆ SĨ ĐẤU TRANH KHÔNG TÀN TẬT TÂM HỒN

                                                                   Võ Đại Tôn (Australia)

Best Christmas Carols Playlist


Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”(Việt Dzũng) . Thời tiết mấy tháng nay tại Úc Châu, đang là mùa Hè nhưng nắng mưa, nóng lạnh thay đổi bất chợt, từ nạn cháy rừng đến giông bão chuyển ập đến. Từ khuya thứ Bảy, 21.12.2013, ngoài trời lại chuyễn mưa, điện thoại từ Mỹ gọi sang báo tin cho tôi biết Việt Dzũng đã không còn nữa !. Nhìn qua khung cửa trong đêm vắng lạnh chợt đến, lạnh từ không gian đến tâm hồn cô đơn, những giọt mưa lất phất như tiếng hát của Việt Dzũng vọng về từ cõi mơ hồ nào đó trong bài “Một chút quà cho Quê Hương” với nước mắt đong đầy…nước mắt của Việt Dzũng thương nhớ quê xưa và nước mắt của riêng tôi khi mất thêm một người em, một chiến hữu, trên hành trình còn dang dở một đời tâm nguyện. Em đi đâu rồi, hay vẫn còn đang đứng trước mặt anh với đôi nạng gỗ, thênh thang giữa đất trời, mưa bay… ?

Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuyết Mai, Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Lưu Xuân Bảo…  và anh chị em nghệ sĩ đấu tranh đâu rồi, sao vắng lạnh thế này, đêm nay chỉ một mình tôi ? Những đại hội Hưng Ca tại Hoa Thịnh Đốn, những đêm trình diễn lưu vong, sau khi tiếng vỗ tay không còn nữa thì anh em mình ngồi im lặng nhìn nhau, lời Thơ tiếng Hát vọng về đâu, một chút quà hay cả một đời người đang gửi về Quê Hương ? Cánh chim đại bàng trên thân họa mi Nguyệt Ánh, đôi nạng gỗ Việt Dzũng vẫn còn đấy mà, sao ngoài khung cửa lại có tiếng mưa rơi … ? Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng tôi ?.

Ngay sau khi đặt chân lên bến bờ tạm dung lưu vong, đất khách quê người, từ đại dương trôi giạt về các nẻo đường đời, vào năm 1978, một đại hội Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên được tổ chức tại Oklahoma, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, quy tụ một số quý vị và anh chị em còn rộn lòng thương nhớ cội nguồn, nghĩ cần phải bảo tồn Văn Hóa tại hải ngoại, song hành góp công cùng với Toàn Dân cứu Người và cứu Nước. Tôi từ Úc Châu được một số anh em chiến hữu góp tiền cho vé máy bay qua ngay Hoa Kỳ lần đầu tiên trong đời tỵ nạn để tham dự đại hội. Lại tìm xem ai còn ai mất, những bắt tay vui mừng trong nước mắt. Từ Úc Châu, tôi là người duy nhất bay sang, gặp lại các bạn Đặng Văn Đệ, Vũ Văn Hoa, Nguyễn Hoàng Quân, … anh em trong đảng phái quốc gia một thời, ôm nhau mà dường như vẫn còn hơi muối biển trong lòng. Đêm về, tôi được nằm chung phòng tại tư gia của anh Quân (Đại Việt QDĐ) với một thanh niên “tàn tật”, đặt đôi nạng gỗ bên cạnh và nằm tâm sự cùng tôi về chuyện đời, về mơ ước tương lai, và tôi nhớ lại lời thơ của Vũ Hoàng Chương “tuổi đá, tuổi vàng hay tuổi ngọc – Thương nhau, ai đếm tuổi bao giờ ?”. Tôi tự thấy mình trẻ lại, như cùng chung thế hệ, cùng chung ước mơ, cùng chung thân phận. Người thanh niên khoảng 20 tuổi đó là Việt Dzũng, gọi nhau bằng anh-em như từ tiền kiếp thêm lần hạnh ngộ. Từ những đêm sau đó, sau những ngày sôi nổi họp đại hội, và có cả tiếng hát của Việt Dzũng làm thêm ấm lòng và bùng dậy ước mơ như trở thành hiện thực, chúng tôi đã kết nghĩa tinh thần, dìu nhau bước đi suốt cả mấy chục năm qua, một đời tận hiến, tuy khác lĩnh vực hoạt động nhưng chung một Tấm Lòng.

Sau khi ở tù về, từ biệt giam tại Hà Nội hơn 10 năm, tôi được coi cuốn băng hình về một buổi tập họp đồng hương tại công viên Mile Square Park ở miền Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi lại thấy Việt Dzũng đang đứng trên sân khấu ngoài trời, cũng với đôi nạng gỗ, cất tiếng gào to “Cho dù tôi có phải bò về, lết về, tôi cũng sẽ về lại Quê Hương khi không còn cộng sản…”, rồi gửi tiếng hát vào không gian, vào lòng người. Lại có Diễm Chi, Hùng Cường, Huỳnh Công Ánh và nhiều anh chị em nghệ sĩ đấu tranh khác nữa, thân tù mới trở lại tự do ngồi im lặng nghe nhìn mà chảy nước mắt lúc nào không hay, cứ tưởng rằng đời mình đã cạn khô dòng lệ.  Tôi lại nhớ có lần tôi đã bị tra tấn trong tù vì những cái tên thân quen, thương nhau và đồng hành tự một thuở nào thủy chung. Người cộng sản đã tra tấn tôi để khai thác về sự liên hệ giữa tôi với những “tên biệt kích văn nghệ nước ngoài : Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Hùng Cường”, tại sao lại phát động phong trào văn nghệ “phản động, chống đối cách mạng”, kế hoạch mật kín bên trong thế nào… ?! Vết thương tuy có làm đau thân xác kiệt quệ nhưng tận đáy tâm hồn của tôi như có tiếng cười hãnh diện về những người anh chị em đang đứng thênh thang giữa đất trời lưu vong mà cất cao tiếng hát đấu tranh. Tôi tự coi như những trận đòn thù đó là phần thưởng tinh thần mà các anh chị em văn nghệ đấu tranh đã cho đời tôi vì được nhận làm huynh-đệ thâm tình. Tôi quay lại cuộn băng hình, nhìn thấy Việt Dzũng đứng trên sân khấu thô sơ, với đôi nạng gỗ, không có ánh đèn màu và trang sức hợp thời, nhưng sao ngạo nghễ như đang bắn từng viên đạn đúc bằng máu tim vào thành trì vô đạo phi nhân để giành lại Nhân Quyền cùng với Toàn Dân. Lại xin một lần nữa Tạ Ơn. Ước gì những người dân cùng chung nòi giống bên kia bờ đại dương, ước gì những tấm thân quằn quại trong đáy vực ngục tù cộng sản, nghe được tiếng vọng của những lời ca này để thấy thêm đời đáng sống, cho dù dưới tận cùng đáy ngục. Rồi tất cả sẽ vươn lên, nhất định. Hưng Ca đã và đang góp công vào Hưng Quốc, và bóng dáng của Việt Dzũng vẫn còn đây cùng với những Tấm Lòng chân chính tận hiến đời người để hồi sinh Dân Tộc.

Rồi từ đó, suốt những tháng năm ra khỏi ngục tù, tôi lại được hạnh phúc cùng anh chị em nghệ sĩ đấu tranh gặp mặt, góp sức, bằng tiếng lòng, Thi-Ca, trên nhiều nẻo đường năm châu. Tôi vẫn còn nghe tiếng nói nhẹ nhàng nhưng đầy ân tình của Việt Dzũng mỗi lần gặp nhau, ôm tôi : “Anh có khỏe không ? Ông già trông vẫn còn ngon cơm lắm mà, lo gì !”. Khói thuốc lại tỏa mịt mùng qua tiếng cười vang. Trong tiếng cười, dường như anh-em chúng tôi có thấy thấp thoáng những nét “cô đơn” trên bức tranh đời riêng cũng như chung, tâm nguyện vẫn sắt son mà sao quá gian nan với nhiều ngọn dáo vụt đến không ngờ.

“Me đặt tên con, Nguyễn Thị Sai-Gon”… (Việt Dzũng). Mới đây, trong năm 2013, từ Hoa Kỳ sang công tác tại Úc Châu, Việt Dzũng có đến thăm tôi tại nhà, đồng thời gặp mặt thân mật một số anh em cùng chung Lý Tưởng đấu tranh. Sau khi chúng tôi đồng thắp nhang cầu nguyện trước bàn thờ Quốc Tổ được thiết lập tại nhà tôi từ bao năm qua, Việt Dzũng có nói : “Xin cám ơn anh đã cho em những phút giây thực sự xúc động khi nguyện cầu Quốc Tổ hôm nay, em thấy rõ cội nguồn trước mắt, tâm linh như được hòa tan vào cùng mệnh Nước…”. Và, Việt Dzũng thì thầm hát nhẹ “… Nguyễn thị Sai-Gon…Lê thị Hy Vọng…”, đưa hơi thở và lời ca nhập vào hồn tôi, xao xuyến, chập chùng, tưởng chừng như đang có bàn tay nào vời níu quê hương…Rồi cũng mới đây, tháng 8 năm 2013, tại Little Saigon, Nam Cali, Việt Dzũng đã chống nạng đến trong chiều sinh hoạt đấu tranh của tôi, phát biểu những lời tâm huyết, cùng với tiếng hát của Tuấn Minh trong bài thơ Nước Trôi Mồ Mẹ của tôi do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Anh em lại cầm tay nhau, chẳng muốn rời xa…Hẹn ngày gặp lại trên một nẻo đường nào đó trong đời còn lại, và nhất định sẽ cùng nhau quỳ hôn từng mảnh đất Quê Hương, một ngày…

Từng giọt mưa nhẹ đang rơi ngoài mái hiên sau nhà giữa khuya vắng lạnh, tôi vẫn còn nghe tiếng hát trầm bổng chao lòng của Việt Dzũng “Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”,  rồi chợt vang lên dường như tiếng thét “Đòi trả ta sông núi”… Việt Dzũng vẫn còn đứng đấy, tôi đang vịn vào nạng gỗ thân yêu của một người em kết nghĩa, một chiến hữu thủy chung, để đứng dậy và viết tiếp những dòng chữ này…không còn nước mắt. Tạm biệt EM, NGUYỄN NGỌC HÙNG DŨNG !.

Võ Đại Tôn
Đêm thứ Bảy 21.12.2013
Úc Châu.





Kính chúc quý Chiến Hữu, qúy Diễn Đàn, qúy Thân Hữu, cùng toàn thể quí quyến và Đồng Hương khắp hải ngoại. Các Cao Trào Đấu Tranh Yêu Nước và toàn thể Đồng Bào Quốc Nội: Mùa Noel/Giáng Sinh AN LÀNH & VẠN HẠNH và Năm Mới Dương Lịch 2014 thành đạt những khát vọng TỰ DO, DÂN CHỦ của một xã hội nhân bản không còn bạo quyền, bạo lực và xiềng xích CS cuồng bạo thống trị. 




                                       
HĐLKĐT Dân Chủ Nhân Quyền YỂM TRƠ QUÔC NÔI


__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List