QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Sunday, February 1, 2015

Biểu tình phản đối thành phố Riverside kết nghĩa với Cần Thơ


Biểu tình phản đối thành phố Riverside kết nghĩa với Cần Thơ

VFC - Thảm Sát Tại Huế



image





Preview by Yahoo


Đoàn biểu tình, ngoài cư dân của thành phố Riverside còn có nhiều cư dân gốc Việt từ khu vực Little Sài Gòn của quận Cam, tập trung trước Tòa Thị Chính, giương cờ Mỹ và cờ Việt Nam cộng hòa.
Đoàn biểu tình, ngoài cư dân của thành phố Riverside còn có nhiều cư dân gốc Việt từ khu vực Little Sài Gòn của quận Cam, tập trung trước Tòa Thị Chính, giương cờ Mỹ và cờ Việt Nam cộng hòa.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Cô gái gốc Việt được Đệ nhất Phu nhân mời: ‘Tôi muốn trả ơn nước Mỹ’

Một cô gái Mỹ gốc Việt, có em trai bị thương trong cuộc chiến Afghanistan, cho biết cô muốn trả ơn Hoa Kỳ vì những gì nước này đã mang lại cho gia đình cô.

Thị trưởng đắc cử người Mỹ gốc Việt 'ghi nhớ sự hy sinh của cha mẹ'

Anh Nguyễn Bảo giành chiến thắng sát nút trước một đối thủ kỳ cựu, và chính trị gia trẻ tuổi này cho biết luôn nhớ tới những hy sinh của cha mẹ để anh có được ngày hôm nay ở Mỹ.

Thắng lợi của Đảng Cộng hòa, của ứng viên gốc Việt

Kết quả bầu cử 4/11 là chiến thắng lớn cho Đảng Cộng hòa và cũng là tiếng nói không tán đồng của dân Mỹ đối với chính sách của Tổng thống Obama

Người Việt phản đối ngôi sao đỏ trên logo của quán ăn Mỹ

Cộng đồng người Việt ở Dallas, bang Texas phản đối việc một tiệm ăn mới mở của Mỹ gắn một ngôi sao đỏ mà họ cho là biểu tượng của chủ nghĩa CS với chữ Sài Gòn

Báo Trung Quốc: Thủ tướng Việt Nam ‘nhắm’ ghế Tổng bí thư

Một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ vừa đăng bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm chiếc ghế Tổng bí thư

Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở?

Một nhà quan sát nói rằng hiện rộ lên "các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
30.01.2015
Cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối một thành phố Mỹ có đông người Việt sinh sống kết nghĩa với một thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Hàng trăm người Việt hôm 29/1 tề tựu về thành phố Riverside, bang California, biểu tình chống lại mối quan hệ hợp tác vừa ký kết với thành phố Cần Thơ vì thành tích nhân quyền xuống cấp của Việt Nam.
Đoàn biểu tình, ngoài cư dân của thành phố Riverside còn có nhiều cư dân gốc Việt từ khu vực Little Sài Gòn của quận Cam, tập trung trước Tòa Thị Chính, giương cờ Mỹ và cờ Việt Nam cộng hòa.
Những người biểu tình cũng hô vang các khẩu hiệu ủng hộ tự do-dân chủ, phản đối sự cai trị độc tài và vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội.
Tờ Los Angeles Times tường thuật rằng Hội đồng thành phố Riverside đã bỏ phiếu tán thành việc kết nghĩa với thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm ngoái, nhưng giới hoạt động bảo vệ nhân quyền không được biết thông tin này cho tới khi phái đoàn giới chức của Việt Nam bay sang chính thức ký văn kiện kết nghĩa trong tháng này.
Bản tin trên trang web Sở Ngoại vụ Cần Thơ hôm qua cho hay phái đoàn do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Lê Hùng Dũng, dẫn đầu đã đến làm việc và ký bản hợp tác với thành phố Riverside trong chuyến thăm từ ngày 20 đến 22/1/2015.
Với việc ký kết này, Cần Thơ trở thành thành phố kết nghĩa thứ 9 của Riverside trong nỗ lực tăng cường các mối quan hệ về văn hóa, giáo dục, và thương mại giữa hai thành phố Việt-Mỹ.
Cộng đồng gốc Việt tại Mỹ, đa số là những di dân phải rời bỏ đất nước đi tị nạn chính trị sau khi chế độ cộng sản lên nắm quyền tại Việt Nam từ năm 1975, cho rằng hành động kết nghĩa mang thông điệp của một sự ủng hộ đối với chính quyền độc tài toàn trị tại Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng của người Mỹ gốc Việt, những nạn nhân của chế độ cộng sản chấp nhận mọi gian nguy để mưu tìm tự do.
Họ yêu cầu chính quyền thành phố Riverside phải xem lại việc kết nghĩa này. Người biểu tình nói họ lên tiếng vì quan tâm đến sự phát triển lành mạnh cho Việt Nam mà qua đó người dân phải được hưởng dân chủ và các quyền con người căn bản thay vì phải chịu đựng một sự cai trị tàn bạo, độc đoán. 
Bấm vào nghe bài tường trình
  • Danh mục
  • Tải
o    
o    
Các hình ảnh video được phổ biến trên mạng internet cho thấy đoàn người biểu tình ở thành phố Riverside hôm qua đã tố cáo chính phủ Việt Nam tham nhũng và dùng các chính sách đàn áp khắc nghiệt để trừng phạt những người bất đồng quan điểm.
'Tôn trọng mọi quan điểm'
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ, bà Lanney Trần, một cư dân gốc Việt ở California, chia sẻ:
“Chúng ta là những người Việt tị nạn cộng sản, chúng ta không chấp nhận những kẻ độc tài. Thứ hai, Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền gần như hàng đầu trên thế giới với những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, hành hung, tra tấn vẫn diễn ra ngay sau khi Việt Nam được gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng ta không làm bạn hay anh chị em với một thể chế độc tài, tàn ác như vậy.”
Chính quyền thành phố Riverside ra thông cáo nói họ tôn trọng mọi quan điểm và quyền bày tỏ ý kiến của mọi người.
VOA Việt ngữ liên lạc với bà Trần Thị Ngọc Dung, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ, để hỏi thăm phản hồi của giới chức tỉnh trước sự phản đối của cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhưng bà Dung từ chối bình luận:
“Người phát ngôn của cơ quan là giám đốc. Tôi không được giao trách nhiệm phản hồi thông tin. Chỉ có một mình giám đốc là được phép trả lời với báo đài thôi. Theo phân công trong cơ quan, ông ấy là người phát ngôn của cơ quan.”
Người đứng đầu Sở Ngoại vụ Cần thơ đảm nhiệm vai trò phát ngôn chính, Giám đốc Phạm Thế Vinh, hồi đáp yêu cầu bình luận của chúng tôi như sau:
“Tôi sẽ cho chị email để chị gửi câu hỏi vì tôi phải xin ý kiến Ủy ban, ý kiến sếp tôi mới được. Chị thông cảm ở đây phải xin ý kiến sếp mới được. Chị hỏi tôi chưa trả lời được.”
Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc và đánh dấu 20 năm Việt-Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao. Kết nghĩa giữa thành phố Riverside và Cần Thơ là một trong những hoạt động thắt chặt mối quan hệ này.
Chúng ta là những người Việt tị nạn cộng sản, chúng ta không chấp nhận những kẻ độc tài. Chúng ta không làm bạn hay anh chị em với một thể chế độc tài, tàn ác như vậy.
Bà Lanney Trần, một cư dân gốc Việt ở California, nói.
Giới hữu trách thành phố Riverside nói mối quan hệ kết nghĩa sẽ mở ra cơ kênh đối thoại trực tiếp giữa người dân hai bên về các vấn đề cùng quan tâm và thành phố mong phát triển hơn nữa mối thâm tình này với người dân Cần Thơ.
Trở ngại chính lâu nay trong quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt-Mỹ là thành tích nhân quyền Việt Nam vốn bị quốc tế chỉ trích là đáng quan ngại và đi ngược lại các Công ước chuẩn mực mà Hà Nội đã ký với thế giới.
Năm ngoái, các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt ở Mỹ đã ngăn cản thành công kế hoạch kết nghĩa tương tự giữa thành phố Irvine với thành phố Nha Trang.
Tháng 2 năm 2013, Santa Ana, một trong những thành phố ở Hoa Kỳ có đông người Việt sinh sống nhất, thông qua nghị quyết 55B cấm quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam du hành hoặc ghé ngang qua thành phố này cho đến khi nào Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các tổ chức quốc tế xác định hay chứng nhận rằng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và tôn trọng các quyền căn bản của công dân.
Trước Santa Ana, hai thành phố Garden Grove và Westminster cũng đã thông qua các nghị quyết tương tự.
Năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ của người Việt tại thành phố Westminster kéo dài gần 2 tháng, quy tụ hơn 15.000 người tham gia khi cờ cộng sản và ảnh của ông Hồ Chí Minh được treo trong tiệm video của ông Trần Trường. Thành phố Westminster lúc bấy giờ đã tiêu tốn gần 200.000 đô la cho công tác giữ gìn trật tự trong các vụ biểu tình đó.

BIỂU TÌNH TẠI RIVERSIDE CITY HALL CHỐNG "KẾT NGHĨA CHỊ EM" GIỮA RIVERSIDE VÀ CẦN THƠ

Inline image 1

Trọng điểm của cuộc biểu tình Riverside hôm nay.

Hoàng Thuỵ Văn
(Tổng kết đợt ra quân lần một)

Riverside - 29-I-2015 - Đoàn biểu tình hàng trăm người của cộng đồng người Việt ở miền Nam California không chấp nhận chế độ cai trị của CSVN hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Uỷ Ban Đấu Tranh Chống Cộng Sản Và Tay Sai tập trung tại nơi xuất phát là Đền Thờ Đức Thánh Trần ở đại lộ Bolsa, Westminster lúc hơn 9:00 am, sau lễ xuất phát như thường lệ và đến khu tiền đình thành phố (Riverside City Hall) lúc 10:15 AM hôm nay
Những người Mỹ gốc Việt này đến đây để bày tỏ thái độ bất bình đối với việc làm của HĐTP Riverside, đúng hơn là nhóm đa số trong city council chủ trương "kết nghĩa Chị Em" với TP. Cần Thơ của CSVN và đã ký kết văn bản kết nghĩa ngày 20 tháng I vừa qua.
Những người Mỹ gốc Việt cần nói cho chính quyền địa phương biết bằng biểu tình và kháng thư rằng chưa đến lúc chính quyền TP Riverside hợp tác kết nghĩa và giao thương với bất cứ thành phố nào dưới sự cai trị của đảng CSVN cùng nguyên tắc điều hành tùy tiện của cán bộ đảng viên của bộ máy cai trị này.  (Đại Diện Vietnamese-American representatives, from left, Dr. Huu D. Vo, Board President of the Federation of Vietnamese Communities of the USA; Mr. Phat Bui, Garden Grove City Council Member; Lawyer Chris Phan, Garden Grove City Council Member. Speaking English to the Riverside City Council Members, and TV Channel anchor/ camera members, and journalists)
Một số các Thỉnh nguyện thư/ kháng thư gửi cho HĐTP Riverside người ta thấy có Thỉnh nguyện thư của người Mỹ gốc Việt, thông cáo Báo chí của tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Thư của VP Dân Biểu Alan Lowenthal... Các bản sao được phân phối cho báo chí và người tham gia biểu tình như sau:
Bày tỏ nguyện vọng:
Inline image 14
Đồng hương chuẩn bị lên đường đấu tranh.
Inline image 15
Inline image 16
Inline image 12
Inline image 5
Lời ru êm của tiếng nói ngoại giao đối với thành phố của những người bạn biết tôn trọng đường lối tự do và tinh thần nhân bản, nhưng là tiếng nói bất khuất đối với những người cầm quyền CSVN tham ác. Hãy lắng nghe những người yêu chuộng Tự Do đang biểu tình ở TP. Riverside (bờ sông hiền hoà) nói thay những người dân khao khát Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền trong nước Việt Nam, và TP. Cần Thơ nói riêng. Hãy trả về cho người dân miền sông nước Cửu Long sự an lạc của họ mà họ đã được sống hạnh phúc cho dù Miền Nam Tự Do phải chịu đựng sự khủng bố không nương tay của đảng CSVN đã 30 năm (1945-1975) trước và 40 năm sau một xã hội phi nhân bản, phụ nữ đem bán chợ trời hiện nay.
Dr. Hữu Võ, GG. Council Members Chris Phan and Phát Bùi addressing:

Inline image 6

Inline image 7

Ông Jack Soto (đơn vị cũ 9th M.T. Bn, Tiểu Đoàn Vận Chuyển số 9) cựu chiến binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam 1963, 1969, một trong số Vietnam Veterans tham gia cuộc biểu tình, đang phát biểu tại sao ông ủng hộ cuộc biểu tình và chống hình thức kết nghĩa Riverside-Cần Thơ.
Trong ý thức đấu tranh tiếp sức cho người Mỹ gốc Việt bên cạnh ông, người lính chiến trận ngày xưa ấy hiểu thấu người dân trong nước đang cần một chế độ Tự Do, Dân Chủ với một bộ máy điều hành đất nước có lương tâm của những công bọc.
Trao kháng thư:
Inline image 13
Tìm hiểu chân dung Thị Trưởng và bảy Nghị Viên RCCM của 7 wards:

Inline image 3
Hai ông Phát Bùi và Chris Phan đại diện đoàn biểu tình, không với tư cách Garden Grove City Council Members, được hai đại diện TP. Riverside tiếp. Ở đây không có Cảnh sát chiến đấu, không có Công an du đãng đàn áp biểu tình, "Vì sao anh đánh tôi không một chút nương tay" theo cách cai trị khủng bố dấu tay của CSVN. Sự lừa dối của CSVN cả thế giới đều biết, chẳng lẽ các đại diện dân cử ở Riverside không biết??
Inline image 1Inline image 4
Hai vị đại diện của TP. Riverside ra tiếp khách và sau đó được mời vào bên trong và Thỉnh nguyện thư/ Kháng thư được chuyển lại để trình cho HĐTP xem xét vào nghị trình tuần tới. (xem Message from Phát Bùi phiá sau)
Sự kiện Sister Cities pillar - 
Cờ đỏ kết nghĩa với Riverside qua đường Cần Thơ được gắn từ mấy hôm trước tại cột trụ của những bảng chỉ hướng kết nghĩa Sister Cities pillar (ở ngã ba 9th St. và Market St. không xa với City Hall) đã gỡ bỏ trước khi cuộc biểu tình diễn ra. 

Con đường đấu tranh không thấy thế mà dừng tại đây, cộng đồng người Mỹ Gốc Việt không thể để cho cờ đỏ xuất hiện và các tổ giao liên trá hình thương vụ bất an của CSVN tung tăng trên đường phố nơi có người Mỹ gốc Việt sinh sống chưa có tên trong danh sách những thành phố quyết tâm thực hiện Nghị Quyết Cờ Vàng.


Inline image 9
Source: IR31. For Illustration. Dùng để đối chiếu, Jan.27.

Inline image 8
Dấu tích bảng chỉ đường từ Trụ kết nghĩa thành phố đã được tháo gỡ từ trước. Ảnh chụp lúc 12:13 UTC-8 ngày biểu tình.

Inline image 10

Inline image 11

Inline image 12
Làm một cuộc họp báo bỏ túi tại nơi Sister Cities pillar.
Inline image 13
Action lần cuối tại Sister Cities trước cổng Bạch viên/ White Park trên đường tuần hành.



Việt Nam: ngành tâm thần học vẫn còn đang mò mẫm
mediaMột "bệnh nhân" bị trói tay vào giường trong một bệnh viện tâm thần ở Thiểm Tây (Trung Quốc ). Ảnh minh họaREUTERS

Thời sự quốc tế trên các mặt báo Pháp sáng nay 22/01/2015 khá tản mạn trải dài từ Đông sang Tây. Riêng về Châu Á, tuần san Courrier International trích dịch lại một bài viết đăng trên tờ Southeast Asia Globe tại Phnom Penh, liên quan đến vấn đề y tế qua hàng tựa “Việt Nam: ngành tâm thần học vẫn từng bước mò mẫm”. 

Theo ghi nhận của tác giả Amanda Saxton, rất nhiều bệnh nhân tâm thần được gởi đến chăm sóc tại các trại tư nhân. Một dấu hiệu cho thấy ngành y học trong nước vẫn chưa đủ khả năng chăm lo cho căn bệnh này.

Tác giả bài viết lấy trường hợp trại chăm sóc người tâm thần do ông Hà Từ Phước, chủ nhân một đồn điền cà phê nhỏ tại Pleiku làm ví dụ điển hình. Sự việc bắt đầu từ một ngày cách đây 10 năm, khi ông tình cờ nhìn thấy con trai của một khách hàng của ông bị nhốt trong một chiếc cũi. Hỏi qua mới biết rằng cậu bé đó đôi khi bùng phát những hành động bạo lực, điều này làm gia đình rất lo lắng. Vì con họ quá “điên” nên họ cũng không dám để con lang thang bên ngoài. Từ những cảnh được chứng kiến đó, ông Phước quyết định làm mọi cách để giúp đỡ người nghèo. Và ông đã quyết định dẫn “cậu bé điên” về Pleiku.

Tuy gia cảnh cũng không mấy khá giả nhưng mà ba năm sau ông đã quyết định xây dựng một trại bệnh rộng lớn, bên trong được kê nhiều dãy giường có đệm dành cho nam và một phòng riêng biệt cho một nữ bệnh nhân tại chỗ. Theo giải thích của bà Huỳnh, vợ của ông Phước và kém hơn ông đến một chục tuổi, một số bệnh nhân phải bị xích chân để “không cho họ chạy thoát và tránh những phiền toái”. Chẳng hạn như bị lạc giữa những khu đồi xung quanh như đã từng xảy ra, hay bị những người trong khu vực có những hành động đối xử tệ.


Dựa vào sự thiện nguyện là chính
Theo tác giả, mặc dù chứng tâm thần phân lập ít nhiều cũng được biết đến, nhưng nhiều chứng bệnh rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay rối loạn lo âu vẫn còn là những thuật ngữ khá lạ lẫm đối với phần đông người Việt. Đa số những người bệnh đó đơn giản chỉ bị xem như là những “kẻ tâm thần” – những “ kẻ điên khùng”. Về mặt tâm linh, rất nhiều người Việt vẫn nhìn bệnh “điên” như là một nghiệp chướng phải trả của một thành viên trong gia đình cho những hành động đáng quở trách từ trong kiếp trước, chứ không hẳn là của chính bản thân người bệnh.

Về phần trại bệnh của ông Phước, tác giả cho hay bà Huỳnh sớm tối chăm sóc người bệnh, còn ông Phước phải làm việc cật lực trên đồng từ sáng sớm tinh mơ cho đến chiều tối để có tiền trang trải cho trại bệnh của ông. Hai vợ chồng cũng nhận được sự trợ giúp đó đây chủ yếu dưới hình thức cung cấp lương thực từ các nhà hảo tâm địa phương. Và theo một chương trình y tế chính phủ phát thuốc miễn phí cho nhiều trại bệnh tâm thần nằm rải rác khắp cả nước, các bệnh nhân tại cơ sở của ông Phước cũng được nhận mỗi buổi sáng một viên thuốc.

Vấn đề đặt ra là cả hai vợ chồng ông Phước – bà Huỳnh đều không được đào tạo y khoa. Theo như giải thích của bác sĩ Lâm Từ Trung, giám đốc bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: “Những người quản lý các cơ sở kiểu vậy không biết cách sử dụng thuốc và tuyệt đối không được đào tạo cách chăm sóc những người mắc các chứng bệnh rối loạn phức tạp. Và như vậy họ có thể làm cho người bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn”.

Nhưng sự thiếu hiểu biết về phân tâm học đó dường như cũng không làm cho người bệnh lẫn gia đình cảm thấy phải bận tâm đến. Chính phủ còn ít hơn nữa, thậm chí là các cơ quan báo đài, không những không nhìn thấy tình hình đó có điều gì đó đáng lo mà còn tung hô ông Phước như là một anh hùng.

Tích lũy kinh nghiệm
Dù vậy tác giả cũng ghi nhận có những bước tiến dè dặt trong ngành tâm thần học ở Việt Nam. Với sự trợ giúp của Hiệp hội hỗ trợ phát triển BasicNeeds, tỉnh Thừa Thiên-Huế bắt đầu xúc tiến nhiều chương trình về dịch vụ sức khỏe tâm thần như phổ biến liệu pháp tâm lý, hội nhập cộng đồng và đào tạo nghề nghiệp cho các bệnh nhân.
Chương trình này đã có những thành công đầu tiên. Theo ông Bùi Minh Bảo, bác sĩ tổng quát của Trung tâm sức khỏe có tham gia vào chương trình này, “Việc người dân trong cộng đồng không còn thấy xấu hổ khi phải đi điều trị bản thân nó đã là một tiến bộ vượt bậc. Về phần tôi, tôi cũng học được nhiều điều vì cho tới giờ, chứng bệnh tâm thần duy nhất mà tôi biết đến là tâm thần phân liệt”.

Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Vicky Ngo, người giám sát chương trình BasicNeeds thì Việt Nam cần phải đến 10 năm nữa để mô hình chăm sóc đó có thể được nhân rộng. Theo bà, “Hiện tại, những căn bệnh duy nhất được điều trị trong nước là tâm thần phân lập và động kinh và cách điều trị tập trung chủ yếu là cô lập người bệnh trong các bệnh viện tâm thần và dùng thuốc là chính, điều này rất có thể gây ra nhiều tổn hại”.

Đó là chưa kể đến việc do thiếu kinh nghiệm, nên thường xuyên cũng có những chẩn đoán sai lầm. Sau vài tháng nhập viện, nhiều bệnh nhân đã được trả về với gia đình, mà không ai nói cho họ biết cách phải chăm sóc người bệnh tâm thần như thế nào là đúng. Cũng theo bà Vicky Ngo, “Chính phủ Việt Nam không nên lãng phí tiền bạc chỉ để tống những viên thuốc an thần cho các bệnh nhân và cách ly họ ra ngoài xã hội như những gì đang làm hiện nay tại các bệnh viện cũng như tại gia đình và trong các trại tư nhân như ở Pleiku chẳng hạn”.

Cuối cùng, bài kết luận, trại tiếp đón bệnh nhân tâm thần của ông Phước ít ra đưa ra ánh sáng một trong những khe hở lớn về chính sách y tế của Việt Nam hiện nay.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đe dọa Nhật Bản
Liên quan đến vụ hai con tin Nhật Bản bị bắt cóc tại Syria, Le Monde trong bài viết có tựa đề "Nhật Bản dưới sự đe dọa của IS" cho biết Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đòi Tokyo một khoản tiền chuộc lên đến 200 triệu đô-la. Đang công du các nước Cận Đông, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định quay về nước gấp và kêu gọi quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và Pháp giúp giải cứu hai con tin Nhật.

Hai con tin bị bắt có một người là phóng viên độc lập của hãng Independant Press, được thành lập vào năm 1996, chuyên cung cấp hình ảnh Cận Đông cho các đài truyền hình Nhật Bản. Còn người thứ hai bị rơi vào tay của IS khi đang tìm cách gia nhập Mặt trận Hồi giáo, một phong trào nổi dậy Syria đối thủ. Tờ báo nhận định đoạn video này được đưa ra không đúng thời điểm. Ông Shinzo Abe đang muốn biến chính sách ngoại giao của ông tại Cận Đông thành một trong những chính sách có tầm nhìn lớn. Vụ việc xảy ra trong khi Thủ tướng Nhật đang thực hiện chuyến công du các nước Ai Cập, Jordani, Israel và lãnh thổ Palestine.

Trong sáu ngày công du tại đây, ông Shinzo Abe đã đưa ra một loạt cam kết về hợp tác kinh tế và hỗ trợ phát triển. Ông còn hứa viện trợ 200 triệu đô-la để hỗ trợ các nước thành viên trong liên minh chống IS. Cũng chính vì quyết định này mà những kẻ bắt cóc đã biện minh cho việc đòi tiền chuộc. Một khoản tiền bằng với số tiền Thủ tướng Nhật cam kết và phải được thanh toán trong vòng 72 tiếng.

Khi tung đoạn video cho thấy hai con tin Nhật, quân thánh chiến Hồi giáo cực đoan trách Tokyo đã chọn gia nhập “cuộc thập tự chinh” và cung cấp tài chính để giết hại vợ con của họ, và tàn phá nhà cửa của người Hồi giáo. Về phần mình, Nhật Bản nhắc lại rằng sự hỗ trợ đó chỉ nhằm mục đích “nhân đạo và phát triển cơ sở hạ tầng” và không mang “tính chất quân sự”.

Le Monde nhắc lại đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản đối diện với nạn bắt giữ con tin thảm hại. Vào tháng Giêng năm 2013, 10 kỹ sư Nhật đã thiệt mạng trong vụ tấn công khu phức hợp khai thác khí ga tại In Amenas, Algeri cách đây một năm. 

Năm 2004, một người Nhật đã bị phong trào Abou Moussab Al-Zakaroui, tiền thân IS tại Irak hạ sát. 

Cũng trong năm này, ba công dân Nhật cũng bị bắt cóc tại Irak và bị đe dọa tính mạng nếu Tokyo không rút hết 550 quân nhân thuộc Lực lượng tự vệ được triển khai vào thời điểm đó. Cuối cùng sau một tuần bị giam giữ, những con tin này đã được thả, phía Nhật Bản khẳng định không trả một xu tiền chuộc.

Nga chi 1000 tỷ rúp để cứu vãn kinh tế
Vẫn trên báo Le Monde nhưng liên quan đến tình hình kinh tế - tài chính của Nga. Tờ báo cho hay Bộ Tài chính Nga thông báo sẽ bơm “một ngàn tỷ rúp cho các ngân hàng Nga”. Kế hoạch tái cấp vốn này chỉ sẽ liên quan đến khoảng “30 ngân hàng” đang bị tác động bởi các lệnh trừng phạt quốc tế do cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Thế nhưng, nhật báo cho rằng kế hoạch tăng vốn có thể sẽ không đủ và có tính chất chọn lọc. Vì kế hoạch này chủ yếu chỉ liên quan đến những ngân hàng nào có số vốn trên 25 tỷ rúp (số này rất nhiều tại Nga) và cam kết tăng tín dụng trong những lãnh vực kinh tế trọng điểm như ngành chế biến thực phẩm, công nghiệp chuyển hóa, giao thông và thông tin. Bên cạnh đó, việc tăng lương hay tăng phân chia cổ tức cũng sẽ bị hạn chế. Trước mắt hai ngân hàng chính VTB và Gazprombank mỗi ngân hàng đã lần lượt được cấp 100 tỷ và 40 tỷ rúp.

Khủng hoảng tiền tệ tại Nga cũng đã có những tác động trực tiếp lên các quốc gia láng giềng. Các chuyên gia quan ngại hiệu ứng dây chuyền trong khu vực. Vào thứ Ba vừa qua, Tadjikistan – quốc gia Trung Á nghèo và rất lệ thuộc vào nguồn kiều hối chiếm phân nửa Tổng thu nhập nội địa cho hay là đã chi tiêu hết phân nửa nguồn dự trữ ngoại tệ và vàng nhằm hạn chế đồng nội tệ rớt giá. Thống đốc Ngân hàng trung ương Tadjikistan trả lời giới báo chí dự báo: “Chừng nào tình hình kinh tế Nga và giá dầu vẫn chưa ổn định, thì sự biến động tỷ giá hối đoái vẫn sẽ tiếp diễn”.

Về phần Kirghiztan, Le Monde ghi nhận giá trị đồng nội tệ đã bị sụt giảm đến 17%, trong khi đó giao dịch kiều hối cũng bị giảm đến 70%.

Iphone – iPad giấc mơ còn xa đối với người Cuba
Mỹ và Cuba, lần đầu tiên mặt đối mặt” là tựa đề thông báo của Les Echos. Trong vòng hai ngày, La Habana trở thành thủ đô của sự hòa giải khi đón tiếp vòng thương thảo đầu tiên với Hoa Kỳ. 

Người dân Cuba trông chờ một lệnh cấm vận được tháo dỡ đang đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Phía doanh nghiệp Mỹ hy vọng sẽ xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn vào Cuba.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn nhật báo, ông John Kavulich, Chủ tịch danh dự Hội đồng Kinh tế và Thương mại Mỹ - Cuba nhận xét rằng việc Washington nới lỏng cấm vận La Habana cũng chưa thể nào làm thay đổi nền kinh tế đất nước trong một sớm một chiều. Chính quyền ông Raul Castro sẽ không cho phép bất kỳ cải cách nào có thể dẫn đến việc làm mất quyền kiểm soát tình thế.

Sắp tới, các doanh nghiệp Mỹ chỉ có thể được phép cung cấp thiết bị cho những doanh nghiệp nào ít nhiều do nhà nước quản lý. Về phía các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ, ông Kavulich cho rằng cũng không nên quá kỳ vọng. Với mức lương dao động từ 20-60 USD/ tháng, người dân Cuba cũng chưa thể cho phép mình mua các loại sản phẩm cao cấp như iPad và các loại điện thoại thông minh.

Sức mua của người dân chỉ thật sự tăng lên khi nền kinh tế được phục hưng, nhưng để có được điều này cần phải có những cải cách từ bên trong. Nhưng trong ngắn hạn, duy chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và ngân hàng là có thể hưởng lợi từ việc mở cửa này. Những người sống lưu vong sẽ được phép chuyển tiền về Cuba với mức cao gấp 4 lần so với quy định trước đây. Du khách có thể rút tiền mặt ngay trên đảo. Dẫu sao thì đây cũng là một tin tốt lành cho các ngân hàng Mỹ.


 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List