KHONG VE VIET NAM NEU
CON VIET CONG
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG
MUON DIET VIET CONG PHAI
DIET VIET GIAN
Cụ Trần
Trọng Kim là thợ mộc ?
Theo Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia) cụ Trần
trọng Kim bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi)
tại tỉnh Hà Tĩnh.[4] Vợ ông Bùi
Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Ông có một người con gái duy nhất là
Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông
là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo.[5]
Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho
giáo, từ nhỏ ông học chữ
Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và
học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào
Trường Thông ngôn và tốt nghiệp năm
1903.[6]
Năm 1904, ông làm Thông
sự ở Ninh Bình. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Năm 1906, nhân có
Hội chợ đấu xảo tại Marseille Pháp, ông xin làm một chân thợ khảm để được đi
với Nguyễn Văn Vĩnh sang dự.[6]
Như vậy năm 1904 cụ đã làm Thông Sự ở Ninh Bình
không có lý nào năm 1905 hoặc 1906 cụ lại ra Hà Nội để làm thợ mộc, một cái
nghề lao động mà lương cũng chẳng là bao so với lương của một ông thông sự
(thông ngôn). Chúng ta phải nhớ rằng thời bấy giờ các cụ ta rất bảo thủ, không
coi trọng người làm thợ. Công chỉ đứng vào hàng thứ ba, sau cả nông (sĩ, nông,
công, thương, binh).
Nhưng giáo sư Trần Anh Tuấn đã căn cứ vào đâu mà
dám võ đoán là cụ Trần Trọng Kim là thợ mộc?
Tài liệu mà ông Trần Anh Tuấn đã căn cứ vào là
một bài viết không biêt tác giả là ai được đăng trong tạp chí Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo (do F.-H.
Schneider chủ nhiệm và Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút) có đoạn như sau:
“Trong bọn thợ sang Đấu Sảo Marseille vừa rồi có
ông Trần Trọng Kim vốn làm thợ cẩn có xin ở lại bên nước Đại Pháp để học.
Ông Kim trước kia làm công ở cửa hàng lương công
đã cao, thế mà quyết bỏ việc làm để sang Đại Pháp …”
Chỉ căn cứ vào mấy đoạn trên mà nói cụ Trần
Trọng Kim trước khi được bổ dạy tại trung học Bảo Hộ (Trường Bưởi) vào năm 1911, cụ đã là thợ mộc , có võ đoán lắm không?
Có
lẽ giả thuyết của ông Hoành Sơn đáng tin cậy hơn. Theo ông, cụ Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho học, học chữ Hán từ năm 1887 đến năm 1893 thì bỏ chữ Hán, lên Nam
Ðịnh học trường Pháp Việt rồi tốt nghiệp trường Thông Ngôn. Năm 1906 giả làm thợ khảm để có dịp qua Pháp nhân một cuộc triển
lãm tại Paris.
Dưới đây là nguyên văn bài viết của giáo sư Trần
Anh Tuấn
Trần Anh Tuấn - Trần Trọng Kim với Việt Nam
Sử Lược
Thứ Ba, ngày 27 tháng 1 năm 2015
Trên Diễn Đàn
này, giáo sư Phạm Cao Dương vừa có bài viết về chính phủ Trần Trọng
Kim. Đây là bài viết của một sử gia lành nghề. Vì thế, để hưởng
ứng giáo sư Dương, tôi xin gửi tới bạn đọc của Thế Kỷ Online
bài viết về thành quả của họ Trần về Sử Học, trích trong một
tác phẩm sắp xuất bản. TAT
Trần Trọng Kim sinh
năm Quí Mùi 1883 tại làng Kiều Lĩnh, xã Ðan Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Cụ về hưu sau 31 năm làm việc trong ngành giáo dục.
Cụ tốt nghiệp Sư Phạm tiểu học tại Pháp rồi về nước khoảng năm 1911, được bổ dạy tại trung học Bảo Hộ (Trường Bưởi), trường Hậu Bổ và tại trường Nam Sư Phạm từ năm 1919. Cụ giữ nhiều chức vụ
trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như Thanh Tra Tiểu Học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), giám đốc các trường nam tiểu học Hà Nội từ năm 1933 cho đến khi về hưu năm 1942. Cụ còn là Phó Trưởng Ban
Ban Văn Học của Hội Khai Trí Tiến Ðức tại Hà Nội.
Hoạt động trong ngành sư phạm, cụ viết Sơ Học Luân Lý (1914), Sư
Phạm Khoa Yếu Lược (1916), Việt Nam Sử Lược (bộ 2 quyển, 1919), Truyện
Thuý Kiều (hiệu khảo Ðoạn Trường Tân Thanh cùng với Bùi Kỷ, 1925), Les
47 Articles de Cathechisme Moral de l’Annam d’Autrefois. 47 Ðiều Giáo Hoá Ðời
Lê Triều (dịch ra Pháp văn, 1928), hai bộ sách giáo khoa Quốc Văn Giáo
Khoa Thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư (3 tập cho các lớp Ðồng Ấu, Dự Bị,
và Sơ Ðẳng, soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc, và Ðỗ Thận), và Việt
Nam Văn Phạm (soạn cùng Bùi Kỷ và Nguyễn Mạnh Tường, cùng Nguyễn Quang Oánh
(?), 1941). Năm 1916, Trần Trọng Kim cộng tác với Nguyễn Văn Vĩnh ra tập Nam
Học Niên Khoá, đến năm 1919 thì đổi thành Học Báo. Ðây là cơ quan giáo
khoa đầu tiên ở nước ta, giúp ích nhiều cho các giáo viên tiểu học.
Trần Trọng Kim còn nghiên cứu về nho giáo qua tác phẩm Nho Giáo. Cụ
diễn thuyết về Phật Giáo và xuất bản Phật Giáo Thủa Xưa và Phật Giáo Ngày
Nay. Cụ biên khảo thơ với ba bộ Ðường Thi, Việt Thi, và Hạnh Thục Ca
(phiên âm và chú thích).
Trần Trọng Kim cộng tác với Ðông Dương Tạp Chí về Việt sử và luân
lý, với Nam Phong Tạp Chí về Khổng Tử và Lão Tử.
Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục) là hồi ký Cụ viết xong năm 1949, được Vĩnh Sơn xuất bản năm 1969 tại Sài
Gòn, khi Cụ đã mất. Ðiều đáng tiếc là hồi ký của Trần Trọng Kim chỉ ghi lại
quãng thời gian 1943-49 trong đời Cụ. Vì thế hồi ký
không cho chúng ta chút thông tin nào về tiểu sử của Cụ, nhất là việc học hành
trong nước thủa nhỏ, thời gian du học Pháp, và việc biên soạn Việt Nam Sử
Lược.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, tuyên bố trao trả độc lập cho
Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Ðại tuyên bố hủy bỏ Hòa
Ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền quốc gia. Trần Trọng
Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Ðây là chính phủ
đầu tiên và Trần Trọng Kim trở thành Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc
lập.
Ngày nay, một số chi tiết về sử gia Trần Trọng Kim đã bị nhiễu loạn. Như
hai tác gỉa Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế trong Từ Ðiển Nhân Vật Lịch Sử
Việt Nam (Tp HCM, nxb Văn Hoá, 1993, 1215 tr.) cho biết Cụ sinh năm Nhâm
Ngọ 1882 là sai, vì trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim đã ghi
rõ cụ sinh năm Quý Mùi 1883. Mạng điện tử Wikipedia cho biết Trần Trọng Kim tốt
nghiệp Trường Thông Ngôn, rồi qua Pháp học Trường Thương Mại và được học
bổng học Trường Thuộc Ðịa Paris mà sử gia Vũ Ngự Chiêu đã lục được hồ sơ tại
Pháp (?)
Tôi đọc trong tạp chí Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo (do F.-H. Schneider chủ
nhiệm và Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút) thấy có ba bản tin về Trần Trọng Kim
hồi năm 1907. (Nhân đây, tôi cám ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, Nam California,
đã gửi tặng CD bộ Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo năm 1907).
Số 793 ra ngày Thứ Năm 28.3.1907 có bản tin chi tiết về một
người thợ cẩn (khảm) tên Trần Trọng Kim sang Pháp nhân cuộc Triển Lãm Thuộc Ðịa
Pháp tại Marseille năm 1906. Nhà báo khen tinh thần Trần Trọng Kim “trước
làm công ở cửa hàng, lương cũng đã cao thế mà quyết định bỏ việc...” và
được Hauser, đốc lý Hà Nội, và là người phụ trách đấu xảo Marseille 1906
của Ðông Dương, “thấy người có trí (sic!) khí cũng thương mà cho một chân
thợ sang Tây.” Sang đến Pháp, nhân vật Trần Trọng Kim này được sự giúp đỡ
của Pierre Vierge (nhà báo) và Lhermite (hiệu trưởng trường Institute Libre de
Garcons ở Bourg Saint Andéol) cho vào học trường này.
Ðến số 810 ra ngày 25.7.1907 thì Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo dẫn bản
tin của nhật báo Petit Marseillais ngày 28.6.1907 cho biết Trần Trọng
Kim vừa đỗ bằng sư phạm tiểu học ở Avignon.
Số 824 ra ngày 31.10.1907 lại thông tin Trần Trọng Kim được Pierre Vierge
và Lhermite giúp vào học trường École de La Salle Industrielle et Commerciale,
địa chỉ 5 Rue Masson, Lyon (Rhône) để học nghề. Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo đưa
tin và kêu gọi bằng hữu tại Hà Nội giúp chi phí học hành và ăn ở cho Trần Trọng
Kim.
Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo là tạp chí đương thời với Trần Trọng Kim, nên thông tin của họ tất chính
xác hơn những sách báo sao chép lẫn nhau sau này. Ðọc tập sách nhỏ tựa đề Phê
Bình Nho Giáo Trần Trọng Kim (Hà Nội, nxb Mai Lĩnh, 1940, 75 tr.) trong đó
tác giả Ngô Tất Tố đã “hoài nghi cái sức Hán học của tác giả Nho Giáo.” Ngô
Tất Tố vạch ra những chi tiết chứng tỏ Trần Trọng Kim không thông hiểu cách đặt
câu của Hán văn, dịch Hán văn sang Việt văn sai nghĩa, đem tư tưởng của người
khác làm tư tưởng của Khổng Tử... khiến tôi tin rằng Trần Trọng Kim trong Ðại
Nam Ðăng Cổ Tùng Báo và Trần Trọng Kim tác giả Việt Nam Sử Lược là
một người. Những bản dịch Hán văn trong VNSL, điển hình là Bình Ngô Ðại Cáo,
theo tôi biết, đều có bàn tay của cụ phó bảng Bùi Kỷ.
Một tài liệu mới đây khác (xin xem: “Lệ Thần Trần Trọng
Kim một học giả, một nhà ái quốc nêu gương sáng” của Hoành Sơn trong tạp chí Thức
Tỉnh (Hoa Kỳ, số 72, 1981, trang 46-47) cho biết rõ Trần Trọng Kim tốt
nghiệp trường thông ngôn, giả làm thợ khảm để có dịp qua Pháp nhân một cuộc
triển lãm tại Paris (?). Trong bài báo ngắn hai trang này, Hoành Sơn cũng cho
biết thêm chi tiết Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho học, vỡ lòng
chữ Hán trong bốn (4) năm, từ năm 1887 đến năm 1893 thì bỏ chữ Hán, lên Nam
Ðịnh học trường Pháp Việt rồi tốt nghiệp trường Thông Ngôn năm 1903. Chính vì
có căn bản Pháp Văn như thế, nên khi sang Pháp, được sự giúp đỡ của
vài cá nhân theo như tạp chí Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo đương thời
cho biết, cụ chịu ảnh hưởng từ những bộ sử lược tại Pháp đã trở nên một học giả
mà Việt Nam Sử Lược là một tác phẩm để đời của Cụ, mở đầu cho loại sách
sử theo phong cách Âu Mỹ, chăng?
Trong tất cả những tác phẩm kể cả hồi ký, Trần Trọng Kim không hề đề cập
đến gia thế hay thân nhân của cụ. Cụ chỉ đề cập nhiều đến gia tộc họ Bùi của
hiền thê, vốn có nhiều Cử Nhân Phó Bảng Hán học xuất thân. Vì thế, cùng với
nhiều bản tin thời sự liên hệ đến một người thợ cẩn tên Trần Trọng Kim trong
tạp chí Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo năm 1907, tôi không biết Trần Trọng Kim
có xuất thân trong một gia đình danh gia thế phiệt hay không. Nhưng nếu họ Trần
chỉ là một chân thợ xuất thân, mà tinh thần cầu tiến được “Hội Du Học Bảo Chợ
(sic!)” tại Hà Nội biết và giúp tiền trú ngụ tại Pháp từ năm 1907, rồi học được
cái tinh xảo của nghề Sử, thì người thợ cẩn này càng đáng kính đáng trọng.
Hình ảnh khu Ðông Dương tại
cuộc triển lãm Marseille 1906, từ trái sang phải:
tòa nhà Ðông Dương, khung cảnh chung dẫn vào khu Ðông Dương, rạp hát Ðông Dương, và cổng tam quan khu Ðông Dương. (Bộ sưu tập TAT) |
Nguyên năm 1906, Pháp tổ chức một cuộc triển lãm vĩ đại tại Marseille nhằm
phô diễn thành tích tại các thuộc điạ. Cuộc triển lãm mở ra từ ngày 15.4.1906
mãi đến ngày 18.11.1906 mới chấm dứt. Trong hơn 7 tháng mở cửa, cuộc triển lãm
thu hút 1,800,000 người tham dự. Cuộc triển lãm bao gồm hơn 50 toà nhà theo
phong cách riêng của mỗi thuộc địa. Ðông Dương có mặt với một tòa nhà chính và
một rạp hát.
Ngoài ra, mỗi kỳ
(Bắc, Trung, Nam) đều có tòa nhà riêng triển lãm với khung cảnh đặc trưng của
mỗi miền, như miền Trung thì có tòa tháp phỏng theo tháp chùa Thiên Mụ. Xe tay
cũng được đem sang để đưa đón khách tham dự như những hình ảnh dưới đây.
|
Hình ảnh khu Ðông Dương tại
cuộc triển lãm Marseille 1906, từ trái sang phải:
khu Bắc Kỳ, khu Trung Kỳ, khu Nam K ỳ, và xe tay cùng thợ kéo xe. (Bộ sưu tập TAT) |
Ðông Dương như
thế phải cho xây cất và thu thập phẩm vật để triển lãm trong nhiều năm tháng,
và phái đoàn sang Marseille phải đông đảo hàng trăm người với nhiều loại thợ
chuyên môn. Nhờ đó mà một người thợ cẩn 23 tuổi, tên Trần Trọng Kim được đi
Pháp, rồi được giúp đỡ ở lại du học.
Trần Trọng Kim tạ thế ngày 2.12.1953 tại Ðà Lạt. Linh cữu được chuyển bằng
máy bay ra Hà Nội và lễ mặc niệm cử hành tại chùa Quán Sứ ngày 8.12.1953 với tư
cách là “nguyên Thủ Tướng.” Rồi tang lễ được cử hành tại nghĩa trang Phúc Thiện
(Cầu Giấy), có điếu văn của Nguyễn Ðệ, đại diện Ðức Quốc Trưởng Bảo Ðại và
Nguyễn Hữu Trí, Thủ Hiến Bắc Việt.
Ngày hôm sau, 13.12.1953 một lễ truy điệu được cử hành tại Sài Gòn với điếu
văn của Hội Việt Nam Phật Giáo và nhà thơ Ðông Hồ Lâm Tấn Phác.
Tang lễ có nhiều bức trướng và câu đối, xin đan cử một hai thí dụ:
Là văn gia, là học giả, là giáo sư, tóc chưa
nguôi lòng cố lão.
Sách nam sử, sách đạo nho, sách văn phạm, lời vàng còn để
ánh danh sơn. (Ðông Hồ)
Hay:
Sanh tiền sử Việt từng ghi, một bộ luận bàn tinh việc
trước.
Tử hậu đạo Nho vẫn để, ba pho giải thích hiểu người sau. (Làng báo Nam Việt)
Trần Trọng Kim là một sử gia đặc biệt. Cụ không hề được đào tạo trong nghề
sử, thậm chí cũng không tốt nghiệp Tú Tài. Cụ chỉ tốt nghiệp sư phạm tiểu học.
Có lẽ thời gian ở Pháp, cụ có dịp đọc thông sử của Pháp và chịu ảnh hưởng từ
đó.
Việt Nam Sử Lược của cụ quá đặc biệt ở chỗ tác phẩm là bộ sách giáo khoa trong suốt thế kỷ
XX và đến tận ngày nay trong thế kỷ XXI, người Việt nào cũng học và người
nghiên cứu nào cũng tham khảo.
Nó chính là bộ Việt Sử đầu tiên thoát khỏi truyền thống biên niên và cương
mục của học giới từ ngàn xưa tại nước ta, và hoà nhập vào truyền thống viết sử
Âu Tây. Biết bao cá nhân cố gắng thay thế Việt Nam Sử Lược bằng sách họ
viết trong hậu bán thế kỷ XX, nhưng chưa hề có một bộ sách nào xứng đáng.
Năm 1919, tác phẩm Việt Nam Sử Lược xuất hiện. Ðây là một thành công
tức thì và lớn lao của một tác giả. Vì từ khi ra đời, bộ thông sử này luôn luôn
được sử dụng trong các trường trung học suốt từ thời Pháp thuộc đến thời Việt
Nam Cộng Hòa. Ngày nay ở hải ngoại, Việt Nam Sử Lược vẫn còn được sử
dụng như một bộ sử căn bản. Thành ra, trong gần một thế kỷ qua, nhờ sách này mà
biết bao thế hệ học sinh sinh viên nói riêng và công dân miền Nam nước Việt nói
chung đã nắm được những giềng mối của lịch sử nước nhà.
Ðọc tác phẩm này,
chúng ta cần tìm đọc hai ấn bản. Một, là ấn bản thứ hai của nhà in Vĩnh&Thành
Hà Nội năm 1928. Ðây là ấn bản mà tác gỉa đã “sửa lại cẩn thận” vì ấn bản đầu
tiên do nhà Trung Bắc Tân Văn xuất bản năm 1919 có “nhiều sai sót.” Hai, là ấn
bản thứ tư của nhà in Tân Việt Hà Nội năm 1951. Ðây là ấn bản cuối cùng mà Trần
Trọng Kim cũng đã “sửa chữa cẩn thận” trước khi tác giả mất vào năm 1953.
Mặt khác, có lẽ không có ai có thể đếm được số lần tái bản của VNSL từ ấn
bản đầu tiên đến nay, vì sách đã được các cơ quan công quyền trong thời Pháp
thuộc, nhất là thời Việt Nam Cộng Hòa liên tục tái bản đã đành, rất nhiều nhà
xuất bản tư nhân trong thời khoảng ấy cũng đã tự tiện và thoải mái tái bản sách
để phổ biến một ấn phẩm lúc nào cũng ăn khách mà không phải trả tác quyền.
Nhưng ai có thể quả quyết là những ấn bản do chính
quyền hay tư nhân tự ý in lại không có những sửa chữa hay thêm bớt theo ý riêng
của họ?
Cũng cần nói thêm là VNSL đã được dịch và xuất bản tại Trung Hoa. Dịch giả là Ðái Khả Lai (Dai Kelai) dịch với tên Yuennan Tong Shi
(Việt Nam Thông Sử, Bắc Kinh, Thương Vụ Ấn Thư Quán, 1992.)
VNSL là một sử phẩm có giá trị về nhiều phương diện.
Trước hết là quan niệm viết sử của tác giả rất mới so với thời đại. Trước
tác giả, viết sử là nhiệm vụ của sử thần. Thời bấy giờ có hai loại sử, là
chính sử và dã sử. Chính sử là loại sử do sử quan biên soạn trong triều theo
lệnh vua. Và dã sử là loại sử do tư nhân tự ý tu soạn nơi thôn dã. Lời Tựa của
tác giả họ Trần chính là bản tuyên ngôn đổi mới về quan niệm viết sử. Ở nước
ta, nhà Trần (1225-1400) là triều đại đầu tiên lập ra Quốc Sử Viện và Lê Văn
Hưu là người hoàn tất quyển sử đầu tiên năm 1272 tức tác phẩm Ðại Việt Sử Ký.
Truyền thống sử cung đình này kéo dài cho đến triều Nguyễn, cho đến khi một cá
nhân họ Trần mạnh dạn từ bỏ hình thức sử nặng nề tẻ nhạt và giới hạn trong tầng
lớp thượng lưu ấy để mở ra thứ sử của đại chúng nhằm hun đúc tinh thần, nguyên
văn của tác giả, “yêu nước yêu nhà... để biết cố gắng học hành, hết sức làm
lụng, vun đắp thêm vào cái nền xã hội mà tiên tổ đã xây nên mà để lại cho mình... cho khỏi tủi quốc hồn” Trần Trọng Kim đã từ bỏ cách ghi chép biến cố suông để
thêm phần giải thích biến cố và sự liên hệ chằng bó của biến cố này với
những biến cố khác. Nói tắt lại, và quan trọng nhất, là tác giả họ Trần từ bỏ
truyền thống viết sử cung đình từ mấy trăm năm để viết sử dân tộc và sử văn
minh.
Ði vào việc thực hiện, VNSL có lối văn cô đọng, gọn gàng, và sáng sủa
dễ hiểu trong xã hội mà Việt ngữ còn đang trên đường phát triển với lối văn
biền ngẫu và chữ dùng còn nặng nề tối tăm khó hiểu. Trong VNSL, câu văn thường
rất ngắn, nối kết bằng nhiều dấu phẩy mà mỗi đoạn là một sự kiện hay một biến
cố. Ðiều này góp phần giải thích sự quảng bá rộng rãi của VNSL trong công
chúng.
Thứ ba, nội dung VNSL cô đọng mà chuyển tải những nét chính trong suốt dòng
lịch sử mấy ngàn năm của dân Việt. Ðồng thời lại có những sự kiện mà tác giả
không lược khảo. Như vụ án Lê Văn Duyệt thời Minh Mạng chẳng hạn, chiếm tới
bẩy (7) trang để độc giả tinh tường về sự căm ghét Lê Văn Duyệt của Minh Mạng
(vốn Lê Văn Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng nối ngôi Gia Long) và sự hùa nhập
hèn hạ của bọn đình thần. Nhưng chuyện Lê Văn Duyệt bị tội chẳng qua cũng là
quả báo. Vốn ghét Nguyễn Văn Thành, nên thời Gia Long Lê Văn
Duyệt đã hại chết gia tộc vị đại quan này chỉ vì hai câu thơ ngông cuồng của
một thanh niên vốn là con của Nguyễn Văn Thành, tức vụ án Nguyễn Văn Thành,
cũng đầy chi tiết trong 2 trang sách.
Ðó chính là chuyện vượt khuôn mẫu của một người làm chủ ngòi bút.
Thứ tư, Trần Trọng Kim chép sự kiện quá khứ đồng
thời không ngại đưa ra những nhận định nghiêm chỉnh và có trách nhiệm của sử
gia. Ðiển hình nhất là phần nhận định về tính chính thống của triều đại Tây
Sơn, Trần Trọng Kim viết, nguyên văn nơi trang 369 (sđd, Tân Việt xb, 1951): “Vậy lấy lẽ tôn bản triều mà xét thì nhà
Nguyễn Tây Sơn là Ngụy, mà lấy công lý mà suy thì vua Quang Trung Nguyễn Huệ là
một ông vua cùng đứng ngang vai với vua Ðinh Tiên Hoàng vua Lê Thái Tổ, mà nhà
Nguyễn Tây Sơn cũng là một nhà chính thống như nhà Ðinh và nhà Lê vậy.” Ðộc
giả ngày nay chỉ thấy sự bình thường trong nhận xét của họ Trần, nhưng nếu trở
về đầu thế kỷ XX khi nhà Nguyễn còn tồn tại mấy đời vua nữa, ta mới cảm khái sự
ngay thẳng và lòng can đảm của người viết sử. Hay nhận xét về thảm hình của
những người theo Lê Văn Khôi, nguyên văn nơi trang 447 (sđd, tr. 447) dưới
triều Minh Mạng: “Thiết tưởng dẫu thế nào mặc lòng, đem một đứa trẻ con vô
tội và hai người ngoại quốc ra làm cái tội thảm hình ấy (tức tội lăng trì,
TAT chú) thì thật ghê gớm quá. Tục Á đông trước hay dùng những nhục hình như
là tội lăng trì, tội ngựa xé, tội voi dày v.v. thì thật dã man vô cùng, ngày
nay ai nghĩ đến cũng phải ghê mình.” Nhận định Minh Mạng “xử án dã man” đưa ra vào đầu thế kỷ XX, khi triều đình
Huế còn đầy đủ văn võ bá quan, khi tổng đốc tuần vũ còn hét ra lửa, thì người
viết thật can đảm, nếu không nói là oai dũng!
Thứ nữa, danh sách sách tham khảo của tác giả không nhiều, nhưng tác giả đã
không bỏ qua một bộ chính sử quan trọng nào còn tồn tại cho đến thời điểm ấy mà
không tham khảo.
Trong giai đoạn đất nước bị chia hai 1954-75 thì nửa phần phía Bắc, tức
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã liệt Việt Nam Sử Lược là một bộ sách của
“kẻ thù.” Trần Huy Liệu, lúc ấy là Trưởng Ban Nghiên Cứu Lịch Sử, Ðịa Lý, Văn
Học trực thuộc Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam kiêm Chủ Nhiệm Tạp
Chí Nghiên Cứu Lịch Sử đã viết một bài tựa đề “Bóc trần quan điểm thực
dân, phong kiến Trọng Kim” đăng trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 4,
năm 1955 hết lời thóa mạ tác giả và kết án tác phẩm.
Mãi đến thập niên đầu của thế kỷ XXI này, giới viết sử trong nước mới được
phép đảo ngược nhận định của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, để lên tiếng ca tụng công
trình của họ Trần, và đến phiên họ, họ cho tái bản Việt Nam Sử Lược nhiều
lần để phổ biến trong dân chúng.
Ðộc giả cần cẩn thận về những ấn bản
này, vì theo chính sách văn hóa của chính quyền Cộng Sản, họ tự cho mình quyền
sửa đổi hay thêm bớt nội dung của bất cứ một quyển sách nào mà họ in ấn để phù
hợp với lợi ích chính trị của họ. Ðiển hình trong việc sửa đổi và cắt bỏ nội
dung khi họ in lại sách của các tác giả tại hải ngoại và gốc VNCH là các sách Việt
Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Ðỗ Mậu và Khi Ðồng Minh Tháo Chạy của
Nguyễn Tiến Hưng.
Cách nay cả thế kỷ, Trần Trọng Kim đã hoàn tất một bộ thông sử tồn tại được
qua thời gian vì cách viết đúng đắn của cụ. Ðúng đắn hiểu theo nghĩa đáp ứng
được nhu cầu tìm hiểu những nét tổng quát của lịch sử dân tộc và những chi tiết
căn bản trong dòng sử của người Việt, mặc dù cụ không tốt nghiệp ở một trường
đại học sư phạm nào, hay được cấp phát một văn bằng Tiến Sĩ nào tại các nước Âu
Mỹ, thậm chí cũng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Ðiều ngạc nhiên là những
thế hệ con cháu, sau cụ cả thế kỷ, với vốn liếng bằng cấp từ những đại học
Pháp, Anh, hay Mỹ, lại thiếu sót hơn cụ khi tiếp nối công việc thông sử.
Thật ra, Việt Nam Sử Lược đã đóng xong vai trò của nó trong việc
giáo dục lịch sử dân tộc cho con dân nước Việt trong suốt một thế kỷ, thế kỷ
XX. Tác dụng này của Việt Nam Sử Lược hẳn đã quá sự mong ước của tác giả Trần Trọng Kim, nhưng thật xứng
đáng.
Người Việt ngày nay cần một bộ thông sử mới, để tiếp dòng sử Việt mà Việt
Nam Sử Lược, vốn phát hành năm 1919 và chấm dứt nội dung vào năm 1902, khi
Beau sang thay Doumer làm Toàn Quyền Ðông Dương. Một bộ thông sử mới cũng cần
để đổi mới cách viết sao cho hợp với trào lưu hiện tại, tránh những khuyết điểm
mà tác giả của Việt Nam Sử Lược đã có, đương nhiên vì sách được viết
cách nay đã một thế kỷ.
TRẦN ANH TUẤN
Trong Sử Việt Tại Bắc Mỹ (1975-2015) sắp xuất bản.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết