Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng bức xúc về Dự luật tỵ nạn Cộng sản, S.219
(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150205_canada_bill_pm_dung)
Tin
BBC
Thủ tướng Việt Nam đã viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada
Stephen Harper để bày tỏ quan ngại về một dự luật coi ngày 30/4 là ngày chính
thức kỷ niệm người tị nạn cộng sản bỏ nước ra đi sau khi Sài Gòn thất thủ,
trang tin globeandmail.com
của Canada tường thuật.Thủ tướng Dũng trong lá thư được gửi cho Văn phòng Thủ tướng thông qua Tòa đại sứ Canada tại Hà Nội hồi trung tuần tháng 12/2014 nói rằng dự luật này đưa ra cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam và sẽ làm tổn hại đến quan hệ song phương mà cả hai nước đã nỗ lực bồi đắp, theo bài viết của tác giả Kim Mackrael.
Dự luật S-219, hay còn gọi là Dự luật Ngày Con đường tới Tự do, do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng và đã được Thượng viện Canada thông qua hôm 8/12/2014.
Các dân biểu ở Hạ viện được trông đợi sẽ thảo luận về dự luật này vào hôm thứ Năm 05/02/2015.
'Phản ứng mạnh'
Ngay khi được Thượng viện Canada thông qua, Dự luật đã gây những phản ứng
dữ dội từ phía giới chức Việt Nam.Báo chí Canada hôm 9/12/2014 dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Những
lập luận của Hà Nội không vượt qua được những phép thử pháp lý và quy định của
quốc hội Canada. Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada
Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã bày tỏ quan ngại với Ngoại
trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ gửi thông
điệp không đúng tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thanh Hải tuyên bố Dự luật S219 "có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân", trang tin VietnamNet tường thuật.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.
Tuy nhiên, không thấy truyền thông trong nước nhắc tới lá thư của Thủ tướng Dũng.
Luật sư Vũ Đức Khanh hiện đang sống tại Canada nhận xét: "Những lập luận của Hà Nội không vượt qua được những phép thử pháp lý và quy định của quốc hội Canada.
"Tôi nghĩ Hà Nội đang làm trò hề vì thứ nhất họ không hiểu luật chơi, thứ hai họ không biết lobby vì không biết ai là nhân vật cần tác động và thứ ba là điều quan trọng nhất là họ không có thực tâm hoà giải dân tộc và cải thiện cách điều hành quản trị đất nước."
'Hợp tác và tôn
trọng'
Canada hiện đang nỗ lực phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam và các nước
Á châu khác.Chính phủ của ông Harper coi Việt Nam là một thị trường ưu tiên cho các hoạt động đầu tư và rất muốn tỏ thái độ quan tâm tới khu vực qua việc đàm phán về thỏa thuận thương mại TPP.
Bộ trưởng Lao động Jason Kenney, người chịu trách nhiệm về vấn đề đa văn hóa của Canada trong một tuyên bố nói rằng "Canada tiếp tục tôn trọng những quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" nhưng ông ủng hộ dự luật bởi nó kỷ niệm 60 ngàn người "đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do, và đã tìm được tự do tại Canada".
Cuối
tuần vừa rồi Thủ tướng Harper dự lễ Tết ở Toronto với một rừng cờ vàng với trên
10.000 người tham dựLuật sư Vũ Đức Khanh
Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người bảo trợ cho dự luật nói rằng dự luật
không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam. "Quan điểm của
tôi là dự luật không đụng gì tới Việt Nam hết, dự luật không đụng gì tới các
quan hệ thương mại," trang tin globeandmail.com
trích trả lời của ông trong một cuộc phỏng vấn.Hồi đầu tuần, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Canada để bày tỏ quan ngại về việc cờ Việt Nam Cộng hòa được sử dụng trong một sự kiện tại Mississauga ở ngoại vi Toronto dịp cuối tuần qua, là sự kiện có mặt ông Harper.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên và quan ngại về chuyện nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto," tuyên bố của Tòa đại sứ viết.
Tuy nhiên, ông Kenney nói rằng cờ vàng là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn, còn luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng việc đồng ý cho sử dụng cờ vàng là chỉ dấu cho thấy ông thủ tướng Canada ủng hộ Dự luật 219: "Quan điểm chính thức của Thủ tướng Harper là bằng mọi giá phải thông qua dự luật này vì đây là năm bầu cử quốc hội liên bang. Bằng chứng là cuối tuần vừa rồi Thủ tướng Harper dự lễ Tết ở Toronto với một rừng cờ vàng với trên 10.000 người tham dự."
"Dự luật được thông qua rồi bầu cử, sau đó mọi người sẽ quên đi. TPP kết thúc đàm phán, 2016 tất cả sẽ trở lại bình thường. Và mọi chuyện sẽ rơi vào lãng quên," luật sư Khanh nhận xét.
Như thế! Một số trong tập thể Cộng đồng tỵ nạn CS ...Có nên tiếp tục tiếp tay trợ lực cho CSVN phản đối ngăn cản việc Hạ Viện Canada thông qua Dự luật tỵ nạn Cộng sản S.219, gián tiếp nhắc nhở sự việc người dân miền Nam phải lũ lượt bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng sản khi bộ đội Cộng sản BắcViệt xua quân cưỡng chiếm miền Nam Tự do vào ngày 30-04-1975 hay chăng ?
Với ý nghĩa trên S.219 không
nhằm thay thế hay xóa bỏ NGÀY QUỐC HẬN 30-04, cũng không mang hàm ý cho
rằng 30-04 là một Ngày Quốc Lễ của Canada . Ngày 30-04 không có sự kiện
gì đặc biệt đối với Lịch sử và người dân Canada cả, nên họ chẳng bao gìờ xem
30-04 là một Ngày Quốc lễ .
Gọi 30-04 là Ngày Quốc lễ của Canada chỉ là sự dựng đứng, bóp méo của tay sai VC nằm vùng tại hải ngoại ...Người Quốc gia chống cộng chớ nên nhẹ dạ mắc mưu họ ...
Gọi 30-04 là Ngày Quốc lễ của Canada chỉ là sự dựng đứng, bóp méo của tay sai VC nằm vùng tại hải ngoại ...Người Quốc gia chống cộng chớ nên nhẹ dạ mắc mưu họ ...
Nếu bảo rằng S.219 không
có lợi gì cho công cuộc đấu tranh chống bạo quyền thống trị CSVN thì tại sao
CSVN lại ra sức phản đối ngăn chận, gởi thư đến Thủ tướng Canada quan ngại cho
quan hệ song phương ?
Thực tế S.219 một lần nữa nhắc lại bản chất ác nhân của Chế độ Cộng sản nên người dân phải bỏ quê bỏ xứ ra đi tìm đến bến bờ Tự do ...S.219 một lần nữa nói lên bản chất xấu xa gian ác của Chế độ Cộng sản, nên người dân không muốn sống chung dưới chế độ kềm kẹp của Cộng sản, phải bồng bế nhau bỏ nước ra đi tìm Tự do, khởi điểm vào ngày 30-04-1975.
Sự kiện này đã kéo dài nhiều năm tháng sau đó, tạo nên cuộc Hành trình tìm Tự do của người Việt không những tại miền Nam mà cả người dân miền Bắc đã bao năm sống dưới sự kềm kẹp của chế độ Cộng sản Bắc Việt từ khi tập đoàn họ Hồ cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim vào mùa Thu năm 1945...
S.219 vạch trần tội ác của chế độ Cộng sản nên dân phải bỏ nước ra đi tìm Tự do ...Thế thì sao bảo rằng S.219 là không ích lợi gì cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam hiện nay chứ!
Thực tế S.219 một lần nữa nhắc lại bản chất ác nhân của Chế độ Cộng sản nên người dân phải bỏ quê bỏ xứ ra đi tìm đến bến bờ Tự do ...S.219 một lần nữa nói lên bản chất xấu xa gian ác của Chế độ Cộng sản, nên người dân không muốn sống chung dưới chế độ kềm kẹp của Cộng sản, phải bồng bế nhau bỏ nước ra đi tìm Tự do, khởi điểm vào ngày 30-04-1975.
Sự kiện này đã kéo dài nhiều năm tháng sau đó, tạo nên cuộc Hành trình tìm Tự do của người Việt không những tại miền Nam mà cả người dân miền Bắc đã bao năm sống dưới sự kềm kẹp của chế độ Cộng sản Bắc Việt từ khi tập đoàn họ Hồ cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim vào mùa Thu năm 1945...
S.219 vạch trần tội ác của chế độ Cộng sản nên dân phải bỏ nước ra đi tìm Tự do ...Thế thì sao bảo rằng S.219 là không ích lợi gì cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam hiện nay chứ!
Hảy xóa bỏ ý nghĩ cho rằng S.219 nhằm thay thế
hay xóa bỏ NGÀY QUỐC HẬN ...Đây chỉ là chiêu bài giật dây, kích động, tạo
hỏa mù lung lạc dư luận, xách động tiếp tay chống đối từ tay sai nằm vùng CS
tại hải ngoại ...Cần có hiểu biết với cái nhìn sâu sắc hơn hầu tránh việc
"Thọc gậy bánh xe" tiếp tay cùng những nổ lực phản ứng của
"Tay say nằm vùng" làm cản trở thêm công cuộc đấu tranh chung
của tập thể người Việt Quốc Gia chống cộng mà thôi!
Trân trọng
LínhBiển
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết