Để rộng đường dư luận,
xin chuyển :
1- Bài viết cuối cùng
của ký gỉa Hà Giang : Người Việt vs. Saigòn Nhỏ trong 10 loat bài viết trên báo
Người Việt về vụ kiện độc đáo này.
2- Bài viết mới nhất của
Bà Hoàng Dược Thảo với tựa đề " Người thật việc thật " trong mục
Phiếm Dị của Đào Nương đăng trên tuần báo Saigòn Nhỏ số 1210, ( ấn bản
Sacramento, San Jose, San Francisco, Oakland ) phát hành ngày 30 tháng 01
năm 2015
3- Bài viết của ký giả Phong Trần viết về phiên toà xử vụ Bà Triều
Giang vs. Đỗ Văn Phúc năm 2011 tại Austin -Texas với
tựa đề : Phiên toà thứ 6 bị đình vì bị cáo khai vỡ nợ. Vỡ nợ có tránh được
trách nhiệm bồi thường hay không ?
Cả ba (3 ) bài
viết đều hơi dài, nhưng có nhiều chi tiết rất lý thú , ly kỳ, hấp dẫn nên
đọc . Thí dụ như trong bài viết cuối cùng cùng của ký giả Hà Giang mô
tả về cách trả lời trước toà của hai nhân chứng Ngô Kỷ và LS Nguyễn Xuân
Nghĩa và chi tiết mới nhất về vụ luật sư của nhật báo Người Việt được
khỏi sự việc đi thâu tiền bồi thường và tiền phạt cho
thân chủ.
"Vào
ngày 21 Tháng Giêng, 2015, Thẩm Phán Frederick P. Horn ký và nộp vào Tòa Thượng
Thẩm tiểu bang California, Quận Cam, bản “Judgment after Trial by Jury,” cho
phép luật sư của Người Việt được khởi sự việc đi thâu tiền bồi thường và tiền
phạt cho thân chủ."
Có thể nói lịch sử của
cả hai tờ báo Người Việt và Saigon Nhỏ đã sang trang.
Trong khi đó trong bài
viết " Người thật việc thật " bà Hoàng Dược Thảo thông báo cho biết
" một tổ hợp luật sư chuyên về kháng
án danh tiếng của thành phố Los Angeles sau khi duyệt xét đã nhận lời thụ
lý . Đó là một tin vui cho hệ thống báo Saigon Nhỏ."
Ngoài ra , Bà Hoàng Dược
Thảo trong bài viết đã cám ơn những vị nữ lưu như bà Dương Nguyệt Ánh,
cô Lữ Anh Thư, bà Hoàng Lan Chi, cựu LS Lê Duy san đã vì lý tưởng chống cộng
mà đồng hành đi với Bà trong giai đoạn khó khăn này.
Có cám ơn phải có trách
móc , Bà Hoàng Dược Thảo đã viết về hai cựu cộng tác viên của Saigòn Nhỏ
đã có thái độ và những bài viết không thuận lợi cho báo Saigòn Nhỏ và cá nhân
Bà.
Đó là một cựu thẩm phán
VNCH và một cựu phát ngôn viên VNCH . Cả hai trước đây khi còn còn cộng tác
với Saigòn Nhỏ đã đưọc bà giúp đõ rất nhiều và đã từng bày tỏ lòng biết
ơn dành cho Bà trước đây về những việc Saigòn Nhỏ đã làm cho họ.
Đặc biệt bà nói về ông
cựu phát ngôn viên đã từng được bà trả tiền đi làm lại 4 cái răng cửa đã rơi
rụng vì bệnh tiểu đường năm 2001 và Saigòn Nhỏ cũng vì tội nghiệp mà thanh
toán tiền cho ông đi chữa mắt bị cườm. Hành động ưu ái này đã khiến cho "
người đi qua đời tôi" cảm động quá bèn viết một đoạn văn ngắn rất mùi mẫn
để cám ơn Bà như sau : "Ngày nào anh còn mở mắt ra đọc một trang sách, còn
nhai một hạt cơmn trong miệng là còn nhớ ơn em "
Riêng “ cái miệng “ mà
ông vác đi để uống rượu mừng với báo Người Việt có khác với cái miệng mà một
ngày đẹp trời của năm 2001, 4 cái răng cửa của ông nó quyết định bỏ ông mà đi
vì bệnh tiểu đường ? Trong khi đó thì cuối tuần ông lại nhận lời làm MC cho một
buổi nhạc của Phạm Duy. Báo Saigòn Nhỏ lại vì tội nghiệp mà giúp ông có
răng để đi trình diễn. Chưa hết, tội cho ông, làm đài VOA 18 năm mà không
có được cái bảo hiểm sức khỏe nên khi về đến California thì DMV tịch thu ngay
cái bằng lái xe vì thị lực của ông quá kém. Saigòn Nhỏ cũng vì tội nghiệp mà
thanh toán tiền cho ông đi chữa mắt bị cườm để ông có thể lái xe trở lại
Chữ nghĩa không có
cánh mà bay dù vũ trụ bao la và rộng lớn . “ Ngày nào anh còn mở mắt ra để đọc
một trang sách, còn nhai một hạt cơm trong miệng là còn nhớ ơn em “. Cái
mắt , cái miệng lại làm tội cái đời. Tội cho ông ( Ngưng trích )"
Người Việt vs. Saigon Nhỏ: Hai dòng báo chí khác nhau (kỳ cuối)
Tuesday, February 03, 2015 6:42:48 PM
Người Việt vs. Saigon Nhỏ: Hai dòng báo chí khác nhau (kỳ cuối)
Tuesday, February 03, 2015 6:42:48 PM
Bài liên quan
Hà Giang/Người Việt
LTS - Sự kiện công ty Người Việt được tòa xử thắng bà Hoàng Dược
Thảo và hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ trong vụ kiện phỉ báng là đề tài được dư
luận đặc biệt chú ý trong những ngày qua. Ngay sau khi kết quả vụ kiện được
công bố, hàng loạt ý kiến, bình phẩm, bình luận, ở nhiều hình thức khác nhau,
được dư luận luân chuyển khắp nơi. Người Việt thực hiện loạt bài viết này nhằm
trình bày các phương diện luật pháp đáng chú ý của hai vấn đề liên quan mật
thiết với nhau: Quyền tự do ngôn luận và quyền được bảo vệ trước những lời vu
khống làm tổn hại uy tín. Xin mời độc giả theo dõi.
***
Danh sách nhân chứng
của Người Việt khá dài, nhưng sau lời khai của bà Hoàng Dược Thảo, nhân chứng
phản bác Bùi Bích Hà, ông Ðinh Quang Anh Thái, bà Hoàng Vĩnh, và ông Phan Huy
Ðạt, Luật Sư Hoyt Hart cho rằng “chứng cớ thế đã đủ.” Theo ông, bên nguyên, đến
thời điểm đó, đã chứng minh được bằng các chứng cớ rõ ràng và thuyết phục
(clear and convincing evidence) là những điều bà Hoàng Dược Thảo viết là sai,
và, bà biết là sai mà vẫn viết.
Một trang trong bản “Judgment After Trial by Jury” cho phép luật sư của Nguoi Viet Daily News được khởi sự việc đi thu tiền bồi thường và tiền phạt cho thân chủ. (Hình: Người Việt) |
Hai cách làm báo
Trong lúc ngồi ghế nhân
chứng, có lần Luật Sư Aaron Morris, đại diện Saigon Nhỏ, hỏi bà Hoàng Vĩnh là
sao Người Việt có tờ báo trong tay mà không tự viết bài cải chính những lời
viết không đúng sự thật của bà Hoàng Dược Thảo. Nguyên đơn Hoàng Vĩnh trả lời
rằng “báo của chúng tôi để phục vụ độc giả, không viết về những chuyện cãi vã
cá nhân.”
Ông Phan Huy Ðạt cũng
nói về sự khác biệt này giữa hai tờ báo:
“Chúng tôi không xem
Saigon Nhỏ là tờ báo cạnh tranh trực tiếp vì cách làm báo của chúng tôi khác
với Saigon Nhỏ. Chúng tôi chú trọng đến tin tức, thời sự, loại bài vở trung
thực, không thiên vị, khác với những bài viết thường có trên Saigon Nhỏ.” (tài
liệu tòa: Nhân chứng PHD, December 12, trang 141, line 19).
Vai trò độc lập của báo
Người Việt được giải thích thêm trong đoạn hỏi đáp dưới đây giữa ông Phan Huy
Ðạt và Luật Sư Hoyt Hart (tài liệu tòa: Nhân chứng PHD, December 12, trang 108,
line 15):
- “Như vậy đường hướng
biên tập của tờ báo có bị ảnh hưởng qua kinh nghiệm với những người biểu tình
không?” Luật Sư Hoyt Hart hỏi.
- “Không. Ngay từ ngày
đầu tiên, tờ báo của chúng tôi đã quyết định theo đuổi việc thực hiện các tiêu
chuẩn chuyên nghiệp khắt khe nhất, để có thể là một tờ báo độc lập, ngõ hầu
phục vụ lý tưởng giám sát (watchdog) bảo vệ quyền lợi cho tất cả mọi thành phần
trong xã hội, vì thế chúng tôi không muốn bị ảnh hưởng bởi bất cứ phe nhóm,
đảng phái, hay cá nhân nào.”
Quan điểm làm báo của
báo Người Việt trở nên rõ hơn trong phần hỏi đáp giữa ông Phan Huy Ðạt và Luật
Sư Hoyt Hart lúc duyệt qua exhibit 5, bài “Saigon Nhỏ trả lời thư yêu cầu cải
chánh của ông Phan Huy Ðạt và bà Hoàng Vĩnh,” (tài liệu tòa: Nhân chứng PHD,
December 12, trang 133, line 24).
- “Bà ta [Hoàng Dược
Thảo - NV] viết tiếp: 'Việc giải thích rõ ai là chủ thực sự của báo Người Việt
là của Phan Huy Ðạt, nếu ông muốn có được lòng tin của cộng đồng Người Việt tị
nạn cộng sản về lập trường chính trị của báo Người Việt.' Luật Sư Hoyt Hart
hỏi: “Ông có muốn lòng tin của cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản không? Ðó
có phải là điều ông muốn không?”
Ông Phan Huy Ðạt trả lời
“không hẳn thế,” vì “chúng tôi hoạt động trong ngành báo chí, vì thế chúng tôi
muốn được lòng tin của độc giả. Như vậy, chúng tôi phục vụ độc giả của mình nói
chung, đó là mục đích của tờ báo. Ý của bà Hoàng Dược Thảo muốn nói là bà muốn
nói về việc muốn lãnh đạo cộng đồng [Người Việt tị nạn cộng sản - NV]. Chúng
tôi không có tham vọng về hướng đó. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn là một tờ báo
được độc giả tin cậy, chỉ đơn giản vậy thôi.”
Lá thư Sơn Hào
Lá thư của độc giả Sơn
Hào, được đăng trong mục “Diễn Ðàn” của báo Người Việt, vào đầu tháng Bảy,
2012, cũng là một đề tài được đề cập đến trong phiên xử.
Trong phần hỏi đáp với
luật sư Hoyt Hart, nhân chứng Ðinh Quang Anh Thái giải thích rằng lá thư Sơn
Hào có nội dung phản bác bài viết của tác giả Nguyễn Gia Kiểng, được đăng trên
mục “Diễn Ðàn” báo Người Việt vào Tháng Tư, 2012.
Theo lời ông Ðinh Quang
Anh Thái, bài viết của tác giả Nguyễn Gia Kiểng khẳng định là “kết cục của cuộc
chiến Việt Nam [ngày 30 Tháng Tư - NV] không phải là ngày thống nhất đất nước,
không phải là một ngày hòa giải hòa hợp dân tộc, và vết thương của cuộc chiến
Việt Nam ngày đó không lành. Miền Bắc Việt Nam cưỡng chiếm chính quyền và không
ngần ngại trả thù miền Nam Việt Nam bằng cách giam cầm biết bao cựu chiến binh Việt
Nam vào các trại tù cải tạo, hàng ngàn và hàng ngàn người miền Nam Việt Nam
trốn chạy khỏi Việt Nam và bỏ thân trên biển. Vì thế, ngày ấy [ngày 30 Tháng Tư
- NV] không phải là một ngày vui của dân tộc Việt Nam.” (tài liệu tòa: Nhân
chứng ÐQAT, December 11, trang 15, line 12).
Trong lời khai của mình,
nhân chứng Phan Huy Ðạt trình bày về việc báo Người Việt mời các đại diện của
cộng đồng đến để giải thích và xin lỗi về việc đăng lá thư nói trên. Buổi gặp
gỡ này được tổ chức ngày 13 Tháng Bảy, 2012 (tài liệu tòa: Nhân chứng PHD,
December 12, trang 116, line 13).
- “Trước hết chúng tôi
tiếp điện thoại những người gọi vào phiền trách, bày tỏ sự sửng sốt là tại sao
chúng tôi lại đăng lá thư đó. Sau đó chúng tôi quyết định mời đại diện cộng
đồng đến gặp để giải thích sự việc, xin lỗi là đã làm buồn lòng mọi người. Rồi
sau đó chúng tôi đăng một lá thư chính thức xin lỗi trên báo Người Việt.” Ông
Phan Huy Ðạt trình bày.
Rồi ông nói thêm, sau
lời xin lỗi, tình hình đã lắng dịu, nhưng sau khi bài viết phỉ báng báo Người
Việt trên Saigon Nhỏ xuất hiện, cáo buộc sai sự thật rằng tờ báo Người Việt là
do cộng sản làm chủ, thì dư luận lại xôn xao.
Nhân chứng Ngô Kỷ
Trở lại với các nhân
chứng, sau khi bên nguyên ngừng biện hộ, nhiệm vụ của luật sư bên Saigon Nhỏ
giờ đây là phải đưa nhân chứng và vật chứng ra trước tòa để chứng minh những
điều thân chủ mình viết là sự thật. Những điều phía Saigon Nhỏ phải chứng minh
là: a. Cộng Sản Việt Nam đã mua tờ báo Người Việt, b. ông Phan Huy Ðạt giúp
Cộng Sản bằng cách đứng tên làm chủ nhân báo Người Việt, và c. bà Hoàng Vĩnh là
người đàn bà vừa không có khả năng trí tuệ vừa có tiếng đồn về tình ái lăng
nhăng.
Vào lúc 2:00 giờ chiều
ngày 15 Tháng Mười Hai, 2014, Luật Sư Aaron Morris mời ông Ngô Kỷ ra làm nhân
chứng. Tiếc thay, lời khai của ông không có điều nào giúp được cho Saigon Nhỏ
chứng minh được những điều họ viết về ba nguyên đơn là sự thật.
Về báo Người Việt, ông
Ngô Kỷ nói ông biểu tình chống tờ báo này là vì ông nghĩ “họ thân Cộng,” như
đoạn hỏi đáp dưới đây (tài liệu tòa: Nhân chứng NK, December 15,trang 98, line
5).
- “Ông đã đứng ở tòa
soạn Người Việt để biểu tình chống báo Người Việt bao nhiêu lần?” Luật Sư Aaron
Morris hỏi.
- “Khoảng một năm rưỡi,
tôi có mặt ở chỗ đó ít nhất là tám tiếng mỗi ngày.” Ông Ngô Kỷ trả lời.
- “Trong thời gian một
năm rưỡi?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
- “Phải.”
Về bà Hoàng Vĩnh, dưới
sự chất vấn của Luật Sư Hoyt Hart, ông Ngô Kỷ xác nhận rằng ông có lên đài
Saigon Cali Radio để nói xấu về cuộc đời tình ái của bà Hoàng Vĩnh. Nhưng cũng
như bà Hoàng Dược Thảo đã khai trước đó, ông Ngô Kỷ cũng chỉ nói theo tin đồn,
chứ không có chứng cớ gì. (tài liệu tòa: Nhân chứng NK, December 15,trang 106,
line 9).
- “Ông có bao giờ chính
mắt nhìn thấy bà Hoàng Vĩnh có hành động ngoại tình không?” Luật Sư Hoyt Hart
hỏi.
- “Không, chưa bao giờ.”
Ngô Kỷ trả lời.
- “Nếu vậy thì ông không
biết những lời đồn đãi đó về bà ta là đúng hay không, có phải vậy không? Luật
Sư Hoyt Hart hỏi.
- “Như tôi đã nói, đó là
tin đồn.” Ngô Kỷ trả lời.
- “Như vậy khi ông nói
trong chương trình phát thanh rằng bà Hoàng Vĩnh ngoại tình, và làm đồi trụy
một vị lãnh đạo tôn giáo, bản thân ông không biết rằng những điều đó có đúng
không, phải không?” Luật Sư Hoyt Hart gặn hỏi.
- “Tôi không biết những
điều đó đúng hay không.” Ngô Kỷ xác định.
151 hội đoàn
Vụ kiện giữa Người Việt
và Saigon Nhỏ là một vụ kiện phỉ báng, trong đó ba nguyên đơn, báo Người Việt,
ông Phan Huy Ðạt và bà Hoàng Vĩnh kiện bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ vì
những lời bà viết sai sự thật và mạ lị họ.
Vụ kiện này không liên
quan đến ai khác, nhưng trong suốt phiên xử, cả bà Hoàng Dược Thảo, qua lời
khai, và các luật sư của bà, qua những câu hỏi, luôn tìm cách kéo 151 hội đoàn
vào cuộc. Họ lập luận rằng chính vì 151 hội đoàn đã ký tên tẩy chay báo Người
Việt, nên Người Việt mới bị đuổi ra khỏi buổi tiệc kỷ niệm 10 năm thành lập Tập
Thể Chiến Sĩ VNCH, và chính 151 hội đoàn, qua bản lên tiếng số 3, mới tẩy chay
báo Người Việt, còn bà Hoàng Dược Thảo không hề có ác ý gì với báo Người Việt.
Khi Luật Sư Aaron Morris
chất vấn nhân chứng Phan Huy Ðạt về bản lên tiếng này, ông Phan Huy Ðạt nhận
định rằng, trong bản tuyên bố đó, các hội đoàn không hề cáo buộc là báo Người
Việt do Cộng Sản làm chủ như lời phỉ báng trong bài viết của bà Hoàng Dược
Thảo. Và sau bài viết phỉ báng đó, nhiều người từ chối không muốn giao dịch với
báo Người Việt nữa, vì họ nghĩ rằng báo Người Việt là do Cộng Sản làm chủ.
Sau lời khai của nhân
chứng Ngô Kỷ, trong lúc bồi thẩm đoàn được nghỉ 20 phút, Luật Sư Aaron Morris,
đại diện cho Saigon Nhỏ, lại một lần nữa muốn kéo 151 hội đoàn vào vụ kiện phỉ
báng.
Ông Morris thưa với Thẩm
Phán Frederick P. Horn rằng ông muốn đưa bản lên tiếng số 3 của 151 hội đoàn,
mà ông gọi là exhibit 71, ra trước tòa.
Luật Sư Hoyt Hart phản
đối.
Ông nói:
“Tài liệu này không được
[bên Saigon Nhỏ - NV] đưa ra trong thời gian discovery [giai đoạn hai bên tìm
hiểu sự tình trước phiên xử, theo quy luật 'tiết lộ tài liệu' - NV], và cũng
không được nộp vào danh sách 67 exhibits chung của hai bên. Tôi được biết là
nhân chứng sắp tới, một luật sư tên Nghĩa, sẽ tìm cách chứng thực nó. Nếu tài
liệu này được đưa ra trong giai đoạn discovery, chúng tôi đã có thời gian lấy
lời khai của ông ta để hỏi về việc này. Nhìn thoáng qua, đây có vẻ là một tài
liệu dài ba, bốn trang, than phiền về báo Người Việt. Xét rằng tài liệu này không
được đưa ra trong thời gian discovery, và dựa trên nội dung mà tôi thoáng thấy,
chúng tôi phản đối việc đưa tài liệu này ra trước tòa, dựa theo điều khoản 352
về chứng cớ.” (tài liệu tòa: Nhân chứng NXN, December 15, trang 118, line 17).
Ðiều khoản 352 của luật
về bằng chứng của tiểu bang California (Evidence code section 352) quy định
rằng tòa án có thể quyết định loại trừ một bằng chứng nếu xét rằng có xác suất
cao là bằng chứng này sẽ (a) kéo dài phiên xử một cách không cần thiết, (b) tạo
ra nguy cơ bồi thẩm đoàn bị hướng dẫn sai lạc.
Thẩm Phán Frederick P.
Horn chấp thuận lời phản đối của Luật Sư Hoyt Hart vì các lý do: vật chứng 71
[bản lên tiếng của 151 hội đoàn - NV] không được luật sư Saigon Nhỏ đưa ra
trong thời gian “tiết lộ tài liệu” trước phiên xử, theo luật định, và vì
Evidence code section 352 nói trên.
Ðến đây, Luật Sư Aaron
Morris đổi chiến thuật. Ông hỏi Thẩm Phán Frederick P. Horn rằng “nhân chứng
Nguyễn Xuân Nghĩa có được trả lời câu hỏi của ông về thông báo đã được gửi đi
không?”
Hãy đọc một đoạn trong
tài liệu của tòa về trao đổi giữa Thẩm Phán Frederick P. Horn về vật chứng 71,
trong thời gian bồi thẩm đoàn nghỉ giải lao (tài liệu tòa: Nhân chứng NXN,
December 15, trang 121, line 24).
- “Khi ông nói về thông
cáo đã được gửi đi, có phải ông giờ đây muốn dùng những chữ thông cáo được gửi
đi để nói về vật chứng 71?” Thẩm Phán Frederick P. Horn hỏi.
- “Ông có thể gọi nó là
một thỉnh nguyện thư, hay một bản tuyên cáo, hay là một công bố cũng được. Thôi
hãy gọi nó là thỉnh nguyện thư đi, để chúng ta sau này khỏi lẫn lộn nữa.” Luật
Sư Aaron Morris trả lời.
Thẩm phán Frederick P.
Horn trả lời:
- “Không! Không thể gọi
nó là một thỉnh nguyện thư. Với tôi, trông nó chẳng có gì giống một thỉnh
nguyện thư cả. Tôi thực không biết nó là gì, nên mới hỏi ông. Tôi muốn tài liệu
tòa ghi rõ điểm này. Tôi vừa mới đọc một phần của cái tựa, và tôi thực sự không
hiểu đây là cái gì cả. Vậy ông muốn gọi nó là gì thì gọi. Tài liệu tòa phải ghi
rõ rằng tòa không hiểu đây là cái gì hết.”
- “Thường thì khi người
ta muốn có một thỉnh nguyện thư, họ đi hỏi mọi người là quý vị có muốn ký vào
thỉnh nguyện thư này không.” Luật Sư Aaron Morris giải thích.
- “Tài liệu tòa phải ghi
rõ là không có một chữ ký nào trong tài liệu này cả.” Thẩm Phán Frederick P.
Horn ra lệnh cho thư ký tòa án.
- “Ðồng ý.” Luật Sư
Aaron Morris xác nhận.
- “Không có một chữ ký
nào hết. Chỉ có đánh số từ 1 đến 150, tôi không biết phải diễn tả đây là danh
sách gì, có tên một vài hội đoàn, có tên nói là cộng đồng người Việt ở Hawaii,
có một nhóm văn bút hải ngoại, một số tên lại có vẻ là tên cá nhân... Không có
bất cứ một chữ ký nào trên văn kiện này cả.” Thẩm Phán Frederick P. Horn nhấn
mạnh.
Nhân chứng Nguyễn Xuân
Nghĩa
Cuối cùng, Thẩm Phán
Frederick P. Horn quyết định cho phép nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa bước vào
tòa, thử giải thích về “thỉnh nguyện thư” nói trên, trong lúc vắng mặt bồi thẩm
đoàn. Thẩm Phán Frederick P. Horn cho biết trong trường hợp ông Nghĩa chứng
minh được một cách thỏa đáng về ngọn ngành của thỉnh nguyện thư này, việc lấy
chữ ký tiến hành ra sao, thì ông sẽ cho phép Luật Sư Aaron Morris có quyền được
hỏi ông Nghĩa về thỉnh nguyện thư đó trước mặt bồi thẩm đoàn.
Sau giờ nghỉ giải lao,
Thẩm Phán Frederick P. Horn cho bồi thẩm đoàn về nghỉ sớm.
Ðúng 3:25PM ngày 15
Tháng Mười Hai, nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa bước vào phòng xử. Trước tòa, ông
Nghĩa khai rằng để có được thỉnh nguyện thư, ông phải gọi một buổi họp, trong
đó có khoảng 200 người tham dự. Sau khi những người tham dự buổi họp bỏ phiếu
đồng ý với thỉnh nguyện thư đã được viết sẵn, một số người trong ban tổ chức
phải tốn hết hai tuần lễ, chia nhau ra gọi phone, gửi email cho tất cả hội đoàn
để bảo đảm là những hội đoàn có tên trong thỉnh nguyện thư đồng ý cho ban tổ chức
ghi tên họ vào đó.
Khi Thẩm Phán Frederick
P. Horn hỏi ông Nghĩa liệu ông có tài liệu nào ghi lại kết quả của buổi họp, và
có tài liệu gì để chứng minh sự đồng ý của những hội đoàn hay cá nhân có tên
trong thỉnh nguyện thư không, ông Nghĩa trả lời “có, nhưng để ở văn phòng.”
Dù lúc đó ông Nghĩa
không có tài liệu chứng minh, Thẩm Phán Frederick P. Horn vẫn muốn cho bên
Saigon Nhỏ có cơ hội được giải thích thêm về thỉnh nguyện thư nói trên. Thẩm
Phán Frederick P. Horn quyết định là khi trở lại tòa làm chứng trước mặt bồi
thẩm đoàn, nếu ông Nguyễn Xuân Nghĩa mang theo những tài liệu liên quan đến
thỉnh nguyện thư đến tòa, thì Luật Sư Aaron Morris có thể hỏi ông về thỉnh
nguyện thư đó.
Vào lúc 10:00 sáng ngày
18 Tháng Mười Hai, nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa trở lại tòa, không mang theo
được tài liệu gì chứng minh có sự đồng ý của các hội đoàn và cá nhân trong việc
soạn và gửi đi thỉnh nguyện thư nói trên.
Lời khai của nhân chứng
Nguyễn Xuân Nghĩa có thể được tóm lược trong 3 điểm chính. Thứ nhất: ông có
tham dự vào cuộc biểu tình mà ông mô tả là tính cả người đến lẫn người đi, có
khoảng 1000 người chống báo Người Việt hôm 19 Tháng Giêng, 2013 [để phản đối
việc báo Người Việt ra mắt cuốn Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Ðức. Báo Người
Việt có tường thuật cuộc biểu tình này, viết là có 400 người - NV]; thứ hai:
ông có tham dự buổi gặp gỡ để xin lỗi cộng đồng của nhật báo Người Việt sau vụ
lá thư Sơn Hào, tổ chức vào ngày 13 Tháng Bảy, 2012; và thứ ba: chính ông là người
đề nghị Tập Thể Chiến Sĩ VNCH đuổi nhân viên Người Việc ra khỏi buổi tiệc của
họ.
Hãy đọc một đoạn trong
tài liệu của tòa về hỏi đáp giữa Luật Sư Aaron Morris, đại diện Saigon Nhỏ và
ông Nguyễn Xuân Nghĩa (tài liệu tòa: Nhân chứng NXN, December 18, trang 36,
line 4).
- “...Tại buổi gặp mặt
ngày 13 Tháng Bảy, nhân viên báo Người Việt có giải thích tại sao họ đã đăng lá
thư Sơn Hào đó không?” Luật sư Aaron Morris hỏi.
- “Có. Chúng tôi có một
buổi gặp mặt rất lâu, và tôi nghĩ giữa hai bên có đồng thuận với nhau để giải
quyết vấn đề, ngay cả việc có đến tòa soạn báo Người Việt để tham dự buổi gặp
mặt đó hay không chúng tôi cũng phải họp để quyết định. Và chúng tôi đã đến.”
Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời...
- “Rồi sau đó báo Người
Việt công bố một thư xin lỗi vào ngày 1 Tháng Tám, 2012.” Nguyễn Xuân Nghĩa
nói.
- “Lá thư đó có làm ông
hài lòng không?” Luật Sư Aaron Morris hỏi.
- “Cá nhân tôi thì có.”
Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời.
- “Nếu hài lòng sao ông
còn tham dự cuộc biểu tình vào Tháng Giêng, tại sao vậy?” Luật Sư Aaron Morris
hỏi.
- “Vì có nhiều người và
tổ chức khác trong cộng đồng không hài lòng, nên chúng tôi đã có một buổi họp,
và quyết định có cuộc biểu tình vào Tháng Giêng.” Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời.
Khi phần hỏi cung của
Luật Sư Aaron Morris chấm dứt, Luật Sư Hoyt Hart, đại diện Người Việt thưa với
tòa là ông không có câu hỏi nào cho ông Nghĩa.
Sau nhân chứng Nguyễn
Xuân Nghĩa, luật sư đại diện cho Saigon Nhỏ tuyên bố ngừng phần biện hộ.
Một thủ tục minh bạch
Vào lúc 9:30 sáng ngày
23 Tháng Mười Hai, theo thủ tục tố tụng của nền tư pháp Mỹ, Thẩm Phán Frederick
P. Horn đọc chỉ thị cho bồi thẩm đoàn (jury instructions) một cách tỉ mỉ trước
khi họ vào phòng bàn luận. Jury instructions là một tập tài liệu dài mấy chục
trang, giải thích tường tận về các đặc tính của bằng chứng, của lời khai các
nhân chứng, giải thích các luật liên quan đến phỉ báng, như tin đồn, ý kiến, cá
nhân và người nổi tiếng (người của quần chúng), cũng như về các loại bồi thường
khác nhau, và tiền phạt (punitive damage) trong trường hợp người phỉ báng có ác
ý. Sau khi bồi thẩm đoàn nghe chỉ thị, luật sư hai bên phát biểu những lý luận
để kết thúc phiên xử.
Ngoài jury instructions,
bồi thẩm đoàn còn nhận được xấp tài liệu gọi là “verdict forms.” Mỗi verdict
form liệt kê những câu hỏi các bồi thẩm viên cần phải trả lời YES hay NO cho
từng nguyên đơn. Trong vụ kiện này, mỗi verdict form gồm có 9 câu hỏi, như vậy
mỗi bồi thẩm viên phải trả lời tổng cộng là 27 câu hỏi cho ba nguyên đơn Người
Việt Daily News, ông Phan Huy Ðạt và bà Hoàng Vĩnh.
Ngày 29 Tháng Mười Hai,
sau chưa đầy hai giờ nghị án, bồi thẩm đoàn gồm 12 người cùng bỏ phiếu thuận,
xác định mức bồi thường cho các nguyên đơn $3,000,000, để đền bù các tổn hại về
danh dự, uy tín, và tinh thần. Ngày hôm sau, 10 trong số 12 bồi thẩm viên cũng
bỏ phiếu xác định mức phạt thêm bị cáo $1,500,000 để làm gương (punitive
damage), vì hành xử bị cho là có ác ý. Tổng số tiền bồi thường và phạt là $4.5
triệu.
Vào ngày 21 Tháng Giêng,
2015, Thẩm Phán Frederick P. Horn ký và nộp vào Tòa Thượng Thẩm tiểu bang
California, Quận Cam, bản “Judgment after Trial by Jury,” cho phép luật sư của
Người Việt được khởi sự việc đi thâu tiền bồi thường và tiền phạt cho thân chủ.
Có thể nói lịch sử của
cả hai tờ báo Người Việt và Saigon Nhỏ đã sang trang.
––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Phiếm Dị
Đào Nương
Người thật việc thật
Trong hơn hai năm từ khi
báo Người Việt khởi kiện báo Saigon Nhỏ , khi đi khắp nơi và ngay trong
những buổi họp của cộng đồng tại nam Cali, thường có người đề cập với tôi
về vấn đề đoàn kết trong cộng đồng sau vụ kiện này.Tôi có trả lời rằng
báo Saigon Nhỏ bị kiện và do đó phải tự vệ, vấn đề do đó không phải do
báo Saigon Nhỏ gây ra. Tôi có đọc một bài viết mà báo Người Việt yêu cầu
cải chánh " những điều tôi không viết "do đó tôi không thể cải chánh
được. Việc phải ra toà là một việc chẳng đặng đừng.Thắng hay thua trong
một phiên toà có nhiều yếu tố. Nhưng tôi tin tưởng vào các luật sư đã biện hộ
cho Saigon Nhỏ. Họ đã cố gắng làm tốt trong một phiên toà không thuận lợi cho
Saigon Nhỏ. Phiên toà này đã được một tổ hợp luật sư chuyên về kháng án
danh tiếng của thành phố Los Angeles sau khi duyệt xét đã nhận lời thụ lý
. Đó là một tin vui cho hệ thống báo Saigon Nhỏ. Tôi xin thông báo tin này đến
với mọi tổ chức , mọi thân hữu vẫn vững tin vào báo Saigon Nhỏ .
Khác với những điều quý
vị đọc được trên báo Người Việt trong mấy tuần vừa qua, trong 5 tuần lễ của
phiên toà , cá nhân tôi cũng như báo Saigon Nhỏ lại được những người bên
báo Người Việt khen ngợi nhiều lần. Thông dịch viên của báo Người
Việt là bà Ann Spiratos khai trước tòa là để dịch bài viết của tôi ra
tiếng Anh bà ta đã phải mất rất nhiều thời gian vì" tác giả là
một nhà văn rất thông minh và khôn ngoan " ( the author is a very smart
and clever writer ) . Ông Phan Huy Đạt khai rằng báo Saigon Nhỏ tổ
chức rất hoàn hảo và quản trị tuyệt vời ( Saigon Nhỏ is a very well organized ,
very well managed) nên ông định giá luôn là bào Saigon Nhỏ trị giá 10 triệu đô
la. Bà Hoàng Vĩnh thì cho là báo Saigon Nhỏ hơn hẳn báo Người
Việt...
Ngồi trong phòng xử ,
khi nghe luật sư của báo Người Việt đã phải lập đi, lập lại nhiều lần trước bồi
thẩm đoàn là tôi, Hoàng Dược thảo , là tác giả của bản Thông Cáo của 151 đoàn
thể , nhân sĩ kêu gọi tẩy chay báo Người Việt , chiếu đi, chiếu lại vài chục
lần hai cái video TTCSVNHN kỷ niệm 10 năm ngày thành lập , cuộc họp báo
của cộng đồng Việt nam tại Nam Cali lên án báo Người Việt để cáo buộc cho
tôi cái tội chủ động ( hai cái video mà vị chánh án trước đã không cho xử
dụng ) , tôi đã suy nghĩ nhiều về vấn đề" đoàn kết cộng đồng " này.
Nhưng điều này đã được giải tỏa khi ông Phan Huy Đạt khai trước toà là "
chúng tôi không cần sự tín nhiệm của cộng đồng chống Cộng - We don't need the
trust of the anti- communist community " Và ông Phan Huy Đạt giải thích
liền sau đó : " vì chúng tôi là một cơ quan ngôn luận độc lập -
because we are independent newspaper "
Tôi nghĩ rằng quan điểm này
của báo Người Việt qua lời tuyên bố trước tòa của ông Phan Huy Đạt đã giải
thích được rất nhiều điều . Từ trước đến nay, cộng đồng Người Việt tị nạn Cộng
sản đã nhiều lần lên án báo Người Việt vì những “ lầm lỡ “có hại cho chính
nghĩa Quốc Gia vì chúng ta nghĩ rằng báo Người Việt đã … lầm đường lạc lối,
chúng ta đã nghĩ rằng báo Người Việt là một “ thành phần “ trong cộng đồng
Người Việt tị nạn Cộng sản. Nay thì ông Phan Huy Đạt xác định báo Người Việt là
một cơ quan ngôn luận độc lập , ông không cần sự tín nhiệm của cộng đồng chống
Cộng. Do đó vấn đề còn lại giản dị hơn nhiều cho các đoàn thể chống Cộng của
Người Việt Quốc Gia. Đó là thái độ cần có của cộng đồng Người Việt chống Cộng
đối với một cơ quan ngôn luận đã xác định lập trường chính trị của mình.
Trước Toà, tôi xác nhận
tôi, Hoàng Dược Thảo là một người chống Cộng và báo Saigon Nhỏ là một cơ quan
ngôn luận chống Cộng. Tôi đã hy sinh tài sản của cá nhân tôi cho lý tưởng
chống Cộng, một lý tưởng mà cộng đồng Người Việt tị nạn Cộng sản đã theo đuổi
từ 40 năm qua. Tôi hãnh diện tiếp tục đi suốt cuộc đời còn lại cho
lý tưởng này. Nhiều chiến hữu của chúng ta đã nhắm mắt bỏ thân nơi xứ người với
một điều ân hận duy nhất là không được sống cho đến ngày quê hương Việt
Nam không còn chế độ Cộng sản. Chúng ta còn sống một ngày nào thì theo tôi đó
là một ngày hy vọng. Tôi xin cảm ơn ân tình và sự tin tưởng mà tôi và báo Saigon
Nhỏ đã nhận được trong giai đoạn khó khăn này
***
Trong 3 tuần qua, có hai
cựu cộng tác viên của Saigon Nhỏ đã có thái độ và những bài viết không thuận
lợi cho báo Saigon Nhỏ và cá nhân tôi. Thực ra thì tôi không trách họ mà
chỉ tự trách mình :
Cái sai phạm thứ nhất là đã cộng tác với họ.
Cái sai phạm thứ hai là luôn luôn tôn trọng quyền tự do sáng tác, phát biểu của một người cầm bút.
Tôi cũng tự hỏi tôi về điều gì khiến họ căm hận Saigon Nhỏ hay cá nhân tôi đến độ bỏ qua lòng tự trọng của một người đàn ông khi họ đã từng bày tỏ lòng biết ơn dành cho tôi trước đây về những việc Saigon Nhỏ đã làm cho họ ? Hay việc Saigon Nhỏ ngưng cộng tác với họ đã khiến họ bị tổn thương ? Vì chủ trương của tôi là không đề cập tới các cựu cộng sự viên nên tôi không muốn nhắc đến tên của hai người này trên mặt báo Saigon Nhỏ mà chỉ nói về sự kiện đã xảy ra thôi
Cái sai phạm thứ nhất là đã cộng tác với họ.
Cái sai phạm thứ hai là luôn luôn tôn trọng quyền tự do sáng tác, phát biểu của một người cầm bút.
Tôi cũng tự hỏi tôi về điều gì khiến họ căm hận Saigon Nhỏ hay cá nhân tôi đến độ bỏ qua lòng tự trọng của một người đàn ông khi họ đã từng bày tỏ lòng biết ơn dành cho tôi trước đây về những việc Saigon Nhỏ đã làm cho họ ? Hay việc Saigon Nhỏ ngưng cộng tác với họ đã khiến họ bị tổn thương ? Vì chủ trương của tôi là không đề cập tới các cựu cộng sự viên nên tôi không muốn nhắc đến tên của hai người này trên mặt báo Saigon Nhỏ mà chỉ nói về sự kiện đã xảy ra thôi
Một cựu thẩm phán tại VN
đã viết những điều rất sai về luật pháp Hoa Kỳ mà cứ tưởng rằng
giống như ở Việt Nam rồi phổ biến trên Internet nhưng khi được yêu cầu cải
chánh thì lại không dám lên tiếng.Ngay khi cô Lữ Anh Thư , một người thuộc thế hệ
trẻ tự động thành lập một Quỹ Pháp Lý để hỗ trợ cho Saigon Nhỏ thì ông tuyên bố
“ chắc nịch “ là tài sản của bà Hoàng Dược Thảo là 10 triệu đô la. Khi ký
giả Đoàn Trọng hỏi ông ta vì sao ông biết thì ông cựu Thẩm phán bèn cho
biết là bà Thảo khai trước toà. Chừng xem lại bản tin trên Voice of OR mà ông
trích dẫn thì đó là lời của ông Phan Huy Đạt ‘định giá “ báo Saigon Nhỏ
chứ không phải là lời của bà HDT. Ông cựu thẩm phán viết thư xin lỗi tôi
bằng email nhưng lại không viết bài hay lên đài TV để “ nói lộn xin nói
lại “. Nhưng ông Đoàn Trọng đã vì tôn trọng sự thật mà đọc lời xin lỗi của ông
cựu thẩm phán trên TV rồi. Coi như bỏ qua.
Người thứ hai là ông cựu
phát ngôn viên. Ông này lên TV cho biết ông là bạn của ông Phan Huy Đạt từ Việt
Nam và bạn ông thì không thể nào là Cộng sản. Và ông cựu phát ngôn viên đã mua
rượu ăn mừng với báo Người Việt. Tôi không biết ông họ B… này đọc bài viết của
tôi có đoạn nào tôi viết bạn ông là Cộng sản chưa ? Và năm 2008, sao ông lại là
người “đầu tiên “ tố giác việc báo Người Việt in cờ vàng của VNCH trong chậu
nước rửa chân. Tuổi già bệnh tật có thể khìến cho trí nhớ của ông không
còn nữa, nhưng ông có thể vào Blog của ông Đỗ Việt Anh, cựu chủ nhiệm của báo
Người Việt để đọc lại xem ông Đỗ Việt Anh đã viết về chuyện này ra sao ? Khi đó
không nghe ông nhắc về cái tình bạn thiêng liêng này ? Riêng “ cái miệng “ mà
ông vác đi để uống rượu mừng với báo Người Việt có khác với cái miệng mà một
ngày đẹp trời của năm 2001, 4 cái răng cửa của ông nó quyết định bỏ ông mà đi
vì bệnh tiểu đường ? Trong khi đó thì cuối tuần ông lại nhận lời làm MC cho một
buổi nhạc của Phạm Duy. Báo Saigòn Nhỏ lại vì tội nghiệp mà giúp ông có
răng để đi trình diễn. Chưa hết, tội cho ông, làm đài VOA 18 năm mà không
có được cái bảo hiểm sức khỏe nên khi về đến California thì DMV tịch thu ngay
cái bằng lái xe vì thị lực của ông quá kém. Saigòn Nhỏ cũng vì tội nghiệp mà
thanh toán tiền cho ông đi chữa mắt bị cườm để ông có thể lái xe trở lại.Cái
tội của Saigòn Nhỏ đối với ông là vì …xúc phạm tới bạn ông, vậy nó có bằng cái
tội mà ông Vũ Chung cách đây hai năm gọi đích danh ông trên đài VNCR của bà Bùi
Bích Hà khi bà Hà và ông xung đột ? Sao ông không mang ông Vũ Chung
và bà Bùi Bích Hà ra toà về tội mạ lỵ nhỉ ? Tại vì ông không có tiền đi kiện?
Như vậy thì “ tội trạng “ở xứ này nhiều khi là do đồng tiền tạo ra ? Dạo đó ,
tôi có vì “nghĩa đàn bà “ mà bênh bà Bùi Bích Hà. Không lẽ vì vậy mà ông thù
dai, thù vặt ? Chữ nghĩa không có cánh mà bay dù vũ trụ bao la và rộng lớn . “
Ngày nào anh còn mở mắt ra để đọc một trang sách, còn nhai một hạt cơm trong
miệng là còn nhớ ơn em “. Cái mắt , cái miệng lại làm tội cái đời.
Tội cho ông
***
.Một
khiá cạnh “ màu xanh “ trong vụ thất kiện của báo Saigòn Nhỏ trước một phiên
toà không công bình là những người thầm lặng đã lên tiếng.Trước đây, tôi không
được quen biết những vị như bà Dương Nguyệt Ánh, cô Lữ Anh Thư dù đây là những
phụ nữ chống Cộng tiếng tăm. Bà Dương Nguyệt Ánh đã có những phát biểu về chế
độ Cộng sản được khắp nơi tán đồng và ca ngợi. Bà Hoàng Lan Chi dưới bút
hiệu Hoàng Ngọc An đã có những bài bình luận sắc bén về nhiều việc xảy ra
trong cộng đồng. Cô Lữ Anh Thư đã chiến đấu không mỏi mệt vi ngọn cờ vàng
và nhân quyền của những người chống Cộng trong Việt nam. Đây là những “ người thật,
việc thật “ . Cô Lữ Anh Thư , sau ý kiến của luật sư Lê Duy San, tự đứng ra
thành lập Quỹ Pháp Lý để hỗ trợ cho Saigòn Nhỏ. Ý kiến này được bà Hoàng Lan Chi
tán đồng cũng đứng tên trong Ủy ban Vận Động và bà Dương Nguyệt Áh đã gửi
cho QPL $200 để yểm trợ. Nhưng vì thế mà cá nhân của những vị này bị những bọn
người “ không dám xử dụng “ tên thật, họ đã dùng những tên “ảo “ trên net để
tấn công. Chúng tôi là những phụ nữ Việt Nam tị nạn Cộng sản. Đã dùng người
thật, tên tuổi thật để góp phần vào công cuộc chống Cộng. Vấn đề công lý của
báo Saigòn Nhỏ và cá nhân tôi , đã có luật sư của Saigòn Nhỏ đảm
nhiệm. Nhưng về mặt công luận, tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng Người
Việt tị nạn Cộng sản khắp nơi hãy bảo vệ những người đã có can đảm đứng
ra dùng “ người thật, việc thật “ của mình đóng góp vào công cuộc chống Cộng.
Để bôi nhọ những phụ nữ chống Cộng như bà Dương Nguyệt Ánh, bà Hoàng Lan Chi,
cô Lữ Anh Thư là những cái danh xưng “ảo “ rất “đàn ông “ nhưng lại không dám
lộ diện tên thật ; điều đó thật là tủi hổ !
Tôi không biết dùng ngôn
ngữ nào để cảm ơn những người đã vì lý tưởng chống cộng mà đồng
hành với tôi trong giai đoạn này mà bị vạ lây. Trong cuộc chiến Việt Nam,
người Mỹ đã hy sinh trên 58,000chiến binh và hàng tỷ đô la trước khi …
tháo chạy. Ngày nay, có thật những những người chống cộng như chúng ta đang ..
lội ngược dòng khi không chấp nhận chế độ Cộng sản trên quê hương mà tiếp tục
duy trì ngọn lửa chống cộng ở hải ngoại. Một ngày sau khi nghe bản án “ phi lý
“ 4.5 triệu đô, tôi đọc được bản tin chính quyền Obama bãi bỏ cấm vận về vũ khí
với kẻ cựu thù. Bản tin này khiến tôi cảm thấy bơ vơ . hụt hẵng trên con đường
chống cộng đã đi từ 30 năm qua. Cám ơn các bạn đã cho tôi những hạt nước hồi
sinh khi dõng dạc tuyên bố sẽ là bạn đòng hành với tôi trên con đường
này.
ĐÀO
NƯƠNG
Phiên toà thứ 6 bị đình
vì bị cáo khai vỡ nợ. Vỡ nợ có tránh được trách nhiệm bồi thường hay không?
Theo hồ sơ tự khai báo
của bị cáo Phúc, ông có một gia sản gần 260,000 đô la. Ngoài món nợ khoảng
86,000 đô la cho căn nhà ông đang ở mà ông phải trả góp 966 đô la một tháng ,
ông không còn món nợ đáng kể nào khác.
Phong Trần
Austin - Tin tòa án : Phiên toà thứ 6 của vụ án ký giả Triều Giang
kiện Đỗ Phúc truớc toà Tiểu bang Texas, thuộc quận hạt Travis về tội vu khống, mạ lỵ, phỉ báng và chụp
mũ nguyên đơn là Cộng sản, đã bị đình chỉ và không đăng đường vào ngày 10 tháng
1 năm 2011 vừa qua như đã định. Lý do, bị cáo Phúc đã khai vỡ nợ (bankruptcy)
trước toà án Liên Bang vào ngày 21 tháng 12, 2010 vừa qua.
Theo thủ tục tố tụng của toà Khánh tận Liên bang (Bankruptcy
Court), chương số 7 (chapter 7), vụ án vì thế đã được chuyển sang tòa Liên bang
thuộc quận hạt Western District of Texas ( Austin), với số danh bạ mới: “10-13546-cag”,
và được đặt dưới quyền phán quyết của thẩm phán Craig A. Gargotta. Luật sư Ron
Satija, cũng đã được chỉ định là Quản trị viên (Trustee) để thụ lý và giám sát
tài sản của bị cáo Phúc. Nữ luật sư Patricia L. Brown đã được bị cáo Phúc thuê
để biện hộ cho đương sự trong những phiên tòa sắp tới.
Theo hồ sơ tự khai báo của bị cáo Phúc, ông có một gia sản gần
260,000 đô la. Ngoài món nợ khoảng 86,000 đô la cho căn nhà ông đang ở mà ông
phải trả góp 966 đô la một tháng , ông không còn món nợ đáng kể nào khác. Bị cáo
Phúc cũng đã tự khai lợi tức hàng tháng trên 5,600 đô la của ông và vợ ông từ
tiệm giặt XPress Cleaners & Alterations, nhưng không thấy kê khai về chủ
quyền của ông và vợ ông trên tiệm giặt này như ông đã nhiều lần khai trước toà
là ông làm chủ, hoặc làm chủ một phần. Riêng về 2 món nợ của đương đơn và ông
Brian Turner, luật sư của đương đơn, đã được bị cáo Phúc kê khai là “chưa
biết” (unknown). Hồ sơ khai báo này của bị cáo nay đã trở thành thông tin đại
chúng (public information). Bạn đọc có thể liên hệ với toà án hoặc Quản trị
viên Ron Satija qua địa chỉ P.O. Box 1443, Austin, TX. 78767, điện thoại số 512-708-9188, để có một âm bản .
Ngày 20 tháng 1, 2011 sắp tới sẽ có một phiên họp triệu tập các
chủ nợ để nghe Quản trị viên Satija trình bày về tình hình tài chánh của bị cáo
Phúc, dưới sự chứng kiến của thẩm phán Gargotta. Các chủ nợ có thể
gửi đơn khiếu nại nếu thấy có những sai sót hoặc gian dối trong lời khai. Sau
đó là khoảng thời gian điều tra nhiều tháng trước khi toà có phán xét chung
thẩm là đương sự có được chấp thuận cho vỡ nợ hay không? Và nếu được vỡ nợ thì
những món nợ nào được tha, và những món món nợ nào sẽ không được tha và tài sản
của bị cáo sẽ được phát mại ra sao?
Vỡ nợ: Lối thoát khi bị
kiện vì
tội vu khống, mạ lỵ, phỉ báng? |
Riêng với hai món nợ của nguyên đơn
và luật sư của nguyên đơn vì đã được kê khai là “chưa biết” nên một phiên tòa
xét xử mới sẽ được đăng đường trước, để thẩm định giá trị của hai món nợ này
hầu làm dữ kiện cho quyết định cho phép bị cáo được vỡ nợ hay không
của thẩm phán Gargotta. Do đó, vụ án này sẽ còn kéo dài ít nhất là
từ 6 tháng tới một năm nữa mới hy vọng có kết quả chung thẩm. Lúc đó, mới có
câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi hiện nhiều người trong cộng đồng người Việt tại
Hoa kỳ thắc mắc: Liệu vu khống mạ lỵ phỉ báng người khác rồi khai vỡ nợ có
tránh được trách nhiệm bồi thường hay không?
Cũng nên nhắc lại, đây là phiên toà thứ 6 của vụ án ký gỉa Triều
Giang kiện Đỗ văn Phúc. Phiên tòa đầu tiên vào tháng 7, 2009, ông Phúc đã không
ra toà nên đã bị phạt với bản án 1 triệu đô la về tội khinh thường (contempt)
toà. Bị cáo Phúc đã kháng án và xin được xét xử lại tại phiên toà lần thứ hai,
đầu tháng 9, 2009, và được tòa chấp thuận cho nội vụ được xét xử lại nhưng phạt
bị cáo phải trả tiền luật sư và án phí cho nguyên đơn. Lần thứ ba, vào cuối
tháng 9 năm 2010, toà đã từ chối không chấp nhận thỉnh cầu đòi hủy bỏ vụ kiện
(Motion for Dismissal) của bị cáo Phúc, cũng như yêu cầu xin một bản án sơ khởi
(summary judgement) của nguyên đơn. Phiên toà lần thứ tư vào ngày 11 tháng 10,
2010 khi bị cáo xin đình để mướn luật sư và bị phạt 3,000 đô la, nhưng
bị cáo không theo lệnh toà, dẫn đến phiên toà thứ 5 tái xử và bị y án.Và mới
đây nhất là phiên toà thứ 6 đã bị đình vào ngày 10 tháng 1 năm 2011 vừa qua, vì
bị cáo khai vỡ nợ nên nội vụ đang chờ hoàn tất những thủ tục của toà Khánh tận
Liên bang trước khi định ngày tái xét xử trong những ngày tới.
Nguồn: KBCHN.NET
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết