Tốc độ xoay chuyển vận
mệnh đất nước: Kỳ tích của những anh hùng thời Minh Trị Duy Tân
Vào thời Edo, quyền cai trị đất nước tập trung vào Mạc phủ
(Tokugawa) đóng tại Edo (Tokyo ngày nay).
·
·
·
Tin liên hệ
25.01.2015
Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa
cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh
hưởng của Nho giáo. Thế rồi hạm đội Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở Uraga thuộc
Vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Chỉ có 15 năm (Minh
Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một
đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới
văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Họ đã làm kỳ tích đó trong
thời đại không có máy bay, không có điện thoại, điều kiện đi lại khó khăn và
nhiều trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa trong việc tìm hiểu sức mạnh của phương
Tây. Vậy đâu là những yếu tố cơ bản để Nhật Bản xoay chuyển vận mệnh đất nước
trong một thời gian rất ngắn?
Buổi giao thời từ thời đại Edo sang Minh Trị Duy Tân
Vào thời Edo, quyền cai trị đất nước tập trung vào Mạc phủ
(Tokugawa) đóng tại Edo (Tokyo ngày nay). Các tướng quân dòng họ Tokugawa nắm
thực quyền, Thiên hoàng đóng đô ở Kyoto chỉ có vai trò tượng trưng.
Cả nước có 277 phiên ấp. Chế độ Sankin Kotai gây tốn kém cho những
phiên ấp xa Edo. Do đó, một số phiên hùng mạnh bất mãn với Mạc phủ vào giai
đoạn cuối thời Edo, điển hình là phiên Choshu (tỉnh Yamaguchi ngày nay).
Năm1853 hạm đội Mỹ do đô đốc Perry ghé cảng Edo yêu cầu Mạc phủ mở
cửa giao thương. Năm 1858 Perry lại đến và yêu cầu ký các hiệp ước. Các hiệp
ước này nhiều phần bất lợi cho Nhật, bao gồm mất chủ quyền về thuế quan và
không có quyền tài phán đối với người nước ngoài cư trú tại Nhật. Chính quyền
Mạc phủ sợ các nước phương Tây gây chiến nên đã ký các hiệp ước này. Nội tình
trong nước trở nên hỗn loạn, xuất hiện nhiều phe phái có lập trường khác nhau.
Về đối nội có hai dòng quan điểm: Một là tôn vương (chủ trương dành thực quyền
về cho Thiên hoàng), hai là duy trì thể chế cũ do Mạc phủ cai trị. Về đối ngoại
chính trường Nhật cũng phân thành hai quan điểm, hoặc là nhương di (bài ngoại),
hoặc là khai phóng (mở cửa giao thương và học tập nước ngoài).
Hai phiên mạnh nhất bấy giờ là Satsuma (tỉnh Kagoshima ngày nay)
và Choshu (tỉnh Yamaguchi ngày nay) có tư tưởng bài ngoại, quyết chống lại Tây
phương bằng vũ lực. Nhưng về đối nội thì hai bên có lập trường khác, Satsuma
ủng hộ Mạc phủ trong khi Choshu thì tồn vương. Năm 1963 do tư tưởng bài ngoại,
Satsuma bắn vào thương thuyền của Anh và chiến tranh xảy ra, người Nhật thảm
bại.
Giữa lúc đó ở Nhật Bản xuất hiện hai nhà tư tưởng:Yoshida Shoin và
Takasugi Shinsaku ở Choshu. Đây là hai nhà tư tưởng lớn. Yoshida cho rằng không
biết người thì làm sao thắng được người trong các cuộc tranh chấp. Takasugi,
học trò của Yoshida, đã triển khai ý tưởng ấy của thầy mình thành chính sách cụ
thể rằng phải học tập nước ngoài mới có ngày thắng được nước ngoài. Với sự
chuyển hướng của hai phiên mạnh nhất, khuynh hướng hòa hoãn với nước ngoài và
học tập văn minh Tây phương dần dần chiếm ưu thế.
Vấn đề còn lại là đối nội: Thế lực nào sẽ lãnh đạo Nhật Bản trong
thời đại học tập nước ngoài để xây dựng đất nước? Phiên Satsuma chuyển giao
quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ như Saigo Takamori và Ohkubo Toshimichi, hai
người sau này trở thành nòng cốt trong thời đại Minh Trị. Ý thức ủng hộ Mạc phủ
ngày càng phai nhạt và dần dần họ thấy phải đoàn kết chung quanh Thiên Hoàng,
biểu tượng cho sự thống nhất dân tộc nhằm đưa đất nước vào giai đoạn mới từ khi
Thiên Hoàng Minh Trị mới 15 tuổi không giữ một vai trò nào cả.
Vô huyết khai thành
Giữa lúc đó vũ đài chính trị Nhật xuất hiện đúng lúc nhân vật
Sakamato Ryoma, một chí sĩ thuộc phiên Tosa (tỉnh Kochi ngày nay). Năm 18 tuổi
(1853), trên đường từ Tosa lên Edo để học kiếm thuật, Sakamoto Ryoma đã tận mắt
chứng kiến hạm đội Perry, cảm nhận sức mạnh Tây phương và thấy sự cần thiết
phải thay đổi của đất nước. Ông tìm đọc hết những sách kinh điển của Tây âu vừa
mới được dịch sang tiếng Nhật. Nhận thấy Mạc Phủ không còn uy tín và năng lực
lãnh đạo, Ryoma đã vận động quy tụ thế lực mới, bắt đầu điều đình để hai phiên
hùng mạnh nhất bấy giờ là Satsuma và Choshu làm hòa với nhau và ông đã thành
công. Liên minh Satsuma-Choshu ra đời, liên kết với Tosa và Hizen là hai phiên
khác. Saigo Takamori làm lãnh đạo của liên minh này và sửa sọan tấn công vào
Mạc Phủ.
Trước sức mạnh của phe tôn vương, tướng quân của Mạc Phủ là
Yoshinobu (cũng là tướng quân cuối cùng của Mạc Phủ) thỏa hiệp bằng cách trả
lại thực quyền cho Thiên Hoàng tháng 10/1867 với hi vọng quyền lợi của Tokugawa
được duy trì. Tuy nhiên những người còn lại của phái Mạc Phủ sợ bị mất nhiều
quyền lợi kèm với việc phải giải tán quân đội nên đã đem quân chống lại Thiên
Hoàng. Quân Thiên Hoàng do Sago Takamorri chỉ huy tiến về Edo chuẩn bị vây
thành. Tướng giữ thành Edo của phái Mạc Phủ Tokugawa lúc đó là Katsu Kaishu.
Thế giới nghĩ sẽ có cuộc đối đầu khủng khiếp giữa hai vị tướng kiệt xuất này.
Trước khả năng nước ngoài tìm cách thôn tính Nhật Bản, lãnh đạo
hai phe Mạc Phủ và Thiên Hoàng đã chọn giải pháp tránh tổn thất cho nhân dân.
Cuối cùng, sau khi phân tích lực lượng hai bên và tình hình thế giới, tương lai
đất nước, tướng Katsu đã đi đến quyết định là đầu hàng quân đội Thiên Hoàng.
Ông thuyết phục phe chủ chiến trong thành và hứa sẽ đưa ra các điều kiện đầu
hàng không phương hại đến tính mạng và tài sản tối thiểu của gia đình, thân tộc
của quan lại Mạc Phủ.
Hội đàm giữa Saigo-Katsu ở đền Atago, ngoại thành Edo, dẫn đến
bước ngoặt của đất nước Nhật mà lịch sử Nhật Bản ngày nay gọi với 4 chữ trang
trọng: Vô huyết khai thành. Chiến tranh chấm dứt. Tướng quân cuối cùng của chế
độ cũ được về sống ẩn dật tại Shizouka (gần núi Phú Sĩ). Edo được đổi tên là
Tokyo tháng 7/1868. Những người giỏi của chế độ cũ Mạc Phủ được chính quyền
Minh Trị mời cộng tác. Tướng cũ của Mạc Phủ Katsu được Minh Trị mời làm bộ
trưởng bộ hải quân vì ông là chuyên gia kĩ thuật Tây phương. Katsu hiện đại hóa
hải quân Nhật và góp công lớn trong chiến thắng trong chiến tranh Nhật - Nga năm
1905.
Ít lâu sau Thiên Hoàng Minh Trị dời đô từ Kyoto về Tokyo. Chỉ cần
15 năm, từ 1853 đến 1868, các sĩ phu, lãnh đạo Nhật đã biến một đất nước phong
kiến bảo thủ thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến
lên hàng các quốc gia thượng đẳng.
Bài học từ người Nhật
Ý chí, trí tuệ, sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh
đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với tốc độ kì diệu, cho
tới nay vẫn là bài học lớn cho các nước trên thế giới. GS-TS Trần Lê Thọ, khoa kinh
tế tại Đại học Waseda (Tokyo), nguyên thành viên Ban tư vấn cải cách của Thủ
tướng Võ Văn Kiệt, nguyên ủy viên chuyên môn trong Hội đồng tư vấn kinh tế của
các thủ tướng Nhật Kaifu, Miyazawa và Hashimoto, phân tích rằng có hai giả
thuyết sơ bộ dẫn đến sự thay đổi thần kỳ của nước Nhật.
Thứ nhất, trí thức Nhật đã khôn khéo dùng Thiên Hoàng làm biểu
tượng để dễ bề thống nhất các lực lượng vốn đã phân tán do chế độ phiên trấn
thời Mạc Phủ. Trước nguy cơ bị nước ngoài thống trị, dù với lập trường chính
trị nào, người Nhật cũng nhận thấy rằng cần phải đoàn kết. Các sĩ phu, các lãnh
đạo thời đó đã đặt tiền đồ, vận mệnh đất nước lên trên hết nên đã thỏa hiệp
nhanh chóng.
Thứ hai, những sĩ phu, lãnh đạo của Nhật thức thời nhanh chóng nên
đã thay đổi chiến lược một cách ngoạn mục. Chỉ qua một trận đánh họ đã nhận ra
ngay được sức mạnh quân sự Âu Mỹ, khác với sĩ phu Trung Quốc ỷ thế dân đông nên
kiên quyết đối đầu quân sự với phương Tây nên nhanh chóng thất bại. Các sĩ phu
Nhật mới đọc một số sách vở đã ngộ ra sức mạnh của văn minh phương Tây và thấy
cần phải học hỏi để canh tân đất nước, khác với người Trung Quốc không thoát
khỏi Nho giáo nên bị trì trệ trong cuộc đua chính trị, quân sự và khoa học kỹ
thuật đương thời. Đằng sau những phán đoán chính xác và thay đổi chiến lược kịp
thời là tinh thần và nỗ lực học hỏi tuyệt vời.
Tiếp nữa là trong lòng chế độ cũ Mạc Phủ có những người phản tỉnh.
Nổi bật nhất là tướng quân Katsu Kaishu. Ông vốn là vũ sĩ cấp thấp ở Edo. Theo
Tây học từ năm 17 tuổi, vì sớm biết sức mạnh văn minh phương Tây nên ông đã
nghiên cứu nghệ thuật và khoa học quân sự phương Tây, nhất là lĩnh vực hải
quân. Ông từng là giám đốc trường thao luyện hải quân và là người có vai trò
chủ chốt trong việc lập ra hải quân cho chính quyền Tokugawa. Tuy đi theo Tây
học nhưng Katsu cũng thấm nhuần văn hóa Đông phương, hiểu được tinh hoa của đạo
quân tử. Khi biết chế độ Mạc Phủ vua tập thể không còn thích hợp, ông đã mở cửa
cho việc trao lại quyền lực cho phe Thiên Hoàng.
Câu hỏi đặt ra với sĩ phu nước Việt ngày nay, rằng tại sao chỉ cần
chưa đầy hai mươi năm, lãnh đạo Nhật Bản đã thay đổi được tư duy, còn lãnh đạo
các nước khác thì không thoát khỏi nếp suy nghĩ cũ? Tại sao Nhật Bản vừa hùng
mạnh vừa có uy tín trên quốc tế, còn Việt Nam bảy mươi năm xã hội chủ nghĩa thì
lại không?
Cộng đồng người Việt tại Ba
Lan xưa và nay
·
·
·
·
· inShare
Tháng 05/2014, lần đầu tiên một tiểu thuyết nói về cuộc
sống của người Việt tại Ba Lan từ thời cuối thập niên 1980 đã được xuất bản tại
Việt Nam. Đó là cuốn « Tuyết Hoang », nói về các nghiên cứu sinh Việt Nam được
Nhà nước đưa sang Ba Lan để tu nghiệp, nhưng họ đã phải vừa tiếp tục học tập,
vừa tìm đủ mọi kế sinh nhai để nuôi sống cho bản thân và giúp đỡ cho gia đình
trong nước.
Tác giả cuốn sách này là ông Trần Quốc Quân, nguyên là một
nghiên cứu sinh và nay là một nhà doanh nghiệp và một nhà báo tại Ba Lan. Ông
hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan và cũng là người đồng
sáng lập và viết bài cho báo Quê Việt, tờ báo của cộng đồng người Việt Nam tại
Ba Lan.
Thông qua nhân vật chính là Nguyên, nội dung cuốn « Tuyết Hoang
» thực tế là những trải nghiệm của chính bản thân tác giả, đã sang Ba Lan từ
năm 1988, tức là từ trước khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Đông Âu. Trên con
đường mưu sinh nơi đất khách quê người, Nguyên đã trải qua biết bao nhọc nhằn,
cay đắng, lên voi xuống chó, khi thì tiền vô như nước, khi thì mất trắng tay.
Cũng như Nguyên, hàng trăm trí thức, lưu học sinh, nghiên cứu
sinh khác đều bị cuốn hút vào giấc mơ đổi đời, nhất là khi những ảo tưởng về
cái gọi là « thiên đường xã hội chủ nghĩa » đã sụp đổ hoàn toàn trước những
biến động chính trị của Ba Lan, chuyển từ thể chế cộng sản, bao cấp sang một
chế độ dân chủ, kinh tế thị trường.
Có thể nói « Tuyết Hoang » không phải là tiểu thuyết hư cấu, mà
thật sự là một tư liệu rất thú vị, rất bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về
cộng đồng người Việt tại Ba Lan.
Trong phần tạp chí xã hội hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe
phần phỏng vấn với ông Trần Quốc Quân, tác giả cuốn Tuyết Hoang, để biết thêm
về đời sống của người Việt tại Ba Lan trước đây và hiện nay:
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết