Các thuộc địa ở Mỹ giành lại độc lập như thế nào?
Vào năm 1778, quân đội Hoàng gia bao gồm gần 50.000 quân thường
trực kết hợp với hơn 30.000 lính đánh thuê người Đức (Hessian). Ngược lại,
Goerge Washington chưa từng có hơn 20.000 quân dưới quyền chỉ huy ở bất kỳ thời
điểm nào trong suốt cuộc chiến. Hầu hết những người lính Mỹ khi đó còn rất trẻ
(trong độ tuổi từ 10 đến gần 20 tuổi) không đất đai, không kỹ năng và đói
nghèo. Phần còn lại là những đối tượng làm thuê lưu vong từ nơi khác đến Mỹ và
nô lệ đi lính thay chủ, với lời hứa được trả tự do sau chiến tranh. Thời điểm
đó, đội quân Giải phóng nước Mỹ còn bao gồm nhiều người phụ nữ ở hậu phương đảm
nhận chăm lo bệnh binh, thương binh, nấu ăn, may vá, chôn cất người chết, và
những người này đôi khi còn ra trận.
Vậy điều gì đã tạo ra chiến thắng của người Mỹ?
Trên hết, việc nước Anh chinh phục tất cả các thuộc địa gần như là
bất khả thi. Kích thước địa lý lớn đã khiến cho quân đội Anh không thể kiểm
soát hết các vùng nông thôn; do đó, người Anh gặp khó khăn trong việc bảo vệ
người của họ khỏi sự phẫn nộ đến từ những kẻ yêu nước, những kẻ đôi khi chỉ
trích, trừng phạt hay cả ám sát những ai trung thành với nước Anh. Các thuộc
địa cũng thiếu đi một thủ đô thống nhất, nơi này nếu bị phong tỏa sẽ chấm dứt
cuộc xung đột.
Một sai lầm lớn nữa của nước Anh là đã không tận dụng hết lợi thế
của những bề tôi trung thành. Trước khi bắt đầu cuộc chiến Cách mạng này, khoảng
50.000 người trung thành với nước Anh đã hình thành gần 70 trung đoàn để hỗ trợ
lực lượng Hoàng gia Anh kiểm soát các vùng thuộc địa.
Tuy nhiên, những chỉ huy
người Anh lại không tin tưởng hay tôn trọng khả năng chiến đấu của họ. Kết quả
là, càng lúc người Anh càng mất đi nhiều đồng minh tiềm năng của mình.
Các chiến thuật du kích mà lính Mỹ học hỏi được từ cuộc
chiến Ấn Độ đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc chống lại quân đội Anh. Lực lượng
dân quân nấp phía sau cây và rào chắn, nhanh chóng chấm dứt chiến đấu sau đó
biến mất vào rừng.
Bởi vì trang phục chiến đấu của nhiều lính Mỹ khá phổ thông,
nên người Anh khó thể phân biệt đâu là phiến quân hay những người trung thành
của nước mình.
Chiến lược tránh đối đầu quy mô lớn với quân đội Hoàng gia của
Washington đã biến những điều không tưởng trở thành cú đánh nốc ao quân đội
Anh. Trong suốt cuộc Cách mạng, chỉ duy nhất một lần lính Mỹ đã đầu hàng quân
đội Anh (tại Charleston, S.C. vào năm 1780).
Sự can thiệp của Pháp, Tây Ban Nha, và Hà Lan trong cuộc xung đột
tạo nên một khác biệt quan trọng dẫn đến kết quả của cuộc Cách mạng. Rất có khả
năng hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã không thể giành được độc lập mà không có sự hỗ
trợ của Pháp, Tây Ban Nha, và Hà Lan. Lo sợ đánh mất thuộc địa ở vùng Tây Ấn,
Anh đã không thể tập trung lực lượng của mình tại các thuộc địa Mỹ.
Tất cả xã hội có tồn tại chế độ nô lệ đều trở nên rất nhạy cảm
trong chiến tranh, và người Anh đã nhận ra rằng các nô lệ có thể giúp họ ngăn
chặn cuộc Cách mạng. Trong tháng 11 năm 1775, Lãnh chúa Dunmore, thống đốc bang
Virginia – lúc này đang thuộc về Hoàng gia Anh, đã ra tuyên bố trả tự do bất kỳ
nô lệ hay kẻ làm thuê lưu vong nào sẵn sàng phục vụ Hoàng gia. Có ít nhất 800
nô lệ đã tham gia lực lượng của lãnh chúa Dunmore. Nhưng nhiều chủ nô miền Nam
lo sợ rằng nô lệ sau khi giải phóng sẽ quay sang hỗ trợ cho đội quân yêu nước.
Có lẽ lý do quan trọng nhất của chiến thắng của đội quân yêu
nước chính là sự hỗ trợ từ rất nhiều phía dành cho Cách mạng. Cuộc Cách mạng đã
thất bại thảm hại nếu không có sự tham gia của hàng ngàn nông dân phổ thông,
nghệ nhân, người lao động đã ném mình vào ngọn lửa cách mạng. Việc hưởng ứng
Cách mạng vượt lên những phân biệt vùng miền, tôn giáo hay địa vị xã hội. Nông
dân phổ thông, nghệ nhân, chủ cửa hàng, và tiểu thương đóng các vai diễn chính
trong cuộc nổi dậy. Những kẻ lưu vong làm thuê trước nay, nông dân thất học,
người nhập cư và nô lệ trở nên nổi tiếng trong đội quân Giải phóng nước Mỹ.
Sự gia tăng hoạt động chính trị phổ thông được bắt đầu ngay trước
cả cuộc Cách mạng. Trong những năm trước chiến tranh, hàng ngàn người Mỹ
đã bắt đầu tham gia chính trị – trong các chiến dịch phi nhập khẩu và phi xuất
khẩu, cuộc hỗn loạn chống lại Tory, và trong các ủy ban tương ứng liên nội địa
– cảng biển. Nhiều người đàn ông đã tham gia các nhóm như Sons of Liberty để
phản đối các vi phạm quyền tự do của Anh trên đất Mỹ. Nhiều phụ nữ đã dẫn đầu
các cuộc tẩy chay hàng hóa Anh, và họ cũng đã đảm nhận việc vận hành các máy
móc sản xuất quần áo tại nhà. Chỉ riêng trong cuộc Cách mạng, khoảng 400.000
người Mỹ, trong đó có ít nhất 5.000 người Mỹ gốc Phi, đã từng phục vụ trong
chiến tranh ít nhất một quãng thời gian.
Chi phí cho chiến tranh đến từ đâu?
Quốc hội Mỹ đã rất miễn cưỡng trong việc đánh thuế. Thay vào đó,
họ đã vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu. Họ cũng in tiền, và hậu quả là
đất nước chìm trong lạm phát khủng khiếp. Sự bất lực của đồng tiền của đội quân
Giải phóng đã trở thành cảm hứng cho câu nói: “không đáng một đồng Giải phóng.”
Việc vay tiền trở nên khó khăn hơn. Từ năm 1779 đến năm 1780, quân
đội của Washington đã sung công vật tư để nuôi lấy chính họ.
Ai là trung thành với Hoàng gia ?
John Adams từng ước tính rằng khoản một phần ba dân số Mỹ ủng hộ
Cách mạng, một phần ba vẫn trung thành với Hoàng gia, một phần ba còn lại trung
lập. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có lẽ 20% dân số là những kẻ trung thành.
Những người trung thành đặc biệt nhiều tại New Jersey và Nam Carolina.
Một trong những hậu quả của cuộc Cách mạng là việc hình thành nên
không chỉ Hoa kỳ, mà còn thêm một quốc gia hiện đại Canada. Sau cuộc chiến, có
khoảng 80.000 người trung thành – bao gồm một số lượng đáng kể những cựu nô lệ
– đã di cư khỏi Hoa Kỳ, và chủ yếu đến Canada.
Những kẻ trung thành (với chế độ cũ) đã không còn xứng được bước
vào hàng ngũ những người có khả năng ảnh hưởng, hàng ngũ quan chức và hàng ngũ
thượng lưu. Người nào trong số họ chọn ở lại vùng đất thuộc địa đều bị buộc rời
đi khỏi các vị trí quan trọng.
Tính chất cách mạng của Cách mạng Mỹ
Richard Price, một tướng người Anh tin theo Thuyết nhất thể Cơ đốc
giáo, đã gọi cuộc Cách mạng Mỹ là sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thế giới
kể từ ngày Chúa Giáng thế. Thoạt nhìn, điều này dường như là một nhận xét thiển
cận.
Cuộc cách mạng Mỹ không phải là cuộc cách mạng xã hội lớn như cuộc
cách mạng xảy ra ở Pháp năm 1789, ở Nga năm 1917 hoặc ở Trung Quốc năm 1949.
Một cuộc cách mạng xã hội thực sự sẽ phá hủy các nền tảng thể chế của trật tự
cũ và chuyển giao quyền lực từ tầng lớp nắm quyền đến các nhóm xã hội mới.
Tuy nhiên, cuộc Cách mạng đã mang lại những kết quả quan trọng. Nó
tạo ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nó đã biến đổi một xã hội quân chủ, nơi mà người
dân thuộc địa sống dưới sự cai trị của Hoàng gia, trở thành một nền cộng hòa, ở
đó có thị dân và những người tham gia vào các hoạt động chính trị. Cuộc Cách
mạng cũng đã đem lại vai trò chính trị mới cho tầng lớp trung lưu gồm các
nghệ nhân, chủ cửa hàng, nông dân, và thương nhân – và khiến cho giới tinh hoa
không thể công khai ức hiếp những người dân thường.
Trong thời kỳ thuộc địa, tỷ lệ những người da trắng đã đi bỏ
phiếu, hoặc tham gia chính trị rất thấp. Không có đảng phái nào được tổ chức,
và những người đàn ông da trắng trưởng thành có khuynh hướng trì hoãn việc trở
thành một quý ông. Những thương nhân, luật sư giàu có, và những nhà nông nghiệp
có quy mô ra đời nắm phần lớn các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên trong quãng thời
gian dẫn đến cuộc Cách mạng, việc tham gia chính trị ngày càng trở nên phổ
biến. Số cử tri đi bầu leo thang cùng với số lượng các cuộc bầu cử cạnh tranh.
Cẩm nang tuyên truyền chính trị cũng trở nên phổ biến hơn. Vào thời điểm mà
cuộc Cách mạng đã qua, những người dân ngày càng hăng hái tham gia các hoạt
động chính trị.
Cuộc cách mạng cũng thay đổi kỳ vọng của xã hội một cách cực kỳ
sâu sắc. Nó đã dẫn đến việc đòi hỏi bỏ phiếu phải được mở rộng tới phần đông
dân cư và cơ quan nhà nước phải do người dân bầu ra. Xuyên suốt và sau cuộc
Cách mạng, nông dân, nghệ nhân, và người lao động tham dự ngày càng nhiều vào
các cuộc bầu cử vào các cơ quan lập pháp của tiểu bang. Họ tuyên bố rằng họ sẽ
đại diện cho lợi ích của mình để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và
giành lại quyền lực. Các nhà lãnh đạo trong chính quyền tiểu bang mới ít giàu
có hơn nhưng linh hoạt hơn, và ít có quan hệ họ hàng với nhau hơn so với trước
cuộc Cách mạng. Lần đầu tiên, cơ quan nhà nước các bang đã tiến hành công khai
các cuộc thảo luận về chính sách.
Sau cùng, cuộc Cách mạng đã phổ biến những tư tưởng cấp tiến
– đặc biệt là cam kết tự do, bình đẳng, chính phủ của dân, và quy tắc pháp
quyền. Dù trong thực tế có bị xâm hại, những lý tưởng bình đẳng đã truyền cảm
hứng cho tinh thần cải cách. Chế độ nô lệ, sự phụ thuộc của phụ nữ, và sự độc
tài của tôn giáo – tất cả trở thành những vấn đề với cách thức mới mà họ chưa bao
giờ thấy trước đây.
Cuộc Cách mạng đã thay đổi lối sống của người dân Mỹ. Nó đã khiến
người Mỹ cố gắng hơn trong việc xây dựng xã hội của chính họ, gắn liền với
những đặc trưng của thể chế cộng hòa. Cuộc Cách mạng thúc đẩy người Mỹ chất vấn
chế độ nô lệ và những hình thức lệ thuộc khác, cũng như chế độ làm thuê không
công của người lưu vong và việc học nghề. Đầu thế kỷ 19, các bang miền Bắc đã
bãi bỏ chế độ nô lệ, hoặc thông qua các kế hoạch giải phóng từng bước. Trong
khi đó, chế độ làm thuê không công của những người da trắng lưu vong hầu như
biến mất.
Cuộc Cách mạng cũng đã dẫn tới những thay đổi đáng kể trong đời
sống phụ nữ. Trước Cách mạng, nhiều phụ nữ đã tham gia vào các chiến dịch phản
đối hoạt động xâm nhập của người Anh. Trong suốt cuộc chiến, rất nhiều phụ nữ
đã sản xuất đồ dùng cho chiến tranh, trồng trọt và quản lý công việc làm ăn
thay chồng. Sau Cách mạng, lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Mỹ lên tiếng phản
đối tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và yêu cầu được tôn trọng hơn bên trong và
ngoài gia đình. Lucy Knox, vợ General Knox, viết cho chồng mình vào năm 1777
như sau: “Tôi hi vọng anh không tự xem mình như người ra lệnh trong nhà – để
thuyết phục hơn… hãy hiểu điều này như mệnh lệnh đối với anh.” Sau cuộc Cách
mạng, những cây bút đầu tiên về nữ quyền, như Judith Sargent Murray, đã đòi hỏi
quyền được đối xử bình đẳng cho phụ nữ.
Chính quyền liên bang mới được thành lập
Trong tất cả những thành tựu của Cách mạng thời đó, điều có ảnh
lớn nhất và lâu dài là sự ra đời của một văn bản hiến pháp. Đây là tài liệu quy
định, và hạn chế quyền lực của chính phủ, và bảo vệ quyền lợi của người dân.
Người Mỹ là dân tộc hiện đại đầu tiên xem xét hiến pháp như một
điều gì đó riêng biệt và vượt trội so với các quy phạm pháp luật thông thường.
Như vậy, hiến pháp không chỉ được soạn thảo bởi một cơ quan lập pháp. Nó phải
được tạo ra bởi chính người dân. Một bản hiến pháp phải được viết trong một hội
nghị đặc biệt, và được phê chuẩn dưới hình thức phổ thông đầu phiếu. Hiến pháp
tiểu bang Massachusetts, được viết bởi John Adams năm 1780, là văn bản hiến
pháp lâu đời nhất đến nay còn hiệu lực.
Vào đầu những năm 1780, các thẩm phán liên bang bắt đầu ra các
phán quyết bác bỏ hiệu lực của các đạo luật vi hiến, bởi các hành vi này trái
với hiến pháp liên bang. Tòa án Bang Massachussetts ra phán quyết rằng chế độ
nô lệ là bất hợp pháp trong bang vì vi phạm chính hiến pháp của bang mình
Các bản hiến pháp tiểu bang mới được soạn thảo đều thể hiện đặc
trưng của thể chế Cộng hòa. Hiến pháp tiểu bang mới đã giúp tăng độ lớn của cơ
quan lập pháp bang (nhằm tăng thêm tính đại biểu). Trong nhiều bang, các đại
biểu được bầu hàng năm. Dựa trên kinh nghiệm với chức quan Thống đốc bang của
hoàng gia Anh, hiến pháp mới đã tăng cường quyền lực của các cơ quan lập pháp
và làm suy yếu quyền hạn của các thống đốc. Bang Pennsylvania còn hoàn toàn
loại bỏ chức danh này và thay vào đó một ủy ban điều hành.
Hiến pháp mới cũng tìm cách để xóa bỏ các tàn tích của xã hội quân
chủ. Chính sách thuế đã tiến bộ hơn và độc quyền chuyên chế chính thức bị cấm.
Hiến pháp mới cũng cải cách luật thừa kế. Tập tục để con trưởng thừa kế – khi
đó người cha sẽ để lại tài sản của mình cho con trưởng – và theo đó – tài sản
sẽ được kế thừa và tiếp nối bởi con cháu dòng chính.
Một cam kết về tự do tôn giáo được xem như một nguyên tố thiết yếu
dưới thể chế cộng hòa tự do. Bất kỳ bản hiến pháp bang nào được viết giữa những
năm 1776 tới 1880 đều bảo vệ cho tự do tôn giáo.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết