From: HoaBinh Dang <
Date: January 10, 2015 at 12:55:59 PM CST
Subject: Cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm 'con rơi' ở Đà Nẵng
Reply-To: HoaBinh Dang <
Date: January 10, 2015 at 12:55:59 PM CST
Subject: Cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm 'con rơi' ở Đà Nẵng
Reply-To: HoaBinh Dang <
Một cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm 'con rơi' trong chiến tranh ở Đà Nẵng
Friday, January 09, 2015 11:59:00 AM
Friday, January 09, 2015 11:59:00 AM
Thiên An/Người Việt
GEORGIA (NV) - Ông Dan Wilson, một cựu binh hải quân Mỹ đóng tại Đà Nẵng vào năm 1970 và có con với một phụ nữ Việt, sau gần bốn thập niên tìm tung tích hai mẹ con nhưng bất thành, hiện xin được cộng đồng Việt Nam hỗ trợ.
|
Cô Nguyễn Thị Hoa, người
yêu của ông Dan Wilson tại Căn Cứ Yểm Trợ Hải Quân tại Đà Nẵng vào năm
1969-1970. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
|
Người phụ nữ có tên Nguyễn Thị Hoa, khi đó là một người làm việc dọn dẹp tại trại lính của Căn Cứ Yểm Trợ Đà Nẵng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân đặt tại bán đảo Tiên Sa, gần vùng núi Sơn Trà. Thai nhi trong bụng mẹ năm đó được sanh vào khoảng Hè 1971, nay sẽ là một phụ nữ Việt lai da trắng khoảng 44 tuổi.
Nhiều năm trôi qua, cựu quân nhân Wilson đã thất
lạc và quên nhiều chi tiết cũ. Ông tìm đến Nhật Báo Người Việt với những chi
tiết khá mơ hồ về người phụ nữ năm xưa, người mà ông mô tả là "cô gái đẹp
nhất Đà Nẵng."
|
Hạ
Sĩ Quan Dan Wilson tại Đà Nẵng vào năm 1970. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
|
Một năm gặp gỡ
Tháng Mười Hai năm 1969, người hạ sĩ quan 29 tuổi Dan Wilson được phái đến Căn Cứ Yểm Trợ Đà Nẵng, nơi mà không lâu sau đó người đàn ông đã có vợ ở quê nhà gặp cô Nguyễn Thị Hoa.
Trong thời gian phục vụ tại Đà Nẵng, nhiệm vụ của ông Wilson là
phụ trách việc phát lương cho quân nhân. Ông cũng là người trưởng khu trại lính
(barrack) hai tầng - nơi ông đóng quân và nơi cô Hoa là "bồi phòng"
phụ trách lau chùi dọn dẹp.
"Không lâu sau khi đến Đà Nẵng, tôi bắt đầu
làm bạn với những người khác tại đây, Mỹ và Việt."
|
Hình một con đường nhân vật
chụp được trên đường từ căn cứ đến thăm làng và gia đình cô Hoa đầu năm 1970.
(Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
|
"Hoa là một trong các cô bồi phòng ở đó, đã làm việc tại đây từ trước khi tôi đến. Hoa ốm mảnh khảnh, không cao cũng không thấp so với những người phụ nữ Việt Nam khác. Hoa là người phụ nữ đẹp nhất mà tôi gặp. Tiếng Anh của Hoa rất khá. Cô ấy còn độc thân. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện, làm bạn..."
"Tôi ít khi rời căn cứ. Hoa dắt tôi về làng và thăm gia đình
cô một, hai lần... Tôi nhớ gia đình cô không mấy khá giả. Ba cô cũng là lính,
trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhà cô ở khu vực giữa căn cứ hải quân và phi
trường Đà Nẵng, cũng gần với China Beach (biển Mỹ Khê)..."
Mối quan hệ giữa người lính Mỹ và cô gái Việt kéo dài vài tháng
thì cô Hoa mang thai. Thai nhi được vài tháng thì ông Wilson bị thuyên chuyển
về lại Mỹ.
"Cô ấy báo cho tôi là cô đã có thai. Tôi
thấy cô bắt đầu bị ốm nghén. Cả hai chúng tôi đều vui mừng về đứa trẻ..."
|
Ngôi
làng nơi cô Hoa ở. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
|
"Tôi chỉ được ở Đà Nẵng đến Tháng Mười Hai, 1970. Lúc đó Hoa
bầu khoảng ba, bốn tháng. Tôi xin phép được ở lại nhưng chỉ huy cho biết lệnh
thuyên chuyển không thay đổi được, tôi được phái về lại trại lính ở bờ Đại Tây
Dương."
Theo lời ông Wilson, khi ông trở về Mỹ, người vợ
tại đây của ông buộc ông cắt đứt mối quan hệ với người ở Việt Nam và đốt hết
những thông tin mà ông có về người yêu ở Việt Nam.
|
Cô
Hoa (ngoài cùng từ trái, cúi đầu) chụp hình cùng một số bạn gái. (Hình: ông
Dan Wilson cung cấp)
|
Bốn thập niên kiếm tìm
Ông Wilson nói ông không biết cô Hoa sinh con cho đến khi ông gặp lại một đồng ngũ, người từ Đà Nẵng thuyên chuyển về lại Mỹ vào năm 1971, sau ông Wilson một năm và sau khi cô Hoa đã sanh con.
"Vài năm sau khi về Mỹ, tại Georgia tôi đến gặp lại một trong
chín người lính Mỹ từng làm việc dưới tôi ở Đà Nẵng, ông ấy bảo tôi: 'ông biết
là ông có một cô con gái ở Việt Nam đúng không?' Tôi mới trả lời rằng tôi có
biết cô ấy có bầu, nhưng sau đó thì tôi rời Việt Nam và không biết chuyện diễn
tiến thế nào. Và ông ấy nói với tôi rằng bé gái ấy giống tôi như đúc, và không
còn nghi ngờ gì, chắc chắn đó là con của tôi," ông Wilson kể.
Ông cho biết tìm cách liên lạc với căn cứ, để
nhờ người chuyển thư cho cô Hoa, nhưng căn cứ đã đóng cửa. (Theo tài liệu của
bộ Hải Quân Hoa Kỳ, căn cứ này ngưng hoạt động từ năm 1973).
|
Một
ngôi thánh đường trên đường từ căn cứ ở bán đảo Tiên Sa đến nhà cô Hoa. (Hình:
ông Dan Wilson cung cấp)
|
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Nhật Báo Người Việt, ông Wilson cũng cho biết cuộc sống của ông cũng có nhiều thay đổi trong những thập niên qua, như những lần đổi nơi ở, nhận con nuôi, cuộc chia tay với người vợ cũ, sự ủng hộ của người vợ mới cho hành trình tìm tung tích con...
"Trong những năm qua, tôi tìm kiếm trong bóng tối. Đến cái
tên tôi cũng không biết và giới tính của con thì tôi chỉ có thể dựa theo lời kể
của người bạn ở Georgia. Tôi không chắc gia đình cô có ra khỏi Việt Nam không,
còn sống không. Tôi muốn tìm con nhưng tôi không biết phải làm sao, không biết
cô nhìn ra sao, đang ở đâu..."
"Tôi đến hỏi một số người khác và một số gia đình Việt Nam mà
tôi biết. Thực sự thì tôi không quen nhiều người Việt, tôi chỉ ở lại Việt Nam
chưa đến một năm. Tôi tìm đến một số người Việt ở Pennsylvania, hỏi cách tìm
danh sách những người rời khỏi Việt Nam. Họ nói họ không nghĩ là có danh sách
này."
"Vào Tháng Mười Hai vừa qua, một người bạn
của tôi làm trong sở xã hội chuyên về trẻ em khuyên tôi hãy lên mạng để tìm.
Tôi không biết phải tìm từ đâu vì tôi không biết tên con. Tôi bắt đầu tìm một
số tổ chức Việt Nam tại Mỹ. Tôi gọi cho một tổ chức ở Seattle, không thấy họ
gọi lại. Tôi gọi cho một tổ chức người Việt ở Orange County, họ chỉ tôi cách liên
lạc với báo chí..."
|
Cổng
vào trại lính nơi ông Wilson đóng quân và nơi cô Hoa làm việc. (Hình: ông Dan
Wilson cung cấp)
|
Ông Wilson cho biết vì một số khó khăn riêng, ông chưa bao giờ trở về lại Việt Nam. "Đôi lúc tôi có thấy mình gặp lại con ngay tại Georgia, trong mơ. Tôi tỉnh lại và thấy đó chỉ là một giấc mơ...", ông chia sẻ.
Trả lời câu hỏi vì sao ông vẫn nuôi hy vọng tìm được con gái mình
sau gần bốn thập niên kiếm tìm "trong bóng tối," ông Wilson ngập
ngừng một lúc lâu, trước khi nói: "Tôi muốn gặp lại con để được một lần
nói với con rằng: Ba mơ ước được gặp con. Cuộc đời của ba có một chỗ trống lớn
từ khi ba biết mình có con mà không được gặp. Ba rất muốn được cơ hội ôm con
vào lòng và giữ con thật chặt. Nếu biết đường nào để tìm đến con, ba sẽ
đi."
---
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
---
Ông Dan Wilson gửi chúng tôi nhiều hình mà ông chụp ở Đà Nẵng vào
năm 1970 khi được cô Nguyễn Thị Hoa đưa về thăm làng, với hy vọng cộng đồng
Việt Nam có thể giúp ông tìm được tung tích mẹ con cô Hoa. Nếu có bất kỳ thông
tin gì liên quan, xin độc giả liên lạc qua tác giả bài viết, hoặc gửi thông tin
về tòa soạn báo Người Việt, qua email: toasoan@nguoi-viet.com, hoặc địa chỉ 14771-14772 Moran Street Westminster, CA
92683-USA, điện thoại 714-892-9414.
My brother suggested I might like this blog. He was entirely right.
ReplyDeleteThis post actually made my day. You cann't imagine just how much time I had spent for this
info! Thanks!