QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Wednesday, January 14, 2015

ĐỌC BÀI : “VỀ CUỐN SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯỢC CHO LÀ KIỆT TÁC SỬ HỌC”

 

On Sunday, January 11, 2015 2:28 AM, Dong Ba <> wrote:





              ĐỌC BÀI :
“VỀ CUỐN SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM
ĐƯỢC CHO LÀ KIỆT TÁC SỬ HỌC”

TS. Phạm Trọng Chánh




Nhân đọc bài : Về cuốn sách được cho là kiệt tác sử học của ông Tiến Anh Hồng Quang đăng trên Nhân Dân Điện tử thứ năm 27-11-2014. Bài viết có nhiều hiểu lầm; Giáo sư Lê Thành Khôi nay đã lớn tuổi 93 tuổi, chẳng phải bận rộn với bài viết nhỏ mọn này, là môn sinh Giáo sư Lê Thành Khôi tôi xin thay mặt Giáo sư trả lời các điểm thắc mắc của ông Tiến Anh Hồng Quang.

Sách Lịch sử Việt Nam, tác giả Lê Thành Khôi

Mở đầu bài viết : « Vừa qua cuốn sách Lịch sử Việt Nam của tác giả người Pháp gốc Việt », đọc câu này tôi không khỏi bật cười, tôi nhớ năm 1977 khi đặt chân xuống Hà Nội gặp các em bé mũi chảy lòng thòng xúm quanh : « Lại xem ông Liên Xô chúng bay ơi ». Tôi cố gắng thanh minh : « Chú là người Việt Nam, chú không phải Liên Xô đâu ? » , các em bé nhất định không tin : « Bây ơi, ông Liên Xô nói tiếng Việt giỏi quá » tôi nghĩ trong đám trẻ em này chắc có Tiến Anh Hồng Quang đây. Tôi hiểu trong đầu các em, hể béo tốt, vui vẻ, ăn mặc khác người trong nước chỉ có thể là người Liên Xô chứ không thể nào là người Việt Nam, và không có nước nào khác ngoài nước Liên Xô. Các em không tưởng tượng ở nước ngoài vẫn có những tổ chức người Việt luôn luôn hướng về quê hương, tranh đấu cho quê hương. Có những người Việt viết về Việt Nam, viết tiếng Việt tiếng Pháp, nghiên cứu về Việt Nam, đi thuyết giảng khắp thế giới về Lịch Sử Việt Nam, Âm Nhạc Việt Nam, Văn hóa Việt Nam ngoài việc dạy đại học, sinh sống nơi xứ người. Người Việt Nam vẫn có mái ấm gia đình người Việt, con cái nói hai, ba thứ tiếng : tiếng Tây lẫn tiếng Việt ; vẫn đi chợ, đi chùa Việt Nam, ăn nước mắm, có bạn bè Việt Nam. Những tổ chức Việt Nam có từ thời Hội Đồng Bào thân ái của Cụ Phan Chu Trinh, cụ Hồ. Đối với người Việt tại Pháp, Tây chỉ là Tây giấy, bảo tôi là người Pháp gốc Việt là một sự nhục mạ, khinh khi không bằng.
Cụ Hồ sống mấy mươi năm tại Pháp có là người Pháp gốc Việt không nhỉ ? Có chuyện cười bảo rằng : Người Việt Nam ở Pháp khác người Việt Nam ở Mỹ chổ khi hỏi : Anh có phải người Việt Nam ? Người Việt Nam tại Mỹ hãnh diện « I ‘m Américain » và sẽ nói tìếng Mỹ, không thèm nói tiếng Việt với bạn . Người Việt Nam tại Pháp, dù ở Pháp 40, 50 năm, con cái là kỹ sư, bác sĩ chiếm địa vị quan trọng trong xã hội, dù có dâu đầm, rể Tây, cháu lai hai dòng máu ; nghe bảo mình là người Pháp gốc Việt, thì nối khùng như ai chi cha mình. Bây giờ thì tôi cười vì nhớ rằng ngày xưa tôi qua Pháp gặp các cụ lính thợ thời Đệ Nhị Thế Chiến, từng qua cái cảnh đang đi cày giữa đồng bị Tây bố ráp bắt đi lính sang Tây, thời sau trận Điện Biên Phủ, Tây không thèm bán bánh mì cho ăn, mắng chi « thằng an nam mít », bảo các cụ là Tây các cụ giận lắm.
Việc đánh giá tác phẩm là một kiệt tác sử học không do tác giả, cũng không do một phóng viên tầm thường nào xưng tụng, mà do những nhà sử học , Việt Nam học uy tín trong và ngoài nước đánh giá : như Giáo Sư Phan Huy Lê, Gs Nguyễn Tài Cẩn, Gs Nguyễn Huệ Chi, Gs Phan Đình Diệu, nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Georges Condominas, Gs Charles Fourniau, Gs Pierre Brocheux, Gs Philippe Langlet, Gs John Balaban, Giáo sư Trần Văn Khê, Gs Cao Huy Thuần, Gs Trịnh Văn Thảo vv… ; với nhiều bài viết trong quyển Từ Đông Sang Tây nhà xuất bản Đà Nẳng 2005, quyển sách các nhà Việt Nam Học trên thế giới viết tặng Giáo sư Lê Thành Khôi nhân dịp mừng thọ Giáo sư 80 tuổi. Và trong nước cũng đánh giá cao toàn bộ công trình hơn 40 tác phẩm đồ sộ và hàng trăm bài viết Giáo Sư Lê Thành Khôi bằng Giải thưởng Phan Châu Trinh, do đích thân Nguyên Phó Chủ Tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Bình đến tận nhà Giáo sư Lê Thành Khôi tại Pháp trao tặng.
Việc đánh giá một tác phẩm không do chính trị mà là phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiêm túc. Hai quyển sử Giáo sư Lê Thành Khôi ấn hành từ năm 1955 và 1985, cho đến nay vẫn là quyển sách cần thiết, tin cậy cho những nhà nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới chưa có quyển sách nào vượt qua thay thế được. Các tác phẩm trên là một kiệt tác vì tác giả có một kiến thức sâu rộng, công phu đa ngành từ lịch sử, luật học đến kinh tế, giáo dục, văn chương ; nắm vững các ngôn ngữ từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt, chữ Hán… ít người Việt Nam nào có được. Giáo sư Đại Học, Khoa Trưởng tại một đại học danh tiếng nhất nước Pháp. Người sáng lập ra ngành Kinh tế Giáo Dục, một bộ môn mới. Cố vấn cho tổ chức Liên Hiệp Quốc về Khoa Học Giáo Dục Văn Hóa, và nhiều tổ chức quốc tế khác, từng là thượng khách cho 43 quốc gia trên thế giới để cố vấn giúp đỡ về tổ chức giáo dục. Nếu ông Tiến Anh Hồng Quang tài giỏi hơn các vị này muốn đánh giá lại thì hãy chứng tỏ tài năng của mình bằng những công trình nghiên cứu, bằng những sự nghiệp tên tuổi trong đại học, bằng phản biện khoa học nghiêm túc, nếu không chỉ làm trò cười. Muốn hiểu một bài toán lớp 12 phải có trình độ lớp 12, nếu chỉ có trình độ lớp 5 thì đọc cũng như vịt nghe sấm. Đối với Giáo sư Lê Thành Khôi thì hàng bậc thầy trong các đại học phải kính phục, chẳng ai dám một lời vô lễ.
Làm phóng viên viết bài cho báo Nhân Dân, một cơ quan ngôn luận tầm vóc, viết mà không nghiên cứu kỹ đối tượng viết phản bác là ai, có công trạng gì với đất nước, viết như tuyên chiến với kẻ thù, tuyên chiến với Phong trào Người Việt Nam tại Pháp, tôi cho là ngoài ý muốn của báo Nhân Dân, chỉ là một hành động một phóng viên thiếu kinh nghiệm, non lòng trẻ dạ, thiếu kiến thức, thiếu học tập, thiếu chuyên môn nghề nghiệp, ngược lại với chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc.
Tác phẩm Lịch Sử Việt Nam, Gs Lê Thành Khôi không sáng tác tài liệu, mà tổng hợp tài liệu những người đi trước. Ví dụ đoạn viết về các dân tộc thiểu số, Giáo sư tổng hợp những công trình nghiên cứu dân tộc học từ thời Pháp thuộc đến các nghiên cứu ngày nay đến năm viết quyển sách.

Giáo sư Lê Thành Khôi năm 2013 tròn 90 tuổi, được trao giải thưởng Phan Châu Trinh. Con trai ông là Lê Thành Nguyên (Nguyên Lê) hiện đang là một nhạc sĩ jazz/ world music nổi tiếng thế giới,
  
Vài luận cứ ông Tiến Anh Hồng Quang bài bác quyển Lịch Sử Việt Nam của GS Lê Thành Khôi
Ví dụ việc người Việt Nam gọi tên người Mèo, người Trung Quốc gọi là Miêu, người Pháp gọi là Miaozi, người Mèo tự gọi họ là người Hmong. Những đoạn viết rãi rác tổng hợp tài liệu từ các nhà Dân tộc học F. Maspéro, F M Savina, J Cuisinier.. : Người Thái, người Mường ở thung lũng đến độ cao 300 mét ; Người Mán ở độ cao 300 đến 900 mét. Ở cao hơn cả là người Mèo ở trên độ cao đến 2000 mét… Có câu phương ngôn người Mèo : « Con cá lội dưới nước, con chim bay trên không, người Mèo ở trên núi ». Người Mèo mang tên mèo vị họ khéo léo và giỏi leo trèo.  Họ có nguồn gốc từ Tứ Xuyên và Vân Nam Trung Quốc, họ đến miền Bắc từ đầu thế kỷ 19, có những cuộc xung đột bạo động, xua đuổi giữa họ và người Thái người Mán, do đó họ định cư trên núi cao trên 900 mét. Không thể truy nguyên ai là người gọi đầu tiên, nhưng họ đến từ Trung Quốc. Họ thường ở trên núi cao, đi bộ leo núi rất giỏi, người Trung Quốc thấy họ đi và leo trèo giỏi như như con mèo, đó là một giả thuyết có lý để cắt nghĩa chữ người Mèo, ông Tiến Anh Hồng Quang bác bỏ mà không đưa ra một cách cắt nghĩa nào khác hợp lý thì không thể gọi các nhà dân tộc học và Giáo sư Lê Thành Khôi là sai.
Về nguồn gốc Hát Chèo, Giáo sư Lê Thành Khôi dẫn từ công bố của Giáo sư Trần Văn Khê trong quyển La Musique Vietnamienne Traditionelle Presse Université de France Paris 1962, tr 27 nguyên là luận án Tiến sĩ của Giáo sư Trần Văn Khê tại Paris. Vị quan Trịnh Trọng Tú sáng tác điệu Long Ngâm, nhân đám tang vua Trần Nhân Tôn. Sách sử chép đám tang nhà vua dân chúng thương khóc tràn vào cả cung điện không có lối đi, vị quan Trịnh Trọng Tú phải chế ra điệu Long Ngâm vừa hát vừa gõ nhịp để dân chúng tránh ra, đi theo, để quan tài nhà vua có lối đi ra. Nếu ông Tiến Anh Hồng Quang có tìm ra được một thuyết gì mới bác bỏ được thuyết của Giáo sư Trần Văn Khê, thì cứ công bố cho giới Nhạc Học biết ! Có thể Giáo sư Trần Văn Khê sai, nhưng việc Giáo sư Lê Thành Khôi trích dẫn không có gì là làm tác phẩm mất giá trị. Con người là sinh vật duy nhất biết chôn cất người chết và làm tang ma. Từ đám tang là nguồn gốc các công trình văn hóa từ vật thể đến phi vật thể : từ Kim Tự Tháp, đến Taj Mahal, đến lăng mộ nhà Tần, nhà Minh, đến lăng cụ Hồ. Truyện thơ Homère có nguồn gốc từ truyền thống tang ma người Hy Lạp, khi có người quyền quý chết, họ mướn du tử đến ca ngâm, họ thuật lại cuộc đời người chết từ lúc sinh ra, người du tử ngâm nga thành vần điệu suốt ba ngày ba đêm. Người lên đồng và người khóc mướn là những kịch sĩ đầu tiên của nhân loại. Do sự lập lại mỗi lần cúng tế, họ cách điệu hóa những động tác thành nghi lễ, lời khóc, lời phán thành vần điệu từ đó phát sinh ra những v kịch. Vị được tôn thờ là thánh tổ một nghề hát, không phải là người sáng tác toàn diện mà do sự góp công góp sức nhiều đời. Họ chỉ là nghệ nhân ưu tú đầu tiên được biết. Ví dụ Cải Lương xuất phát từ những buổi nhạc đờn ca tài tử, ca ra bộ, ông Sáu Lầu chỉ sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang. Dần dà với sự đóng góp của rất nhiều người, từ thầy tuồng đến đào, kép, anh hề… thu nhập cách trình diễn hát Bội, Hồ Quảng, Kịch nói.. mới hình thành ra các gánh hát cải lương chuyên nghiệp.
Việc phê phán các truyện thơ Nôm thời Trịnh Nguyễn. Giáo Sư Lê Thành Khôi cho rằng chỉ có Truyện Kiều là hoàn hảo và các truyện khác như Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính, Phan Trần, Nhị Độ Mai… thô thiển, vụng về bố cục lỏng lẽo nhưng hấp dẫn ở nội dung và trạng thái tinh thần. Ông Tiến Anh Hồng Quang trích dẫn các nhà phê bình khác trong nước khen ngợi các truyện trên, mà cho rằng Giáo sư Lê Thành Khôi là sai, để bác bỏ quyển Lịch Sử Việt Nam. Nếu thật sự điều này có lý thì ai cũng yêu các truyện trên như Truyện Kiều, cớ chi đằng thì say mê yêu thích, đằng thi lơi là. Là nhà phê bình hay chấm điểm tác phẩm văn học, phải có lý do gì để bảo truyện này giải nhất, truyện khác giải nhì, giải ba.. nếu truyện nào cũng giải nhất thì là ba phải, khỏi cần chấm. Việc khen chê là việc mỗi cá nhân, người khen, kẻ chê bao giờ cũng thế, nhưng việc khen chê của một người có trình độ chuyên môn vẫn có sức nặng của nó, nếu không thì ai cũng có thể làm giám khảo chấm thi được, việc khen chê không làm giảm giá trị một tác phẩm sử học.
Về chữ phong kiến, dịch từ chữ féodale của Pháp. Phong kiến là chế độ nhà vua phong đất cho chư hầu, chư hầu cha truyền con nối làm quan, dân trong vùng đất là nông nô, có quyền sinh sát trên mọi người dân, chư hầu có lâu đài, có quân đội riêng, khi nhà vua cần thì chư hầu làm tướng đánh trận giúp vua, chư hầu tốt thì nhân dân được nhờ, chư hầu tàn bạo thì vơ vét bóc lột, cướp của, cướp gái đẹp về làm hầu thiếp riêng. Trong gia đình chư hầu thường có một anh em đi tu, giữ chức cao trong giáo hội, thành Giám Mục, Hồng Y hay Giáo Hoàng. Do đó các tranh chấp chính trị Tây Phương thời Trung Cổ thường lẫn lộn với tranh chấp phe phái tôn giáo thậm chí tàn sát nhau như giữa Tin Lành và Công Giáo, Giáo Hội Roma và Giáo Hội Avignon. Thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Quốc có thể gọi là thời phong kiến. Chế độ phong cho các quan lang các bản Mường có vài đặc tính phong kiến. Nhưng đem chữ phong kiến áp đặt vào toàn thể xã hội Việt Nam ngày xưa thì trật lất. Việt Nam nhà vua không phong đất cho chư hầu, các quan được tuyển chọn qua ba kỳ thi Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Các quan không cha truyền con nối, nhà vua trực tiếp bổ nhiệm hay cách chức các quan, Phật Giáo, Khổng Giáo không phải là có thần quyền như Thiên Chúa Giáo, không có chiến tranh tôn giáo. Thượng thư Bộ Lại giúp vua việc tổ chức bổ nhiệm. Việc Bảo Đại bổ nhiệm các Thủ Tướng không phải là cách tổ chức của nhà nước phong kiến. Gọi Bảo Đại là phong kiến cũng trật lất.
Chế độ quân chủ là chế độ có vua, cha truyền con nối, Quân chủ chuyên chế quyền hành nhà vua tuyệt đối. Nước ta thời kỳ Quân chủ Phật giáo, khác biệt với thời kỳ Quân chủ Nho giáo. Ngày nay có Quân Chủ Đại Nghị, có vua và Quốc Hội nắm quyền tại Anh và các nước. Marx có nói đến Phương thức sản xuất Phương Đông, nhưng không hề nghiên cứu về phương Đông và cũng không cho biết phương thức đó là gì ? Việc nhập cảng các khái niệm Tây Phương vào Việt Nam mà không suy xét, gây ra những lầm lẫn nghiêm trọng. Ngày nay trong nước dùng chữ thời kỳ Trung Đại để chỉ giai đoạn lịch sử có vua cai trị cũng không đúng. Trung Đại dịch từ chữ Moyen Âge là thời kỳ sau thời Cổ Đại và thời kỳ Phục Hưng. Thời Cổ Đại Âu Châu có nền văn minh Hy Lạp, La Mã huy hoàng phát minh ra nền tảng đầu tiên Khoa Học, Y Học, Toán Học, Triết Học, Kịch Nghệ.. Thành lập các Hàn Lâm Viện, Thượng Viện, Trường Trung Học ( Lycée)… hình thành các khái niệm Dân Chủ, Tự Do... Bước sang thời Trung Cổ, Âu Châu đi thụt lùi chỉ lấy Thánh Kinh đạo Thiên Chúa làm sách duy nhất, quyền lực Giáo Hội, Giáo Hoàng độc tôn, các Hồng Y cai trị nước. Bước sang thời đại Phục Hưng, họ trở lại với nền văn minh Hy-La, phục hồi các sách vở, giá trị thời Cổ Đại và phát triển thành một nền văn minh rực rỡ.
Thời các vua Lý Trần, Lê, Nguyễn chẳng ăn nhập gì với Trung Đại Tây Phương cả. Việt Nam không có thời Cổ Đại Văn Minh cũng không có thời Phục Hưng, thì Trung Đại ở chổ nào ? Việt Nam tam giáo đồng nguyên, ngay cả thời Lý, Trần, Phật Giáo cũng không độc tôn như Thiên Chúa Giáo tại Tây Phương. Kẻ sĩ của Việt Nam không phải là một giai cấp vì có sự phân chia nội bộ : người thi đỗ làm quan, người không thi đỗ thì trở về làng mở trường dạy học trò, nhiều khi đứng về phía dân, lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống triều đình.
Tiện đây tôi có câu trả lời nhân một đọc giả đọc bài giới thiệu quyển Lịch sử Việt Nam của giáo sư Lê Thành Khôi cho rằng Gia Long thống nhất nước nhà năm 1802 là không đúng. Đây là một cuộc tranh luận từ những năm 1955 -1960 giữa các học giả như Văn Tân, Trần Huy Liệu.. với Gs Lê Thành Khôi. Theo các nhà nghiên cứu đó thì phải nói Tây Sơn thống nhất đất nước mới đúng. Giáo sư Lê Thành Khôi trả lời giải thích rằng : Sau khi thắng, anh em Tây Sơn chia đất nước với nhau : Nguyễn Huệ chiếm Bắc Hà, Nguyễn Nhạc giữ từ đèo Hải Vân đến Bình Thuận, còn Nguyễn Lữ thì lấy được Gia Định. Nhưng từ 1787 khi Nguyễn Huệ vừa dẹp xong nhà Trịnh, trao quyền cho vua Lê, rút về Phú Xuân, thì thành Gia Định đã lọt vào tay Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu lúc đó không trả lời được và chỉ kết án Giáo sư Lê Thành Khôi là « tiểu tư sản » . Trong một vài cuốn sách xuất bản gần đây, vẫn có người cho rằng Tây Sơn đã thống nhất Việt Nam.
Đó là vài điều tôi tôi học hỏi từ Giáo sư Lê Thành Khôi qua các sách, bài viết, trả lời phỏng vấn, tôi xin đóng góp với báo Nhân Dân Điện Tử, ước mong đây chỉ là một việc nhỏ mọn, một bài viết lá cải, trả lời một lá cải khác, đừng biến chuyện nhỏ thành to, mất lòng nhau.

Paris 22-12-2014
Phạm Trọng Chánh
Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V

Tác giả: Hồ Xuân Hương nàng là ai ? Khuê Văn 2000 ;  Nguyễn Du , Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương,  Khuê Văn Paris 2010; Truyện Thơ Odyssée qua 12110 câu thơ lục bát, Khuê Văn 2005; Sử Thi Iliade qua 16933 câu thơ lục bát, Khuê Văn 2009; Tự điển tình yêu bằng thơ tình Xuân Diệu, Khuê Văn 201; Giáo Dục Việt Nam thời Pháp thuộc (1940-1945) Paris 1976; Giáo Dục Miền Nam Việt Nam 1954-1975, Paris 1980; Thơ tình Nhất Uyên (Huy Cận, Xuân Diệu đề tựa), Paris, 1996; Công cha như núi Trường Sơn 1975. Cánh chim từ vùng lửa đỏ (thơ nhạc với Tốn Thất Lập) HSVST 1974; Bóng thời gian, Thời gian ta mãi mãi còn xanh (với Nguyễn Đăng Hưng Liège 1972); Chiêm Bao Trắng, Thơ Sàigon 1969.



Mời đọc những bài viết khác của cùng tác giả :

Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tùy Bút có nói đến ba nhà thơ lớn, ba bậc thầy thi ca thời Lê Trung Hưng : Nguyễn Tông Khuê (1693-1767), Nguyễn Huy ...

Cuối tháng 8-2014  Nhà Xuất bản Thế Giới Hà Nội cho ra mắt quyển  « Lịch Sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XX » của Giáo Sư Lê Thành ...

Victor Hugo là một nhà văn lớn, nhà chính trị Cộng hòa  Pháp, chống lại Đế Chế Napoléon III, từng phải lưu vong xa nước 17 năm. Ông qua đời ...

Sinh ngày 30-7-1945 tại Boulogne Billancourt, ngoại ô Paris, tác giả hơn 30 quyển tiểu thuyết, truyện phim, giải thưởng Văn Chương Hàn Lâm Viện Pháp, giải thưởng Goncourt, tác ...

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết:  “ Từ đó  (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng ...
Nguyễn Du cho rằng việc vào Nam từ năm 1794 đến 1796 là hoài công, vô ích. Và mong rằng việc ra Bắc năm 1796 sẽ làm nên việc.  Sau ...
Có gì vui hơn, khi những thành quả nghiên cứu văn học của mình được bè bạn Hội Kiều Học trong nước hưởng ứng viết thành tiểu thuyết.  Nhận được ...
Dịch các tác phẩm thi ca vĩ đại là  một cuộc phiêu lưu mạo hiểm kiên nhẫn, đam mê, trì chí từng bước từng bước một, ròng rã trong 10 ...
Khoảng 10 năm trước năm 1813 Tốn Phong đã đến thăm  Xuân Hương Hồ Phi Mai tại hiệu sách Xuân Hương, Phố Nam thành Thăng Long, thuở ấy nàng ở ...
Sau ba năm đi giang hồ Trung Quốc, Nguyễn Du trở về ở tại Thăng Long từ cuối năm 1790 cho đến năm 1794. Đó là ba năm « Chữ tình ... 
Nguyễn Du sau khi đậu Tam Trường (1783) ở Trường thi Sơn Nam lúc 17 tuổi, được anh là Nguyễn Khản, Thượng Thư Bộ Lại kiêm Trấn thủ Hưng Hóa, ...
Nguyễn Du, mang danh hiệu Chí Hiên, danh hiệu Nguyễn Du dùng cho đến năm 1796, ký tên hai bài thơ  tặng Hồ Xuân Hương, lưu lại trong Lưu Hương ...
Nguyễn Du gọi cuộc đời từ 20 đến 30 tuổi của mình là « 10 năm gió bụi » (1786-1796), gia phả và sách vở giáo khoa trăm năm qua  lại viết ...
Bao nhiêu năm nghiên cứu về Nguyễn Du, chúng ta đã biết hết cuộc đời Nguyễn Du chưa ?  Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm .
“Nhã Ca”  (CANTIQUES) là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ ...
-Giữa thời điểm các nhà sách hải ngoại thi nhau đóng cửa, người đọc tiếng Việt ngày càng thưa thớt, tác giả gửi sách đi cho các nhà sách, không
Trần Ngọc Quán quê Nghệ An, trước làm quan Cai Bạ doanh Quảng Đức (Chức vụ đứng đầu một doanh, tỉnh Thừa Thiên ngày sau). Tháng 2 năm Ất ..
Hồ Xuân Hương và Phật giáo - TS. Phạm Trọng Chánh
Điều nghịch lý trong thơ truyền khẩu gán cho Hồ Xuân Hương là Xuân Hương thường đi chùa, cuối đời có đi tu một thời gian, nhưng trong thơ lại ...
* Đối thoại: Sở tri chướng và kinh tế thị trường – Phạm Trọng Chánh, Ph.D., Paris, Pháp,  
                Link :
http://giaodiemonline.com/baiup/DTGH(3).htm


   




__._,_.___

Posted by: Vietsu 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List