QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, January 15, 2015

Trường Sơn Lê Xuân Nhị Viết về nhà thơ.



On Saturday, January 10, 2015 6:03 PM, vuong vu <> wrote:


  
Sent: Friday, January 9, 2015 8:59 PM
Subject: Fw: Fwd: Fw: Trường Sơn Lê Xuân Nhị viết về tên hèn Du Tử Lê

Đọc bài viết của nhà văn Trường Son Lê Xuân Nhi, tự dưng thấy đau lòng khó tả.Xin được nói rõ là sự quen biết giữa tôi và nhà thơ Du Tử Lê không được gọi là thân thiết gì, Trước đây khi nhà thơ DTL có về định cư tại Houston, qua trung gian hai ông bạn, nhà thơ Cao Đồng Khánh và Họa Sĩ Phạm Thông, thì mới quen biết nhau. Sau nầy mới được biết nhà thơ DTL cũng là người anh họ với người bạn thân của tôi, là một SQ TQLC định cư tại Houston.

Tôi không đồng ý chuyện nhà văn TS LXN, vì bất đồng chánh kiến với nhà thơ DTL, mà đem những chuyện không vui, không hay ho lắm về đời tư của nhà thơ DTL để bêu rếu như một đòn thù. Cái nầy sẽ tác hại đến tư cách của nhà văn TS LXN, vì một phút nóng giận, thiếu cẩn trọng, với một người dù sao trước đây đã coi nhau là bạn hữu.
Hoàn cảnh lịch sử của đất nước VN có những trớ trêu, những nghịch cảnh, những bất lực, những thất bại ê chề, thù hằn đã kéo dài hình như vô tận, mà không giải quyết được vấn đề, nếu chúng ta không tỉnh táo, biến những trăn trở thành những suy nghĩ và hành động thích hợp hơn, để giải quyết những vấn đề của đất nước có lợi hơn, thay vì cứ xoay quanh trách móc anh em, bạn bè, người thân gần kề với chúng ta mãi mãi.

Tôi được biết, với tuổi đời khá lớn của nhà thơ DTL, cộng thêm con bệnh nan y sẽ cướp đi đời ông từng ngày từng giờ. Hãy thấu hiểu cái nguyện vọng cuối đời của một con người có tâm hồn, cả đời sống trong thi ca, nguyện vọng được một lần cuối đời bước chân lên đất Mẹ VN, truyền bá trao lại cái tài sản trí tuệ, tâm huyết cả cuộc đời mình cho các thế hệ con em trong nước được biết đến, đâu có gì là đáng trách, không thể bị kết án là phản bội.

Người nghệ sĩ sẽ sống và chết vì những thôi thúc từ tâm hồn, từ tận đáy lòng, vì nghệ thuật. Không cùng con đường của người Chiến Sĩ, Chính Trị Gia, chúng ta nên hiểu điều nầy. Đời sống riêng tư của giới Văn Nghệ Sĩ cũng có nhiều khác biệt với đời thường, nhiều sóng gió, nhiều thăng trầm, rất là... Nghệ Sĩ, không nên khắc khe quá với họ.
Bài viết nầy của tôi chỉ mong được chia sẻ những sự đau lòng với nhà thơ DTL, với bạn bè, người thân vẫn còn yêu mến ông, khi mà dư luận hải ngoại xưa nay cứ tái diễn những trò làm đau khổ nhau hoài. Trân trọng

Victor 

Viết về nhà thơ... hèn Du Tử Lê

Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Đáng lẽ, tôi không phí thì giờ để viết về tên hèn này.  Thì giờ nhậu còn không có, thì giờ đâu đi chửi một thằng hèn.  Thời nào cũng thế, anh hùng thì khó kiếm nhưng bọn hèn thì đầy dẫy.  Cuộc đời tôi, hay thế giới của tôi sống, tôi luôn luôn sống bên cạnh những anh hùng.  (Có lẽ, vì không bao giờ được làm anh hùng nên tôi muốn dựa hơi chăng?  Có thể lắm, ai biết được) Những anh hùng trước năm 75, và những anh hùng sau năm 75.  Những anh hùng như Đại Tá Ân, anh Tô Phạm Liệu, Lý Tống, anh Phan Nhật Nam, anh Lô, anh Phán, anh Hồ văn Nhơn, anh Nguyễn Văn Hưởng, anh Nguyễn Khoa Lộc (phi đoàn tôi), thầy Võ Ý, nhà thơ Cao Đông Khánh, nhà thơ Nguyễn Lập Đông...vân vân và vân vân...
Vì sao tôi gọi DTL là một tên hèn?  Xin thưa, tôi có biết chút ít về hắn... ha ha ha

Thành thật mà nói, trước 75, DTL là một nhà thơ nổi tiếng, ít ai mà không biết.  Tôi chẳng bao giờ đọc thơ DTL, không phải vì tôi ghét hắn nhưng tính tôi vốn chẳng thích thơ, ngoại trừ những bài thơ thật hay làm rung động tâm hồn như bài “Anh hùng vô Danh” của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.  Nhưng tôi nghe nói hắn có vài bài thơ được phổ nhạc.  Hắn lại là một đại úy trong QLVNCH.  Đối với tôi, như thế là tốt rồi.  Tôi chỉ là một anh lính tầm thường vô danh, nhưng biết được QLVNCH có những người tài năng như vậy, ai mà chẳng hãnh diện?
Sang Mỹ, khoảng năm 78 hay 79 gì đó, hắn có làm bài thơ “Khi tôi chết xin mang tôi ra biển” gì đó, tôi đọc qua và thấy cũng hay hay, cũng nhận ra còn có khẩu khí của một sĩ quan QLVNCH...
Khoảng đầu thập niên 90, lúc tôi mới tập tểnh cầm bút, được nổi tiếng chút chút, trong một lần đi chơi ở Houston, nghe bạn tôi, nhà thơ Cao Đông Khánh, khoe có DTL từ California qua chơi, hẹn gặp nhậu.
Tôi mừng lắm khi được gặp DTL với người bạn gái của hắn.  Gặp nhau, tôi, Cao Đông Khánh, nhà thơ Nguyễn Lập Đông và vài người bạn khác nhậu tới bến, nhưng  DTL chẳng uống mẹ gì.  Chỉ ngồi cười cười coi nản thấy mẹ.  Tôi uống rượu, khề khà ậm ực, mở miệng ra là chửi thề, ai cũng tưởng tôi say, nhưng tôi chỉ giả vờ thôi... (Coi chừng đấy, quí vị)

Lần đầu tiên được gặp nhà thơ lớn, tôi hơi buồn và thất vọng khi nhận ra “thần tượng DTL” có vẻ không được thật thà cho lắm.  Rượu thì đếch uống, nói chuyện thì ít khi nhìn thẳng vào mặt nhau mà chỉ lơ đơ là đà như con gà khát nước.  Tôi nhớ mãi đã nói trong lòng mình rằng, đây là tướng mạng của một thằng gian manh, đâm cha giết chú, bóp vú chị dâu.  Tôi biết coi tướng số chút đỉnh, quí vị ạ. (Học suốt đời đấy, không dễ đâu)
Tôi nhận xét thêm, tên DTL này là một con người ... rất là màu mè.  Khoái màu mè và luôn luôn đóng kịch, dù giữa bàn nhậu.  Màu mè từ cách ăn mặc, cách ăn nói, đóng kịch từ cách hút thuốc lá đến cách nói chuyện.  Về nội tâm, lại bị thêm bệnh háo danh, khoái được chúc tụng tôn vinh nhưng quan trọng hơn cả, là một con người không thực tế.

Khoảng chừng vài tuần sau khi tiệc tàn, về lại New Orleans, một buổi chiều, đi làm về, tôi nhận được cú điện thoại của ngài DTL.  Nghe ngài gọi, tôi biết ngay là sẽ có chuyện, nhưng để xem thử chuyện gì.  À, thì ra ngài muốn tôi tổ chức một buổi ra mắt sách cho tập thơ của ngài tại thành phố New Orleans. Ngài lại còn mớm “Để anh em mình bù khú với nhau một bữa cho vui ấy mà.”

Tôi nghĩ liền trong bụng, mẹ nó, bù khú cái con khỉ, bù... tiền thấy mẹ thì có.  Văn nhân thi sĩ hay những người thích đọc sách ở thành phố New Orleans này đếm không tới vài chục.  Bây giờ, tôi mở buổi RMS thì mời được bao nhiêu người đến?  Làm một con tính sơ sơ, tôi nghĩ nếu tôi tổ chức, tôi phải chi ra ít nhất cỡ 3 xấp.  Đau đớn hơn nữa là, nếu tôi chịu chi ra 3 xấp đi nữa, sẽ có bao nhiêu người đến tham dự?  Thôi bỏ đi tám.  Tôi chỉ ầm ừ cho qua chuyện rồi làm lơ luôn.  Tôi biết ngài DTL phải buồn và thất vọng về tôi lắm.  Trong buổi nhậu tại nhà Cao Đông Khánh, không hiểu tôi đã ăn nói như thế nào mà ngài lại có cảm nghĩ rằng ngài là một thần tượng lớn của tôi, một thằng lính vô danh của QLVNCH.  Hoá ra, tôi đóng kịch kể cũng hay.

Từ đó, DTL chẳng còn bao giờ liên lạc gì với tôi và tôi cũng chẳng có lý do gì đề liên lạc với hắn.

Lâu lâu, trên net, tôi đọc được những bài thơ hay bài viết của DTL.  Tôi đau đớn nhận ra thơ của hắn càng ngày càng trở nên lạ lùng, gần như điên loạn, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi, ví von hợm hỉnh một cách vô lý như một thằng điên.  Hắn nghĩ ví von điên cuồng như thế thì mới thật sự là nhà thơ lớn.  Tội nghiệp thật.  Những câu thơ của hắn, nếu còn có thể gọi được là thơ, thì mất đầu, mất chân, mất tay, chấm phẩy tầm bậy tầm bạ loạn xị xà ngầu, chẳng coi luật văn phạm vào đâu, chẳng coi người đọc ra gì.  DTL nghĩ hắn có quyền làm như thế bởi vì hắn là một nhà thơ lớn.  Làm nhà thơ thì phải lập dị và khó hiểu mà, đúng không?  Tôi biết hắn luôn luôn nghĩ rằng hắn là một thiên tài của quê hương, một nhà thơ vĩ đại ngàn năm mới có một.  Hắn còn muốn nuôi mộng sửa cách hành văn, cách chấm phẩy của văn chương Việt Nam.  Tội nghiệp hắn quá đi thôi.

Mấy chục năm nay, dù chẳng ưa gì hắn, có khi còn khinh nữa, nhưng tôi luôn luôn tha thứ cho hắn và chấp nhận trong im lặng những hành vi, viết lách điên cuồng của hắn.  Tại sao?  Vì tôi nghĩ hắn là một nhà thơ của anh em mình.  Một nhà thơ cùng một màu áo, cùng một màu cờ.  Hắn là phe mình.
Nhưng cho đến khi, nghe tin hắn hèn hạ về Việt Nam ra mắt tập thơ thì tôi phải viết bài này.

Đau khổ lắm quí vị ơi...
Những ca sĩ về Việt Nam ca hát, chúng ta có thể tha thứ được bởi vì, dù sao, họ chỉ là thợ hát.  Thợ hát muốn kiếm tiền nhiều thì phải về Việt Nam.  Chuyện này tha thứ được.  Và tôi xin quí vị cũng nên tha thứ cho họ.  Nhưng một nhà thơ, một người cầm bút như DTL lại về Việt Nam để ra mắt sách, để được nổi tiếng, để đón nhận những lời ca tụng rẻ tiền của bọn văn nô Việt Cộng thì thật là tủi hổ cho những người cầm bút như anh em chúng tôi, những người lính của QLVNCH.  Bọn ca sĩ về Việt Nam kiếm được bạc triệu vì Việt Nam có nhu cầu, người ta thích nghe hát.  Còn những bài thơ của DTL bây giờ đem tặng không cho dân Việt Nam chưa chắc đã ai thèm đọc, đừng nói đến chuyện bán thơ để kiếm tiền.   Vậy thì rốt cục, hắn sẽ được gì?  Tiền thì nhất định là không có, còn tiếng tăm thì được gì?  Có ai coi hắn ra con mẹ gì?

Nếy trên cõi trời này, còn có những con người còn coi hắn “ra con mẹ gì” thì đó là những người Việt Nam Quốc Gia tị nạn Cộng Sản đang sống ngoài quê hương.  Nhưng tiếc thay, bát cơm nằm trong tay hắn ở Mỹ, hắn không muốn ăn, lại về Việt Nam cầm bát cứt của Việt Cộng mà ăn.  Giữa chén cơm và chén cứt, hắn lại chọn chén cứt.
Đau đớn lắm thay cho một nhà thơ Việt Nam.  Khốn nạn thân mày, Du Tử Lê, thằng phản bội anh em, phản bội tổ quốc.
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
1/8/15

 Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông... (NBH)

Truong Son Le Xuan Nhi
tslxnhi@aol.com



No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List