MATTHEW
TRẦN:
Chúng
tôi xin có lời khen ngợi nghĩa cữ kũa DCCT/VN đã tỗ chức cuộc
tiếp-tân đễ hầu-tiếp 1,000 + (một ngàn) cựu chiến sĩ TPB/QLVNCH tại
Trung Tâm Mục Vụ DCCT Saigon.
Điều
đáng noái là kác vị chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam như:
-
Hòa Thượng Thích Không Tánh (bạn thân cũa tôi)
-
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
-
Nguyễn Mạnh Hùng,
-
Lê Quang Du và
-
Chánh Trị Sự Hứa Phi, Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân đại diện cho Cao Đài Chơn
Truyền... đều đã đến đễ hiệp-thông.
Đây
là kữ chĩ vô kùng tuyệt đẹp, đầy thiện-chí mà GHCG và GHPG thĩnh
thoãng tỗ-chức đễ thù tiếp các cựu đồng đội cũa chúng ta: những vị đã
không may khi thi hành nhiệm-vụ, đã hiến zân một fần thân thễ mình cho Tỗ Quốc.
Xin
cám ơn DCCT/ VN.
PS: Xin các chiến-hữu VNCH cũng như moại độc zã
tị nạn cs kó long từ tâm, hiện đang sống tại hãi ngoại: hãy góp tay với
DCCT/SG cũng như Chùa Không Trì (Thầy Thích Không Tánh) ỡ SG đễ họ kó
fương tiện hầu công việc cứu trợ các cựu chiến-hữu TPB/VNCH được tiếp tục
mãi mãi.
Xin kám ơn trước.
MT
From: Hieu Doan hieudoanbdq@yahoo.com
Date: 2015-01-12 12:48 GMT-06:00
Date: 2015-01-12 12:48 GMT-06:00
MỘT Ý CHÍ CHỐNG CỌNG
MỘT LỜI THỀ GIÀNH LẠI QUÊ HƯƠNG
VRNs (12.01.2015) – Sài Gòn –
Hôm nay 12.1, đã diễn ra buổi gặp mặt và phát quà cho hơn 1000 thương phế binh
VNCH tại Trung Tâm Mục Vụ thuộc DCCT Sài Gòn.
Buổi gặp mặt có sự hiện diện của cha Vinhsơn Phạm Trung Thành,
Giám tỉnh DCCT, và một số linh mục trong Dòng.
Ngoài ra còn có quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam,
như Hòa Thượng Thích Không Tánh, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê
Quang Du và Chánh Trị Sự Hứa Phi, Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân đại diện cho Cao
Đài Chơn Truyền.
Một số quý ân nhân và hơn 50 anh chị em tình nguyện viên thuộc
các nhóm khác nhau tham gia làm công việc tiếp đón, hướng dẫn trong buổi gặp
mặt.
Ngày họp mặt diễn ra với nhiều hoạt động như giao lưu văn nghệ,
phát quà.
Ngày gặp mặt được chia thành hai buổi, sáng và chiều. Buổi
gặp mặt ban sáng có khoảng trên 700 ông thương phế binh VNCH, và buồi
chiều có khoảng trên 300.
Các tình nguyện viên trợ giúp các ông thương phế binh không tự
mình đi lại được
Với số lượng các ông thương phế binh khá đông nên việc dò tên
mất khá nhiều thời gian. Mỗi ông thương phế binh có thẻ đeo với thông tin, họ
tên và số quân
Các tình nguyện viên mặc áo và đội nón đồng phục. Hơn 50 tình
nguyện viên đã tham gia phục vụ trong ngày gặp mặt này.
Các tình nguyện viên phục vụ hết mình: hướng dẫn, đẩy xe lăn,
cõng quý ông trên lưng…để giúp các ông lên hội trường tham gia buổi gặp mặt.
Toàn cảnh hội trường, nơi diễn ra buổi họp mặt ban sáng và chiều
ngày hôm nay. Ngày gặp mặt được chia thành hai buổi, ban sáng có hơn 700 ông,
buổi chiều hơn 500 ông.
Quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn đến tham dự buổi gặp mặt
nhằm nâng đỡ tinh thần, lắng nghe và chia sẻ với quý ông thương phế binh.
Giao lưu văn nghệ, chia sẻ về đời người lính và một thời oai
hùng với bao ước mơ cao đẹp cho quê hương đất nước
Được trân trọng, lắng nghe và gặp gỡ anh em đồng đội là niềm vui
lớn nhất trong ngày gặp mặt
Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh DCCT, người trực tiếp tổ
chức, điều hành buổi gặp mặt phát các phần quà cho các ông thương phế binh. Mỗi
phần quà gồm 1 triệu đồng Việt Nam (~$50USD) và một phần bánh. Số tiền này từ
lòng quý mến của nhiều cá nhân đối với người lính VNCH.
Mục sư Hoàng Hoa trao phần quà cho các ông thương phế binh
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_
VRNs (13.01.2015)- Sài Gòn- Hơn
1.200 Phế binh VNCH quy tụ, gặp gỡ và giao lưu văn nghệ tại DCCT – Sài Gòn, vào
ngày 12.01.2015.
Quý cha DCCT tổ chức buổi gặp mặt để tri ân và cầu nguyện cho quý ông được an khang và phước hạnh nhân dịp đầu năm mới.
Quý cha DCCT tổ chức buổi gặp mặt để tri ân và cầu nguyện cho quý ông được an khang và phước hạnh nhân dịp đầu năm mới.
Số lượng Phế binh ghi danh thực tế tham dự khoảng 1.100 người. Với số lượng người lớn như vậy, Ban tổ chức đã chia thành hai đợt trong một ngày. Ban sáng quy tụ khoảng 600 ông, ban chiều khoảng 500 ông. Thế nhưng, số lượng người tham gia lên đến khoảng 1.200 người bởi vì nhiều vị được bạn bè gần xa thông báo nên họ mang hồ sơ đến cũng được Quý cha tiếp nhận. Do đó, Ban tổ chức đã thiết kế bản tên kèm theo số quân để dễ kiểm soát. Ngoài ra, có nhiều vị đi lại khó khăn và nhà ở xa nên người thân đi theo chăm sóc.
----------
=====================
Trong buổi Tri ân có sự hiện diện của Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ
trưởng Hội Từ thiện PGVNTN; Đại diện Hội thánh Cao Đài có Ngài Chánh trị sự
Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng, CTS Hứa Phi; Về phía Tin Lành có Mục sư
Nguyễn Hoàng Hoa, Ms Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Lê Quang Du… Về phía DCCT gồm có
cha Giám tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành, cha Bề Trên Giuse Hồ Đắc Tâm, cha Giuse
Đinh Hữu Thoại, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, cha Giuse Trương Hoàng Vũ…
Người có sáng kiến đầu tiên trong các hoạt động ‘Tri ân Quý Phế binh VNCH’ là Hòa Thượng Thích Không Tánh. Cha Giám tỉnh Vinhsơn nhấn mạnh: “Hòa Thượng là người có công đã khởi xướng hoạt động này, khi xã hội còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều tiếng nói phản biện một cách công khai, cơ sở vật chất của thầy yếu kém và gặp nhiều khó khăn từ phía nhà cầm quyền. Từ khi Thầy chuyển giao cho chúng tôi thì chúng tôi đã thừa kế sáng kiến với lòng can đảm của Thầy với cơ sở tương đối và nhân sự có thể đáp ứng được các hoạt động này nên một ngày lan rộng hơn.”
Góp vui cho chương trình là giao lưu văn nghệ cây nhà lá vườn với nhân sự chủ lực là quý ông Phế binh với các tiết mục hát đơn ca, song ca, hợp ca, ngâm thơ… Quý ông lên sân khấu hát với nhau với thân thể què quặt nhưng lột tả được sức sống của một thời trai trẻ trong mỗi bài hát. Có những vị chỉ còn mỗi cánh tay thôi nhưng cũng diễn tả được tâm tình bài hát. Họ hạnh phúc, bình an khi được gặp nhau.
Ông Phế Binh Vương Đình Thế, thuộc Thủy Quân Lục Chiến, hiện đang sống ở Phan
Thiết chia sẻ: “Niềm an ủi nhất khi tôi đến đây là nhận được sự yêu thương, đùm
bọc, tôi cảm thấy như được sống lại trong tinh thần của người lính. Hầu như có
đầy đủ các binh chủng ở đây, mỗi người nhớ lại một chút chút và chia sẻ cho
nhau những kỷ niệm. Ở đây chúng tôi có thể nói thật với nhau được tất cả. Tôi
có cảm giác mọi người chia sẻ cho tôi và chính tôi cũng được chia sẻ với họ.
Còn ông Phế binh Nguyễn Văn Nam vui mừng nói: “Tôi bị thương cụt mất một chân và khuôn mặt bị biến dạng. Chúng tôi sống trên vùng cao nguyên cô quạnh lắm, anh em chỉ biết đến nhau thôi. Về đây chúng tôi rất cảm động và vui mừng, vì được gặp lại các chiến hữu ngày xưa để chia sẻ những chuyện quân ngũ, những công việc hiện tại. Đây là lần đầu tiên tôi đến đây nên cảm xúc dạt dào lắm.”
Tiếp đến, Quý Chức sắc Tôn giáo trao từng món quà đến quý Phế binh VNCH. Thế nhưng, có một vị tên là Giang Văn Minh lại muốn chia sẻ món quà nho nhỏ này đến Soeur Thanh Mai, Hội Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang – là người đã từng cải táng và di dời nhiều ngôi mộ vô danh và tử sỹ VNCH.
Còn ông Phế binh Nguyễn Văn Nam vui mừng nói: “Tôi bị thương cụt mất một chân và khuôn mặt bị biến dạng. Chúng tôi sống trên vùng cao nguyên cô quạnh lắm, anh em chỉ biết đến nhau thôi. Về đây chúng tôi rất cảm động và vui mừng, vì được gặp lại các chiến hữu ngày xưa để chia sẻ những chuyện quân ngũ, những công việc hiện tại. Đây là lần đầu tiên tôi đến đây nên cảm xúc dạt dào lắm.”
Tiếp đến, Quý Chức sắc Tôn giáo trao từng món quà đến quý Phế binh VNCH. Thế nhưng, có một vị tên là Giang Văn Minh lại muốn chia sẻ món quà nho nhỏ này đến Soeur Thanh Mai, Hội Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang – là người đã từng cải táng và di dời nhiều ngôi mộ vô danh và tử sỹ VNCH.
-----
===============
Ông Phế binh Giang Văn Minh nghẹn ngào: “Tôi muốn và xin tha thiết mong cha cầm phong bì này gửi cho Soeur Thanh Mai để lo cải táng, di dời mộ anh em chúng tôi đang còn rải rác ở đâu đó, bởi vì sự hy sinh của người nằm xuống lớn lắm.
Tôi
mang ơn Quý cha và Quý Souer. Một người lính đứng dưới cờ, Tổ quốc không yêu
cầu họ chết không buộc họ phải hy sinh, mà họ buộc họ phải hy sinh và buộc họ
phải chết. Tổ quốc không yêu cầu họ bóp cò, mà chỉ yêu cầu khống chết đối
phương đừng bắn giết nữa.”
Điểm nổi bật nhất trong các buổi tri ân là quý Phế binh đến từ rất sớm để chờ đợi với niềm háo hức và bình an.
Những vị ở xa như Long Khánh, Phan Thiết, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắc, Vũng Tàu, Bến Tre… họ đi trước một ngày hoặc đi trong từ trong đêm. Tất cả những vị ở xa đều được quý cha yểm trợ chi phí đi lại.
Ông Phế binh Nguyễn Văn Trí, sống ở Bến Tre, cho biết: “Tôi bị thương năm 1973, bị gẫy chân trái, chân phải bị thương nhưng không được chăm sóc kỹ lương nên chân bị tật, vẹo. Tôi rất vui vì quý cha giúp cho chúng tôi. Dù xa xôi chúng tôi vẫn đi. Tôi đi trước đó một ngày.”
Cho đến nay, DCCT đã tổ chức được 2 buổi Tri ân, 4 đợt khám và tầm soát sức khỏe cho khoảng 500 ông, cũng như phát xe lắc tay, xe lăn và các cặp nạng cho quý ông với một kinh phí rất lớn do tấm lòng hảo tâm từ quý ân nhân. Cha Giám tỉnh Vinhsơn nói: “Chi phí tổ chức các buổi này là do đông đảo quý ân nhân ở trong nước và ngoài nước ủng hộ. Điều này chứng tỏ rất nhiều người đứng đằng sau yêu mến và thương yêu các anh. Chúng tôi chỉ là người đứng ra thực hiện.”
Ông Phế binh Phạm Văn Ẩn, sống ở Bến Tre, gửi lời cám ơn: “Tôi đi chiến đấu để bảo vệ quê hương, dù có sống chết cũng quyết bảo vệ lý tưởng, bởi vì quê hương còn thì cha mẹ con cháu mình còn, quê hương mất sẽ mất tất cả. Quý Chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn, quý ân nhân đã giúp chúng tôi có một buổi gặp mặt trong tình yêu thương thế này thì quá vui mừng.”
-----
==============
Tinh thần của các anh chị thiện nguyện viên phục vụ trong sự hăng say, nhiệt thành và vui tươi, không một ai dám nói nặng nửa lời bởi vì họ biết quý ông là những người có tâm hồn nhạy cảm do thời cuộc đã để lại. Còn những khuôn mặt lạ đều được các anh chị mời ra một cách ôn hòa.
Một trong những tình nguyện viên là Cựu Tù nhân Lương tâm Nguyễn Bắc Truyển bày tỏ: “Đối với tôi được tham dự các hoạt động ‘Tri ân Quý Phế binh VNCH’ là một điều hạnh phúc cho tôi và vợ tôi. Bởi vì chương trình rất thiết thực đã giúp cho những người bị xã hội quên lãng 40 năm nay và ngày nay họ đã được phục hồi một phần danh dự, họ được trân trọng, được thương yêu trong giây phút cuối đời cuộc đời họ. Tôi cảm thấy đem lại hạnh phúc cho họ chính là mang lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.”
Một tình nguyện viên đắc lực khác là bà Dương Thị Tân tâm sự: “Đã từ lâu tôi cảm thấy việc làm của Quý cha, quý thầy DCCT cho quý Phế binh đã xoa dịu một phần nỗi đau khi họ không được xã hội quan tâm. Đây là một việc làm đầy ý nghĩa để họ có một ấn tượng tốt về sự quan tâm của cộng đồng. Bản thân tôi rất vui vì làm được những việc có ý nghĩa, dù là nhỏ.”
Ông Phế binh Giang Văn Minh xúc động: “Tôi mừng vì các tình nguyện viên phục vụ vô vị lợi, mảnh đất này vẫn còn có những chồi non tốt lành mọc lên vì tình con người.”
Suốt cả ngày chương trình diễn ra khá trật tự và ôn hòa. Cha Giuse Đinh Hữu Thoại nhận xét: “Lần đầu tiên tổ chức với số lượng quý ông Phế binh rất là đông, cho nên chúng tôi hơi lúng túng, mặc dù tất cả các khâu đã được chuẩn bị kỹ, nhưng khi ra thực tế phải thay đổi phương án cho công việc được linh động hơn như điểm danh, di chuyển các ông lên hội trường được trật tự hơn. Hôm nay là một ngày thành công trong vấn đề tổ chức và không gặp trục trặc lớn nào xảy ra.
Bản thân các ông là những người đứng tuổi, những người lính nên tinh thần quân đội của các ông rất cao, các ông không giành giật, chen lấn, chịu khó lắng nghe sự hướng dẫn của các tình nguyện viên. Đây là sự nổi bật giúp cho chương trình được trật tự và ôn hòa.”
Tuy nhiên, có một vài khuyết điểm sẽ được khắc phục cho những lần sau. Cha Thoại cho biết thêm: “Trong chương trình chúng tôi thông báo chỉ có họp mặt, phát quà và trao phần ăn trưa, do đó, có một số ông đến đây từ sớm, đi đường dài, không ăn sáng nên hơi mệt mỏi một chút, nhưng chúng tôi có bộ phận y tế đã chăm sóc sức khỏe cho các ông như đo huyết áp, cấp thuốc…”
Qua các hoạt động ‘Tri ân Quý Phế binh VNCH’ cha Giám tỉnh Vinhsơn muốn gửi đến các bạn trẻ thông điệp: “Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, chiến tranh huynh đệ đã tàn phá đất nước và dân tộc, gây ra sự chia rẽ nên chúng ta hãy lấy tình thương để hàn gắn lại, lấy yêu thương để bao bọc nhau… Đối với các bạn trẻ Công giáo, tôi muốn gửi đến các bạn sứ điệp về tình yêu, Thiên Chúa muốn cứu rỗi tất cả mọi người, Tin Mừng luôn gắn với người nghèo. Một trong ba tiêu chí mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khi Ngài lên ngôi Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo hội là người nghèo, môi trường và hòa bình. Người nghèo là con người và là đối tượng của Ngài và của Hội Thánh.”
Có thể nói các bạn trẻ sinh ra và lớn lên trong một xã hội dường như không còn chiến tranh, không có một ý niệm gì về chiến tranh, không có vết thương nào do chiến tranh để lại, nhưng nhiều bạn chưa thấy hết một số vấn đề của lịch sử nên đã có thành kiến với Quý Phế binh VNCH, xem họ là ngụy quân, ngụy quyền, quân ác ôn đi làm tay sai cho đế quốc Mỹ bán đứng Tổ quốc…
Rất nhiều những lời miệt
thị đắng cay đã trút lên những người lính. Thật ra, họ không phải những con
người ác ôn, phản bội Tổ quốc, thay vào đó họ đã hy sinh mạng sống và cuộc đời
để bảo vệ quê hương đất nước cho con cháu –chính là những người trẻ được sống
bình an trong sự hòa bình.
Dù mọi người có lãng quên, nhưng lịch sử không bao
giờ quên lãng những người lính VNCH, và chính lịch sử sẽ trả lại nhân phẩm cho
họ thông qua những công việc tri ân âm thầm tuy nhỏ nhưng thiết thực đang được
thực hiện ngay trong giây phút hiện tại.
Huyền Trang, VRNs
Ảnh: Phạm Đức Hiệp, VRNs
VRNs (13.01.2015) – Sài Gòn – 40 năm sau khi tan rã hàng ngũ bằng một cuộc
bức tử kinh tởm, VNCH đã mất đi, Cộng Sản Bắc Việt đội nón cối, đi xe đạp và
“Giải phóng” Miền Nam. Rồi một Sài gòn “Hòn Ngọc Viễn Đông” cũng mất tên
từ đó….cũng giống như người lính VNCH đánh mất danh phận mình.
Nỗi đau dân tộc sau 30/4/1975 đến nay vẫn còn đau đáu cho những
đồng bào trong và ngoài nước mỗi khi nhắc lại. Thế nhưng niềm tự hào và đầy
kiêu hãnh vẫn vẹn nguyên trên gương mặt của những người lính Việt Nam Cộng Hòa
còn sống sót sau các cuộc chiến vì quốc gia dân tộc như: Trận Ấp Bắc (1963),
Bình Giã (1964 – 1965), Playme (1964) ), CamPuchia (1970), Lam Sơn (1971),
Quảng Trị (1972), An Lộc (1972). Họ đã chiến đấu hết mình vì quốc gia dân
tộc.
-----
-----
Sau cuộc chiến họ rệu rạo về thân xác, những vết thương chiến
tranh làm mất đi những phần thân thể quý giá,… Một nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam
ra đời – cùng lúc họ đối diện với cuộc sống tối tăm của người thua cuộc trong
chế độ mới .
Là những con người tàn phế, không thể tự nuôi sống bản thân lại
phải sống trong một xã hội bị thâu tóm toàn diện. Chính trị, kinh tế, quyền
lực, quyền lợi đều thuộc về một giai cấp thống trị, một chế độ ô dù, giới lãnh
đạo quốc gia là những con người vị kỷ, bất chấp thủ đoạn để trục lợi cho bản
thân, lãnh đạo quốc gia mù mờ dẫn dắt cả dân tộc đi trong đêm tối trong một
thời kỳ các quốc gia khác đạt đến nền văn minh và kinh tế rực rỡ thì làm sao họ
không bất hạnh khi cả dân tộc bất hạnh..!?
------
------
Kinh tế quốc gia đi xuống, lòng dân bất ổn, xã hội rối ren do có
quá nhiều oan sai, đàn áp. Chế độ độc tài toàn trị hung bạo với nhiều sai lầm
ấu trĩ làm nổi lên những tiếng nói đối kháng với chính quyền và kết quả là bị
sách nhiễu, bắt bớ bỏ tù với hàng trăm bản án tử hình, hàng ngàn bản án chung
thân khổ sai..!
Với hoàn cảnh như vậy sự kỳ thị của nhà cầm quyền đối với
các quân nhân trong chế độ cũ càng thêm nghiệt ngã. Lang thang trên đường đời với
thương tật vĩnh viễn họ mưu sinh bằng những nghề với thu nhập rất thấp như: bán
vé số, sửa xe đạp,…Sống qua ngày với nỗi đau thân xác và tinh thần lớn lao.
----
----
Trải đều khắp các tỉnh thành trong nữa nước, những năm gần đây
từ Quảng Trị đến Cà mau anh em thương phế binh VNCH có dịp được hội ngộ về với
Đền Đức mẹ Hằng Cứu Giúp tại Saigon – Nơi tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn
phí dưới sự hỗ trợ của các Cha và anh chị em thiện nguyện viên, các đợt tặng
quà, khám chữa bệnh đã làm ấm lòng các quý ông. Tuy không nhiều về vật chất thế
nhưng các Cha và cộng tác viên DCCT đã hết lòng cho những đợt khám chữa bệnh,
thăm hỏi, mua thẻ Bảo Hiểm nhằm giúp các ông yên tâm hơn về bản thân khi với
thu nhập nhỏ nhoi của mình trong lúc bệnh tật luôn hoành hành thân xác Qua 4
đợt khám chữa bệnh : Các quý ông được thăm hỏi, khám bệnh chu đáo và cẩn thận
qua các đợt thì gần đây số lượng quý ông TPB VNCH tăng lên đáng kể. Ngày
12/1/2015 tại đền ĐMHCC đã tổ chức buổi phát quà tết sớm cho anh em TPB với số
lượng 1200 suất.
Qua các đợt gặp gỡ quý ông TPB VNCH có dịp ngồi lại với nhau để
trò chuyện, tìm hiểu cuộc sống của anh em đồng đội, ôn lại những ngày tháng kỷ
niệm trong các trận chiến bi hùng. Có người về từ những Sư Đoàn Bộ Binh, từ
Binh chủng Nhãy Dù,Thủy quân Lục chiến hay Biệt động Quân v..v…bằng đôi chân
giả, con mắt giả, bàn tay giả ,…nói cho nhau nghe tình cảnh của bản thân rất
chân thật..và những giọt nước mắt đã rơi trên những đôi gò má gầy gò….Họ hát
cho nhau nghe: “Người ở lại Charlie”, “Xuân này con không về”, “Huynh đệ chi
binh”,….những tác phẩm âm nhạc vang bóng một thời cổ võ cho trận chiến đấu uy
hùng. Tôi thuộc thế hệ sinh sau cuộc chiến, chỉ biết về quân lực Việt nam Cộng
Hòa qua giáo dục của cha mẹ và sách báo cảm thấy cảm động trước tấm chân tình
của các vị ân nhân và các Cha ở dòng CCT đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa
cho các quý Ông TPB VNCH bị bỏ rơi giữa dòng đời khó khăn sau chiến tranh.
Của ít lòng nhiều hy vọng những nỗi đau khổ bất hạnh vì đó được
xoa dịu phần nào.
VRNs (13.01.2015) – Sài Gòn – Cả ngày hôm qua, 12.01, có hơn 1000 Ông thương
phế binh (TPB) VNCH đến DCCT Sài Gòn tham dự Ngày Tri Ân năm 2015.
Do lần này danh sách Ban tổ chức trực tiếp liên lạc đã lên tới
1.100 Ông TPB, nên công việc tổ chức khác năm ngoái, đó là phải chia các Ông
TPB thành hai nhóm. Nhóm sáng 600 ông ở các tỉnh xa. Trong thực tế, có nhiều
Ông TPB chưa có hồ sơ cũng đến và cũng đã được tiếp nhận để sinh hoạt chung,
nên số buổi sáng là gần 700 ông. Buổi chiều 500 ở Sài Gòn và vùng lân cận. Buổi
chiều số các ông đến ít hơn, chỉ hơn 300 Ông TPB. Một số ông cho biết năm nay
không bị công an cản đường. Tuy nhiên nhiều ông khác gọi điện thoại cho biết
không thể đến được, vì bị công an canh hai ngày qua.
Mỗi Ông TPB tham dự nhận được một phần quà hiện kim là 1 triệu
đồng VN, và một hộp bánh mặn để ăn trưa, chiều hoặc mang về chia sẻ với gia
đình.
Thay mặt cho quý Ông TPB, Ban tổ chức xin cám ơn quý ân nhân
quốc nội và hải ngoại đã góp sức cho Ngày Tri Ân TPB năm 2015 này. Xin cám ơn
các anh chịtình nguyện viên đã làm việc hết mình, để phục vụ các Ông TPB
tốt nhất.
Sau đây là danh sách quý vị ân nhân đóng góp cho kỳ này:
Stt Cá nhân/tổ chức
1 1 cựu
quân nhân (qua cha Phan Đức Hiệp, DCCT)
2 1 giáo
dân ở Boston (qua cha Quốc Linh, DCCT)
3 28 người
ẩn danh (qua chị Tâm-Houston, 1 Sơ Dòng MTG Khiết Tâm, anh Thắng, anh Nguyễn
Bắc Truyển, bà Út Nguyễn, các cha Trung Thành, Đắc Tâm, Ngọc Thanh, Hữu Thuận
và Toản)
4 AC Ánh
Lan
5 AC Đinh
Thị Ngọc Yến
6 AC Kha –
PA (USA)
7 AC
Nguyễn Văn Cường
8 Anh Châu
(qua Mai Chy)
9 Anh chị
HD
10 Anh chị Liên-Phước
và 1 người ẩn danh
11 Anh chị Lộc – Hoàng
12 Anh chị NH
13 Anh chị Tân-Diệp
(TX, USA)
14 Anh chị Trần Tiến
Tinh (TX, USA)
15 Anh chị TT
16 Anh chị Xuân + các
bạn
17 Anh Công Hoà
18 Anh Công Trương và
ACE bang Victoria-Úc
19 Anh Duy-Hân và các
bạn ở Canada
20 Anh em Không Quân
và thân hữu (USA): 4 Đợt
21 Anh em Võ bị Quốc
gia VN Sacramento
22 Anh Hải
23 Anh Kính (Quốc gia
Nghĩa tử)
24 Anh Linh
25 Anh Nguyễn Phát
(San Jose)
26 Anh S.
27 Anh Sơn
31 Anh Thân + Nga Bùi:
(qua cha Đắc Tâm)
32 Anh Thạnh (Đan
Mạnh)
33 Anh Trâm
34 Anna Phúc
35 Anthony Phạm (CA
92708)
36 Bà Biềng ở Kobe
(qua cha Cao Sơn Thân, SJ)
37 Bà Cúc Hương
38 Bà Đào Ngọc Côi
39 Bà Hà Thị Như
Phương
40 Bà Hạnh Vũ (Đức)
41 Bà Hoàng Lan và
thân hữu (New York)
42 Bà Hồng (Thiệu)-USA
(qua ông Trần Đình Trung)
43 Bà Hồng Thị Hiệp
(Úc)
44 Bà Hương Lưu
45 Bà Hương Nguyễn
46 Bà Kymy N. Griffin
(Texas-USA)
47 Bà Lại Thị Lệ
48 Bà Lê Phạm Lê ở
Cali
49 Bà Lê Thị Thế Châu
50 Bà Lê Thị Thu
(Arizona-USA)
51 Bà Liên
52 Bà Maria Joanna Đỗ
Kiều Vinh (qua cha Minh Phương, DCCT)
53 Bà Marie Vũ
54 Bà Mùi (Melbourne)
54 Bà Ngô Kim Thoa
(Canada)
55 Bà Ngô Thanh Hương
56 Bà Nguyễn Thị Nhiên
(Úc)
57 Bà Nguyễn Thị Thu
Hằng
58 Bà Nguyễn Thị Trinh
Khiết (Saigon)
59 Bà Nguyễn Thị Vy +
1 người tại Texas
60 Bà Phương (qua chị
Kiểm)
61 Bà Thu Sương
62 Bà Trần Thiện Đảm
(Q.10)
63 Bà Tuyến (Úc)
64 Bà Út Nguyễn ở
Virginia
65 Bà Vũ Thị Sen (qua
anh Xuân Vinh)
66 Bác Khanh Le
67 Bác Tôn (Úc)
68 Bạn của Tuấn Linh
69 Bạn ông Mỹ Võ
70 Ban Tù Ca Xuân Điềm
và Nhóm Gioan Tiền Hô
71 Bé Tư
72 Bs Khôi (Nhật)
73 Ban Xã hội Giáo xứ
Đức Mẹ La Vang
74 Châu (Na Uy)
75 Chị G.
76 Chị Huyền
(Melbourne-Úc)
77 Chị Lan (Nhật): qua
cha Trung Thành, DCCT
78 Chị Minh
79 Chị Nguyễn Phượng
Huy và ACE thân hữu
80 Chị Thanh (Úc)
81 Chị Trần Bạch Tuyết
82 Chị Uyên (qua cha
Trung Thành, DCCT)
83 Chị Xuân (Maryland)
84 Cô Anh (Pháp)
85 Cô Thảo (qua cha
Ngọc Thanh, DCCT)
86 Cộng đoàn Norwalk
và thân hữu, CA-USA
87 Cộng đồng người
Việt QG Nasville (TN-USA)
88 Cộng Đồng Người
Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc
89 Cong Van Dinh
90 Cụ bà Lâm Thị Hiển
91 Cựu Học sinh Quốc
gia Nghĩa tử (qua cha Trung Thành)
92 Cựu Quân nhân VNCH
93 Cựu Quân nhân
Melbourne
94 Đăk Lăk Đỗ
95 Dì Hồng-Nauy (qua
cha Ngọc Thanh)
96 Đinh Thị Kiều
Diễm-Úc (qua cha Ngọc Thanh)
97 Đinh Thị Tuyết Thu
98 Đinh Văn Khang (Úc)
99 Đinh Xuân Khoái
100 Đỗ Thị Minh Nguyệt (qua cha
Đắc Tâm)
101 Đoàn Hữu Thương
102 Đức Ông Văn-Gx CTTĐVN Texas
103 Duong Tran
104 Em Hoàng An Vinh (Đức)
105 Family Khuat Quang (qua cha
Uy)
106 GB Trần Quý Minh
107 Gia đình A. Thọ (Trung tâm
Công giáo Cali)
108 Gia đình bà Nguyễn Thị Xừng
(Na-Uy)
109 Gia đình cựu Quân Cán chính
GA-USA: 5 lần
110 Gia đình Loc-Trinh (USA)
111 Gia đình Mũ Đỏ (USA)
112 Gia đình Phiên – Mến (Canada)
113 Ha Mai Nhu (USA)
114 Hà Thị Thanh Thủy (Đồng Nai)
115 Hách Bùi
116 Hạnh Vũ (Đức), qua cha Hồ
Quang Lâm, DCCT
117 Hoà An-Hoà Liêm
118 Hoan Phi Nguyen
119 Hoàng Mão (qua cha Hân, DCCT)
120 Hoàng Thị Oanh
121 Hội Bạn TPB VNCH Tây Úc (Ô.
Nguyễn Lê Thanh)
122 Hội Cựu Quân Nhân
/QLVNCH/Ontario,Canada
123 Hội người Việt cao niên New
Mexico (USA)
124 Hội Nhiếp ảnh thân hữu Nam
Cali (USA)
125 Hội Cựu Quân Dân Cán chính và
Hậu Duệ Saint Louis
126 Hội Thủ Đức (St. Louis)
127 Hội VB-Washington
128 Hồng-Lan (USA)
129 Huu Hoa Pham
130 Huynh Van Dao (Edmonton,
Canada)
131 Johnny Le
132 KC
133 Kien Quy Nguyen
134 Kiều Thị Mỹ Hạnh (Nam Úc)
135 Kim Hương
136 Le Dao Truc Thi
137 Lệ Hà Trần (San Jose, CA)
138 Lê Thị Ngọt (Đức)
139 Lê Yên Chí
140 Lien Tran (USA)
141 Lilianne-Nathalie-Jacqueline
142 LM Bs Antôn Phạm Hữu Tâm (TX,
USA)
143 Loan Nguyễn
144 Long Hưng Foundation
145 Luận Vũ
146 Lunar Tran & Tony Ly
147 Lương Đình Chiêu
148 Luu Tuyen Tuyen
149 Marie Vũ
150 Một bạn trẻ (qua chị Oanh
Anna)
151 Một Hội ở Đức qua ông Lê Hồng
Đức
152 Một số giáo dân Gx Thánh Tâm
Carotton, TX-USA
153 Mr. Do Tran
154 Mr. Thuy – Tran
155 Ms. Diệp Bùi
156 Ms. Đoàn Mộng Hoàng
157 Ngô Thị Bích Đào (USA)
158 Ngô Thị Bích Hà (USA)
159 Người Việt Na Uy
160 Nguyen Dac Chi
161 Nguyễn Đăng Khoa (Houston-TX)
162 Nguyễn Gabriel (USA)
163 Nguyễn Hồng Vũ (qua cha Đắc
Tâm)
164 Nguyên Hương
165 Nguyễn Mai Ly-Nguyễn Anh Ngọc
166 Nguyễn Năng (Canada)
167 Nguyễn T. Hữu Ngoan
168 Nguyễn T. Kim Thương (Úc): qua
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu
169 Nguyễn Thái Huy (Đức)
170 Nguyễn Thị Bích Nga (Oregan)
171 Nguyễn Thị Kim Nga (Hội
TTGĐCGVN Brisbane-Úc)
172 Nguyễn Thị Kim Phượng (Úc)
173 Nguyễn Thị Thu Hằng (USA)-
174 Nguyễn Thị Xuân Trang (VA
22042-USA)
175 Nguyen Van Doan (Edmonton,
Canada-PD231)
176 Nguyệt Trần
177 Nha sĩ Trần Nam Hải (TX, USA)
178 Nhóm chị Lan Hương (Pháp)
179 Nhóm Cô Một (Đức)
180 Nhóm Gioan Tiền Hô: 2 lần
181 Nhóm nhân viên hãng DS
Vibertech
182 Nhóm Tập Gậy Dưỡng Sinh San
Diego
183 Nhóm Tình thương Oslo-Na Uy
184 Nhóm tương trợ TPB VNCH
Oregon-USA
185 Nhon My Ho
186 ÔB Cuong T Dinh – Lang T Tran
187 OB Đinh Viết Phúng (Đức)
188 ÔB Nguyễn Đình Toàn – Trần Lan
Hương
189 ÔB Vũ Thế Tiếp
190 Ông bà Đinh Đào (USA)
191 Ông Bùi Trung Hậu
192 Ông Đinh Tiến Bản
193 Ông Đỗ Minh Tuy (Hoa Kỳ): qua
cha Trung Thành
194 Ông Đỗ Quang Vinh
195 Ông Đỗ Văn Soan (Pháp)
196 Ông Dương Khuê (San Jose-USA)
197 Ông GB Trần Văn Bình: 2 lần
198 Ông Giuse Trần Ức
199 Ông Hoàng Gia Trung
200 Ông Hùng Nguyễn (Florida)
201 Ông Lân Đặng (Hawaii, USA)
202 Ông Lê Hữu Lộc
203 Ông Nam (Sydney)
204 Ông Nguyễn Bá Lộc (Canada)
205 Ông Nguyễn Quý Đại (Đức): 2
lần
206 Ông Nguyễn Tâm Linh (USA)
208 Ông Nguyễn Văn Cần (Portland,
Oregon, USA)
209 Ông Nguyễn Văn Phụng (Úc)
210 Ông Nguyễn Văn Trọng
211 Ông Nguyễn Xoàn (San Jose)
212 Ông Nhân Tâm và nhóm hảo tâm
tại Đức: 2 lần
213 Ông Quang Diep (USA)
214 Ông Quang Linh
215 Ông Soạn (Đăk Nông)
216 Ông Thương
217 Ông Trần Văn Bang
218 Ông Trung
219 Ông Văn Khang
220 Ông Viet Doan New Mexico
221 Ông Võ Văn Hiên (Đà Nẵng)
222 Ông Vũ An Phong (qua anh
Truyển)
223 Ông Vũ Đình Sáng (USA)
224 Ông Xoàn (qua cha Ngọc Thanh)
225 Phạm Quang (Houston-TX)
226 Phạm Thanh Nghiên
227 Phạm Thị Hiểu (Đức)
228 Pham Van Nghia
229 Phan Thị Son
230 Phan Thị Xuân Phương (Thụy Sĩ)
231 Phát Nguyễn (Canada)
232 Phu Vu-California
233 Quả phụ Đỗ Quốc Tuấn (Úc)
234 Qua VRNs
235 Quán Café XDNT Bắc Cali
236 Quỹ hỗ trợ TPB VNCH tại Mỹ
(qua cha Thanh)
237 Rose Duong
238 Tâm Hà
239 Thanh Van Nguyen
240 Thanh Vu
241 Thong Vo (qua cha Thanh)
242 Thuong Quang Tran
243 Tom Vo
244 Tổng Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên
Sĩ Quan Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt (California)
245 TPB Sinh hoàn lại quà và đóng
góp thêm
246 Trần Bảo Ngọc
247 Tran Chuong (USA)
248 Trần Kim Khôi (USA): 3 lần
249 Trần Minh Ân (Đức)
250 Tran Nhon
251 Trần Như Băng
252 Trần Thị Hằng (Đức)
253 Tran Van Minh (Edmonton,
Canada)
254 Trần Văn Tòng
255 Trang Goretti
256 Trịnh Lư (San Jose-USA)
257 Trịnh Ngọc Bân
258 Trịnh Ngọc Thục
259 Truc Nguyen
260 Truc Trung Tran
261 Trường Sinh học Sydney
262 Trường Võ bị QGVN Sacramento
263 Tuấn Linh
264 Tuyển Nguyễn
265 Tuyết Mai (Houston)
266 Vũ An Phong
Ban Tổ Chức
VRNs (14.01.2015) – Hà Nội – Qua bốn báo cáo của bốn quý trong năm 2014 do
Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo thực hiện cho thấy các cơ quan thuộc hệ thống
chính phủ Việt Nam, nhất là công an, đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn
giáo của công dân, theo Hiến Pháp 2013.
—-
Việt Nam đang vi phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo Tín Ngưỡng
Báo cáo tổng hợp của Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo
Phần 1: Tóm tắt
Việt Nam chính thức là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên
Hợp Quốc ngày 12/11/2013. Sự kiện được đánh giá là bước ngoặt, là cơ hội cho
Việt Nam, nhưng cũng là thách thức đối với một quốc gia độc tài. Kể từ khi là
thành viên của Hội đồng Nhân Quyền LHQ trong một số lĩnh vực tuy có sự cải thiện
về Nhân quyền nhưng bên cạnh đó cũng còn những sự vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng.
Đã có rất nhiều các báo cáo nhân quyền cho thấy sự vi phạm Nhân
quyền của Chính phủ Việt Nam đối với người dân của mình. Đó là các báo cáo của
các tổ chức xã hội dân sự mang tiếng nói độc lập, những tổ chức này luôn bị
chính phủ coi là tổ chức đối kháng với nhà nước.
Nhưng một sự kiện đáng chú ý trong năm 2014 vừa qua là chuyến
thăm của vị báo cáo viên đặc biệt ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên Đặc biệt
về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên hợp quốc trong khuôn khổ chuyến làm
việc tại Việt Nam từ ngày 21 – 31/7. Trong bản báo cáo sơ bộ (chưa chính thức)
của mình ông cho biết: “Tôi
nhận được những thông tin đang tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt
dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn
cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc
bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di
chuyển của chúng tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công
an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của
một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các
điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào.”
Đánh giá sơ bộ ông Heiner cho rằng: “đã có sự cải thiện hơn so
với trước đây, các cộng đồng tôn giáo đã có không gian sinh hoạt nhưng một số
vùng nông thông vẫn còn bị hạn chế về cơ sở thờ tự và không gian sinh hoạt tôn
giáo chưa được tạo điều kiện đầy đủ.”
Trong những năm qua đã có 6 BCV Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam
nhưng ông Bielefeldt là BCV đầu tiên về quyền dân sự và chính trị đến Việt Nam
trong 16 năm qua. Đây là một điểm mới đáng khích lệ. Bản báo cáo sơ khởi của
ông Bielefeldt đã cho thấy một vài vấn đề cơ bản cần phải sửa đổi liên quan đến
quan niệm về quyền tự do tôn giáo và các thức đối xử của nhà nước Việt Nam đối
với những người có tôn giáo.
Theo báo cáo của tổ chức theo dõi Nhân Quyền thế giới Việt Nam đã vượt Miến Điện về con số
tù nhân chính trị và có thể đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á về phương diện này,
ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo.
Cũng trong báo cáo của tổ chức này chỉ ra: Chính phủ cũng tăng
cường kiểm soát tôn giáo, phúc trình cho biết, bằng cách dùng bạo lực trấn áp
các nhóm tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ các giáo hội của Nhà nước như các nhóm
Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Công giáo ở Tây Nguyên, Phật giáo
Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Trước những sức ép rất lớn từ cộng đồng quốc tế một số vấn đề tự
do tôn giáo được nhà nước Việt Nam cố gắng cải thiện. Một số hoạt động tôn giáo
như mừng lễ Phật đản, dịp lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh hay những sinh hoạt tôn
giáo mang tính chất cộng đồng được ủng hộ và trợ giúp nhất định về địa điểm tổ
chức, an ninh trật tự…
Phần 2: Bối cảnh chính trị và Pháp lý
2.1 Bối cảnh chính trị:
Với thể chế độc đảng Việt Nam có xu hướng phát triển chậm hơn so
với một số quốc gia trong khối ASEAN. Vai trò của đảng cộng sản ngày càng bị
đẩy xuống, mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng trước những chính sách hạn chế
của các cơ quan nhà nước. Những vấn đề về bất bình đẳng xã hội gia tăng, sự
phân hóa giàu nghèo rõ rệt, quyền con người không được quan tâm đầy đủ, thậm
chí còn vi phạm nghiêm trọng theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam
đã ký kết khi chính thức là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Sự quản lý yếu kém của các lãnh đạo, nạn tham nhũng là vấn nạn hiện nay của
Việt Nam khiến đất nước đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, ngoài
các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng trong nước thì sự tác động ngày càng tăng của những xu thế
biến đổi trên thế giới, trong đó có toàn cầu hóa.
Sự tác động này tác động này đã thay đổi rất nhiều về tình hình
chính trị cũng như xã hội ở Việt Nam. Xu thế toàn cầu hóa đưa lại những
thời cơ, cơ hội để Việt Nam tích cực đổi mới tư duy chính trị, hội nhập sâu và
rộng vào nền kinh tế, vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội thế giới. Người
dân cũng hiểu rõ hơn quyền của mình.
Những tác động của toàn cầu hóa đến đổi mới chính trị ở Việt Nam
đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề như vị thế kinh tế của Việt Nam còn thấp kém
hơn nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới; những thách thức trong
“luật chơi” của các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, WTO…; sức ép cạnh
tranh của quốc tế; âm mưu bành trướng của Trung Quốc… Việt Nam đang đứng giữa
cuộc chiến về ý thức hệ và nhu cầu chính yếu của đại đa số của người dân về một
sự thay đổi toàn vẹn.
2.2 Pháp lý: Hạn chế Nhân quyền bằng khung pháp lý
Trong rất nhiều lần sửa đổi điều luật Việt Nam cũng đã đưa ra
những điều luật tưởng như nhằm bảo hộ quyền lợi của người dân, nhưng những điều
luật này đến khi thực thi lại không được áp dụng đúng như quy định. Có nhiều
báo cáo và đánh giá cho thấy Việt Nam tiếp tục thông qua nền Pháp lý để hạn chế
Nhân quyền, bất chấp những nghĩa vụ quốc tế của mình và sử dụng luật pháp như
công cụ để hạn chế quyền căn bản của người dân.
Điều 4 Hiến pháp được sử dụng triệt để đề cao vai trò của Đảng
cộng sản, nó trở thành rào cản cho sự phát triển nhân quyền ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, Bộ luật hình sự với hàng loạt các điều có thể khiến người dân vào tù
bất kỳ lúc nào nếu nhà cầm quyền muốn bởi các điều luật như:
Điều 79 hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,
Điều 80 gián điệp,
Điều 87 phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ người
theo tôn giáo và người không theo tôn giáo.
Điều 88 tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam
Điều 91 trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống lại
chính quyền nhân dân.
Điều 258 Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức công dân.
Riêng với tôn giáo
Tại Điều 24, Chương II quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam kìm hãm sự phát triển tôn giáo bằng
các Nghị định, các văn bản hành chính Nghị định 92 này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 là nghị định vi phạm tự do tôn giáo nghiêm
trọng. Nghị định này kìm hãm gần như toàn bộ những vấn đề liên quan đến tự do
tôn giáo tín ngưỡng như việc phải đăng kí đi tu, hay đăng ký sinh hoạt tôn
giáo, phải xin giấy phép mới được tu sửa cơ sở tôn giáo…
Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam đổ lỗi cho lịch sử cưỡng chiếm
nhiều cơ sở tôn giáo và theo 4 bản báo cáo của 4 quý trong năm 2014 chính quyền
Việt Nam có nhiều hành vi, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của người
dân.
Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo đã thống kê hầu hết các vụ vi
phạm về quyền tự do tôn giáo của nhà nước Việt Nam. Và trong chuyến thăm và
khảo sát về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, vị báo cáo viên đặc biệt đã có
những đánh giá rất khách quan về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Ông nhận định: đã có sự cải thiện hơn so với trước đây, các cộng
đồng tôn giáo đã có không gian sinh hoạt nhưng một số vùng nông thông vẫn còn
bị hạn chế về cơ sở thờ tự và không gian sinh hoạt tôn giáo chưa được tạo điều
kiện đầy đủ.
Ông cũng cho biết: ông biết Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và
hầu hết các tôn giáo này đều tồn tại một cách hòa bình, không có sự mâu thuẫn
đáng kể nào và hầu hết dưới sự quản lý của chính phủ.
Cần nhấn mạnh hơn về các tổ chức tôn giáo độc lập không nằm
trong các tôn giáo được công nhận của chính phủ như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hỏa
hay Phật giáo thống nhất.
Về hạ tầng pháp lý: Ông chỉ ra một số trích dẫn đã ghi rõ trong
thông cáo trong đó có điều 24 Pháp lệnh của chính phủ Việt Nam về quyền tự do
tôn giáo tín ngưỡng, điều 24 này còn nhiều hạn chế rộng. Văn bản hành chính này
làm nhòe đi ranh giới của quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Quyết định từ trung
ương xuống địa phương chưa được phổ biến triệt để nên còn nhiều hạn chế, dẫn
đến việc báo cáo không rõ ràng, còn mơ hồ. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là quy định
pháp lý về tôn giáo vẫn bị giới hạn.
Phần 3: Tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam
3.1: Tiến bộ trong việc phát triển tự do tôn giáo
Trong thời gian vừa qua, việc thay đổi chính sách đối với tôn
giáo được một số địa phương áp dụng, tôn trọng những hoạt động tôn giáo hơn,
ủng hộ một số hoạt động tôn giáo và có những hỗ trợ nhất định. Chúng tôi đã cố
gắng tổng hợp những thông tin về những điều tích cực này từ phía chính quyền
cũng như mong muốn họ duy trì được những điều tốt đẹp và phát huy hơn nữa quyền
tự do tôn giáo của người dân. Một số những việc làm tiến bộ mà chúng tôi ghi
nhận được:
Một là: Tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo xây dựng trường mầm
non: Theo thống kê của Bộ giáo dục cho biết các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã
thành lập 269 trường, 905 nhóm, lớp mầm non. Các cở sở này hàng năm đã giải
quyết nhu cầu học tập cho hơn 125.000 trẻ (không phân biệt tôn giáo), chiếm tỷ
lệ hơn 3% so với tổng số trẻ đến trường mầm non trên toàn quốc. Có những cá
nhân, tổ chức tôn giáo đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất
trường lớp.
Hai là: Công nhận thêm một số tôn giáo hoạt động (điều này đi
ngược lại với một số điều trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền xong cũng là một
điểm sáng mới) Ban Tôn giáo Chính phủ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
tôn giáo cho 13 tổ chức tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo mới.
Ba là: Việc in kinh sách phục vụ các tôn giáo cũng được tạo điều
kiện. Theo thống kê của Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản 620 đầu sách của các
tổ chức tôn giáo trong đó có 30.000 cuốn kinh thánh bằng các tiếng Bana, Êđê,
Giarai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của tín đồ ở vùng
dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc in Kinh thánh bằng tiếng H’Mông cũng đang
được nghiên cứu.
Bốn là: Đến nay, khoảng 70% các cơ sở tôn giáo đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Các sinh hoạt tôn giáo như thực hiện lễ nghi, lễ
hội tôn giáo, đặc biệt, những ngày lễ trọng như: Phật đản, Giáng sinh, Phục
sinh… đều được tổ chức trọng thể.
3.2 Vi phạm quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng
Trong 4 bản báo cáo chúng tôi đã đưa ra trong 4 quý vừa qua bao
gồm:
Quý 1 (từ ngày 1/1 đến ngày 31/3) có ít nhất 7 vụ các cơ quan
thuộc hệ thống Chính phủ Việt Nam đã xâm phạm quyền tự do tôn giáo của các công
dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.
Quý 2 (từ ngày 1/4 đến ngày 30/6) chúng tôi tiếp nhận thông tin
có ít nhất 6 thông tin vi phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam
với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.
Quý 3 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9) chúng tôi tổng hợp và tiếp
nhận thông tin có 11 vụ vị phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam
với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.
Quý 4 (từ ngày 1/10 đến ngày 31/12) với 14 vụ việc vi phạm quyền
tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể
tôn giáo
Các vụ vi phạm chính yếu thuộc về các nhóm tôn giáo nhỏ lẻ chưa
được nhà nước công nhận như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Hội Thánh Tin Lành
Mennonite, nhóm dân tộc thiểu số như H’mông, khu vực Tây Nguyên v.v
Những nhóm và những tổ chức tôn giáo này thường xuyên bị chính
quyền gây sức ép như không được thực thi các nghi lễ tôn giáo, không được gặp
gỡ tổ chức câu nguyện, không được tập trung. Thậm chí, với Hội Thánh Tin Lành
Mennonite ở Bến Cát – Bình Dương sự việc không dừng lại ở sách nhiễu thông
thường mà còn đập phá cơ sở tôn giáo này hết sức nhẫn tâm. Gia đình mục sư
Nguyễn Hồng Quang thường xuyên bị đe dọa nguy hiểm đến tính mạng…
Các tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo cũng không được tự do trong các
hoạt động tôn giáo của mình, thường xuyên bị sách nhiễu mang tính chất cá nhân,
đe dọa và gây sức ép với các tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo.
Bên cạnh đó, một số tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc như
đạo Công giáo các linh mục thường xuyên bị quản lý chặt chẽ không được đến dâng
lễ, thậm chí có những văn bản yêu cầu không được dâng lễ trong dịp Giáng Sinh.
Vấn đề đất đai của các cơ sở tôn giáo luôn gây nhức nhối: sự
việc liên quan đến khu vực đất đai của chùa Liên Trì và đất Hồ Ba Giang thuộc
quản lý của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà lại một lần nữa gây rung động dư luận,
bất chấp sự phản đối của các chức sắc tôn giáo, các tín đồ và dư luận trong
nước và ngoài nước những mảnh đất tôn giáo này vẫn bị chiếm dụng và vi phạm
nghiêm trọng. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với văn bản Hiến pháp của nước
CHXHCN Việt Nam quy định: “Các cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ”
Đặc biệt trong tháng 10 năm 2014 Hội Bảo vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo
ra thông cáo báo chí về Dự án Quyền Tôn Giáo cho Quân nhân. Sau khi gửi thư cho
tất cả các cơ quan, các văn phòng trực thuộc trung ương, văn phòng Quốc hội, Bộ
Quốc Phòng, Ban Tuyên giáo và các đơn vị quân đội trên toàn đất nước Việt Nam
yêu cầu cho các quân nhân đang theo một tôn giáo nào đó được thực thi nghi lễ
tôn giáo của mình. Tuy nhiên, Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo chưa nhận được
bất kỳ sự hồi âm nào từ phía các cơ quan này.
Phần 4: Các khuyến nghị
Một là: Cần xóa bỏ ngay nghị định 92 kìm hãm sự phát triển của
tự do tôn giáo.
Hai là: Trả lại đất đai cho các cơ sở tôn giáo cũng như phải tôn
trọng và bảo vệ các nơi thờ tự theo những gì Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy
định.
Ba là: Tôn trọng quyền tự do tôn giáo tự do tín ngưỡng của mỗi
cá nhân là công dân, quân nhân và cả tù nhân. Đặc biệt với các nhóm tôn giáo
nhỏ, yêu cầu nhà chính quyền công nhận để những tôn giáo đó được sinh hoạt tôn
giáo bình thường và tôn trọng tôn giáo đó và tín đồ của họ.
Bốn là: Yêu cầu trả lời văn thư về quyền tự do tôn giáo tín
ngưỡng cho Quân nhân mà Hội Bảo Vệ Quyền Tự do Tôn giáo đã gửi đi trong tháng
10/2014 tới các cơ quan trực thuộc Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Bộ Quốc
Phòng, các Quân khu, Quân đoàn và các đơn vị quân đội…
Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi: Xin vui lòng gởi đến chúng tôi
qua điện thư: quyentongiao@gmail.com.
Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do
Tôn Giáo
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết