QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, March 31, 2015

ÚC TIỄN ĐƯA CỰU THỦ TƯỚNG MALCOLM FRASER

 
Mặc niệm tiên đưa cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, thủ lãnh Đảng Tự Do- Quốc Gia (Liberal- Country), Lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do - Vĩ Nhân của nước Úc .

Hy vong Ô. Stephen Harper, lãnh tụ Đảng Bảo Thủ, Thủ Tướng Canada, cũng là một chính khách chống Cộng sẽ nhìn lại vấn đề "controversial" (Black April Day vs Journey to Freedom Day) .


---------- Forwarded message ----------
From: Huu Nguyen <
Date: 2015-03-27 10:39 GMT-04:00
Subject: Tạm biệt cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser
To: Tuan Hoang <

Tạm biệt cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser
Lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do - Vĩ Nhân của nước Úc - Đại Ân Nhân của người Việt tỵ nạn cộng sản

Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)


Thứ Sáu, 20 tháng 3, cả nước Úc bàng hoàng xúc động khi hay tin, cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, Nhà lãnh đạo chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do, Vĩ Nhân của nước Úc và là Đại Ân Nhân của người Việt tỵ nạn cộng sản, đã qua đời, hưởng thọ 84 tuổi. Thứ Sáu, 27 tháng 3, lễ Quốc Táng tiễn đưa Ông về cõi vĩnh hằng đã được cử hành trọng thể tại Scots' Church, Melbourne, trong niềm thương tiếc vô hạn của hơn 3000 người hiện diện trong, ngoài nhà thờ, cùng hàng chục triệu người trên khắp nước Úc.
Tham dự lễ Quốc Táng, ngoài thân nhân, bằng hữu, còn có Thủ Tướng Tony Abbott, lãnh tụ đối lập Tanya Plibersek, các cựu Thủ Tướng John Howard, Paul Keating, Julia Gillard; cùng đông đảo chính giới tiểu bang, liên bang, và truyền thông.



​Đặc biệt, đại diện CĐNVTD Liên Bang Úc, Tiểu Bang Victoria cùng đông đảo người Việt từ nhiều tiểu bang trên nước Úc cũng về tham dự trong nỗi đau xót, tiếc nuối, được thể hiện qua những tấm banners thật lớn của CĐNVTD, với những dòng chữ: YOU ARE FOREVER IN OUR HEARTS - REST IN PEACE OUR "FATHER" AND "SAVIOUR" - FAREWELL TO OUR TRUE CHAMPION OF HUMANITY: MR. FRASER... Nhiều người Việt ôm di ảnh cựu Thủ Tướng Fraser trong lòng cùng quốc kỳ Úc, Việt hai bên, đã xúc động không cầm được nước mắt... Theo dõi lễ Quốc Táng qua truyền hình, nhiều gia đình người Việt đã bùi ngùi thổn thức vừa nhớ lại những thảm kịch trên đường tỵ nạn, vừa biết ơn Thủ Tướng Fraser và chính phủ, nhân dân Úc đã cưu mang giúp đỡ trong những ngày tháng đầu định cư...


​Tham gia đảng Tự Do khi chủ nghĩa cộng sản bành trướng cùng với tội ác, mới ở tuổi ngoài 20, Malcolm Fraser đã tuyên bố: Chủ nghĩa CS chỉ dành cho người máy; nó không bao giờ phù hợp với tự nhiên và con người. Đắc cử Dân Biểu liên bang năm 1955 khi mới 25 tuổi, cựu Thủ Tướng Fraser đã sớm có niềm tin vững chắc: Chủ nghĩa cộng sản, dưới bất cứ hình thức nào, cũng là hiện thân của cái ÁC và là hiểm hoạ cho nhân loại. Vì vậy, Thế Giới Tự Do phải có bổn phận hoá giải chủ nghĩa cộng sản bằng mọi cách, kể cả bạo lực.
Khi CS Hà Nội xua quân xâm lăng Miền Nam, Dân Biểu Fraser là một trong những người tích cực hậu thuẫn chủ trương ngăn chặn làn sóng Đỏ, của Thế Giới Tự Do, do Hoa Kỳ lãnh đạo. Ông cũng sáng suốt cho rằng, để có thể ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa CS một cách hữu hiệu, Úc cần gia tăng ngân sách quốc phòng và mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Đông Á. Với đường lối chủ động chống cộng và tầm nhìn chiến lược về Chiến Tranh Lạnh, năm 1966, Ông được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Quân Lực Úc (Minister for the Army), và năm 1969, làm Tổng Trưởng Quốc Phòng Úc, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành quân đội Úc tham chiến chống CS Hà Nội xâm lăng, bảo vệ tự do cho Miền Nam.
Ngày 11 tháng 11 năm 1975, khi cuộc khủng hoảng hiến pháp Úc đi đến bế tắc, Tổng Thống Đốc John Kerr tuyên bố bãi nhiệm Thủ Tướng Gough Whitlam của đảng Lao Động; và Malcolm Fraser, trong tư cách lãnh tụ Liên Đảng, trở thành Thủ Tướng Úc lâm thời. Ngay sau đó, trong cuộc bầu cử liên bang vào tháng 12.1975, Ông đã lãnh đạo liên đảng Tự Do-Quốc Gia (Liberal-Country) đạt được chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử nước Úc, giành được 91 trong số 127 ghế tại Hạ Viện, mở đường cho Ông, vị Thủ Tướng thứ 22 của Úc, tiếp tục chiến thắng thêm hai nhiệm kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ Liên Đảng ổn định và phát triển quốc gia qua một loạt cải cách quan trọng về kinh tế, quân sự, văn hoá, ngoại giao. Đặc biệt, trong chính sách đất đai cho Thổ Dân, Ông đã thành công thông qua Aboriginal Land Rights Act vào năm 1976; trong chính sách đa văn hoá, năm 1977, Ông cho thành lập Hội Đồng Sắc Tộc Sự Vụ (Australian Ethnic Affairs Council), với vai trò cố vấn chính phủ về đường lối quốc gia; và năm 1980, Ông cho thành lập đài phát thanh đa ngôn ngữ SBS, đáp ứng nhu cầu thông tin văn hoá của các cộng đồng sắc tộc tại Úc.
Tại buổi lễ khánh thành đài SBS, Ông đã khai mở một xu hướng mới vô cùng quan trọng trong chính sách đa văn hoá của quốc gia, qua lời tuyên bố: "Chúng ta từng quan niệm, muốn trở thành một người Úc thực sự yêu nước Úc, chúng ta phải cắt bỏ mọi ràng buộc với tổ quốc quê hương của mình. Nghĩ như vậy là sai và luôn luôn sai". Ông cũng khẳng định, sự đa dạng của một xã hội đa chủng tộc không hề tạo nên sự phân hoá; trái lại, sự phân hoá chỉ bắt nguồn khi sự đa dạng chủng tộc bị xã hội ruồng bỏ và áp bức.
Sau khi giã từ chính trường vào tháng 5 năm 1983, Malcolm Fraser tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng trong những tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, và luôn luôn ủng hộ chính sách Đa Văn Hoá của Úc, thẳng thắn phê phán chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc One Nation của Pauline Hanson, đồng thời phản đối đường lối, chính sách thiếu nhân đạo đối với người tỵ nạn của chính phủ liên bang, dù là Lao Động hay Tự Do. Chính thái độ thẳng thắn và độc lập của Ông đã tạo nên những rạn nứt ngày càng trầm trọng giữa Ông và đảng Tự Do, để rồi năm 2010, Ông quyết định ra khỏi đảng.


​Một trong những thành công quan trọng nhất khiến Thủ Tướng Malcolm Fraser và cả nước Úc tự hào, là chính sách tiếp nhận và định cư 56,000 người Việt tỵ nạn cộng sản, trong thời gian từ 1975 đến 1982.  Quyết định của Thủ Tướng Malcolm Fraser khi đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn được Úc chấp nhận cho định cư suốt thời gian 10 năm sau. Vì vậy, đông đảo người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc đã âm thầm coi Ông như một Đại Ân Nhân.
Trong tấm lòng ngưỡng mộ đặc biệt dành cho Đại Ân Nhân Malcolm Fraser, nhiều người Việt tỵ nạn đã không đồng ý với những nhận định trong bài viết, "Malcolm Fraser was no saint for Vietnamese refugees", của ký giả Greg Sheridan, đăng trên nhật báo The Australian ngày 26 tháng 3 vừa qua. Trong bài báo, ký giả Sheridan đã đưa ra những bằng chứng cho thấy, vào thời đó, Thủ Tướng Malcolm Fraser và chính phủ của Ông đã có những chính sách và lời tuyên bố chống lại việc định cư người Việt tỵ nạn. Sau này, dưới áp lực của Hoa Kỳ và các quốc gia vùng Đông Nam Á, Thủ Tướng Malcolm Fraser mới đồng ý thay đổi chính sách, tiếp nhận ồ ạt người Việt tỵ nạn.
Tuy những bằng chứng trong bài báo là khả tín và lý luận hợp lý, nhưng ký giả Sheridan đã đánh giá Thủ Tướng Malcolm Fraser thuần tuý trong cương vị của một chính trị gia: Nhiều lúc phải nói và phải làm những điều Thủ Tướng Malcolm Fraser không muốn nói, không muốn làm. Trái lại, bằng trái tim mẫn cảm và kinh nghiệm của những nạn nhân cộng sản, người Việt tỵ nạn hiểu Thủ Tướng Malcolm Fraser là một Lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do, luôn luôn đồng cảm và sẵn sàng làm tất cả những gì Ông có thể làm cho người Việt tỵ nạn CS. Đó là lý do khiến 2000 người Việt tỵ nạn đến thẳng nước Úc bằng thuyền đã được Thủ Tướng Malcolm Fraser chấp nhận cho định cư. Hiểu như vậy nên đông đảo người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc luôn luôn âm thầm ấp ủ hình ảnh Thủ Tướng Malcolm Fraser trong lòng và coi Ông như một Đại Ân Nhân.


​Hôm nay, tạm biệt Đại Ân Nhân, một trong những lãnh tụ chống cộng kiên cường của Thế Giới Tự Do, người Việt tỵ nạn cộng sản đều thầm hiểu, mọi vòng hoa, mọi nghi lễ, mọi giọt nước mắt, mọi sự thương tiếc... dành cho Ông, chỉ thực sự có ý nghĩa, khi nào người Việt tỵ nạn CS còn tiếp tục đi theo con đường chống cộng của Ông với niềm tin son sắt của Ông: Chủ nghĩa cộng sản, dưới bất cứ hình thức nào, cũng là hiện thân của cái ÁC và là hiểm hoạ cho nhân loại.

Hữu Nguyên

__._,_.___

Posted by: Paul Van 


From: Nguyen Quang Duy <
Date: 2015-03-28 8:18 GMT-05:00
Subject: [NQDuy] Bài mới " ÚC TIỄN ĐƯA CỰU THỦ TƯỚNG MALCOLM FRASER"
To:

Quý Bạn đọc thân mến,
Bài mới xin gởi đến quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang Duy

ÚC TIỄN ĐƯA CỰU THỦ TƯỚNG MALCOLM FRASER
Nguyễn Quang Duy
Nước Úc vừa tiễn đưa cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tin về lễ an tang của ông là tin hàng đầu được truyền thông Úc truyền đi vào thứ sáu 27/3/2015. Rầm rộ như trước đây đã thông tin những chính sách công bằng do ông đề xướng, trong đó có việc mở cánh cửa nước Úc đón nhận thuyền nhân Việt Nam.
Lần này, truyền thông Úc đưa tin và hình hằng trăm người Việt với ba biểu ngữ thật lớn nói lên tấm lòng tri ân của họ dành cho ông. Một người mặc khăn đống áo dài đen, tay ôm bức chân dung của ông, hai bên là hai lá cờ Úc Việt.

Khi còn tại chức, ông Fraser đã đón nhận nhiều cuộc biểu tình ủng hộ cá nhân hay ủng hộ chính sách ông đưa ra. Đến cuối cuộc đời ông còn đón nhận một cuộc "biểu tình" người Việt biểu lộ vẫn không quên ơn ông, không quên ơn nước Úc đã mở rộng bàn tay cưu mang đòan người bỏ trốn cộng sản. Biểu tượng là cờ vàng ba sọc đỏ.


Truyền thông Úc còn đưa hình vòng hoa phân ưu với lá cờ Úc Việt sánh đôi, và nhiều bài viết, nhiều bản tin những câu chuyện về những thuyền nhân Việt và mong ước của họ một ngày Việt Nam được tự do. Ông Malcolm dù mất nhưng vẫn giúp nói lên quan điểm của người Việt tị nạn cộng sản.

Tôi gặp ông Fraser lần đầu năm 1984, ông đến thăm Viện Đại Học Tasmania nơi tôi theo học. Đứng cuối giảng đường tôi quan sát ông một người tôi mến phục. Tôi được gặp ông nhiều lần sau đó trong các sinh họat cộng đồng ông được mời tham dự.
Bình thường tôi vẫn tiếp xúc với những chính giới Úc để vận động cho nhân quyền, nhưng với ông tôi chưa từng có ý định đến bắt tay hay trò chuyện với ông.
Ông rời chính trường không còn khả năng hay giá trị để giúp vận động cho nhân quyền Việt Nam? Không! tôi quan sát và học hỏi từ ông, một chính trị gia được nhiều người kính mến. Điều tôi nhận ra là với tấm lòng bác ái cả cuộc đời ông đã chiến đấu cho hai chữ công bằng.
Chúng ta biết đến ông vì đã sát cánh chiến đấu cho miền Nam tự do và giúp cho thuyền nhân được định cư.
Ông còn chiến đấu cho người nghèo và thổ dân Úc được đối xử công bằng, chiến đấu thay đổi sách lược kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi, chiến đấu chống lại sách lược diệt chủng ở Rwanda, hay gần nhất là vận động để chính phủ Nam Dương ân xá cho 2 công dân Úc tội tử hình.
Ông thiết lập Ủy ban Nhân quyền Quốc Hội Liên Bang và đồng chủ tịch sáng lập Care Australia, giúp giải quyết một phần sự bất bình đẳng trên tòan thế giới.
Úc là một quốc gia lưỡng đảng đối lập, công bằng nhận định việc người Việt định cư tại Úc là kết quả của cả hệ thống chính trị. Năm 1975, chính phủ Lao Động Gough Whitlam và khi ấy ông Malcolm Fraser làm đối lập, đã xóa bỏ chính sách “nước Úc của người da trắng”, trước đây họ chỉ nhận những di dân gốc da trắng.
Đến năm 1978 đạo luật nhận người Việt tị nạn của chính phủ Tự Do Malcolm Fraser đã được thủ lãnh đối lập Bob Hawke ngấm ngầm ủng hộ hay không phản đối. Khi lên cầm quyền ông Hawke đã tiếp tục nhận thêm người Việt tị nạn và bảo lãnh gia đình những người còn kẹt lại ở Việt Nam.
Hai ông Fraser và Hawke là những người đã tiên phong xây dựng một nước Úc đa văn hóa nơi mà mọi người đều được đối xử một cách bình đẳng. Mọi người, mọi cộng đồng được tôn trọng văn hóa và phát huy sáng kiến của mình. Cụ thể là việc người Việt đã tổ chức "biểu tình" với cờ vàng và biểu ngữ trước đám tang của ông Fraser.

'Ân nhân'
Một số người cho rằng việc nhận người tị của ông Malcolm là ông nghĩ đến tương lai người Việt chống cộng sẽ bầu cho đảng Tự Do. Theo tôi ngòai tấm lòng vị tha nhân đạo ông Malcolm còn xem việc làm như một trách nhiệm. Ông cho biết đã từng ngậm ngùi và cay đắng khi chính phủ Hoa kỳ bỏ rơi những người đang chiến đấu tại Đông Dương.
Nhiều người Việt xem ông như một ân nhân, một người thân hay một người cha trong gia đình. Với người Tây Phương việc đóng góp chỉ nhằm phục vụ con người, ở ông Malcolm là thực hiện sự bình đẳng.
Qua quan sát tôi nhận ra ông đối xử với mọi người từ đứa bé lên năm đến bậc lão thành một cách bình đẳng như những người bạn. Và tôi cũng cảm nhận ông sẽ hạnh phúc hơn khi được mọi người xem ông như một người bạn. Với tôi ông là một người bạn chí tình dù chưa bao giờ tôi bắt tay hay trò chuyện với ông.
Ông đã mất nhưng ông vẫn giúp chúng ta. Ông giúp chúng ta nhìn lại bản sắc của mình, giúp chúng ta học hỏi từ cuộc đời của ông, và nhất là giúp chúng ta gởi một tín hiệu đến chính giới và người dân Úc chúng tôi mang ơn nước Úc và chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu cho một Việt Nam tự do.
Ông Malcolm Fraser đã về đất Chúa nhưng ông không bao giờ mất đi trong lòng những người Việt Tự Do và trong lòng người dân Úc. Ông là một chiến sĩ với tấm lòng bác ái cả đời chiến đấu cho nhân lọai được công bằng.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
28/03/2015






__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List