Thư số 42 gởi:
Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Với thư này,
tôi tổng hợp các tin tức liên quan đến tham nhũng, nguồn gốc tham nhũng,
và lãnh đạo Việt Cộng rất nổi tiếng về tham nhũng. Từ đó, giúp Các
Anh nhận ra hậu quả đối với quốc gia dân tộc như thế nào, cũng là góp
thêm yếu tố để Các Anh suy nghĩ về các cấp lãnh đạo đảng, nhà nước, công an, và
lãnh đạo quân đội, đồng thời nhìn lại đời sống của Các Anh, gia đình thân quyến
Các Anh, và xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản độc tài.
Thứ nhất.
Tham nhũng.
Định nghĩa về
tham nhũng.
(trích trong
Wikipedia) Theo Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), thì: “Tham nhũng” là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà khó khăn để
lấy tiền bạc tài sản của người dân, là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng xuất phát từ nền kinh tế
kém phát triển do trình độ quản trị của nhà nước không hiệu quả, hoặc cố tình tạo
ra những hành vi xấu dẫn đến một phần quyền lực chính trị được biến thành
quyền lợi riêng tư về kinh tế.
Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm
lòng tin của công dân đối với nhà nước. Và khi tình trạng đó đến mức không kiểm
soát được, sẽ dẫn đến bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội. Tại các nước có nền
kinh tế kém phát triển, con người thường bộc lộ tham vọng nắm giữ những chức vụ
cao trong hàng ngũ lãnh đạo có nhiều cơ hội, hoặc tạo cơ hội để tham nhũng. (hết
trích)
Tham nhũng tại Việt Nam dưới nét nhìn của quốc tế.
(trích trong Google.vn) Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế,
tính theo thứ hạng trên bậc thang tham nhũng thế giới, thì Việt Nam tham nhũng
như sau: “Năm 2001 thứ hạng 75/91 quốc gia. Năm 2002 hạng 85/102. Năm
2003 hạng 100/133. Năm 2004 hạng 102/145. Năm 2005 hạng 107/158. Năm 2006 hạng
111/163. Năm 2007 hạng 123/179. Năm 2008 hạng 121/180. Năm 2009 hạng 120/180.
Năm 2010 hạng 116/178. Năm 2011 hạng 112/182. Năm 2012 hạng 123/176. Năm 2013 hạng
118/176. Và năm 2014 hạng 119/175 quốc gia.
Năm 2013, Tổ Chức Minh Bạch
Quốc Tế khảo sát 95 quốc gia trên thế giới về nạn tham nhũng, cho biết riêng về
Việt Nam, thì: “(1) 30% ng ười dân Việt Nam đã phải hối lộ cho
viên chức hành chánh công quyền. (2) 55% số người được hỏi cho biết là
tham nhũng tăng lên. (3) 38% số người tin rằng các nỗ lực của chánh phủ
Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không hiệu quả”.
Năm 2014, Theo Trace
International, cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ, thì cuộc khảo sát chấm
điểm 197 quốc gia trên thế giới, Việt Nam đứng hạng 188 với số điểm
82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất. “Nếu tính
theo từng tiêu chuẩn, thì Việt Nam có nhược điểm rất lớn với hệ thống tổ chức
chồng chéo giữa cơ quan đảng với nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với doanh
thương, trong khi khả năng quản trị yếu kém, và không có cơ quan thanh
tra độc lập. Tất cả gộp lại, đã dẫn đến tệ nạn tham nhũng ngày càng gia tăng”.
Ngày 7/3/2005, tờ Vietnam
Investment Review số 699 có bài viết: “Tham nhũng tại Việt Nam đã gây
thiệt hại cho ngân sách chính phủ ước lượng khoảng 30% của nguồn vốn hạ tầng".
(hết trích)
Thứ hai. Lãnh đạo Việt Cộng tham nhũng.
(trích trong Google.vn)
Trong kỳ họp Quốc Hội cuối tháng 11/2013, trong số 14 đại biểu nêu câu hỏi,
thì đại biểu Lê Như Tiến và đại biểu Nguyễn Thị Khá có những câu hỏi rất
thẳng thắn về tham nhũng: “Là
người đứng đầu chánh phủ:
Câu một. Xin Thủ Tướng cho biết trách nhiệm trước Quốc Hội về kết
quả phòng chống tham nhũng của các cơ quan nhà nước. Trải qua gần 2 nhiệm kỳ,
Thủ Tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt
quốc nạn tham nhũng?
Câu hai. Xin cho biết nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến việc
thi hành án. Số tài sản thu hồi được từ các vụ án tham nhũng thấp, chỉ đạt khoảng
20%, có vụ chỉ 10%. Và giải pháp trong thời gian tới để khắc phục, đặc biệt là
10 vụ đại án tham nhũng đã, đang và sẽ được xét xử?"
Ngày
14/01/2014, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời bằng văn thư về hai câu hỏi trên đây:
“Công tác phòng chống tham nhũng luôn được đảng và nhà nước
chỉ đạo các cơ quan. Với trách nhiệm người đứng đầu chánh phủ -từ tháng 6/2006-
và Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng -từ tháng 9/2006 đến
tháng 02/2013- đã nghiêm túc thực hiện đúng quyền hạn theo quy định của Hiến
Pháp và luật pháp. Tập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính..
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường thông tin tuyên truyền, phát
huy vai trò của nhân dân và báo chí trong phòng chống tham nhũng. Đẩy mạnh
kiểm tra, thanh tra, điều tra và đôn đốc xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng
theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các vụ tham nhũng nghiêm trọng”.
“Chính phủ đã
sơ kết thực hiện Luật phòng chống tham nhũng trong năm 2012-1013, và đã báo cáo
Quốc Hội. Các báo cáo đều đánh giá công tác phòng chống tham nhũng đã có những
chuyển biến tích cực.....Trong giai đoạn 2007 - 2013, đã truy tố gần
2.200 vụ án về tham nhũng với gần 5.300 bị can; xét xử 1.900 vụ với trên 4.300
bị cáo, đây chính là những ung nhọt. Các vụ án tham nhũng lớn đã, đang và sẽ
đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tham nhũng
vẫn còn nghiêm trọng. .. Tham nhũng được phát hiện chủ yếu từ người dân, báo
chí phản ánh hoặc do cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra
phát hiện. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng về phòng chống tham nhũng
có mặt còn hạn chế. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng
kéo dài do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại về kinh tế, dẫn đến các tài
sản không thu hồi được đủ số tiền bị chiếm đoạt. Đồng thời, đối tượng tham
nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó, che giấu, tẩu tán
tài sản nên số tài sản, tiền kê biên ít, việc thu hồi tài sản trong thi hành án
gặp nhiều khó khăn”.
“Thời gian tới,
chánh phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống
tham nhũng đúng pháp luật.... Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng
công khai, minh bạch, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Phát huy
vai trò của các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân trong phòng chống tham nhũng,.hoàn
thiện các quy định về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính. Hoàn thiện
quy định pháp luật để ngăn chặn các hành vi đối phó che dấu tài sản và kiểm
soát chặt chẽ tài sản của các đối tượng tham nhũng. Kiên quyết thu hồi tài sản
của Nhà nước bị chiếm đoạt theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm pháp luật trong thi hành án. Những kết quả đạt được và những hạn chế
yếu kém trong phòng chống tham nhũng có phần đóng góp cũng như trách nhiệm của Ủy
Viên Bộ Chính Trị”. Thủ Tướng chính phủ..(hết
trich)
Các Anh có suy nghĩ gì đằng sau bài trả lời của ông Thủ
Tướng? Tôi thì nghĩ thế này. Nếu lời văn của ông Thủ Tướng Việt Cộng đọc lên mà
người nào đó vừa mù vừa câm vừa điếc lại nghe được thì họ vỗ tay khen lia lịa.
Nhưng nếu như có người nào đó kề tai người ấy mà nói rằng: “Ông ta nói láo
đó, vì ông ta là nhân vật nắm giữ mấy chục công ty và tổng công ty trong tay. Ổng
ta có biệt danh là “đại tham nhũng”, là đứng đầu của ”nhóm lợi ích” chớ hổng phải
tay vừa đâu. Chỉ nghe ông ta nói mà hổng thấy hành động của ông ta, hổng thấy
cơ ngơi tài sản của ông ta, tài sản của con cái họ hàng nội ngoại gần xa,
và cả thông gia của ông ta nữa, cứ tưởng ông ta là người lãnh đạo trong sạch,
lãnh đạo tử tế, thì chỉ có chết mà hổng biết tại sao mình chết đó nghe.
Nghe đến đó là người điếc bất chợt nghe được lời than của
những tù nhân lương tâm mà não lòng, tiếng khóc của dân oan như xé ruột, đôi mắt
bật sáng lên nhìn thấy những bài báo online nói về những người yêu nước, cũng
như người tố cáo tham nhũng bị Công An bắt giam bỗng nhiên lăn đùng ra chết, và
vì quá phẫn uất mà người ấy thốt nên lời nói thật to rằng: “Dối trá dối trá.
Bản chất của cộng sản là dối trá. Thủ Tướng Việt Cộng là đại tham nhũng, là một
trong những cái ung nhọt lớn nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa”.
Thứ ba. Dẫn chứng ngược lại.
Đúng vậy. Lãnh đạo Việt Cộng là dối trá, là tham nhũng,
chớ người dân làm sao tham nhũng được. Mời Các Anh đi sâu vào bài viết của Thủ
Tướng Việt Cộng mà tôi trích 3 nhóm chữ dưới đây để chứng minh “thành tích chống
tham nhũng của Thủ Tướng Dũng là “thành tích ngược”. Tôi nói “thành tích ngược,
vì văn hóa xã hội chủ nghĩa đào tạo thần dân ngược với văn hóa dân tộc
truyến thống đào tạo công dân, xã hội chủ nghĩa độc tài ngược với xã hội
dân chủ tự do, xã hội chủ nghĩa không tôn trọng con người ngược với xã hội
tự do tôn trọng quyền con người, ..v..v..
Nhóm chữ 1. “Phòng
chống tham nhũng có chuyển biến tích cực”. Tôi dẫn chứng ngược lại.
Năm 2014, Trace
International là cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ, thì cuộc khảo sát
chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới, Việt Nam đứng hạng 188 với số
điểm 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất. “Nếu
tính theo từng tiêu chuẩn, thì Việt Nam có nhược điểm rất lớn với hệ thống tổ
chức chồng chéo giữa cơ quan đảng với nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với doanh
thương, trong khi khả năng quản trị yếu kém, và không có cơ quan thanh
tra độc lập. Tất cả gộp lại, đã dẫn đến tệ nạn tham nhũng ngày càng gia tăng.
Riêng Luật Đất Đai là văn kiện che chắn cho các cấp lãnh đạo thẳng
tay tham nhũng, tham nhũng đến mức các vị trí chiến lược trong phòng
thủ quốc gia đều vào tay các nhà thầu của Trung Cộng, là:
(1) Khai thác
bô-xít Nhơn Cơ và Tân Rai trên nóc nhà Cao Nguyên Miền Trung.
(2) Khu kinh tế Vũng
Áng, nơi eo thắt như cắt dãi đất hình cong chữ S thành hai miền Nam Bắc.
(3) Khu nghĩ dưỡng
Chân Mây - Lăng Cô, nơi mà một nhánh của dãy Trường Sơn nhô ra có tên là đèo Hải
Vân, kéo dài ra đến vịnh Đà Nẳng.
(4) Khu kinh tề
Bình Dương sát nách thủ đô kinh tế Sài Gòn.
Ngoài ra còn 276 khu kinh tế và khu kỹ nghệ trên toàn quốc, cứ mỗi giấy
phép cấp ra dưới dạng bán cho nhà đầu tư dù là Việt Nam hay ngoại quốc. Vì Luật
Đất Đai 2003 với 146 Điều trong 7 Chương, và Điều 7 khoản 4 ghi rằng: “Ủy
Ban Nhân Dân các cấp thực hiện quyền đại diện sở hữu chủ về đất đai, và quản lý
nhà nước về đất đai tại địa phương”. Như vậy, tham nhũng trong đất đai là
cái quyền của các cấp lãnh đạo. Bộ Chính Trị Việt Cộng còn lý luận ngang ngược
chẳng khác những nhóm cướp đường, cướp biển, cướp núi, khi tự cho mình cái quyền
sở hữu toàn bộ đất đai trên dãi đất hình cong chữ S, và nói rằng: “Không một
cá nhân nào có thể khai phá và giữ gìn bất cứ mảnh đất nào, để rồi nói là của
mình. Họ chỉ có công khai phá và sử dụng. Đất đai là kết quả của thời kỳ chế ngự
thiên nhiên chớ không của riêng ai”.
Chưa hết. Năm 2010, trong đại hội Việt Kiều tại Hà Nội, Chủ Tịch
Nguyễn Minh Triết đã phát biểu: “…Chúng ta từ một nước trong chiến tranh,
chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu
cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt
Nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ
cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn
một chút, mượn không thấy ai đòi hết, thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt
Nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy!.... Vậy là Ông Chủ Tịch
của Các Anh khuyến khích đảng viên và viên chức tham nhũng thêm nữa đấy nhé!
Ông Triết cũng tự nhìn nhận là các cấp lãnh đạo Việt Cộng chưa có kinh nghiệm
quản trị hệ thống điều hành quốc gia, nên phải vừa làm vừa học. Thật ra cộng
sản đâu có cần trí thức vì họ sợ trí thức chống đối họ, mà họ cần người trung
thành với đảng là chánh, còn kiến thức khoa học kỹ thuật chỉ là thứ yếu.
Nhóm chữ 2. Phát huy vai trò của nhân dân và
báo chí trong phòng chống tham nhũng. Tôi dẫn chứng ngược lại, qua vụ
PMU tham nhũng:
“Thàng 1/2006, Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám Đốc
Ban Quản Lý các dự án PMU 18 lên đến 2 tỷ mỹ kim do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ,
bị bắt do báo Thanh Niên và báo Tiến Phong tố cáo đã dùng 1.800.000,00 mỹ kim
(1 triệu 800 ngàn MK) của dự án để cá độ đá banh, dẫn đến trường hợp ông
Bộ Trưởng Giao Thông Vân Tải Đào Đình Bình từ chức, và Thứ Trưởng Nguyễn
Việt Tiến bị bắt. Đây là lần đầu tiên có 25 nhà báo bị ra tòa với tư cách
nhân chứng, trong số có Tổng Biên Tập và 4 Phó Tổng Biên Tập của báo Tuổi Trẻ,
cùng với Tổng Biên Tập và 2 Phó Tổng Bên Tập của báo Thanh Niên. Sau 18 tháng
điều tra, Công An truy tố ông Bùi Tiến Dũng, nhưng miễn truy tố ông Nguyễn Việt
Tiến, cùng lúc khởi tố một số nhà báo đã tố cáo và Cảnh Sát đã điều tra
vụ này.
Ngày 12/5/2008, Công An
bắt giam và khám xét nơi ở và nơi làm việc của hai nhà báo kỳ cựu
chuyên viết mảng nội chính của báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Văn Hải, và Nguyễn Việt
Chiến của báo Thanh Niên, về “tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong
khi thi hành công vụ", khi đưa tin bài về vụ tham nhũng tại Ban Quản Lý
các dự án PMU 18. Ngày 1/8/2008, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Đỗ Quý Doãn, đã ký Quyết Định thu hồi Thẻ Nhà Báo của 4 nhà báo gồm: ông Nguyễn
Quốc Phong, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên. Ông Bùi Văn Thanh, Phó Tổng biên
tập Báo Tuổi Trẻ. Ông Huỳnh Kim Sánh, Tổng thư ký Tòa soạn Báo Thanh Niên. Ông
Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Tuổi Trẻ. Ngày 15/10/2008,
tòa án nhân dân Hà Nội phán quyết nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh
Niên hai năm tù giam, và nhà báo Nguyễn Văn Hải 2 năm tù treo.
Ngày hôm sau, đài BBC
có bài viết của nhà báo Huy Đức: "Việc bắt bớ này khiến cho dư luận nghĩ
rằng, những người chống tham nhũng đang bị tấn công trở lại.... Không thể lý giải
với dư luận, vì sao những nhà báo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà bị
bắt bỏ tù"..
Nhóm chữ 3. “Tham
nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi”. Tôi dẫn chứng ngược lại.
Với tài liệu của Poliburos Network ngày 19/12/2000 kèm
danh sách khoảng 300 đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo trong hệ thống đảng với
nhà nước Việt Nam, chính xác là chủ nhân của những số tiền lớn gởi tại
các ngân hàng ngoại quốc, cộng với những bất động sản tại Việt Nam, là những
người tham nhũng rất tinh vi, tinh vi đến mức biến tất cả những thứ tham
nhũng trở thành tiền mặt, và cũng rất tinh vi khi sử dụng mọi cách chuyển
ra ngoại quốc rồi cho vào các nhà băng chuyên giữ tiền và được bảo vệ nguồn
gốc những khoản tiền đó..
Vậy, những
người tham nhũng và rửa tiền rất tinh vi chính là đảng viên cộng sản Việt Nam,
giữ những chức vụ lãnh đạo trong hệ thống tổ chức đảng với nhà nước chớ
không ai khác. Tôi trích ra 6 lãnh đạo Việt Cộng mà mỗi vị có nhiều
hơn 1 tỷ mỹ kim:
(1) Ông
Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Tế
trung ương đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1 tỷ 124 triệu mỹ kim.
(2) Ông Nguyễn Tấn Dũng, đệ nhất Phó Thủ Tướng, số tiền
1 tỷ 480 triệu mỹ kim.
(3) Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt
Nam, số tiền 1 tỷ 300 triệu mỹ kim.
(4) Ông
Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí Thư, tài sản và tiền mặt trị giá
1 tỷ 170 triệu mỹ kim.
(5) Ông
Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước, số tiền 1
tỷ 170 triệu mỹ kim.
(6) Phan
Vàn Khải, Thủ Tướng, tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỷ
200 triệu mỹ kim.
Các Anh nhớ lại xem, ngày mà các ông ấy từ Hà Nội quê mùa
tràn vào Sài Gòn văn minh của chúng tôi, chỉ có cái túi xách với cái nón cối,
mà giờ đây nhiều tiền như thế thì đâu có cách gì làm ra tiền một cách lương thiện
để giải thích. Dưới đây, tôi chỉ nói riêng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng để giúp
Các Anh nhận ra sự dối trá của Thủ Tướng Các Anh.cũng trong bài trả
lời Đại Biểu Quốc Hội ngày 14/1/2014, mà theo tôi là “thành
tích ngược” của ông ấy. Đúng thôi, vì xã hội chủ nghĩa ngược với
xã hội văn minh mà.
Một. Tôi trích hai
đoạn trong bài viết ngày 17/8/2012 của ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh
Hồng Hà với 50 tuổi đảng, một thời là chính trị viên Trung Đoàn Tây Bắc, tố cáo
Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng:
“Trân trọng thưa đồng bào, nhất là các cán bộ, đảng viên,
những quân nhân trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, những công an trong Công An
Nhân Dân đang ra sức bảo vệ chế độ, hãy thức tỉnh, vì chúng ta đã và đang bị “tập
đoàn Nguyễn Tấn Dũng lường gạt cả nước”. Những mồ hôi nước mắt và tiền bạc
của nhân dân Việt Nam, đã và đang chảy vào túi tham của “tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng”,
vì họ đang nắm giữ 20 tập đoàn kinh tế quốc doanh trong tay, đó là:
(1) Tập đoàn Dệt May. (2)
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. (3) Tập đoàn Dầu Khí. (4) Tập đoàn
Công nghiệp Than. (5) Tập đoàn Công nghiệp Cao su. (6) Tập đoàn
Bưu chính Viễn Thông. (7) Tập đoàn Xăng Dầu (trước là Tổng Công Ty Xăng
Dầu) (8) Tập đoàn Công nghiệp Hoá Chất. (9) Tổng công ty Giấy
Việt Nam. (10) Tập đoàn Thuốc Lá (trước là Tổng công ty thuốc lá).
(11) Tổng công ty Sông Đà. (12) Tập đoàn Thép (trước là Tổng công
ty Thép). (13) Tổng công ty Hàng Không Việt Nam. (14) Tổng công
ty công nghiệp Xi Măng. (15) Tổng công ty Lương thực miền Bắc. (16)
Tổng công ty Lương thực miền Nam (có kế hoạch sáp nhập 2 Tổng công ty lương thực
này). (17) Tổng công ty Cà phê Việt Nam. (18) Tổng công ty Đường
Sắt. (19) Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam (trước là Tổng công ty Hàng Hải Việt
Nam). (20) Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel.
Với quyền thao túng trong tay, Nguyễn Tấn Dũng” đã gây ra
không biết bao nhiêu thất bại lổ lã cho các tập đoàn quốc doanh, nợ nhiều tỷ đô
la mà người dân đóng thuế cả đời trả không hết. Ông ta lại còn là người đứng đầu
của đảng với nhà nước cộng sản Việt Nam trong tổ chức phòng và chống tham nhũng,
nhưng lại là nhân vật đại tham nhũng, dẫn đến tình trạng tham nhũng trở
thành quốc nạn trầm kha, làm cho dân chúng bất mãn đến động trời động đất...”
(hết trích).
Hai. Tôi trích trong <Google.vn> và tóm lược
vụ án tham nhũng của Vinalines. Theo đó thì năm 2005, Thủ Tướng Việt Cộng
Nguyễn Tấn Dũng cử ông Dương Chí Dũng giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Vinalines. Tháng 2/1012, ông Dũng rời khỏi chức vụ vì Vinalines đang
thiếu nợ hơn 2 tỷ mỹ kim, nhưng nhờ có Thủ Tướng Dũng bao che nên Dương Chí
Dũng được cử giữ chức Cục Trưởng Cục Hàng Hải. Ông Dũng bị khởi tố về tội “cố
ý làm trái quy định của Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 17/5/2012, Bộ Công An cho toán Công An thi hành lệnh bắt và khám
xét nhà thì Dương Chí Dũng đã trốn thoát. Bộ Công An quyết định truy nã đặc biệt.
Theo tin RFA ngày 22/7/2012, số nợ của Vinalines đến mức mà những tháng
cuối năm 2011, có đến 126 tàu hàng lớn nhỏ bị giữ tại các hải cảng quốc tế
vì nợ đáo hạn.
Ngày 5/9/2012, Bộ Công An loan tin đã bắt
được Dương Chí Dũng tại Campuchia. Ngày 12/12/2013, tòa án nhân dân Hà
Nội xác định, ông Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duyệt đầu tư nhà máy, cũng
là người ra lệnh cho ông Mai Văn Phúc và Trần Hữu Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại
366 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Dũng còn là người đứng đầu trong vụ tham ô 1 triệu
510 ngàn mỹ kim, và riêng ông đã chiếm đoạt 10 tỷ đồng. Cùng trong vụ án này,
còn có 8 bị can nữa. Phiên tòa kéo dài đến ngày 16/12/2013, tòa tuyên phạt
Dương Chí Dũng tử hình. Các bị can còn lại lãnh những bản án khác nhau.
Thế là
tòa án ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước, đồng thời đề nghị mở
cuộc điều tra về hành vi nhận hối lộ đối với Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ.
Như vậy, ông Dũng đang là tử tội, bỗng trở thành một nhân chứng hết sức đặc
biệt trong vụ án lớn hơn. (= ung nhọt là đây).
Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, ủy viên trung
ương đảng, Trưởng Ban Chuyên Án Điều Tra vụ án Vinalines, đã phủ nhận lời khai
của ông Dũng. Tuy tòa án ra lệnh khởi tố ông Ngọ nhưng chưa có gì rõ ràng, thì
đùng một cái, bản tin báo điện tử của Bộ Công An loan tin là Thượng Tướng Phạm
Quý Ngọ đã chết lúc 9 giờ 5 phút tối ngày 18/2/2014. Sau
khi ông Ngọ chết, tin tức loan truyền là ông Ngọ chết vì ung thư gan.
Thôi thì
cho dù ông Ngọ chết vì bệnh gan hay tự nhiên lăn đùng ra chết, thì ông ấy cũng
chết rồi, nhưng có điều là cái chết của ông Ngọ đã giúp cho những nhà báo có những
nét nhìn khá lý thú, như: Tác giả Thu Anh (DanLamBao) viết: “Ông Tướng Ngọ
chết “đúng quy trình.......”. Đúng quy trình vì ngày 18/2/2014 là
ngày tòa phúc thẩm vụ án Luật sư Lê Quốc Quân, chắc chắn sẽ cuốn hút dư luận
trong giới tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền vào vụ án, cho nên ông Phạm Quý Ngọ
phải lăn đùng ra chết vào ngày đó, để dư luận ít quan tâm đến cái chết của ông.
Trong khi tác giả Kông Kông (Đàn Chim Việt) viết: “Có thể nói là chưa có cái
chết nào “thông minh” như cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ. Ông chết để
các lãnh đạo đảng của ông thở phào nhẹ nhỏm. Phải chết thông minh như vậy để
gia đình được tai qua nạn khỏi, con cháu được hưởng tài sản qua nhiều đời”. Còn
tác giả Thụy My thì cho rằng: “Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ có phải
là “cú thoát hiểm ngoạn mục” cho nhóm lợi ích không, vì ngay sau đó tòa
án ra lệnh đóng toàn bộ hồ sơ này lại?
Kết luận.
Các Anh
nhận ra chưa? Ông Thủ Tướng Việt Cộng nói: (1) “Chống tham nhũng
có chuyển biến tích cực”, nhưng trong thực tế thì tham nhũng ngày càng tăng, bằng
chứng là cơ quan Trace International khảo sát và xếp hạng Việt Nam trong nhóm
10 quốc gia tham nhũng nhất trong số 197 quốc gia khảo sát năm 2014. (2)
“Phát huy vai trò nhân dân và nhà báo trong phòng chống tham nhũng”, nhưng thật
sự thì phóng viên của báo Tuổi trẻ với báo Thanh Niên tố cáo tham nhũng
(ung nhọt loại gộc) thì người bị tố cáo thì trắng án, còn hai phóng viên thì bị
tù giam và tù treo. (3) “Đối tượng tham nhũng có nhiều thủ đoạn rất tinh
vi”, điều này thì đúng. Nhưng, những kẻ tham nhũng ung nhọt loại gộc này đều là
đảng viên cộng sản đã và đang trong vị trí lãnh đạo, trong đó có ông Thủ Tướng
Việt Cộng của Các Anh.
Tôi muốn Các Anh hãy đọc kỹ, và suy nghĩ.... Điều tôi hy
vọng là Các Anh không bao giờ quên lời của cựu Tổng Bí Thư đảng cộng sản
Liên Xô Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày
hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền
và dối trá.”
Cũng hy vọng là Các Anh luôn nhớ rằng, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự
thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát
triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải
là quà tặng.
Texas, tháng 4 năm 2015
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết